Đơn Xin Xác Nhận 2 Số Chứng Minh Nhân Dân / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Xin Xác Nhận Số Chứng Minh Nhân Dân Cũ

Hỏi: Vừa qua tôi đã đến Công an quận để làm thẻ Căn cước công dân (CCCD), cán bộ làm thẻ CCCD cũng đã cắt góc và trả lại giấy CMND cũ hỏng của tôi. Sau đó, tôi xin cấp Giấy chứng nhận số CMND cũ thì Công an quận nói về Công an phường xuất trình hộ khẩu để được giải quyết nhưng tôi về phường thì Công an phường trả lời là Công an quận mới là nơi có thể cấp Giấy xác nhận số CMND cũ cho tôi. Vậy cho tôi hỏi: trường hợp của tôi phải làm thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân thì: “Khi Công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau: – Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

– Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.”

Tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư Căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định: “Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân ký giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân…”

Như vậy, trường hợp của bạn có nhu cầu cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân thì Thủ trưởng cơ quan Công an nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân trước đây có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho bạn.

Trân trọng./.

Chuyên viên Nguyễn Thị Huế

Giấy Xác Nhận Số Chứng Minh Nhân Dân, Thẻ Căn Cước Công Dân

Giấy xác nhận số chứng minh thư nhân dân hay còn gọi là: mẫu giấy thay đổi số chứng minh nhân dân; giấy xác nhận số thẻ căn cước công dân ( CCCD). Rất nhiều người còn gọi là giấy xác nhận 2 số CMND là 1. Đây là Biểu Mẫu CC07 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công An. Trong bài này, Bankervn xin chia sẻ mẫu giấy xác nhận số chứng minh nhân dân bằng tiếng Việt và bản dịch sang Tiếng Anh.

Giấy xác nhận thay đổi số chứng minh nhân dân

Mẫu giấy xác nhận số chứng minh nhân dân dùng để làm gì?

Số chứng minh nhân dẫn sẽ thay đổi khi bạn đổi từ CMND 9 số sang CMND 12 số. Đổi chứng minh nhân dân thành thẻ căn cước công dân. Hoặc khi thay đổi địa chỉ thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác và làm lại CMND, số chứng minh nhân dân cũng bị thay đổi. Điều này khiến có sự sai khác và số CMND giữa các giấy tờ: sổ hộ khẩu; sơ yếu lý lịch; hợp đồng lao động… Gây khó khăn trong việc giao dịch ngân hàng; xin cấp visa đi nước ngoài và rất nhiều thủ tục hành chính khác. Giải pháp đưa ra là giấy xác nhận số chứng minh nhân dân.

Mẫu CC07 do cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân lập để xác nhận số Chứng minh nhân dân (9 số) đã được cấp lần gần nhất khi công dân có yêu cầu xác nhận số Chứng minh nhân dân cũ. Thủ trưởng đơn vị nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân ký giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của công dân.

Lưu ý: khi làm thẻ căn cước hoặc đổi chứng minh nhân dân, bạn cần yêu cầu cơ quan công an cấp giấy xác nhận luôn. Tránh các trường hợp cần thiết phải quay lại lấy giấy xác nhận rất tốn công sức và thời gian

Mẫu giấy xác nhận số chứng minh nhân dân

Thời Gian Cấp, Đổi Chứng Minh Nhân Dân Chỉ Còn 2

Nhiều người dân do chưa biết các quy định về việc xin cấp, đổi giấy chứng minh nhân dân (CMND), nên khi có nhu cầu thường rất “ngại” đến liên hệ các cơ quan chức năng. Để giúp bạn đọc nắm rõ các thủ tục, thời gian cấp, đổi CMND, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Nguyễn Xuân Biên, Phó trưởng phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an tỉnh.

* PV: Thưa ông, xin ông cho biết việc cấp, đổi giấy CMND trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua được cải tiến và thực hiện như thế nào?

– Thượng tá Nguyễn Xuân Biên: Việc cấp đổi giấy CMND được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 05 ngày của Chính phủ. Ở tỉnh ta, thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi của người dân, từ tháng 10-2009 đến nay Phòng QLHC về TTXH Công an tỉnh đã chủ động trong việc cải cách quy trình cấp, đổi CMND. Theo quy định hiện hành thì thời gian giải quyết cấp, đổi CMND đối với thành phố, thị xã 15 ngày làm việc, các địa bàn khác là 30 ngày. Tuy nhiên, hiện nay ở Đồng Nai thời hạn cấp mới, đổi, cấp lại CMND được rút ngắn chỉ còn 2-15 ngày. Thủ tục cấp, đổi CMND được thực hiện theo quy trình cụ thể, khoa học nên đảm bảo tính chính xác và hiệu quả. Để được cấp, đổi giấy CMND người dân nên liên hệ trực tiếp tại đội Cảnh sát QLHC về TTXH tại các huyện, thị xã, TP.Biên Hòa nơi mình cư trú hoặc Phòng cảnh sát QLHC về TTXH tỉnh để được cấp giấy. Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức cho cán bộ đến tận nhà làm CMND cho những người già, người tàn tật, gia đình chính sách không có khả năng đi đến cơ quan chức năng.

* Những trường hợp nào thì được cấp, đổi giấy CMND?

– Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND. Những công dân đã được cấp CMND, được đổi lại trong các trường hợp như:

+Giấy CMND quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp; CMND bị rách, nát, không rõ ảnh, chữ, số ghi.

+ Đã được phép thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; những người đã được cấp giấy CMND tại các tỉnh, thành phố khác nay đăng ký thường trú tại Đồng Nai (kể cả còn CMND hoặc đã mất CMND).

+ Người được cấp CMND nay có thay đổi về đặc điểm nhân dạng do phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình hoặc vì lý do khác.

– Về thủ tục: Xuất trình sổ hộ khẩu (bản chính); kê khai tờ khai (theo mẫu); nộp hoặc chụp 2 ảnh 3x4cm; nộp giấy CMND cũ đối với trường hợp cấp đổi.

Công dân từ 18 tuổi trở lên xin cấp mới CMND; cấp lại do bị mất hoặc cấp đổi do thay đổi tên họ, chữ đệm, ngày tháng năm sinh; thay đổi đặc điểm nhận dạng thì ngoài các thủ tục trên cần phải có đơn trình bày rõ lý do (đơn có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi công dân đó đó đăng ký thường trú, có dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào góc ảnh).

Còn những trường hợp đã được cơ quan đăng ký cư trú điều chỉnh thay đổi đính chính khác vào phần cuối của sổ hộ khẩu có ghi rõ lý do điều chỉnh thì không cần phải xuất trình quyết định.

Đối với công dân là quân đội, công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể khi làm thủ tục cấp mới, cấp lại, cấp đổi CMND thì việc xuất trình sổ hộ khẩu được thay bằng giấy giới thiệu của cơ quan kèm theo chứng minh quân đội, giấy chứng nhận công an nhân dân.

* Lệ phí cho mỗi lần cấp đổi là bao nhiêu, những trường hợp nào được miễn lệ phí?

-Theo quy định, mức thu lệ phí cấp đổi, cấp lại tại khu vực TP.Biên Hòa là 6 ngàn đồng còn các địa phương khác là 3 ngàn đồng. Nếu người dân có yêu cầu chụp ảnh thì chỉ thu mức phí chụp ảnh bằng giá thị trường.

Những trường hợp sau đây không thu lệ phí gồm: Công dân là liệt sĩ, thương binh và con dưới 18 tuổi của đối tượng trên; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc. Ngoài ra, công dân khi làm CMND lần đầu, đổi lại CMND khi hết hạn sử dụng, công dân thuộc hộ nghèo, đính chính thông tin trên giấy do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đổi tên đường phố, số nhà, buộc phải di dời do thu hồi đất cũng được miễn thu lệ phí.

Người dân đến làm thủ tục cấp, đổi CMND tại Phòng cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh.

* Nhiều người ngại phải chờ đợi lâu nên thường nhờ “dịch vụ” cho nhanh. Xin ông cho biết về vấn đề này?

– Như đã nói ở trên, hiện nay thời gian cấp, đổi CMND đã được rút ngắn bằng một nửa so với thời gian quy định. Đối với những hồ sơ xin cấp giấy không phải tiến hành tra cứu xác minh thì thời hạn quy định hẹn trả CMND là không quá 2 ngày làm việc đối với Phòng cảnh sát QLHC về TTXH, 8 ngày đối với Công an TP.Biên Hòa và 15 ngày đối với công an huyện, thị xã. Còn những trường hợp phải tra cứu xác minh thì thời hạn tối đa là 20 ngày làm việc.

Chúng tôi không tổ chức dịch vụ làm giấy CMND. Để phục vụ tốt hơn cũng như ngăn chặn những tiêu cực phát sinh trong quá trình cấp, đổi CMND, tại những nơi cấp giấy CMND đều có hộp thư góp ý. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của người dân nhất là khi phát hiện hành vi tiêu cực.

Mẫu Đơn Xin Cấp Lại Chứng Minh Nhân Dân Bị Mất

khi bị mất Chứng minh nhân dân, cần phải làm đơn xin cấp lại CMND , trong một số trường hợp pháp luật quy định khi bị mất cmnd không được cấp lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin pháp lý giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên đồng thời cung cấp mẫu đơn mới nhất và hướng dẫn bạn đọc cách viết đơn.

Mẫu đơn đề nghị cấp lại Chứng minh nhân dân

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN XIN CẤP LẠI CHỨNG MINH NHÂN DÂN

Điều kiện để cấp lại chứng minh nhân dân

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại. Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp sau thì sẽ không được cấp lại giấy chứng minh nhân dân khi bị mất:

Những người đang bị tạm giam;

Đang thi hành án phạt tù tại trại giam;

Đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

Nếu không thuộc các trường hợp trên hoặc nếu thuộc trường hợp trên nhưng nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh thì vẫn được cấp lại Chứng minh nhân dân khi bị mất.

Mẫu đơn xin cấp lại chứng minh nhân dân bị mất

Mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng minh nhân dân bị mất bao gồm những nội dung sau:

Họ và tên, thông tin cá nhân của người bị mất chứng minh nhân dân;

Thông tin về chứng minh nhân dân bị mất;

Họ và tên người thân (cha, mẹ, vợ (chồng));

Thông tin sổ hộ khẩu;

Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng minh nhân dân;

Xác nhận công an xã.

Trường hợp mất chứng minh nhân dân và xin cấp đổi sang thẻ căn cước công dân thì mẫu đơn cấp lại là mẫu tờ khai căn cước công dân bao gồm những nội dung sau:

Họ và tên, thông tin cá nhân của người bị mất chứng minh nhân dân;

Thông tin về chứng minh nhân dân bị mất;

Tình trạng hôn nhân;

Họ và tên người thân (cha, mẹ, vợ (chồng));

Thông tin sổ hộ khẩu;

Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng minh nhân dân;

Xác nhận công an xã về việc mất giấy tờ.

Mẫu tờ khai Căn cước công dân Thủ tục xin cấp lại CMND bị mất

Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng minh nhân dân bị mất theo quy định tại Thông tư 04/1999/TT-BCA, người bị mất CMND chuẩn bị bộ hồ sơ, đến công an Quận huyện sau đó thực hiện các bước sau:

Nộp đơn trình bày rõ lý do đổi CMND hoặc cấp lại, có giấy xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai;

Xuất trình hộ khẩu;

Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới);

Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;

Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND;

Nộp lệ phí.

Những trường hợp mất hồ sơ do thất lạc, hoả hoạn, bão lụt và các trường hợp bất khả kháng, cơ quan công an phải thông báo khi công dân đến làm thủ tục cấp đổi, cấp lại CMND thì làm thủ tục cấp mới cho những đối tượng này.

Thủ tục cấp lại CMND trong trường hợp đổi sang CCCD theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật căn cước công dân, người bị mất CMND chuẩn bị bộ hồ sơ, đến công an Quận huyện sau đó thực hiện các bước sau:

Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;

Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định, kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân;

Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định.

Người đang bị tạm giam không được cấp lại Chứng minh nhân nhân Hồ sơ xin cấp lại cmnd bị mất

Hồ sơ xin cấp lại giấy chứng minh nhân dân bị mất bao gồm:

Đơn đề nghị (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú

Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).

Hồ sơ xin cấp lại CMND trong trường hợp đổi sang CCCD:

Tờ khai CCCD (mẫu CC01) có dán ảnh.

Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).

Trên đây là toàn bộ nội dung bài hướng dẫn viết đơn xin cấp lại giấy chứng minh nhân dân bị mất mẫu mới nhất. Qúy bạn đọc nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần tư vấn hỗ trợ soạn đơn xin vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.