Đơn Xin Xác Nhận Bảo Lãnh / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Đơn Xin Xác Nhận Bảo Lãnh

Định nghĩa Đơn xin xác nhận bảo lãnh

Đơn xin xác nhận bảo lãnh do người đứng ra nhận trách nhiệm bảo lãnh gửi tới cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Mẫu Đơn xin xác nhận bảo lãnh

– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; – Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;

– Căn cứ Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng;

Tên: Chức danh:

Là đại diện theo pháp luật của Ngân hàng TMCP Đông Á.

CMND số: ngày cấp: Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Nội dung sự việc trình bày:

Ngày 31/12/2019, Ngân hàng TMCP Đông Á có ký kết thỏa thuận cấp bảo lãnh với ông A. tức bên bảo lãnh trong Hợp đồng bảo lãnh mua nhà ở số 223/BL. Theo đó, Hợp đồng ghi nhận nếu đến thời hạn thanh toán mà bên mua không thanh toán đủ tiền nhà cho bên bán thì ông A. có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu và lãi trên số tiền chậm trả này. Nay phía Ngân hàng viết đơn gửi bà xin xác nhận bảo lãnh cho ông A. nhằm đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ trên của ông A. với bà.

Căn cứ khoản 3, khoản 9, khoản 10, điều 3 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN:

Điều 3. Giải thích từ ngữ 3. Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh. 9. Bên xác nhận bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh cho bên bảo lãnh. 10. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân sau: c) Trong xác nhận bảo lãnh, khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh, khách hàng của bên xác nhận bảo lãnh là bên bảo lãnh.

Từ những căn cứ trên, chúng tôi nhận thấy chúng tôi có quyền thực hiện xác nhận bảo lãnh cho ông A. Ông A. lúc này là khách hàng của Ngân hàng chúng tôi, đồng thời chính là bên bảo lãnh trong Hợp đồng bảo lãnh mua nhà ở mà bà là bên nhận bảo lãnh. Vì vậy, chúng tôi gửi tới bà đơn xin xác nhận bảo lãnh của Ngân hàng với phần nghĩa vụ tài chính của ông A. đối với bà. Trường hợp ông A. không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ.

Chúng tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung đơn.

Đơn Xin Bảo Lãnh Thanh Toán

Định nghĩa Đơn xin bảo lãnh thanh toán

Đơn xin bảo lãnh thanh toán là mẫu đơn mà cá nhân, tổ chức, đơn vị lập đơn dùng uy tín, danh nghĩa của mình để đứng ra bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán của một cá nhân, đơn vị khác.

Mẫu đơn xin bảo lãnh thanh toán

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2020

 ĐƠN XIN BẢO LÃNH THANH TOÁN

Kính gửi: Ông …

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ Hợp đồng mua bán xe máy số 12/2019/HĐMBXM;

Tên:                                                                  ngày sinh:                                Giới tính:

CMND số:                                                        ngày cấp:                                 Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Nội dung sự việc trình bày:

Vào ngày 30/12/2019, chị N. tức Bên mua có ký kết Hợp đồng mua bán xe máy với ông tức Bên bán. Hợp đồng có điều khoản ghi nhận quy định về biện pháp bảo đảm bảo lãnh. Cụ thể, tôi đứng ra bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ cho chị N. Nay do đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền nhưng chị N. chưa thanh toán đủ số tiền đã cam kết, tôi với tư cách là Bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ này với ông.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 điều 336 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 336. Phạm vi bảo lãnh

1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Căn cứ khoản 1, điều 342 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Từ những căn cứ trên, tôi nhận định việc tôi cam kết bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ thanh toán tiền mua xe cho chị N. là đúng pháp luật. Khi đã đến hạn mà chị N. thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì tôi có trách nhiệm đứng ra thực hiện nghĩa vụ đó. Vì vậy, tôi viết đơn này xin được tiếp nhận nghĩa vụ thanh toán tiền xe cho ông từ phía chị N. Nghĩa vụ của tôi bao gồm việc thanh toán các khoản: tiền nợ gốc còn thiếu, tiền lãi trên nợ gốc và lãi trên số tiền chậm trả theo đúng thỏa thuận trong Hợp đồng.

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung đơn.

Người viết đơn

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Đơn Xin Bảo Lãnh Người Cai Nghiện

Đơn xin được bảo lãnh người nhà, người thân hiện đang bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở của nhà nước.

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

Tổng quan Đơn xin bảo lãnh người cai nghiện

Đơn xin bảo lãnh người cai nghiện là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân (là người thân của người cai nghiện) sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (là chủ thể quyết định việc áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc buộc đang quản lý người cai nghiện) cho phép chủ thể làm đơn bảo lãnh cho người cai nghiện để người này cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo quy định của pháp luật.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –o0o– ……………, ngày…. tháng…. năm…..

Mẫu Đơn xin bảo lãnh người cai nghiện

(V/v: Xin bảo lãnh đối tượng………………)

ĐƠN XIN BẢO LÃNH NGƯỜI CAI NGHIỆN

Kính gửi: CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ…….

– Căn cứ Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

(Hoặc những chủ thể khác có thẩm quyền giải quyết đơn xin bảo lãnh của bạn trong từng trường hợp cụ thể như Ủy ban nhân dân, Công an xã….)

Tên tôi là:………………………….. Sinh năm:……….

Chứng minh nhân dân số:…………….. do CA…………… cấp ngày …/…./…….

Địa chỉ thường trú:………………………………………

Địa chỉ hiện nay:…………………………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………..

Là:…………

Của đối tượng:………………….. Sinh năm:…………

Chứng minh nhân dân số:…………….. do CA…………… cấp ngày …/…./…….

Địa chỉ thường trú:………………………………………

Địa chỉ hiện nay:…………………………………………

Là:…………. (chủ thể đang cai nghiện tại Cơ sở theo Quyết định số:………….)

Tôi xin trình bày sự kiện như sau:

……………………………………………

……………………………………………

(Trình bày sự kiện dẫn đến việc bạn làm đơn xin bảo lãnh)

“1.Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ mười hai tuổi trở lên. 2.Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.“ “Đối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình. Điều 9. Đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình 1.Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Tổ công tác giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình. 2.Hồ sơ đăng ký gồm: a)Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình; b)Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy; c)Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy. Điều 10. Xem xét áp dụng cai nghiện ma túy tại gia đình 1.Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này, Tổ công tác có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình. 2.Quyết định quản lý tự nguyện cai nghiện tại gia đình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người cai nghiện; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình được giao quản lý, giúp đỡ người cai nghiện. 3.Quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình được gửi cho cá nhân và gia đình người cai nghiện, Tổ trưởng Tổ công tác và Tổ trưởng Tổ dân cư nơi người nghiện ma túy cư trú.“ Điều 8. Đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình Điều 3. Độ tuổi, thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng có quy định như sau:

Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng:

Tôi nhận thấy, việc cai nghiện của đối tượng…………… hoàn toàn có thể được thực hiện theo hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình.

Do vậy, (chúng) tôi làm đơn này để đề nghị Quý cơ quan/Ông…. cho phép tôi (và ông/bà………) bảo lãnh cho đối tượng……………..trong việc cai nghiện của đối tượng này tại gia đình.

Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin này. Kính mong Quý cơ quan/… xem xét và quyết định áp dụng cai nghiện ma túy tại gia đình cho đối tượng trên.

Tôi xin trân thành cảm ơn!

Cách Viết Đơn Bảo Lãnh

Cách viết đơn bảo lãnh khi có người thân bị tạm giam như thế nào là chính xác nhất được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Việc bảo lãnh đều được pháp luật quy định rõ ràng vì thế nếu có nhu cầu bảo lãnh cho người thân thì trước hết bạn phải tìm hiểu điều kiện bảo lãnh là gì để xét theo trường hợp của gia đình mình có đủ điều kiện bảo lãnh hay không. Khi đủ điều kiện thì bạn có thể tham khảo ngay cách viết đơn bảo lãnh để làm đơn bảo lãnh cho người thân của mình.

Hiện nay, cách viết đơn bảo lãnh cũng được hướng dẫn rất cụ thể trong từng trường hợp để mọi người có thể tìm hiểu và tham khảo dễ dàng hơn khi có nhu cầu. Đơn bảo lãnh được xem là một hình thức biên bản thỏa thuận với cơ quan chức năng để bị can không bị giam giữ mà sẽ được về nhà chờ đến thời gian giải quyết tại tòa án. Khi được chấp nhận bảo lãnh thì gia đình và bị can cũng phải ký kết và chấp hành một số quy định được các cơ quan chức năng để ra.

Mẫu đơn bảo lãnh là một biểu mẫu hành chính vì thế cần phải trình bày trang trọng, các nội dung đầy đủ không được gạch xóa. Việc làm đơn xin bảo lãnh cũng phải căn cứ theo đúng tình hình thực tế và đúng quy định của pháp luật. Người đứng ra bảo lãnh cũng phải tìm hiểu kỹ lưỡng về nguyên tắc bảo lãnh và các quy định nếu khi bảo lãnh bị can không chấp hành các cam kết đã ký.

Cách viết đơn bảo lãnh dựa vào nội dung của mẫu đơn bảo lãnh cụ thể như sau:

Thông tin về người bảo lãnh: Bao gồm thông tin về họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp, quan hệ với người bị bắt là gì.

Thông tin về bị can hay người bị bắt: Họ tên người bị bắt đầy đủ, lý do bị bắt là gì và hiện đang được tạm giữ ở đâu. Trình bày đầy đủ các nội dung này để cơ quan chức năng giải quyết được nhanh chóng nhất.

Lý do làm đơn bảo lãnh là gì: Người làm đơn trình bày lý do đứng ra bảo lãnh cho người bị bắt theo tình hình thực tế như lý do sức khỏe hay nhân thân của bị can là vi phạm lần đầu, hoặc đang là lao động chính cần lo cho gia đình…

Các cam kết của gia đình khi bị can được tại ngoại: Đưa các cam kết theo đúng quy định của pháp luật về việc quản lý các trường hợp được bảo lãnh ra ngoài như không đi khỏi nơi cư trú, sẽ có mặt khi nhận được giấy triệu tập của các cơ quan chức năng khi được thông báo, luôn nhắc nhở bị can tuân thủ đúng pháp luật và sẽ khai báo thành khẩn khi được hỏi…

Cách viết đơn bảo lãnh phải đầy đủ các nội dung trên để cơ quan chức năng lấy biểu mẫu này làm căn cứ pháp lý để xử lý bảo lãnh đối với bị can theo đúng quy định. Bên cạnh đó, nếu cần sử dụng biểu mẫu này thì bạn đọc có thể download mẫu đơn bảo lãnh về sử dụng ngay đảm bảo nội dung đầy đủ và chính xác nhất.