Mẫu Đơn Trong Gia Đình Phật Tử / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Ezlearning.edu.vn

Gia Đình Phật Tử Bửu Thọ

Lược sử Gia Đình Phật Tử Bửu Thọ

Sau Lễ Khánh Thành Chùa Bửu Thọ vào tháng 8 năm 1998, có khoảng 40-50 em thanh thiếu niên đến chùa sinh hoạt trong Đạo Tràng Pháp Hoa Nhí, dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của Phật tử Hoa Tâm – Danh Thị San. Những năm 2006-2008, một vài cựu huynh trưởng đã tham gia hướng dẫn các em thanh thiếu niên sinh hoạt theo mô hình GĐPT. Và đến ngày 25 tháng 3 năm 2009 Ban hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Kiên Giang (BHD.PB GĐPT KG) chính thức công nhận GĐPT Bửu Thọ là đơn vị GĐPT và Gia trưởng của GĐPT lúc bấy giờ là Phật tử Chánh Đức Chơn – Huỳnh Văn Thuần. Đến năm 2010, Gia trưởng Chánh Đức Chơn xuất gia tu học tại Chùa Long Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang. Cho nên, Liên đoàn trưởng Thiện Châu – Hồ Tuấn Ngọc được sự chấp thuận của trụ trì Chùa Bửu Thọ – Đại đức Thích Minh Hiệp và sự phê duyệt của chúng tôi GĐPT KG đảm nhận chức danh Gia trưởng GĐPT Bửu Thọ cho đến nay (2023).

GĐPT Bửu Thọ đã đạt thành tích GĐPT vững mạnh 3 năm liền (2013 – 2014 – 2023). Đến nay (2023) đã trải qua 7 lần chu niên với biết bao thăng trầm cùng năm tháng. Tổng số đoàn sinh hiện nay đang sinh hoạt khoảng 60-70 em, cùng sự hướng dẫn của các anh chị huynh trưởng:

Gia trưởng là huynh trưởng cấp Tín (năm 2023) Thiện Châu-Hồ Tuấn Ngọc; Đã hoàn thành bậc Kiên, Trì, Định và anh đang tu học bậc Lực.

Huynh trưởng Thiện Thánh-Nguyễn Hữu Trúc: Liên Đoàn trưởng GĐPT Bửu Thọ (2023); Đã hoàn thành bậc Kiên, Trì và dự trại huấn luyện A Dục XII (năm 2014) tại Chùa Bửu Thọ do chúng tôi GĐPT KG tổ chức.

Huynh trưởng Thường Ngọc-Phạm Phượng Hằng; giảng huấn GĐPT Bửu Thọ. Đã hoàn thành bậc Kiên, Trì và tham dự trại huấn luyện A Dục XII (năm 2014).

Huynh trưởng Thiện Khoa-Nguyễn Hải Đăng: đoàn phó đoàn Oanh vũ nam; Đã hoàn thành bậc Kiên (năm 2014).

Huynh trưởng Thiện Pháp-Trần Minh Luân: Đoàn trưởng Oanh vũ nam; Đang tu học bậc Kiên.

Huynh trưởng Thường Thư-Nguyễn Thị Diễm Thi: Đoàn trưởng đoàn Oanh vũ nữ; Đang tu học bậc Kiên.

Huynh trưởng Thường Mỹ-Nguyễn Thị Cẩm Tiên: Đoàn phó đoàn Oanh vũ nữ; Đang tu học bậc Kiên.

Huynh trưởng Thường Linh-Trần Thị Tiểu Yến: Đoàn trưởng đoàn Thiếu nữ; Đang theo học bậc Kiên.

Cùng với 17 bạn cộng tác viên của GĐPT Bửu Thọ.

07 năm trôi qua GĐPT Bửu Thọ đã tổ chức được 08 trại Hiếu, 2 trại Xuân, 6 lần tổ chức Ngày hội vui xuân cho các bạn đoàn sinh. Đặc biệt trong trại hiếu VII & VIII (2023-2023) đã có hai điểm nhấn nổi bật là chương trình “Hiểu Để Thương” với sự quan tâm tham dự của quý vị phụ huynh đoàn sinh và nhận được nhiều phản hồi rất tốt từ hoạt động này.

Tham gia đầy đủ các trại họp bạn của Phân Ban tỉnh tổ chức như:

Trại Dũng III đơn vị đã được giải nhất trò chơi lớn, giải nhì công trình trại và giành được nhiều phần thưởng trong trò chơi dân gian

Trại Lục Hòa VII đã đạt được giải cổng trại đẹp và ấn tượng nhất… Tham gia được ba trại huấn luyện A Nô Ma – Ni Liên – Tuyết Sơn.

Năm 2011 GĐPT Bửu Thọ có hai trại sinh đồng thủ khoa khóa huấn luyện A Nô Ma – Ni Liên – Tuyết Sơn là huynh trưởng Thiện Thánh-Nguyễn Hữu Trúc và huynh trưởng Thiện Hưng-Châu Văn Thạnh với số điểm là 29/30 điểm.

Hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động của Phân Ban tỉnh tổ chức như: Hội thao Lần I và đêm diễn văn nghệ chào mừng 60 năm GĐPT KG năm 2023.

Hiện tại GĐPT Bửu Thọ có 8 bậc tu học dành cho đoàn sinh gồm có: 4 bậc cho Oanh vũ, 4 bậc cho ngành Thiếu. Bên cạnh đó, GĐPT Bửu Thọ cũng đã tổ chức được 2 lớp học tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho các bạn đầu – thứ đàn – đội, chúng trưởng và huynh trưởng, kết quả rất khả quan.

Mười Nội Quy GĐPT Bửu Thọ

Điều 1: Quy định chung: Nội quy này áp dụng đối với tất cả đoàn sinh GĐPT Bửu Thọ. Riêng đối với huynh trưởng ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định đã nêu trong Nội Quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam hiện hành, còn phải luôn luôn tiên phong, gương mẫu, thực hiện nội quy GĐPT Bửu Thọ để hướng dẫn các bạn đoàn sinh noi theo. Huynh trưởng đoàn liên hệ với gia đình đoàn sinh để tìm hiểu nguyên nhân các em vắng mặt hoặc về giữa giờ sinh hoạt.

Điều 2: Điều kiện gia nhập GĐPT Bửu Thọ

Đối với các đoàn sinh dưới 18 tuổi thì phụ huynh phải cho phép và ký xác nhận vào đơn xin gia nhập.

Đối với đoàn sinh từ 18 tuổi trở lên, có thể tự mình ký đơn xin gia nhập.

Nếu đoàn sinh muốn tham gia sinh hoạt lại sau khi bị xóa tên khỏi danh sách, thì tiến hành thủ tục như trên, kèm theo bản cam kết sửa đổi lỗi lầm và được sự xét duyệt của Ban Huynh trưởng.

Điều 3: Điều kiện công nhận đoàn sinh chính thức

Sau 03 (ba) tháng tham gia sinh hoạt, có nhiều tiến bộ, không vi phạm nội quy của GĐPT Bửu Thọ.

Được sự thống nhất, xét duyệt của Đoàn trưởng và Ban Huynh Trưởng.

Làm lễ Phát Nguyện công nhận là đoàn sinh chính thức, đeo Huy Hiệu Hoa Sen (HHHS) theo quy định (đeo HHHS trên ngực, ở túi áo bên trái) và sẽ được ghi tên vào gia phả GĐPT Bửu Thọ.

Điều 4: Tham gia sinh hoạt hàng tuần

Tham gia sinh hoạt điều đặn, đến và về đúng giờ quy định, tham gia tất cả các thời khóa, các hoạt động do Ban Huynh Trưởng đề ra.

Đoàn sinh muốn về giữa giờ phải xin phép huynh trưởng trực và ký tên vào sổ ra về.

Nếu nghỉ sinh hoạt thì xin phép trực tiếp hoặc nhờ bạn xin phép với anh, chị đoàn trưởng hoặc Ban Huynh Trưởng. Nếu không đoàn sinh sẽ được coi như là nghỉ sinh hoạt không phép.

Nếu phát hiện trường hợp thông báo với gia đình là đi sinh hoạt GĐPT Bửu Thọ mà trốn đi làm việc cá nhân thì bạn đoàn sinh vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

Điều 5: Tham gia tu học và huấn luyện

Tham gia đầy đủ các môn học (Phật Pháp, Hoạt Động Thanh Niên, Văn Nghệ….) và mang theo các dụng cụ cần thiết như viết mực, viết chì, dây dù nhỏ dài 2m, thước, tập, tài liệu tu học (nếu có), phấn viết bảng để sinh hoạt.

Luôn giữ trật tự trong các thời khóa tu-học.

Không sử dụng điện thoại di động trong các giờ tu học, trừ những trường hợp cần thiết thì xin phép huynh trưởng giảng huấn (nếu trong giờ học) huynh trưởng trực (nếu trong giờ sinh hoạt tập trung). Nếu vi phạm Ban Huynh Trưởng sẽ tạm giữ điện thoại đến ra về mới hoàn trả lại.

Luôn tinh tấn tu học, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, trại huấn luyện, văn nghệ… do Ban Huynh Trưởng tổ chức và nỗ lực vượt bậc cuối năm tu học.

Điều 6: Đồng phục

Đồng phục quy định

Ngành Thanh – Thiếu nam: Áo sơ mi lam tay ngắn, cổ áo (bâu áo) lật, hai túi áo có nắp túi và sống túi, có cầu vai, sống lưng. Quần tây dài, màu xanh dương đậm, hai túi sau có nắp túi. Nón Tứ Ân, mang dép quai hậu. Khi dự trại thì mặc quần sọt xanh dương đậm, hai túi sau có nắp túi và sống túi, mang vớ (tất) lam, giày bata xanh dương đậm.

Ngành Thanh – Thiếu nữ: Áo sơ mi lam tay dài, cổ (bâu) áo lật, hai túi có nắp và sống túi, có cầu vai, sống lưng, quần tây dài màu xanh dương đậm, dép quai hậu (khi đi trại mang giày bata trắng). Áo dài lam, quần trắng, nón lá được mặc trong các buổi lễ của Giáo Hội, ở chùa, ở GĐPT.

c. Nam oanh vũ: Áo sơ mi lam tay ngắn, cổ áo (bâu áo) lật, hai túi áo có nắp túi và sống túi, có cầu vai, sống lưng, quần sọt màu xanh dương đậm hoặc màu xanh nước biển, có dây đeo sau lưng hình chữ X, nón lưỡi trai hoặc nón Tứ Ân loại nhỏ, dép quai hậu (mang giày bata xanh dương đậm, vớ lam khi dự trại).

Nữ oanh vũ: Áo sơ mi lam cổ (bâu) áo lá sen tay phồng, ngắn. váy màu xanh dương đậm hoặc màu xanh nước biển có dây đeo, phía sau lưng hình chữ H, nón lưỡi trai hoặc nón rộng vành màu lam hoặc nón Tứ Ân loại nhỏ, dép quai hậu (giày bata trắng, vớ trắng khi dự trại).

Đoàn sinh phải mặc đồng phục chỉnh tề, mang phù hiệu, bảng tên, HHHS (nếu là đoàn sinh chính thức).

Đoàn sinh chỉ mặc đồng phục trong các buổi sinh hoạt GĐPT, lễ của Giáo Hội, lễ tại chùa.

Đối với đoàn sinh mới tham gia sinh hoạt thì mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh.

Không được mặc quần Jean, quần bó sát, quần đáy ngắn, không được mặc quần xệ, quần không đúng với quy định cho cả nam và nữ.

Điều 7: Tư cách – Tác Phong – Đạo Đức

Khi vào chùa vui lòng xuống xe, tắt máy (xe máy) dẫn bộ.

Khi gặp chư tôn đức Tăng, Ni, giới tử, Phật tử lớn tuổi thì chắp tay xá chào.

Khi gặp các huynh trưởng, bạn đoàn phải bắt ấn Kiết Tường chào (nếu mặc đồng phục), chắp tay xá (nếu mặc thường phục).

Khi nghe chuông báo chúng (ở chùa) vang lên, chúng ta dừng lại mọi hành động của mình, như: đang đi thì đứng lại, đang nói thì im lặng, đang làm thì dừng lại.v.v. để quay về với hơi thở, đến khi tiếng chuông báo chúng ngưng, thì chúng ta tiếp tục công việc của mình.

Khi vào các khu vực như Chánh điện, Thiền đường, Trai đường, Đoàn quán, khu vực phòng Tăng, vui lòng quay gót giày, dép lại.

Hạn chế tối đa qua khu vực phòng Tăng (trừ khi có việc cần).

Luôn nói lời hay ý đẹp với mọi người và không được đùa giỡn quá đáng.

Không đăng tải các hình ảnh không đẹp (đồng phục không chỉnh tề….), những câu nói chưa dễ thương lên mạng xã hội (facebook, zalo…). Khi phát hiện bạn đoàn sinh sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban Huynh Trưởng GĐPT Bửu Thọ.

Luôn ăn mặc kín đáo sạch sẽ, tránh trang điểm lòe lẹt, đầu tóc luôn gọn gàng, không khác thường lập dị.

Điều 8: Tinh thần – Ý thức – Trách nhiệm

Luôn sống đúng theo mục đích, châm ngôn, khẩu hiệu và điều luật GĐPT Việt Nam.

Luôn đoàn kết, sống trong lục hòa, giữ gìn hòa khí và tương trợ giúp đỡ nhau trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống.

Quý trọng, giữ gìn tài sản, vật dụng của mình, của bạn đoàn, của GĐPT và của chùa.

Góp sức hộ trì Tam Bảo, phục vụ lễ lạc của tự viện.

Ra sức bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong gia đình cũng như ở chùa.

Điều 9: Hình thức khen thưởng và kỷ luật

Ban Huynh Trưởng sẽ xét duyệt khen thưởng đột xuất hoặc định kỳ cũng như xét trao học bổng cuối năm học.

Đoàn sinh vi phạm nội quy áp dụng các hình thức sau: 1. Kiểm điểm:

Lần 1: Sẽ được nhắc nhở riêng.

Lần 2: Sẽ bị phê bình trước đoàn.

Lần 3: Sẽ bị phê bình trước GĐPT Bửu Thọ và Ban Huynh Trưởng.

Ghi chú: Áp dụng các lỗi vi phạm nhỏ, nếu các lỗi vi phạm lớn hơn sẽ tùy mức độ mà xử lý. Trong trường hợp, đoàn sinh vi phạm nội quy mà đã được kiểm điểm rồi vẫn không sửa đổi thì phạt quỳ hương sám hối.

2. Xóa tên ra khỏi danh sách GĐPT Bửu Thọ

Đoàn sinh vi phạm nội quy quá nhiều lần mà không khắc phục dù đã qua kiểm điểm và sám hối.

Đoàn sinh nghỉ 4 tuần sinh hoạt liên tiếp hoặc 12 tuần không liên tiếp trên 01 năm sinh hoạt mà không xin phép (trừ khi có lý do chính đáng).

Đoàn sinh vi phạm kỷ luật, làm tổn hại đến danh dự của GĐPT.

    Các trường hợp bị xóa tên đều sẽ được Ban Huynh Trường thông báo đến Phụ huynh các bạn đoàn sinh đó.

    Khi bị xóa tên theo quy định các bạn đoàn sinh vui lòng giao trả những vật dụng, tài sản… mà GĐPT đã cấp, phát.

    Điều 10: Áp dụng – Sửa Đổi – Bổ sung

    Nội quy bao gồm 10 điều và có hiệu lực áp dụng kể từ ngày được thầy Trụ trì chùa Bửu Thọ khán duyệt, chấp thuận.

    Mọi sửa đổi hoặc bổ sung nội quy này phải được Ban Huynh Trưởng GĐPT Bửu Thọ họp thống nhất và được Trụ trì chấp thuận.

    IV. Quy Định Đoàn Quán GĐPT Bửu Thọ

    Nhằm giữ gìn đoàn quán sạch đẹp, ngăn nắp và bảo quản các vật dụng của GĐPT, rất mong toàn thể anh chị em áo lam cùng nhau tuân thủ những quy định sau:

    Vui lòng để giày, dép bên ngoài và quay gót giày, dép lại trước khi vào bên trong.

    Không tập họp ăn uống, đùa giỡn trong đoàn quán.

    Vui lòng không tự ý dịch chuyển hoặc sử dụng những vật dụng ở 4 góc đoàn cũng như trong đoàn quán.

    Khi mượn vật dụng tại đoàn quán mọi người vui lòng xin phép Bác Gia Trưởng hoặc anh Liên Đoàn Trưởng và phải thông qua Cộng Tác Viên (CTV) đoàn quán để CTV cập nhật vào Sổ Khí Mảnh.

    Khi mượn vật dụng của đoàn quán, mọi người vui lòng giữ gìn và bảo quản. Trường hợp bị hư hỏng, thất thoát các bạn sẽ phải bồi thường.

    Vui lòng trả đúng hẹn, đúng vật dụng mà các bạn đã mượn và để đúng vị trí quy định.

    Vui lòng tắt hết quạt, đèn… những vật dụng điện trước khi rời khỏi đoàn quán.

    Các bạn đoàn viên của đoàn trực vui lòng đến sớm 15 phút để giúp Ban Huynh Trưởng vệ sinh đoàn quán cho sạch đẹp.

    Những quy định này được áp dụng cho tất cả những ai vào đoàn quán.

    Các bạn vui lòng chấp hành đúng những quy định này, nếu vi phạm tùy mức độ mà Ban Huynh Trưởng xem xét giải quyết.

Nội Quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam

NỘI QUY

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

oOo

Bản hiện hành – tu chỉnh năm 1973 (Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN Toàn Quốc ngày 29-30.7.1973 tại Đà Nẵng)

Tiểu Ban Tu Thư Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN ấn hành Phật lịch 2540

oOo

LỜI NÓI ĐẦU

Phát khởi trong hoàn cảnh lịch sử và xã hội biến động, tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã trưởng thành trong kinh nghiệm gian khổ của dân tộc. Là một tổ chức giáo dục thanh niên, suốt trên 50 năm qua, Gia Đình Phật Tử đã đáp ứng nhu cầu lý tưởng và hành động cho một số đông đảo Đoàn Viên hàng chục vạn đang sinh hoạt từ thành thị đến nông thôn. Được như thế là nhờ ở một đường lối chính đáng, một tổ chức có cương lĩnh, một cơ quan lãnh đạo sáng suốt. Chừng ấy nguyên lý hành động đã được đúc kết vào Bản Nội Quy này.

Đây là một công trình cân não và xương máu toàn thể Đoàn Viên Gia Đình Phật Tử từ Ải Nam Quan cho tới Mũi Cà Mau mà lịch sử đã đánh dấu bằng những nét chính:

Năm 1940: Hình thành trong danh hiệu Gia Đình Phật Hóa Phổ.

Năm 1951: Một Đại Hội thống nhất các Gia Đình Nam, Trung, Bắc thể hiện ngày khai sáng danh hiệu Gia Đình Phật Tử hiện tại.

Năm 1961: Một Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc họp tại Sài Gòn, trong hoàn cảnh khó khăn, đã tu chỉnh một lần, và sau ngày Pháp Nạn, một Đại Hội toàn quốc đánh dấu sự trưởng thành và thống nhất Gia Đình Phật Tử Việt Nam vào tháng 6 năm 1964.

Vận mệnh và uy tín của một đoàn thể quan yếu ở tổ chức và hành động. Bản Nội Quy này đề ra một quy mô tổ chức nhất quán từ trung ương cho tới đơn vị Gia Đình. Dựa trên những nguyên tắc dân chủ và tiến bộ, bản Nội Quy quy định những nguyên tắc phân quyền rất khúc chiết và bình đẳng, Những nguyên tắc ấy bảo đảm cho đường lối chỉ đạo chặt chẽ phân minh và thắt chặt trong tình tương thân ruột thịt của toàn thể Đoàn Viên Gia Đình Phật Tử. Và từ những tiêu chuẩn căn bản đó, mọi hoạt động thường xuyên của Gia Đình Phật Tử sẽ được xúc tiến mạnh mẽ. Nhờ sự điều hành của một Ban Hướng Dẫn hùng hậu và nhất trí, nhờ những chương trình tu học thích hợp, Gia Đình Phật Tử đã và đang tiến mạnh trong mục đích: Đào luyện Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành Phật Tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo. Trong quá trình hoạt động, Gia Đình Phật Tử đã hiến dâng cho đạo những vị Thánh Tử Đạo, những tín đồ trung kiên, phóng xã, đã góp cho đời những công dân xứng đáng khắp mọi lĩnh vực.

Bản Nội Quy này đã được Tổng Vụ Thanh Niên thừa ủy nhiệm Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất duyệt y trong tinh thần chấp nhận sự trưởng thành của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Toàn thể Đoàn Viên phát nguyện: “Tích cực thực hiện Nội Quy để cho Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển.”

BAN HƯỚNG DẨN TRUNG ƯƠNG.

oOo

NỘI QUY GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Đã được tu chỉnh do Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN Ngày 29, 30 tháng 7 năm 1973 tại Đà Nẵng. ***

CHƯƠNG THỨ NHẤT DANH HIỆU – MỤC ĐÍCH – CHÂM NGÔN – KHẨU HIỆU – LUẬT

Điều 1: Danh hiệu:

Chiếu điều thứ 16 chương II của Hiến Chương lập ngày 14 tháng 12 năm 1965. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có một tổ chức giáo dục thanh niên lấy danh hiệu là Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Tổ chức này nằm trong Tổng Vụ Thanh Niên (Gia Đình Phật Tử Vụ) của Viện Hóa Đạo.

Điều 2: Mục đích:

Đào luyện Thanh, Thiếu, Đồng Niên thành Phật Tử chân chính.

Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.

Điều 3: Châm ngôn:

BI – TRÍ – DŨNG.

Điều 4: Khẩu hiệu:

TINH TẤN.

Điều 5: Luật:

A. Luật của Thanh Thiếu Niên:

Phật Tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.

Phật Tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.

Phật Tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.

Phật Tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.

Phật Tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

B. Luật của Đồng Niên (Oanh Vũ):

Em tưởng nhớ Phật.

Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.

Em thương người và vật.

CHƯƠNG THỨ HAI TỔ CHỨC – NHIỆM VỤ – LIÊN LẠC – ĐẠI HỘI – TÀI CHÍNH.

Điều 6: Tổ chức:

A. Cấp Trung Ương:

– Cấp lãnh đạo cao nhất của Gia Đình Phật Tử Việt Nam là Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

– Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam do Đại Hội Gia Đình Phật Tử Toàn Quốc bầu lên.

– Vị Trưởng Ban là một Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử và đương nhiên là Vụ Trưởng Gia Đình Phật Tử Vụ trong Tổng Vụ Thanh Niên của Viện Hóa Đạo.

– Thành phần Ban Chấp Hành:

1 Trưởng Ban.

2 Phó Trưởng Ban (1 phụ trách Ngành Nam, 1 phụ trách Ngành Nữ).

1 Tổng Thư Ký.

2 Phó Tổng Thư Ký.

1 Thủ Quỹ.

1 Ủy Viên Nội Vụ.

– Các Ủy Viên:

1 Ủy Viên Nghiên Huấn.

1 Ủy Viên Tổ Kiểm.

1 Ủy Viên Hoạt Động Thanh Niên và Xã Hội.

1 Ủy Viên Văn Nghệ.

1 Ủy Viên Doanh Tế.

1 Ủy Viên Tu Thư.

1 Ủy Viên Nam Phật Tử.

1 Ủy Viên Nữ Phật Tử.

1 Ủy Viên Thiếu Nam.

1 Ủy Viên Thiếu Nữ.

1 Ủy Viên Nam Oanh Vũ.

1 Ủy Viên Nữ Oanh Vũ.

Các Ủy Viên có thể đề nghị Ban Hướng Dẫn Trung Ương mời 1 Phụ Tá.

– Và 8 Đại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại 8 Miền:

Vạn Hạnh (Bắc Trung Nguyên Trung Phần).

Liễu Quán (Nam Trung Nguyên Trung Phần).

Khuông Việt (Cao Nguyên Trung Phần).

Khánh Hòa (Miền Đông Nam Phần).

Huệ Quang (Tiền Giang Nam Phần).

Khánh Anh (Hậu Giang Nam Phần).

Vĩnh Nghiêm (Phật Tử Vĩnh Nghiêm).

Quảng Đức (Thủ Đô Sài Gòn).

Bên cạnh Ban Hướng Dẫn Trung Ương còn có 1 Ban Cố Vấn Giáo Lý.

Ban Thường Vụ:

1 Trưởng Ban.

2 Phó Trưởng Ban.

1 Tổng Thư Ký.

2 Phó Tổng Thư Ký.

1 Ủy Viên Nội Vụ.

1 Thủ Quỹ.

Ban Viên bị khuyết:

Trường hợp 1 chức vụ trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương bị khuyết:

– Nếu là Trưởng Ban thì Ban Hướng Dẫn Trung Ương đề cử một trong hai vị Phó Trưởng Ban và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên duyệt.

– Nếu là các vị khác thì Ban Hướng Dẫn Trung Ương đề cử và thông qua Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.

– Trong trường hợp số Ban Viên Ban Hướng Dẫn Trung Ương bị khuyết quá 1/3 tổng số thì cần triệu tập một Đại Hội Toàn Quốc thu hẹp để bổ sung và thông qua Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.

B. Cấp Miền:

Thành phần:

1 Đại Diện (nằm trong thành phần Ban Hướng Dẫn Trung Ương do Đại Hội Gia Đình Phật Tử Toàn Quốc bầu lên).

1 Thư Ký và 1 Thủ Quỹ (do Đại Diện lựa chọn với sự chấp thuận của Ban Hướng Dẫn Trung Ương).

Miền Vĩnh Nghiêm: Các Gia Đình Phật Tử Vĩnh Nghiêm có một Ban Hướng Dẫn duy nhất tương đương cấp Tỉnh. Trưởng Ban Hướng Dẩn Gia Đình Phật Tử Vĩnh Nghiêm đương nhiên là Đại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại Miền Vĩnh Nghiêm.

Miền Quảng Đức: Thủ Đô Sài Gòn có một Ban Hướng Dẫn Thủ Đô Sài Gòn tương đương cấp Tỉnh. Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Thủ Đô đương nhiên là Đại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại Miền Quảng Đức.

C. Cấp Tỉnh hay Thị Xã:

– Mỗi tỉnh hay thị xã biệt lập (như Đà Nẵng, Cam Ranh…) có từ năm (5) Gia Đình Phật Tử trở lên có một Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử do Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tỉnh hay thị xã bầu lên.

– Trưởng Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã là Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử, đương nhiên là Trưởng Ban Gia Đình Phật Tử trong Thanh Niên Vụ của Tỉnh Giáo Hội.

Thành phần Ban Hướng Dẫn:

1 Trưởng Ban.

2 Phó Trưởng Ban (1 phụ trách Ngành Nam và 1 phụ trách Ngành Nữ).

1 Tổng Thư Ký.

1 Phó Tổng Thư Ký.

1 Thủ Quỹ.

Các Ủy Viên khác đều giống như Ban Hướng Dẫn Trung Ương (các Ban Viên có thể đề nghị Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã mời 1 Phụ Tá cho mình).

Bên cạnh Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã có một Ban Cố Vấn Giáo Lý và một Ban Bảo Trợ.

Ban Viên bị khuyết:

– Trường hợp một chức vụ trong Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã bị khuyết thì Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã đề cử và đệ trình Ban Hướng Dẫn Trung Ương duyệt.

– Trong trường hợp số Ban Viên Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã bị khuyết quá 1/3 tổng số Ban Viên thì cần phải triệu tập một Đại Hội Huynh Trưởng thu hẹp để bổ sung và đệ trình Ban Hướng Dẫn Trung Ương duyệt y.

Đại Diện Quận:

Tại mỗi Quận, Ban Hướng Dẫn có thể có một Đại Diện hay một Ban Đại Diện Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã với điều kiện có bảy (7) Gia Đình Phật Tử trở lên.

Thành phần Đại Diện Quận:

1 Đại Diện (nằm trong thành phần Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã do Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tỉnh hay thị xã bầu lên).

1 Thư Ký.

1 Ban Viên Tổ Kiểm (do Đại Diện lựa chọn với sự chấp thuận của Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã).

1 Thủ Quỹ.

D. Cấp Gia Đình:

a) Mỗi xã (tại các quận), phường (tại các đô thị), Chi hay Khuôn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, có thể thành lập một hay nhiều Gia Đình Phật Tử song không nhất định khu vực.

b) Mỗi Gia Đình sinh hoạt riêng biệt Nam và Nữ, trừ trường hợp Gia Đình dưới 4 Đoàn.

c) Mỗi Gia Đình phải có tối thiểu 2 Đoàn và tối đa là 6 Đoàn.

d) Mỗi Đoàn có tối thiểu là 2 Đội, Chúng và số Đoàn Viên từ 12 đến 32 em.

e) Mỗi Đội (Thanh, Thiếu Niên), Chúng (Thanh, Thiếu Nữ) hay Đàn (Oanh Vũ) có từ 6 đến 8 em.

f) Oanh Vũ: Nam và Nữ từ 7 đến 12 tuổi.

g) Thiếu Niên: Nam và Nữ từ 13 đến 17 tuổi.

h) Thanh Niên: Nam và Nữ từ 18 tuổi trở lên.

– Thành phần Ban Huynh Trưởng Gia Đình:

1 Gia Trưởng.

2 Liên Đoàn Trưởng (1 phụ trách Ngành Nam và 1 phụ trách Ngành Nữ).

1 Thư Ký.

1 Thủ Quỹ.

Các Đoàn Trưởng và Đoàn Phó hai Ngành.

Trừ Gia Trưởng, các ban viên đều do Ban Huynh Trưởng Gia Đình bầu lên.

Ban Huynh Trưởng không phải bầu lại mỗi năm hay hạn kỳ. Nếu cần thì cải tổ hay bổ sung mà thôi.

Bên cạnh Ban Huynh Trưởng có một Ban Bảo Trợ.

Mỗi Đoàn có:

1 Đoàn Trưởng.

1 hay 2 Đoàn Phó để điều động sinh hoạt của Đoàn.

Mỗi Đội, Chúng hay Đàn có:

1 Đội, Chúng hay Đàn Trưởng.

1 Đội, Chúng hay Đàn Phó trông coi.

Điều 7: Nhiệm vụ – Liên lạc:

A. Cấp Trung Ương:

Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử điều động toàn Ban, điều khiển và kiểm soát các Ban Hướng Dẫn Tỉnh.

Thực hiện đúng Nội Quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Tổ chức trường hay các lớp huấn luyện Huynh Trưởng các Trại toàn quốc.

Báo cáo sinh hoạt mỗi tam cá nguyệt cho Tổng Vụ Thanh Niên và Viện Hóa Đạo.

Đặc quyền ban hành các thông tư liên hệ đến việc ấn định thành lập và điều hành các Ban Chấp Hành hay Đại Diện Gia Đình Phật Tử Tỉnh hay Thị Xã ở các tỉnh hay thị xã chưa đủ điều kiện để thành lập Ban Hướng Dẫn.

B. Cấp Miền:

Đại Diện Miền thay mặt Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam để đôn đốc, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động của Gia Đình Phật Tử tỉnh hay thị xã thuộc Miền của mình vào tuần lễ cuối mỗi tam cá nguyệt lên Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

Đại diện cho Ban Hướng Dẫn Trung Ương trong các lễ lược do các Gia Đình Phật Tử trong tỉnh hay thị xã tổ chức.

Đôn đốc các Trại liên tỉnh, thị xã trong Miền.

C. Cấp Tỉnh hay Thị Xã:

Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử tỉnh hay thị xã có phận sự điều động toàn Ban thi hành chỉ thị của Trung Ương.

Thành lập các Gia Đình Phật Tử mới trong tỉnh hay thị xã.

Tổ chức các Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Sơ Cấp, Cấp 1, Cấp 2 và Đội, Chúng Trưởng hay Trại Liên Gia Đình trong tỉnh hay thị xã.

Là Ban Viên trong Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo cấp tỉnh hay thị xã.

Báo cáo sinh hoạt hàng tháng lên Ban Đại Diện Gia Đình Phật Tử Miền và Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Trung Ương.

D. Cấp Gia Đình:

1. Gia Trưởng:

a) Vị này là một Cư Sĩ từ 30 tuổi trở lên và có uy tín trong Ban Đại Diện Giáo Hội cấp phường, xã, Chi hay Khuôn và hiểu biết về Gia Đình Phật Tử, do Ban Huynh Trưởng mời và được sự đồng ý của Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã. b) Nếu Liên Đoàn Trưởng từ 30 tuổi trở lên có đủ tư cách và uy tín với Ban Đại Diện Giáo Hội cấp phường, xã, Chi hay Khuôn có thể kiêm chức vụ Gia Trưởng. c) Thu nhận Đoàn Sinh mới vào Gia Đình.

2. Liên Đoàn Trưởng:

a) Điều động Ban Huynh Trưởng. b) Thi hành chỉ thị của Ban Hướng Dẫn tỉnh. c) Tổ chức các lớp huấn luyện Đội hay Chúng Trưởng trong Gia Đình để chuẩn bị dự các lớp huấn luyện của Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã. d) Báo cáo sinh hoạt hàng tháng cho Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã.

3. Đoàn Trưởng:

a) Thi hành các quyết định của Ban Huynh Trưởng và điều động Đoàn của mình với sự trợ tá của Đoàn Phó. b) Vạch định chương trình tu học và hoạt động hàng tháng và hàng tuần cho Đoàn. c) Tổ chức Trại và du ngoạn của Đoàn… (có sự chấp thuận của Liên Đoàn Trưởng). d) Chịu trách nhiệm với Liên Đoàn Trưởng.

4. Đội Trưởng, Chúng Trưởng, Đàn Trưởng:

a) Thi hành quyết định của Đoàn Trưởng; điều khiển Đội, Chúng, Đàn của mình với sự trợ tá của Đội, Chúng hay Đàn Phó. b) Soạn chương trình sinh hoạt của Đội, Chúng (dựa theo chương trình của Đoàn). c) Chịu trách nhiệm với Đoàn Trưởng.

Điều 8: Danh hiệu Gia Đình:

Danh hiệu của các Gia Đình Phật Tử được Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã chấp thuận.

Điều 9: Đại Hội:

A. Cấp Trung Ương:

Cứ 2 năm một lần có Đại Hội Gia Đình Phật Tử toàn quốc để bầu lại Ban Hướng Dẫn Trung Ương. Ngày Đại Hội phải được tổ chức chậm nhất là 1 tháng trước Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

B. Cấp Tỉnh hay Thị Xã:

– Hàng năm có Đại Hội thường niên để kiểm điểm sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử trong năm qua, dự thảo chương trình hoạt động chung cho các Gia Đình Phật Tử trong năm tới.

– Cứ hai năm Đại Hội bầu Ban Hướng Dẫn Tỉnh mới để chuẩn bị tham dự đại hội Gia Đình Phật Tử toàn quốc.

– Đại hội Gia Đình Phật Tử tỉnh hay thị xã phải được tổ chức chậm nhất là 1 tháng trước Đại Hội Gia Đình Phật Tử toàn quốc.

C. Cấp Gia Đình:

1. Mỗi tháng Ban Huynh Trưởng của Gia Đình họp lại một lần để kiểm điểm công việc của Gia Đình trong tháng và hoạch định chương trình hoạt động cho tháng tới.

2. Mỗi tam cá nguyệt (thay buổi họp hàng tháng) Ban Huynh Trưởng họp 1 lần để kiểm điểm công việc và hoạch định chương trình sinh hoạt cho mỗi tam cá nguyệt tới.

3. Mỗi năm (thay buổi họp hàng tháng và tam cá nguyệt) có một buổi họp Thường Niên của Ban Huynh Trưởng Gia Đình. Buổi họp này có thể tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Gia Đình.

Điều 10: Tài chánh:

a) Gây quỹ: Quỹ của Gia Đình gồm những khoản sau đây:

– Tiền trợ cấp của các Ban Đại Diện liên hệ theo hệ thống ngang của Giáo Hội. – Tiền trợ phí của Đoàn Sinh. – Tiền thu được do tổ chức các cuộc vui và các phương tiện hợp pháp khác để gây quỹ.

b) Phân bổ:

1. Gia Đình mỗi năm phải phụ nạp cho Ban Hướng Dẫn tỉnh 400 đồng; số tiền này có thể gởi làm 2 kỳ. 2. Ban Hướng Dẫn tỉnh mỗi năm phải phụ nạp cho Ban Hướng Dẫn Trung Ương 1.000 đồng trước tháng 6 mỗi năm. 3. Miền: Chi phí của Đại Diện Miền do Ban Hướng Dẫn Trung Ương đài thọ.

CHƯƠNG THỨ BA HUY HIỆU – BÀI CA CHÍNH THỨC – ĐỒNG PHỤC

Điều 11: Huy hiệu:

Huy hiệu chính thức của Gia Đình Phật Tử là: Hoa Sen Trắng tám cánh trên nền tròn xanh lá mạ, viền trắng.

Điều 12:

a) Bài ca chính thức: Bài Hoa Sen Trắng là bài ca chính thức của Gia Đình Phật Tử.

b) Cấp hiệu và Huy hiệu: Các cấp hiệu và huy hiệu cùng một thể thức do Ban Hướng Dẫn Trung Ương ấn định và phát hành.

c) Chào: Ấn Cát Tường, chỉ áp dụng khi mặc đồng phục Gia Đình Phật Tử (bàn tay đặt ngửa về phía trước, đưa ngang vai, cạnh ngoài thẳng dọc với ngón cái giữ lấy ngón đeo nhẫn).

Điều 13: Đồng phục:

a) Nam Phật Tử và Thiếu Niên: Sơ mi lam, tay cụt, 2 túi và cầu vai; quần sọt xanh nước biển 2 túi sau; nón lá hay mũ Phật Tử (tùy theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Đoàn).

b) Nữ Phật Tử và Thiếu Nữ: Áo dài lam; quần trắng (khi đi trại nên có trại phục).

c) Nam Oanh Vũ: Sơ mi lam, tay cụt có cầu vai; quần sọt màu xanh nước biển 2 túi sau, có dây đeo; mũ bê-rê hay mũ rộng vành màu xanh biển chóp tròn (tùy theo địa phương nhưng cốt được đồng nhất cho mỗi Đoàn).

d) Nữ Oanh Vũ: Sơ mi lam tay cụt phồng; váy màu xanh nước biển; mũ hay nón (tùy theo địa phương, nhưng cốt được đồng nhất cho mỗi Đoàn).

Đồng phục và huy hiệu trên chỉ được dùng trong những ngày lễ của Hội, của Gia Đình trong những buổi cắm trại và buổi họp.

CHƯƠNG THỨ TƯ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ KHUÔN DẤU – GIA NHẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Điều 14: Điều kiện thành lập Gia Đình Phật Tử:

– Khác với hệ thống tổ chức của Tổng Vụ Cư Sĩ, Gia Đình Phật Tử tại các thôn, ấp, xã, phường, quận cỏ thể tùy nghi thành lập không phân định khu vực.

– Đoàn Quán đặt tại nơi nào thì liên lạc theo hệ thống hàng ngang với Ban Đại Diện Giáo Hội sở tại.

– Mỗi Gia Đình Phật Tử phải có ít nhất là 2 Huynh Trưởng đã dự lớp huấn luyện mới được phép thành lập.

A. Trong trường hợp đã có 1 Ban Hướng Dẫn Tỉnh thì:

– Phải có giấy ủy nhiệm của Ban Hướng Dẫn Tỉnh. – Sau 6 tháng hoạt động điều hòa mới được Ban Hướng Dẫn Tỉnh chính thức thừa nhận.

B. Trong trường hợp chưa có 1 Ban Hướng Dẫn Tỉnh thì:

– Phải có giấy ủy nhiệm của Ban Hướng Dẫn Trung Ương. – Phải trình giấy ủy nhiệm này cho Giáo Hội sở tại. – Gia Đình Phật Tử đã thành lập đúng theo điều 6 mục D về cấp Gia Đình, Huynh Trưởng phải báo cáo cho Ban Đại Diện Giáo Hội sở tại và Ban Hướng Dẫn Trung Ương chính thức thừa nhận.

Điều 15: Khuôn dấu:

Chỉ có 5 cấp có khuôn dấu mà thôi: Trung Ương, Miền, Tỉnh, Quận và Gia Đình. Kiểu và khuôn khổ cho mỗi cấp do Ban Hướng Dẫn Trung Ương định.

Điều 16: Điều kiện gia nhập:

1. Muốn gia nhập Gia Đình phải có đơn của phụ huynh xin Gia Trưởng (có mẫu in sẵn tại Gia Đình). Nếu là 1 nam Phật Tử hay nữ Phật Tử (18 tuổi trở lên) thì đơn xin gia nhập phải có 2 Đoàn Viên giới thiệu.

2. Sau 3 tháng sinh hoạt liên tục, nếu được Đoàn Trưởng xác nhận đủ điều kiện, Đoàn Sinh mới được làm lễ phát nguyện và được Ban Huynh Trưởng công nhận là Đoàn Sinh chính thức của Gia Đình.

Điều 17: Kỷ luật:

A. Huynh Trưởng: Huynh Trưởng phạm kỷ luật sẽ chiếu Quy Chế Huynh Trưởng thi hành.

B. Đoàn Sinh: Không đi họp 3 buổi liên tục và không có giấy phép, làm tổn thương đến thanh danh Gia Đình Phật Tử thì không còn mang danh nghĩa Đoàn Sinh nữa.

Quyết định cho nghỉ sinh hoạt tạm thời hay vĩnh viễn là do Gia Trưởng với sự chấp thuận của 2/3 Huynh Trưởng trong Ban Huynh Trưởng.

Riêng danh sách của Đoàn Sinh cho nghĩ vĩnh viễn phải được thông báo với Ban Hướng Dẫn Tỉnh để chỉ thị cho các Gia Đình Phật Tử trong tỉnh không được thừa nhận.

Đoàn Sinh đã mất danh nghĩa thì không được quyền đòi hỏi một điều kiện bồi thường nào cả.

Điều 18: Ngưng hoạt động – Giải tán:

1. Ngưng họạt động:

a) Mọi sự ngưng hoạt động của mỗi Gia Đình Phật Tử trong tỉnh phải được 2/3 số Huynh Trưởng biểu quyết với sự thỏa thuận của Ban Hướng Dẫn Tỉnh.

b) Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Tỉnh phải được 2/3 số Huynh Trưởng tỉnh biểu quyết với sự chấp thuận của Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

c) Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Trung Ương phải do Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc quyết định với sự phê chuẩn của Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

2. Giải tán:

a) Những Gia Đình không sinh hoạt đúng theo Nội Quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam thì sẽ do Ban Hướng Dẫn Tỉnh quyết định cho tạm ngưng hoạt động hay giải tán sau khi điều tra và lập báo cáo gởi về Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

b) Muốn giải tán Ban Hướng Dẫn Tỉnh, chỉ có Ban Hướng Dẫn Trung Ương mới có quyền giải tán mà thôi. Ban Đại Diện Giáo Hội cấp tỉnh có quyền đề nghị giải tán Ban Hướng Dẫn Tỉnh với những lý do xác đáng kèm theo tài liệu đầy đủ; quyết định tối hậu vẫn do Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

c) Những Gia Đình hay Ban Hướng Dẫn bị giải tán, các vật dụng và tài chánh đều phải giao lại cho cấp trên của mình theo hệ thống dọc.

CHƯƠNG THỨ NĂM SỬA ĐỔI NỘI QUY

Điều 19: Sửa đổi Nội Quy:

Mọi sự sửa đổi Nội Quy này cần phải do Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc quyết định và được Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phê chuẩn.

Làm tại Sài Gòn, ngày 21 tháng 5 Phật lịch 2508 (30-6-1964).

Tu chỉnh tại Sài Gòn, ngày 25 tháng 6 Phật lịch 2511 (1-8-1967).

———= HẾT =———

Bản tu chỉnh năm 1967

Lời Nói Ðầu

– Phát khởi trong hoàn cảnh lịch sử và xã hội biến động, tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt nam đã trưởng thành trong kinh nghiệm gian khổ của dân tộc. Là một tổ chức Thanh Thiếu Ðồng niên, suốt trên 30 năm qua, Gia Ðình Phật Tử đã đáp ứng nhu cầu lý tưởng và hành động của một số đông đảo hàng chục vạn đoàn viên đang sinh hoạt từ thành thị tới nông thôn. Ðược như thế là nhờ ở một đường lối chánh đáng, một hệ thống tổ chức cương lĩnh, một cơ cấu lãnh đạo sáng suốt. Từng ấy nguyên lý hành động đã được đúc kết vào bản Nội Quy nầy.

Ðây là một công trình cân não và xương máu của toàn thể đoàn viên Gia Ðình Phật Tử từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau mà lịch sử đánh dấu bằng những nét chính :

* Năm 1940, hình thành trong danh hiệu Gia Ðình Phật Hóa Phổ.

* Năm 1951, Ðại Hội Thống Nhất các gia đình Trung, Nam, Bắc thể hiện ngày khai sáng danh hiệu Gia Ðình Phật Tử hiện tại.

* Năm 1961, Ðại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc họp tại Sàigòn, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đã tu chính một lần và sau ngày Pháp nạn, một Ðại Hội toàn quốc đánh dấu sự trưởng thành và thống nhất Gia Ðình Phật Tử Việt Nam vào tháng 6 năm 1964.

* Vận mệnh và uy tín của một đoàn thể quan yếu ở tổ chức và hành động. Bản Nội Quy nầy đề ra một quy mô tổ chức nhất quán từ trung ương cho đến đơn vị gia đình. Dựa trên những nguyên tắc dân chủ và tiến bộ, bản Nội Quy quy định những nguyên tắc phân quyền rất khúc chiết và bình đẳng. Những nguyên tắc ấy bảo đảm cho đường lối chỉ đạo chặt chẻ, phân minh và thắt chặt tình tương thân ruột thịt của toàn thể đoàn viên Gia Ðình Phật Tử. Và từ những tiêu chuẩn căn bản đó, mọi hoạt động thường xuyên của Gia Ðình Phật Tử sẽ được xúc tiến mạnh mẻ. Nhờ sự điều hành của một Ban Hướng Dẫn hùng hậu và nhất trí, nhờ chương trình tu học thích hợp, Gia Ðình Phật Tử đã và đang tiến mạnh trong mục đích Ðào Tõo Thanh Thiếu Nhi Phật Tử Chân Chính, Góp Phần Xây Dựng Xã Hội. Trong quá trình hoạt động, Gia Ðình Phật Tử đã hiến dâng cho đạo những vị Thánh Tử Ðạo, những tín đồ trung kiên và đã góp cho đời những công dân xứng đáng khắp mọi lãnh vực.

Bản Nội Quy nầy đã được Tổng Vụ Thanh Niên thừa ủy nhiệm Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất duyệt y trong tinh thần chấp nhận sự trưởng thành của tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt Nam.

Ban Hướng Dẫn Trung Ương

Gia Ðình Phật Tử Việt Nam

Chương thứ nhất

Danh Hiệu – Mục Ðích – Châm Ngôn – Khẩu Hiệu – Luật

Ðiều 1:Danh Hiệu :Chiếu điều thứ 16 chương 2 của Hiến Chương lập ngày 14-12-1965, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có một tổ chức giáo dục thanh niên lấy danh hiệu là gia đình phật tử Việt nam. Tổ chức nầy nằm trong Tổng Vụ Thanh Niên ( Gia Ðình Phật Tử Vụ ) của Viện Hóa Ðạo.

Ðiều 2: Mục Ðích :

* Ðào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật tử chân chính.

* Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.

Ðiều 3: Châm Ngôn : Bi – Trí – Dũng

Ðiều 4: Khẩu Hiệu : Tinh-Tấn.

Ðiều 5: Luật :

A. Luật của thanh, thiếu niên:

1. Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.

2. Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.

3. Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.

4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.

5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

B. Luật của Ðồng niên (Oanh Vũ) :

1. Em tưởng nhớ Phật.

2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.

3. Em thương người và vật.

Chương Thứ Hai

Tổ Chức – Nhiệm Vụ – Liên Lạc – Ðại Hội – Tài Chánh

Ðiều 6: Tổ Chức :

A. Cấp Trung Ương: Cấp lãnh đạo cao nhất của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam là Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam do Ðại Hội Gia Ðình Phật Tử toàn quốc bầu lên. Vị Trưởng Ban là một Huynh Trưởng Gia Ðình Phật Tử, và đương nhiên là Vụ trưởng Gia Ðình Phật Tử Vụ trong Tổng Vụ thanh Niên của Viện Hóa Ðạo.

Thành phần Ban Chấp Hành:

– 1 Trưởng Ban

– 2 Phó Trưởng Ban (1 phụ trách ngành nam, một phụ trách ngành nữ)

– 1 Tổng Thư Ký

– 2 Phó Tổng Thư Ký

– 1 Thủ Quỹ

– 1 Ủy Viên Nội Vụ.

Các ủy viên :

* Ủy Viên Nghiên Huấn

* Ủy Viên Tổ Kiểm

* Ủy Viên Hoạt Ðộng Thanh Niên và Xã Hội

* Ủy viên Văn Nghệ

* Ủy Viên Doanh Tế

* Ủy Viên Tu Thư

* Ủy Viên Nam Phật Tử

* Ủy Viên Nữ Phật Tử

* Ủy Viên Thiếu Nam

* Ủy Viên Thiếu Nữ

* Ủy Viên Nam Oanh Vũ

* Ủy Viên Nữ Oanh Vũ

Các Ủy Viên có thể đề nghị Ban Hướng Dẫn Trung Ương mời một phụ tá (phụ tá không mang phù hiệu và không có quyền biểu quyết).

Và 8 đại diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại 8 Miền :

– Vạn Hạnh (Bắc Trung Nguyên Trung Phần)

– Liễu Quán (Nam Trung Nguyên Trung Phần)

– Khuông Việt (Cao Nguyên Trung Phần)

– Khánh Hòa (Miền Ðông Nam Phần)

– Huệ Quang (Tiền Giang Nam Phần)

– Khánh Anh (Hậu Giang Nam Phần)

– Vĩnh Nghiêm (Phật Tử Vĩnh Nghiêm)

– Quảng Ðức (Thủ đô Sàigòn)

Bên cạnh Ban Hướng Dẫn Trung Ương có một Ban Cố Vấn Giáo Lý.

Ban Thường Vụ :

– 1 Trưởng Ban

– 2 Phó Trưởng Ban

– 1 Tổng Thư Ký

– 2 Phó Tổng Thư Ký

– 1 Ủy Viên Nội Vụ

– 1 Thủ Quỹ

Ban Viên bị khuyết :

Trường hợp một chức vụ trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương (BHDTU) bị khuyết :

– Nếu là Trưởng Ban thì BHDTƯ đề cử 1 trong 2 vị Phó Phưởng Ban và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên duyệt y.

– Nếu là các vị khác thì BHDTƯ đề cử và thông qua Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.

– Trường hợp BHDTƯ bị khuyết quá 1/3 tổng số ban viên thì cần triệu tập một đại hội toàn quốc thu hẹp để bổ sung và thông qua Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.

B. Cấp Miền : Thành phần :

– 1 Ðại Diện ( nằm trong thành phần Ban Hướng Dẫn Trung Ương do Ðại Hội GÐPT toàn quốc bầu lên).

– 1 Thư Ký ) do vị Ðại Diện lựa chọn với

– 1 Thủ Quỹ ( sự chấp thuận của BHDTƯ

Miền Vĩnh Nghiêm :

Các GÐPT Vĩnh Nghiêm có một BHD duy nhất tương đương cấp tỉnh. Trưởng ban Hướng Dẫn GÐPT Vĩnh Nghiêm đương nhiên là đại diện BHDTƯ tại Miền Vĩnh Nghiêm.

Miền Quảng Ðức :

Thủ đô Sàigòn có một Ban Hướng Dẫn thủ đô Sàigòn tương đương cấp tỉnh. Trưởng BHD GÐPT Thủ đô đương nhiên là đại diện BHDTƯ tại Miền Quảng Ðức.

C. Cấp Tỉnh hay Thị xã :

Mỗi tỉnh hay thị xã biệt lập (như Ðà Nẳng, Cam Ranh . . .) có từ 5 GÐPT trở lên, có một BHD GÐPT do đại hội huynh trưởng GÐPT Tỉnh hay Thị xã bầu lên.

Trưởng ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã là Huynh trưởng GÐPT đương nhiên là Trưởng ban GÐPT trong Thanh Niên Vụ vủa Tỉnh, Thị Giáo Hội

Thành phần Ban Hướng Dẫn :

– 1 Trưởng Ban

– 2 Phó Trưởng Ban (1 ngành Nam, 1 ngành Nữ)

– 1 Tổng Thư Ký

– 1 Phó Tổng Thư Ký

– 1 Thủ Quỹ.

Các Ủy viên khác đều giống như BHDTƯ. Các ban viên có thể đề nghị BHD Tỉnh hay Thị xã mời một phụ tá cho mình (phụ tá không mang phù hiệu và không có quyền biểu quyết).

– Bên cạnh BHD Tỉnh hay Thị xã có một Ban Cố Vấn Giáo Lý và một Ban Bảo Trợ.

Ban Viên bị khuyết :

Trường hợp một chức vụ trong BHD Tỉnh hay Thị xã bị khuyết thì BHD Tỉnh hay Thị xã đề cử và đệ trình BHDTƯ duyệt y.

Trong trường hợp số ban viên BHD Tỉnh hay Thị xã bị khuyết quá 1/3 tổng số ban viên thì cần phải triệu tập một đại hội huynh trưởng thu hẹp để bổ sung và đệ trình BHDTƯ duyệt y.

Ðại Diện Quận :

Tại mỗi quận, BHD có thể có một đại diện hay một ban đại diện BHD Tỉnh hay Thị xã với điều kiện có bảy ( 7 ) gia đình trở lên.

Thành phần Ban Ðại Diện Quận :

– 1 Ðại Diện (nằm trong thành phần BHD Tỉnh hay Thị xã do đại hội huynh trưởng Tỉnh hay Thị xã bầu lên).

– 1 Thư Ký (do Ðại Diện lựa chọn)

– 1 Ban Viên Tổ Kiểm (với sự chấp thuận của)

– 1 Thủ Quỹ (BHD Tỉnh hay Thị xã)

D. Cấp Gia Ðình :

a) Mỗi xã (tại các quận), phường (tại đô thị), chi hay khuôn giáo hội Phật Giáo Việt Nam có thể thành lập một hay nhiều GÐPT, song không nhất định khu vực.

b) Mỗi Gia Ðình sinh hoạt riêng biệt Nam và Nữ, trừ trường hợp Gia Ðình dưới 4 đoàn.

c) Mỗi Gia Ðình phải có tối thiểu là 2 Ðoàn và tối đa là 6 Ðoàn.

d) Mỗi Ðoàn có tối thiểu là 2 Ðội, Chúng, Ðàn và số Ðoàn viên từ 12 đến 32 em.

e) Mỗi Ðội (Thanh, Thiếu Niên), Chúng (Thanh, Thiếu Nữ) hay Ðàn (Oanh Vũ) có từ 6 đến 8 em.

f) Oanh Vũ : Nam và Nữ từ 07 đến 12 tuổi.

Thiếu Niên: Nam và Nữ từ 13 đến 17 tuổi.

Thanh Niên: Nam và Nữ Phật tử từ 18 tuổi trở lên.

Thành phần:

Một Ban Huynh Trưởng Gia Ðình:

– 1 Gia trưởng

– 2 Liên Ðoàn Trưởng (1 phụ trách ngành Nam, 1 phụ trách ngành Nữ)

– 1 Thư ký

– 1 Thủ Quỹ

– Các Ðoàn Trưởng, Ðoàn Phó hai ngành.

– Trừ Gia Trưởng, các Ban viên khác đều do Ban Huynh Trưởng Gia Ðình bầu lên.

– Ban Huynh Trưởng Gia Ðình không phải bầu lại mỗi năm hay hạn kỳ. Nếu cần thì cải tổ hay bổ sung mà thôi.

– Bên cạnh Ban Huynh Trưởng Gia Ðình có 1 Ban Bảo Trợ.

Mỗi Ðoàn có:

– 1 Ðoàn Trưởng

– 1, 2 hay 3 Ðoàn Phó để điều động sinh hoạt Ðoàn.

Mỗi Ðội, Chúng hay Ðàn :

– 1 Ðội, Chúng hay Ðàn Trưởng

– 1 Ðội, Chúng hay Ðàn Phó.

Ðiều 7 : Nhiệm Vụ và Liên Lạc

A. Cấp Trung Ương:

1. Trưởng Ban Hướng dẫn Trung Ương GÐPT điều động toàn ban, điều khiển và kiểm soát các Ban Hướng Dẫn Tỉnh.

2. Thực hiện đúng Nội Quy của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam.

3. Tổ chức Trường hay các lớp Huấn Luyện Huynh Trưởng các Trại toàn quốc.

4. Báo cáo sinh hoạt mỗi tam cá nguyệt cho Tổng Vụ Thanh Niên và Viện Hóa Ðạo.

5. Ðặc quyền ban hành các thông tư liên hệ đến việc ấn định thành lập và điều hành các Ban Chấp Hành hay Ðại Diện GÐPT Tỉnh hay Thị xã ở các Tỉnh hay Thị xã chưa đủ điều kiện thành lập Ban Huớng Dẫn.

B. Cấp Miền:

1. Ðại Diện Miền thay mặt cho Ban Hướng Dẫn Trung ương GÐPT Việt Nam để đôn đốc, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động của GÐPT Tỉnh hay Thị xã thuộc Miền của mình, vào tuần lễ cuối mỗi tam cá nguyệt lên Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

3. Ðại diện cho BHDTƯ trong các lễ lược do các GÐPT trong Tỉnh, Thị xã hay liên Tỉnh, Thị xã tổ chức.

4. Ðôn đốc các trại liên Tỉnh, Thị xã trong Miền.

C. Cấp Tỉnh hay Thị xã :

1. Trưởng Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã có phận sự điều động toàn ban, thi hành chỉ thị của trung ương, điều khiển và kiểm soát các GÐPT trong Tỉnh hay Thị xã.

2. Thành lập các GÐPT mới trong Tỉnh hay Thị xã.

3. Tổ chức các trại huấn luyện HT Sơ cấp, Cấp I, Cấp II và Ðội, Chúng Trưởng hay trại liên Gia Ðình trong Tỉnh hay Thị xã.

4. Là ban viên trong Ban đại diện Giáo hội Phật giáo cấp Tỉnh hay Thị xã.

5. Báo cáo sinh hoạt hàng tháng lên Ban Ðại Diện Phật Giáo cấp Tỉnh hay Thị xã, Ban Ðại Diện GÐPT Miền và Ban Hướng Dẫn Trung Ương GÐPT Việt Nam.

D. Cấp Gia Ðình:

1. Gia Trưởng :

a. Vị này là một Cư sĩ từ 30 tuổi trở lên, có uy tín trong Ban Ðại Diện Giáo Hội ở cấp Xã, Phường, Chi hay Khuôn và hiểu biết về GÐPT, do Ban Huynh Trưởng mời và được sự đồng ý của Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã.

b. Nếu Liên Ðoàn Trưởng từ 30 tuổi trở lên có đủ tư cách và uy tín với Ban Ðại Diện Giáo Hội cấp Xã, Phường, Chi hay Khuôn, có thể kiêm chức Gia-Trưởng.

c. Thâu nhận Ðoàn sinh mới vào Gia Ðình.

2. Liên Ðoàn Trưởng :

a. Ðiều động Ban Huynh trưởng.

b. Thi hành chỉ thị của Ban Hướng Dẫn Tỉnh.

c. Tổ chức các lớp Huấn Luyện Ðội , Chúng và Ðàn Trưởng trong Gia Ðình để chuẩn bị dự các lớp huấn luyện của Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã.

d. Tổ chức các cuộc lễ, trại, triển lãm, văn nghệ và công tác xã hội thuộc phạm vi Gia Ðình có sự đồng ý của Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã.

e. Báo cáo sinh hoạt hàng tháng cho Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã.

3. Ðoàn Trưởng :

a. Thi hành quyết nghị của Ban huynh Trưởng, điều động và điều khiển Ðoàn của mình với sự trợ tá của Ðoàn Phó.

b. Hoạch định chương trình tu học và hoạt động hàng tháng, hàng tuần cho Ðoàn.

c. Tổ chức Trại và du ngoạn của Ðoàn (có sự chấp thuận của Liên Ðoàn Trưởng).

d. Chịu trách nhiệm với Liên Ðoàn Trưởng.

4. Ðội Trưởng, Chúng Trưởng, Ðàn Trưởng :

a. Thi hành quyết định của Ðoàn Trưởng, điều khiển Ðội, Chúng, Ðàn của mình với sự trợ tá của Ðội, Chúng, Ðàn Phó.

b. Soạn thảo chương trình sinh hoạt hàng tuần của Ðội, Chúng, Ðàn (dựa theo chương trình của Ðoàn)

c. Chịu trách nhiệm với Ðoàn Trưởng.

Ðiều 8 : Danh Hiệu Gia Ðình

Danh hiệu Gia Ðình Phật Tử được Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã chấp thuận.

Ðiều 9 : Ðại Hội

A. Cấp Trung Ương:

Cứ hai (2) năm một lần có Ðại Hội Gia Ðình Phật Tử toàn quốc để bầu lại Ban Hướng Dẫn Trung Ương. Ngày Ðại Hội phải được tổ chức chậm nhất là một (1) tháng trước đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

B. Cấp Tỉnh hay Thị xã :

1. Hàng năm có đại hội thường niên để kiểm điểm sinh hoạt các Gia Ðình Phật Tử trong năm qua, dự thảo chương trình hoạt động chung cho các Gia Ðình trong năm tới. Cứ hai (2) năm bầu Ban Hướng Dẫn mới để chuẩn bị tham dự Ðại Hội Gia Ðình Phật Tử toàn quốc.

2. Ðại Hội GÐPT Tỉnh hay Thị xã phải được tổ chức chậm nhất là một (1) tháng trước đại hội GÐPT toàn quốc.

C. Cấp Gia Ðình :

1. Mỗi tháng Ban Huynh trưởng của Gia Ðình họp một lần để kiểm điểm công việc của Gia Ðình trong tháng và hoạch định chương trình hoạt động cho tháng tới.

2. Mỗi tam cá nguyệt (thay buổi họp hàng tháng), Ban Huynh Trưởng họp một lần để kiểm điểm công việc và hoạch định chương trình sinh hoạt cho tam cá nguyệt tới.

3. Mỗi năm (thay buổi họp hàng tháng và tam cá nguyệt) có một buổi họp thường niên của Ban Huynh Trưởng Gia Ðình. Buổi họp này có thể tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Gia Ðình.

Ðiều 10 :Tài Chánh

Quỹ của Gia Ðình gồm những khoản sau đây :

– Tiền trợ cấp của các ban đại diện liên hệ theo hệ thống ngang của Giáo Hội.

– Tiền trợ phí của Ðoàn viên.

– Tiền thu được do tổ chức các cuộc vui và các phương tiện họp pháp khác để gây quỹ.

Phân bổ :

1. Gia Ðình mỗi năm phải phụ nạp cho Ban Hướng Dẫn Tỉnh 400 đồng. Số tiền nầy có thể gửi làm hai kỳ.

2. Ban Hướng Dẫn Tỉnh mỗi năm phải phụ nạp cho Ban Hướng Dẫn Trung Ương 1.000 đồng, trước tháng sáu mỗi năm.

3. Miền: Chi phí của Ban Ðõi Diện Miền do Ban Hướng Dẫn Trung Ương đài thọ.

Chương Thứ Ba

Huy Hiệu – Bài Ca Chính Thức – Ðồng Phục

Ðiều 11 :Huy Hiệu

Huy hiệu chính thức của Gia Ðình Phật Tử là Hoa Sen Trắng, tám (08) cánh, trên nền tròn xanh lá mạ, viền trắng.

Ðiều 12 :

A. Bài Ca Chính Thức:

Bài Hoa Sen Trắng là bài ca chính thức của Gia Ðình Phật Tử.

B. Cấp Hiệu và Huy Hiệu :

Các cấp hiệu và huy hiệu cùng một thể thức do Ban Hướng Dẫn Trung Ương ấn định và phát hành.

C. Chào :

Ấn Cát Tường chỉ áp dụng khi mặc đồng phục GÐPT (bàn tay mặt ngửa về phía trước, đưa ngang vai, cánh ngoài thẳng dọc với ngón cái giữ lấy ngón đeo nhẫn).

Ðiều 13 : Ðồng Phục

a. Nam Phật Tử và Thiếu Nam : Sơ-mi lam tay cụt, hai túi và cầu vai. Quần sọt xanh nước biển, hai túi sau. Nón lá hay mũ Phật tử (tuỳ theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Ðoàn).

b. Nữ Phật Tử và Thiếu Nữ : Áo dài lam, quần trắng (khi đi trại nên có trại phục).

c .Nam Oanh Vũ : Sơ-mi lam tay cụt, có cầu vai. Quần sọt màu xanh nước biển, hai túi sau, có dây treo. Mũ bê rê hay mũ rộng vành màu xanh nước biển chóp tròn (tùy theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Ðoàn).

d. Nữ Oanh Vũ : Sơ-mi lam tay cụt phồng. Váy màu xanh nước biển. Mũ hay nón (tùy theo địa phương, nhưng cốt cho đồng nhất trong một Ðoàn).

Ðồng phục và Huy hiệu trên chỉ được dùng trong những ngày lễ của Hội, của Gia Ðình, trong những buổi cắm trại và buổi họp.

Chương Thứ Tư

Ðiều Kiện Thành Lập Gia Ðình Phật Tử – Khuôn Dấu – Giải Tán – Gia Nhập Gia Ðình Phật Tử

Ðiều 14: Ðiều Kiện Thành Lập Gia Ðình Phật Tử

Khác với hệ thống tổ chức của Tổng Vụ Cư Sĩ, Gia Ðình Phật Tử tại các thôn, ấp, xã, khóm, phường, quận có thể tuỳ nghi thành lập không phân biệt khu vực. Ðoàn quán đặt nơi nào thì liên lạc theo hệ thống ngang với Ban Ðại Diện Giáo Hội sở tại. Mỗi Gia Ðình Phật Tử phải có ít nhất là hai (2) Huynh Trưởng đã dự lớp Huấn luyện mới được thành lập.

A. Trong trường hợp đã có một Ban Hướng Dẫn Tỉnh thì :

a. Phải có giấy ủy quyền của Ban Hướng Dẫn Tỉnh.

b. Sau sáu (6) tháng hoạt động điều hòa mới được Ban Hướng Dẫn Tỉnh chính thức thừa nhận.

B. Trong trường hợp chưa có Ban Hướng Dẫn Tỉnh :

a. Phải có giấy ủy quyền của Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

b. Phải trình giấy ủy nhiệm nầy cho Ban Ðại Diện Giáo Hội sở tại.

c. Gia Ðình Phật Tử đã thành lập đúng theo Ðiều 6 mục D về cấp Gia Ðình, Ban Huynh trưởng phải báo cáo cho Ban Ðại Diện Giáo Hội sở tại và Ban Hướng Dẫn Trung Ương biết. Sau sáu (6) tháng sinh hoạt điều hòa, mới được Ban Hướng Dẫn Trung Ương chính thức thừa nhận.

Ðiều 15 :Khuôn Dấu

Chỉ có năm (05) cấp có khuôn dấu mà thôi: Trung Ương – Miền – Tỉnh – Quận và Gia Ðình.

Kiểu và khuôn dấu cho mỗi cấp do Ban Hướng Dẫn Trung Ương định.

Ðiều 16 :Ðiều Kiện Gia Nhập

1. Muốn gia nhập Gia Ðình, phải có đơn của phụ huynh xin Gia Trưởng (có mẫu in sẵn ở Gia Ðình). Nếu là một Nam Phật Tử hay Nữ Phật Tử (tuổi từ 18 trở lên) thì đơn xin gia nhập phải có 2 Ðoàn viên giới thiệu.

2. Sau Ba (3) tháng sinh hoạt liên tục, nếu được Ðoàn Trưởng xác nhận đủ điều kiện, Ðoàn sinh mới được làm lễ phát nguyện và được Ban Huynh Trưởng công nhận là Ðoàn Sinh chính thức của Gia Ðình.

Ðiều 17 :Kỷ Luật

A. Huynh Trưởng :

Huynh Trưởng phạm kỷ luật sẽ chiếu Quy Chế Huynh Trưởng thi hành.

B. Ðoàn Sinh :

– Không đi họp luôn ba (03) buổi liên tiếp và không có giấy phép.

– Làm tổn thương đến thanh danh Gia Ðình Phật Tứ thì không còn mang danh nghĩa Ðoàn sinh nữa.

1. Quyết định cho nghỉ hoạt động tạm thời hay vĩnh viễn là do Gia Trưởng với sự chấp thuận của 2/3 Huynh Trưởng trong Ban Huynh Trưởng.

2. Riêng danh sách các Ðoàn sinh đã bị cho nghỉ vĩnh viễn, phải được thông báo cho Ban Hướng Dẫn Tỉnh để chỉ thị cho các Gia Ðình Phật Tử trong Tỉnh không được thu nhận.

3. Ðoàn sinh đã mất danh nghĩa thì không được quyền đòi hỏi một điều kiện bồi thường nào cả.

Ðiều 18 :Ngưng Hoạt Ðộng – Giải Tán

A. Ngưng Hoạt Ðộng:

1. Mọi sự ngưng hoạt động của một Gia Ðình Phật Tử trong Tỉnh phải được hai phần ba (2/3) số Huynh Trưởng biểu quyết với sự thoả thuận của Ban Hướng Dẫn Tỉnh.

2. Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Tỉnh phải được hai phần ba (2/3) số Huynh trưởng Tỉnh biểu quyết với sư chấp thuận của Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

3. Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Trung Ương phải do Ðại Hội Huynh Trưởng toàn quốc quyết định với sự phê chuâ/n của Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

B. Giải Tán :

a. Những Gia Ðình Phật Tử không sinh hoạt đúng Nội Quy của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam thì sẽ do Ban Hướng Dẫn Tỉnh quyết định cho tạm ngưng hoạt động hay giải tán sau khi điều tra và lập báo cáo gởi về Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

b. Muốn giải tán Ban Hướng Dẫn Tỉnh chỉ có Ban Hướng Dẫn Trung Ương mới có quyền giải tán mà thôi.

Ban Ðại Diện Giáo Hội cấp Tỉnh có quyền đề nghị giải tán Ban Hướng Dẫn Tỉnh với những lý do xác đáng kèm theo tài liệu đầy đủ và quyền quyết định tối hậu vẫn do ban Hướng Dẫn Trung Ương.

c. Những Gia Ðình hay Ban Hướng Dẫn bị giải tán, các vật dụng và tài chánh đều phải giao lại cho cấp trên của mình theo hệ thống dọc.

Chương Thứ Năm

Sửa Ðổi Nội Quy

Ðiều 19 :Sửa Ðổi Nội Quy

Mọi sự sửa đổi Nội Quy này phải do Ðại Hội Huynh Trưởng toàn quốc quyết định và được Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất phê chuẩn.

Làm tại Sàigòn, ngày 21 tháng 5 Phật lịch 2508 (30-6-1964)

Tu chỉnh tại Sàigòn, ngày 25 tháng 6 Phật lịch 2511 (01-08-1967)

BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG

Bản ban hành đầu tiên năm 1964

…..

Sau Giấc Mơ, Gia Đình Cô Đã Quy Y Cửa Phật

Tôi có một người bạn hay đi làm từ thiện tại các vùng miền núi Tây Bắc, Đông Bắc. Bạn tôi mỗi lần đi về đều kể cho tôi nghe những mẫu chuyện, những điều hay – lạ trong cuộc sống sinh hoạt và văn hóa vùng miền cho tôi nghe.

Bạn tôi kể rằng, tháng 01 năm 2023, chúng tôi có chuyến đi tình nguyện trên tỉnh Điện Biên, lúc về tình cờ ghé vào quán cô Khuyên (người Dân tộc Thái) ở Bản Cò Nỏng thuộc xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Sau vài câu hỏi thăm xã giao, chúng tôi định chào cô rồi đi tìm chỗ ngủ qua đêm, thấy chúng tôi hơi mệt cô hỏi:

Các cháu ở lại ăn cơm tối với nhà cô, rồi tối ở đây sáng mai về! Chúng tôi lúc đó e ngại, cô liền bảo.

Các cháu cứ ở lại đây sáng mai về sớm, giờ trời sắp tối đi đường giờ này rừng núi vắng người nguy hiểm lắm.

Nhìn cô cởi mở như vậy, chúng tôi nhìn nhau:

Dạ! cháu cảm ơn cô ạ.

Buổi tối hôm đó, hai chúng tôi ăn cơm tối cùng gia đình cô, cô thấy chúng tôi đeo vòng hạt cô hỏi chúng tôi, các cháu theo đạo Phật à.

Dạ, con cũng có tìm hiểu cô ạ.

Rồi cô kể câu chuyện gia đình cô, câu chuyện khiến chúng tôi ngồi im lặng mà lắng nghe chăm chú từng câu, từng chữ.

Cô tâm sự, hồi cô mới lấy chồng cuộc sống khó khăn, cô cũng buôn bán đủ nghề để trang trải cuộc sống. Dần dần cũng có chút vốn để làm ăn, lúc đó cô buôn bán cá, gà, vịt (đủ các loại). Cũng cạnh tranh với người ta để bán được hàng, mỗi khi nhìn thấy người ta bán được, mình chạnh lòng, đố kỵ… có lúc thì cân non cho khách.

Cô bảo, lúc đó suy nghĩ làm sao để bán được hàng với số tiền lời thu về nhiều là mừng, tối về ngủ ngon, còn hôm nào ế thì cơm cũng không muốn ăn!

Dần dần tích góp, có ít vốn cô mở cửa hàng bán cơm, bán phở. Hàng ngày giết hàng chục con gà, cá…chưa kể là thực phẩm mua sẵn.

Bán được một thời gian thì chú Thủ (chồng cô Khuyên) ốm nặng, tiền thuốc thang cho chú cũng nhiều mà bệnh thì không đỡ, đi khám thì không tìm ra bệnh gì. Cô càng ngày càng buồn, đêm nằm ngủ khóc thầm, than vãn, cầu mong cho chú khỏe mạnh.

Một hôm cô nằm mộng thấy có một vị tu hành đến bên cạnh và nói với cô: Con đừng buồn, đây là nghiệp mà gia đình con phải trả, thầy và con đã có duyên từ kiếp trước.

Con kiếp trước xuất gia ở trong chùa, vì lúc ở chùa con khởi lên tâm tham – sân – si, sau khi chết đọa vào địa ngục, rồi làm kiếp súc sinh, kiếp này con sinh ra trên mảnh đất hẻo lánh, khiến con không nghe được Phật pháp. Đấy là nhân quả!

Nghe xong, cô liền bảo: Thế giờ con phải làm sao thưa thầy?

(…)

Nghe xong cô cảm thất tâm nhẹ nhàng, trong lòng có một cảm giác hạnh phúc kỳ lạ.

Rồi thầy cầm trên tay một cái Mõ, còn tay kia thầy cầm một ít Bạc. Thầy bảo, con hãy chọn đi.

Dạ! thưa thầy, cuộc sống con trước đây vốn nghèo khó, khi lập gia đình hai bàn tay trắng do vợ chồng cần mẫn làm ăn, tích góp đến khi có tiền thì chồng con ốm nặng, sức khỏe ngày một yếu, trong tâm con lúc nào cũng bất an, lo sợ không dám nói với chồng….bây giờ con chỉ mong chồng khỏe mạnh, làm việc đủ sống qua ngày là được thưa thầy.

Thầy cho con chọn Mõ!

Thầy mĩm cười, gật đầu hài lòng, rồi bảo:

Con thỉnh một bức ảnh Phật A Di Đà về treo ở nơi sạch sẽ, sang trọng. Sáng tối sám hối trước ban Phật và tụng danh hiệu Phật A Di Đà. Con ăn năn, sám hối thì chồng con sẽ nhanh khỏi bệnh. Nói xong thầy mĩm cười, biến mất.”

Cô gọi mấy tiếng. Thầy ơi, thầy, thầy cho con theo thầy…

Bất chợt tỉnh dậy, hóa ra mình đang nằm mơ, trong giấc mơ cô nhớ rất rõ từng chi tiết.

Sáng dậy, cô kể lại toàn bộ giấc mơ cho chồng, chồng cô nửa ngờ, nửa tin, vì ở vùng này làm gì có ngôi chùa nào, từ nhỏ đến lớn cũng chưa nhìn thấy vị tu hành nào. Cách nhà cô 70 km lên thành phố mới có chùa, mà vợ chồng cô cũng chưa đến chùa lần nào.

Ít hôm sau cô đi tìm đến một vị sư, cô kể giấc mơ của mình cho thầy nghe và thầy đã hướng dẫn cô sáng tối sám hối và tụng niệm danh hiệu A Di Đà Phật.

Về sau cô tập ăn chay trường, nghe theo lời thầy sáng tối tụng kinh sám hối và Niệm danh hiệu Phật A Di Đà.

Cô bảo, ở khu vực miền núi này không có một gia đình nào biết đến Phật pháp cả. Khi bà con đến mua đồ, cô mở băng đĩa lên họ chăm chú xem, khi cô cho xem ảnh Phật A Di Đà, họ nhìn chứ không biết Phật là gì cả!

Gia đình cô không còn bán quán ăn từ đó nữa, chuyển sang bán hàng tạp hóa. Không lâu sau, chú khỏe mạnh, khiến vợ chồng cô càng tin tưởng. Cảm nhận được sự kỳ diệu của Phật pháp, cô mua băng đĩa tặng cho người thân của mình.

Nói về ước mơ của cô, cô bảo:

Sau nay có tiền, đủ nhân duyên cô sẽ xây một ngôi chùa nhỏ ở mảnh đất này cho bà con hàng ngày đến nghe Pháp.

Nghe cô nói mà chúng tôi thấy xấu hổ vô cùng, vì chúng tôi chưa bao giờ khởi được tâm như vậy.

Tâm Đạt – phatgiao.org.vn

Mẫu Bản Cam Kết Bảo Vệ Gia Đình Của Hộ Gia Đình

Bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ nhân dân, từng hộ gia đình. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, tế bào có khỏe mới hình thành nên một xã hội khỏe. Hôm nay, AloGuru sẽ cung cấp bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình để giúp gia đình bạn trở thành một tế bào khỏe mạnh.

1/ Luật bảo vệ môi trường của hộ gia đình

Luật hóa các quy định bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình đã hướng dẫn các hộ gia đình tham gia công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực. Điều 53, Luật Bảo vệ môi trườn năm 2005 quy định rõ: Hộ gia đình có trách nhiệm thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải; Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh…

Và việc thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường như trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống của không chỉ hộ gia đình và với toàn xã hội. Đồng thời, là một trong những tiêu chí gia đình văn hóa.

Đơn cử như vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải. Hiện nay, ô nhiễm môi trường do rác thải có ở khắp nơi, từ các đô thị lớn cho đến vùng nông thôn xa xôi. Khi từng gia đình đều thực hiện tốt việc thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xử lý rác thải tại địa phương và góp phần giữ gìn môi trường cảnh quan khu dân cư được sạch đẹp.

2/ Mẫu bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình

Để hỗ trợ việc thực hiện đúng với quy định pháp luật. AloGuru đã chuẩn bị sẵn bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình để bạn dễ dàng sử dụng bằng cách tải về máy.

– Mẫu bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình

Theo Điều 53, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định như sau:

1. Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây:

– Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường.

2. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí gia đình văn hóa.

– Tiết kiệm: là giảm việc sử dụng bao bì, khi có thể nên mua đồ dùng có khối lượng lớn để dùng dần (bột giặt, dầu gội đầu,…) vừa rẻ vừa ít bao bì. Hạn chế mua các sản phẩm có bao bì cầu kỳ và nhiều, vì khi đóng gói đã phải tiêu thụ nhiều nguyên, nhiên liệu, khi in cũng thải ra nhiều chất nguy hiểm và khi đốt rác sẽ sinh ra các chất độc hại cho môi trường và con người. Nên mua các sản phẩm được bao gói hay đựng trong những bao bì có thể tái sinh được, các loại sản phẩm có bao bì dễ tiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần, sẽ tiết kiệm nguyên liệu lấy từ thiên nhiên. Sử dụng cả 2 mặt giấy khi photocppy, viết và in. Cố gắng dùng các loại giấy tái sinh nhằm hạn chế chặt hạ cây để làm giấy mới. Nên đem theo dụng cụ đựng hàng hóa (giỏ, túi xách, ….) thay cho việc dùng giấy, bịch nilong khi đi chợ, mua sắm, vừa tiết kiệm vừa giảm rác thải.

Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hợp vệ sinh thực hiện theo quy định tại Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Về Ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Những việc làm trên vừa đơn giản sẽ góp phần tích cực trong việc giảm thiểu lượng rác thải, nước thải; đồng thời, phát huy được trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, góp phần gìn giữ tài nguyên tại địa phương.

Chia sẻ bài viết

Mẫu Đơn Tố Cáo Bạo Hành Gia Đình

Căn cứ theo quy định tại (Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007), khi phát hiện người có hành vi bạo hành gia đình, ngườ tố cáo phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý, giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Đơn tố cáo bao gồm những nội dung sau:

Ngày, tháng, năm làm đơn tố cáo

Tên đơn tố cáo (Đơn tố cáo Đ/v Hành vi bạo hành gia đình)

Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Tên, địa chỉ cư trú của người tố cáo

Tên, địa chỉ cư trú của người bị tố cáo

Trình bày nội dung tố cáo (nêu lý do, dẫn chứng hành vi bạo hành của người bị tố cáo xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình)

Yêu cầu giải quyết tố cáo

Ký tên ghi rõ họ tên người tố cáo

Tài liệu, chứng cứ kèm theo (hình ảnh, clip bị bạo hành,…)

Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo bạo hành gia đình được xác định tại (Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007).

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo).

Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành của người bị tố cáo (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình).

Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào (điểm, khoản, điều của Luật chống bạo hành gia đình 2007 chẳng hạn như chồng đánh bạc đánh đập vợ, chửi bới vàbôi nhọ vợ con,…)

Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương tinh thần, vật chất,…) và chứng minh thiệt hại (giấy khám bệnh của bệnh viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…)

Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.