Mẫu Bảng Kê Hóa Đơn Đầu Ra Đầu Vào / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Tổng Hợp Cách Kê Khai Hóa Đơn Đầu Vào, Đầu Ra Không Chịu Thuế Gtgt

Kế toán thường xuyên gặp tình trạng hàng hóa đầu vào, đầu ra kê khai không chịu thuế GTGT vậy trong trường hợp áp hóa đơn như vậy kế toán phải kê khai như thế nào. Trung tâm kế toán Lê Ánh xin gửi tới bạn đọc cách hạch toán nhóm hàng hóa đặc biệt này.

Trường hợp phải kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra không chịu thuế GTGT áp dụng ở các trường hợp nào cũng có đặc điểm chung là thuê suất thuế GTGT phải nộp đều không có hoặc bằng không. Nếu đã xác định thuế GTGT bằng không thì kế toán có phải kê khai thuế hay không và được quy định cụ thể như thế nào.

I. Căn cứ pháp lý tính thuế gtgt đầu vào, đầu ra với hàng hóa dịch vụ

Tại Khoản 21, Điều 4, Chương I Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT

Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ.

Căn cứ Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.

Hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra không chịu thuế

Trong trường hợp nào thì hóa đơn đầu vào không chịu thuế( khấu trừ thuế GTGT đầu vào) học kế toán thực tế ở đâu hà nội

TH1: Hóa đơn đầu vào không chịu thuế GTGT

Trong trường hợp này hóa đơn không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định tai khoản 7 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT- BTC ban hành ngày 31/12/2013.

Trường hợp hóa đơn chịu thuế 0% thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định tại khoản 1 điều 14 tại TT 219/2013/TT- BTC ban hành ngày 31/12/2013.

Hóa đơn đầu vào đầu ra không phải kê khai, tính thuế GTGT đầu vào được tính tại khoản 11 điều 14 của TT 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

Các kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra không chịu thuế GTGT Khi kê khai hóa đơn đầu vào và đầu ra trong từng trường hợp cụ thể:

Đối với Bán ra: Kê khai hóa đơn đầu ra không chịu thuế

– Kê khai Doanh thu tại cột Chỉ tiêu 26. trên Tờ khai thuế GTGT: 01/GTGT (HTKK)

Như vậy đối với loại hàng hóa không chịu thuế GTGT doanh nghiệp vẫn kê khai như bình thường với sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Đối với Mua vào: hóa đơn đầu vào không chịu thuế GTGT:

Theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 và Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014: “Các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào thuộc đối tượng không chịu thuế thì không phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.”

Như vậy khi kê khai hóa đơn đầu vào không cần nộp bảng kê mua vào, bán ra khi khai thuế GTGT.

Khi viết hóa đơn đầu vào, đầu ra tại không chịu thuế gtgt kế toán cần lưu ý những gì

II. Những lưu ý khi nộp tờ khai thuê GTGT đầu vào, đầu vào

Căn cứ pháp lý nộp tờ khai thuế GTGT:

Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi các thông tư để cải cách đơn giản thủ tục hành chính về thuế

Luật số 71/2014/QH13: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế.

Nội dung kê khai hóa đơn đầu ra, đầu vào không chịu thuế GTGT

Khi khê khai hóa đơn GTGT từ ngày 01/01/2015 sẽ giảm một số chỉ tiêu: Ký hiệu mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, mặt hàng, thuế suất…trên các Bảng kê này nhằm giảm thời gian, thủ tục nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế. Người nộp thuế phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các chứng từ mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật kế toán và Luật thuế để xác định chính xác số thuế và xuất trình đầy đủ khi cơ quan thuế thực hiện công tác thanh, kiểm tra Nội dung này bãi bỏ quy định doanh nghiệp phải gửi bảng kê đầy đủ hóa đơn, dịch vụ đầu ra, đầu vào khi nộp thuế GTGT.

Như vậy: khi khai thuế doanh nghiệp không cần nộp phụ lục nhưng vẫn phải trong bảng kê excel đầu ra để làm căn cứ gảii trình khi có thanh tra thuế.

Tại cột chỉ tiêu 23 trên tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT có thể thực hiện kê khai hàng hóa dịch vụ hoặc bỏ trống cột này.

Có thể kê khai giá trị hàng hóa dịch vụ vào Chỉ tiêu 23 trên Tờ khai thuế GTGT 01/GTGT hoặc không cần kê khai.

III. Hướng dẫn khai hóa đơn đầu vào, đầu ra không chịu thuế GTGT trên phần mềm HTKK

Hướng dẫn khai thuế với hóa đơn đầu vào

Trường hợp này không cần kê khai trên bảng kê mua vào hàng hóa dịch vụ áp dụng theo TT119.

Với hàng hóa, dịch vụ sử dụng được khấu trừ tính thuế 0% thì kê khai trên phần mềm HTKK như sau:

– Trên phần mềm HTKK DÒNG SỐ 1. “Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT)” trên bảng kê bán ra: PL 01-1/GTGT.

TH3: Áp dụng với hóa đơn đầu ra, đầu vào không kê khai thuế, nộp thuế GTGT

Trong trường hợp nào kế toán không phải kê khai trên bảng kê bán ra áp dụng theo TT 119 ( bãi bỏ quy định phải tổng hợp khai báo hóa đơn GTGT hóa đơn đầu vào không đủ, khai báo hóa đơn phải tổng hợp trên tờ khai thuế.

Bảng kê hàng hóa dịch vụ là chứng từ không thể thiếu khi kê khai thuế

Hướng dẫn viết hóa đơn đầu vào, đầu ra như sau

TH1: Kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra không tính thuế GTGT

Khi viết hóa đơn GTGT kế toán ghi dòng bán giá là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT. Những dòng còn lại không ghi và

Trên hóa đóa đơn ghi dòng giá bán là giá thanh toán.

Trên dòng thuế suất điền là 0% thuế ( GTGT 0%)

TH3: Hướng dẫn viết hóa đơn đơn đầu vào, đầu ra không phải kê khai, nộp thuế GTGT

Khi kê khai thuế GTGT trên hóa đơn dòng giá bán ghi là giá không thuế GTGT.

Trên dòng thuế suất kế toán không ghi, gạch bỏ.

Để nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tại Trung tâm Lê Ánh

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu ở hà nộivà tphcm được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: chúng tôi

Mẫu Bảng Kê Hóa Đơn Bán Ra

Nguyên tắc kê khai mẫu bảng kê hóa đơn bán ra:

– Hoá đơn bán ra kỳ nào thì kê vào bảng kê hoá đơn GTGT hàng hoá dịch vụ bán ra kỳ đó. Trường hợp bỏ sót hoá đơn đầu ra thì phải tiến hành làm tờ khai bổ sung (kê khai bổ sung thuế GTGT)

– Trường hợp không kê khai vào bảng kê Phụ lục này:

Các hoá đơn GTGT của các kỳ khác

Hoá đơn xoá bỏ (hoá đơn viết sai đã gạch chéo xuất lại hoá đơn mới)

– Đối với các hóa đơn đầu ra: Hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó. Đồng thời, đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp kiểm tra, xác minh cụ thể nguyên nhân kê khai chậm, sót các hóa đơn đầu ra của Công ty , xác định số thuế phải nộp kê khai thiếu và tính tiền chậm nộp theo quy định.

– Phải kiểm tra lại toàn bộ hóa đơn GTGT xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào

⇒ Nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.

– Trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm hàng hóa thành phẩm của mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. đều phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT.

– Chỉ xuất hoá đơn đối với các hàng hóa đã được đăng ký kinh doanh trong giấy phép kinh doanh.

– Khi xuất hóa đơn phải ghi đúng mức thuế suất áp dụng theo quy định của Bộ tài chính đối với những hàng hóa, dịch vụ đó.

Đặc biệt doanh nghiệp cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao.

⇒ Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%.

– Các dòng thừa trên hóa đơn GTGT kế toán phải gạch chéo.

[04] Tên đại lý thuế (nếu có):……………………………………………………………

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT

Hoá đơn, chứng từ bán ra

Tên người mua

Mã số thuế người mua

Doanh thu chưa có thuế GTGT

Thuế GTGT

Ghi chú

Số hoá đơn

Ngày, tháng, năm lập hóa đơn

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT):

2. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%:

3. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%:

4. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%:

Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT (*): ……………………….

Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra (**): ……………………….

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:…….

…, ngày …….tháng …….năm …….

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

Ghi chú:

(*) Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT là tổng cộng số liệu tại cột 6 của dòng tổng của các chỉ tiêu 2, 3, 4.

(**) Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra là tổng cộng số liệu tại cột 7 của dòng tổng của các chỉ tiêu 2, 3, 4.

3. Cách viết mẫu bảng kê hóa đơn bán ra

Phụ lục mẫu bảng kê hóa đơn bán ra bao gồm 4 mục:

Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng: là những hoá đơn đã xuất mà trên hoá đơn thể hiện dòng tiền thuế và thuế xuất đều gạch chéo.

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%: là những hoá đơn dành cho đối tượng hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 0%

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%: là những hoá đơn dành cho đối tượng hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 5%

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%: là những hoá đơn dành cho đối tượng hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 10%

Mẫu Bảng Kê Hóa Đơn Mua Vào

1. Quy định về hóa đơn mua vào

(1) Hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên

Điều kiện bắt buộc với hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu là phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Một số lưu ý cụ thể:

+ Hóa đơn được thanh toán làm nhiều lần:

Khi thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán.

Trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.

+ Đối với hóa đơn mua cùng trong một ngày:

Trường hợp trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị với tổng tiền mua từ 20 triệu đồng trở lên nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng.

Do đó khi thanh toán bằng tiền mặt, cần phải rà soát hóa đơn của một đơn vị trong một ngày, tránh trường hợp tổng số tiền mua bán từ 20 triệu đồng trở lên.

+ Chuyển tiền qua ngân hàng:

Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

+ Thời điểm thanh toán:

Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ.

(2) Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tài sản cố định

Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.

(3) Hóa đơn đã kê khai năm trước nhưng năm sau mới hạch toán

Đối với hóa đơn nếu đã kê khai trên tờ khai của năm nay nhưng lại không đưa vào hạch toán của năm mà lại hạch toán sang năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.

(4) Hóa đơn đối với dự án

Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó.

Do đó, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.

(5) Bỏ sót hoá đơn chưa kê khai

Thời hạn hoá ơn mua vào: “Đối với các hóa đơn đầu vào: thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.” (Theo Công văn 414/TCT-KK)

2. Mẫu bảng kê hóa đơn mua vào Phụ lục số 01-2/GTGT

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT

Hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế

Tên người bán

Mã số

thuế người bán

Giá trị HHDV

mua vào chưa có thuế

Thuế GTGT

đủ điều kiện khấu trừ thuế

Ghi chú

Số hóa đơn

Ngày, tháng, năm lập hóa đơn

1. Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế:

Tổng

2. Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ thuế:

Tổng

3. Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế (*):

Tổng

Tổng giá trị HHDV mua vào phục vụ SXKD được khấu trừ thuế GTGT (**): ………………

Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào đủ điều kiện được khấu trừ (***): ………………

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số:…….

…, ngày …….tháng …….năm …….

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

Ghi chú:

(*) Tổng hợp theo từng dự án đầu tư thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT.

(**) Tổng giá trị HHDV mua vào phục vụ SXKD được khấu trừ thuế GTGT là tổng cộng số liệu tại cột 6 của dòng tổng của các chỉ tiêu 1, 2.

(***) Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào đủ điều kiện được khấu trừ là tổng cộng số liệu tại cột 7 của dòng tổng của các chỉ tiêu 1, 2.

– GTGT: giá trị gia tăng.

– SXKD: sản xuất kinh doanh.

– HHDV: hàng hóa dịch vụ.

NNT phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê. Trường hợp các chỉ tiêu không có số liệu thì bỏ trống. NNT không được tự ý thay đổi khuôn dạng của mẫu biểu như thêm vào hay cắt bớt hoặc thay đổi vị trí các chỉ tiêu.

Mục 1: ” Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế ”

Trường hợp những hoá đơn không đủ điều kiện khấu trừ theo TT219/2013/TT-BTC thì không phải ghi kê khai vào mục này. Còn trường hợp DN kinh doanh bán hàng chịu thuế GTGT (khi bán có xuất hoá đơn GTGT chịu thuế 0%-5%-10%) thì toàn bộ hoá đơn mua vào xác nhận hợp pháp thì ghi vào mục này.

Các cột (2,3,4,5,6,7): Ghi theo nội dung tương ứng của từng hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế.

VD1: Ngày 22/9/20xx Công ty Kế toán Việt Hưng có mua 01 xe ô tô 4 chỗ sử dụng vào mục đích đưa đón lãnh đạo với giá chưa thuế GTGT là 1,9 tỷ đồng. Thuế GTGT 10% là 190 triệu đồng (đã có chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng).

Kê khai: Vì Ô tô trên Cty không sử dụng cho vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn nên Cty chỉ được khấu trừ 1,7 tỷ.

– Mục 1: Ghi “Giá trị hàng hoá: 1,7 tỷ – Thuế GTGT: 170 triệu”.

– Chuyển sang nhập số tiền thuế vào chỉ tiêu 23,24,25 trên Tờ khai 01/GTGT cụ thể như sau:

Mục 2: ” Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ thuế ”

Trường hợp DN sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vừa chịu thuế vừa không chịu thuế GTGT thì những hoá đơn mua vào phục vụ cho SXKD mặt hàng chịu thuế kê khai vào mục 1 phía trên. Còn những hoá đơn mua mà phục vụ cho SXKD mặt hàng không chịu thuế thì không được kê khai trên phụ lục. Mà nhập số tiền (nếu có) vào chỉ tiêu 23,24 bên Tờ khai. Những hoá đơn mua vào mà phục vụ chung cho cả 02 hoạt động SXKD chịu thuế và không chịu thuế thì kê khai vào mục 2 này (Kê khai xong phải chuyển sang Tờ khai vì phải tính riêng được số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ để nhập sang chỉ tiêu 23, 24, 25 của Tờ khai như VD mục 1)

– Các hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế phát sinh quá 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hóa đơn, chứng từ.

– Các hóa đơn GTGT mua hàng hóa có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng thanh toán bằng tiền mặt.

– Các hóa đơn mua tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh, tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dung, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bênh viện, trường học, tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch khách sạn.

– Phần chênh lệch của giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng đối với hóa đơn mua tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

– NNT ghi theo từng hóa đơn chứng từ vào các cột 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 và 11 tương tự như hướng dẫn ở các chỉ tiêu 1,2 và 3 nêu trên. Riêng đối với hóa đơn mua ô tô vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số liệu kê vào cột 8 và cột 10 chỉ kê phần gia trị chênh lệch không được khấu trừ, ở cột 11 ghi rõ là “phần giá trị vượt mức quy định không được khấu trừ”.

Giá mua chưa có thuế GTGT = Giá bán ghi trên hoá đơn / 1 + thuế suất

Kê khai âm vào bảng kê này khi gặp trường hợp các hoá ơn chiết khấu thương mại của kỳ trước, các hoá đơn đều chỉnh giảm do viết sai

Khi kê khai âm vào Phụ lục này thì trường hợp làm trên hệ thống phần mềm rất có thể báo lỗi, hãy ấn GHI & kết xuất bình thường.

Mục 3: ” Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế”

Có thể không kê khai vào mục này vì sẽ có 1 tờ khai riêng là “Tờ khai GTGT cho dự án đầu tư” theo Mẫu 02/GTGT tại TT số 156/2013/TT-BTC

XEM THÊM: Hơn 60 khoá học kế toán Online tương tác cao đa lĩnh vực nghề

Mẫu Bảng Kê Hóa Đơn, Chứng Từ Hàng Hóa, Dịch Vụ Bán Ra

Mẫu số 01-1/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính)

Để kê khai thuế GTGT, doanh nghiệp cần phải điền thông tin vào tờ khai thuế GTGT là mẫu 01/GTGT này.

1.Cách lập bảng kê: Người nộp thuế (NNT) phải lập Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào trong kỳ tính thuế để làm căn cứ lập Tờ khai thuế GTGT. Bảng kê hóa đơn chứng từ HHDV mua vào được lập theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.

NNT phải kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê. Trường hợp các chỉ tiêu không có số liệu thì bỏ trống. NNT không được tự ý thay đổi khuôn dạng của mẫu biểu như thêm vào hay cắt bớt hoặc thay đổi vị trí các chỉ tiêu.

2. Căn cứ để lập bảng kê: – Căn cứ để lập bảng kê là các hóa đơn GTGT, chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu của HHDV mua vào trong kỳ tính thuế, bao gồm cả các hóa đơn đặc thù như tem vé, hóa đơn nhận lại hàng do người mua trả lại hàng, chứng từ nộp thay thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài.

– NNT cần phân loại hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào được tập hợp vào bảng kê theo từng nhóm: HHDV dùng riêng cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT, không chịu thuế GTGT, dùng chung cho sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế và không chịu thuế GTGT, HHDV dùng cho dự án đầu tư. Khi kê khai hết các hóa đơn chứng từ của từng nhóm đều phải cộng các giá trị của các cột (8) và cột (10).

– Hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào trong kỳ không đủ điều kiện khấu trừ cũng phải kê vào bảng kê.

– Trường hợp trên 1 hóa đơn ghi nhiểu loại HHDV thì ở cột “Mặt hàng” có thể ghi 1 số mặt hàng chiếm doanh số chủ yếu của hóa đơn.

– Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm cho các hóa đơn đã mua vào trước đó thì ghi số giá trị âm bằng cách để trong ngoặc (…).

– Đối với hàng hóa, dịch vụ mua lẻ cho tiêu dùng như: điện, nước, xăng, dầu, dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận chuyển hành khách, mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ và bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng khác bảng kê tổng hợp được lập theo từng nhóm mặt hàng, dịch vụ cùng thuế suất, không phải kê chi tiết theo từng hóa đơn.

Chú ý: Các hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT), hóa đơn bất hợp pháp thì không ghi vào bảng kê này.

3. Cách ghi cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào: Dòng chỉ tiêu 1: “HHDV dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế”: – Toàn bộ các hóa đơn chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ, biên lai nộp thuế của HHDV dùng riêng cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT của NNT trong kỳ tính thuế.

– Cột (1): Ghi thứ tự hóa đơn.

– Các cột (2,3,4,5,6,7): Ghi theo nội dung tương ứng của từng hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế.

– Cột (8): Doanh số chưa có thuế, dòng tổng số ghi tổng cộng doanh số chưa có thuế.

– Cột (9): Thuế suất ghi theo thuế suất GTGT trên Hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế hoặc theo thuế suất quy định đối với HHDV đó trong trường hợp hóa đơn đặc thù.

– Cột (10): Thuế GTGT số thuế GTGT theo hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế hoặc số thuế GTGT tính được đối với hóa đơn đặc thù (10= 8 x9)

– Cột (11): Ghi chú hoặc thời hạn thanh toán chậm trả: dùng để ghi chú hoặc ghi các thời hạn của các hóa đơn thanh toán chậm trả.

Dòng chỉ tiêu 2: “HHDV không đủ điều kiện khấu trừ”: – Toàn bộ hóa đơn GTGT, chứng từ, biên lai nộp thuế của HHDV không đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế.

– Ví dụ:

+ Các hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế phát sinh quá 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hóa đơn, chứng từ.

+ Các hóa đơn GTGT mua hàng hóa có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng thanh toán bằng tiền mặt.

+ Các hóa đơn mua tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh, tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dung, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bênh viện, trường học, tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch khách sạn.

+Phần chênh lệch của giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng đối với hóa đơn mua tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

– NNT ghi theo từng hóa đơn chứng từ vào các cột 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 và 11 tương tự như hướng dẫn ở các chỉ tiêu 1,2 và 3 nêu trên. Riêng đối với hóa đơn mua ô tô vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số liệu kê vào cột 8 và cột 10 chỉ kê phần gia trị chênh lệch không được khấu trừ, ở cột 11 ghi rõ là “phần giá trị vượt mức quy định không được khấu trừ”.

Dòng chỉ tiêu 3: “HHDV dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ”: – Chỉ tiêu này dành cho CSKD sản xuất kinh doanh hàng hóa vừa chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, nhưng không hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT.

– Kê vào chỉ tiêu này các hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế (đủ điều kiện khấu trừ thuế như hướng dẫn tại chỉ tiêu 1) của HHDV mua vào trong kỳ tính thuế dùng chung cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT (không bao gồm hóa đơn, chứng từ mua tài sản cố định đã kê ở chỉ tiêu 1)

– Cột (1): Ghi thứ tự hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế.

– Các cột (2,3,4,5,6,7,8,9,10,11): Ghi theo nội dung tương ứng trên từng hóa đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế.

Dòng chỉ tiêu 4: “HHDV dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện khấu trừ thuế”. – Chỉ tiêu này dùng cho NNT mua HHDV dung cho dự án đầu tư. Căn cứ hóa đơn chứng từ mua vào dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện khấu trừ thuế.

– NNT ghi từng hóa đơn, chứng từ vào các cột 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 và 11 tương tự như hướng dẫn ở các chỉ tiêu 1, 2 và 3 nêu trên.

– Trường hợp NNT không có dự án đầu tư mới thì chỉ tiêu 4 không phải ghi.

– Trường hợp NNT có dự án đầu tư mới nhưng chưa phát sinh doanh thu thì lập riêng Bảng kê 01-2/GTGT nhưng bảng kê nàu chỉ ghi chỉ tiêu 4 mà không ghi chỉ tiêu 1,2,3. Bảng kê này nộp kèm tờ khai mẫu số 02/GTGT.

Dòng chỉ tiêu 5: “HHDV không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT”: – Chỉ tiêu này để kê khai hóa đơn, chứng từ đối với HHDV mua vào nhưng không áp dụng cho đối tượng tổng hợp kê khai tờ khai 01/GTGT, cụ thể:

+ NNT là đại lý bán hàng hóa, dịch vụ hoặc là đại lý thu mua hàng hóa theo hình thức bán mua đúng giá hưởng hoa hồng không phải khai thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ bán đại lý, hàng hóa thu mua đại lý. NNT thực hiên kê khai các chỉ tiêu này các hóa đơn GTGT của hàng hóa nhận bán đại lý.

+ NNT kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính không phải nộp tờ khai thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài chính mà chỉ nộp Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT, trong đó chỉ tiêu thuế GTGT mua vào chỉ ghi tiền thuế GTGT của tài sản cho thuê phù hợp với hóa đơn GTGT lập cho doanh thu của dịch vụ thuê tài chính trong kỳ kê khai.

+ NNT có hoạt động xuất, nhập khẩu ủy thác hàng hóa: không phải khai thuế GTGT đối với hàng hóa nhận xuất, nhập khẩu ủy thác. Hóa đơn đầu vào của hàng hóa nhận xuất, nhập khẩu ủy thác được khai vào chỉ tiêu này nhưng không được sử dụng làm căn cứ để lập Tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Dòng chỉ tiêu: “Tổng giá trị HHDV mua vào”: – Tổng giá trị HHDV mua vào là giá trị HHDV mua vào chưa có thuế (cột 8) của các chỉ tiêu 1,,2,3,4.

– Trường hợp NNT không có dự án đầu tư mới là tổng cộng số liệu tại cột 8, dòng tổng số của các chỉ tiêu 1,2,3 (không cộng chỉ tiêu 4). Số liệu của chỉ tiêu này dùng để ghi vào chỉ tiêu [23] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.

– Trường hợp NNT có dự án đầu tư mới thì lập riêng Bảng kê 01-2/GTGT nhưng chỉ ghi chỉ tiêu 4 (không cộng chỉ tiêu 1,2,3). Số liệu này dùng để ghi vào chỉ tiêu [22] trên Tờ khai 02/GTGT.

Dòng chỉ tiêu: “Tổng thuế GTGT của HHDV mua vào”: – Tổng thuế GTGT của HHDV mua vào là tổng số thuế GTGT của các loại HHDV dùng cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số liệu tại cột 10.

– Trường hợp NNT không có dự án đầu tư mới là tổng cộng số liệu tại cột 10, dòng tổng cộng của các chỉ tiêu 1,2,3 (không cộng chỉ tiêu 4). Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào dùng để ghi vào chỉ tiêu [24] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.

– Trường hợp NNT có dự án đầu tư mới phải thực hiện khai tờ khai mẫu 02/GTGT, thì lập riêng Bảng kê 01-2/GTGT và chỉ ghi chỉ tiêu 4 (không cộng chỉ tiêu 1,2,3). Số liệu này dùng để ghi vào chỉ tiêu [23] trên tờ khai 02/GTGT.