Mẫu Đơn Xin Khiếu Nại Đất Đai / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Cách Viết Đơn Khiếu Nại Đất Đai

Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại bằng một trong hai hình thức: Đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, cụ thể:

– Khiếu nại bằng đơn:

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:

+ Ngày, tháng, năm khiếu nại;

+ Tên, địa chỉ của người khiếu nại;

+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;

+ Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.

Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

– Khiếu nại trực tiếp:

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như hình thức khiếu nại bằng đơn.

Hướng dẫn viết đơn khiếu nại đất đai

Ví dụ:

Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện

Mẫu đơn khiếu nại đất đai:

Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

Về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Kính gửi: Chủ tịch UBND huyện LY.

Tên tôi là: Nguyễn Quang H Sinh ngày 06 tháng 8 năm 1988.

Thường trú tại: Xã PT, huyện LY, tỉnh B.

Số CMND/hộ chiếu: 060 xxx 180 Ngày và nơi cấp: Công an tỉnh B.

Khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND huyện LY.

Nội dung, lý do khiếu nại:

Ngày 08/6/2018 gia đình tôi và ông Bùi Tiến K xảy ra tranh chấp ranh giới thửa đất, sau khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã PT nhưng không thống nhất được phương án giải quyết. Sau đó tôi gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND huyện LY. Tuy nhiên, khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi và ông K thì tôi không đồng ý với quyết định đó vì:

– Thửa đất mà gia đình tôi đang sử dụng có tranh chấp với ông Bùi Tiến K là nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Nguyễn Văn C (có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay lập năm 2006 và bằng khoán điền thổ).

– Mặt khác, thửa đất của ông Bùi Tiến K không có giấy tờ về quyền sử dụng đất cũng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quyết định diện tích đất tranh chấp thuộc về ông Bùi Tiến K.

Yêu cầu giải quyết khiếu nại:

Qua kết quả giải quyết tranh chấp và quy định của Luật Đất đai, tôi thấy chưa phù hợp, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi nên tôi có yêu cầu:

– Đề ghị thẩm tra, xác minh diện tích, ranh giới thửa đất của gia đình tôi và ông Bùi Tiến K theo đúng quy định của Luật Đất đai.

Tôi cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Mong quý cơ quan xem xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.

Xin chân thành cảm ơn.

Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn khiếu nại đất đai

1. Tên đơn khiếu nại

Tùy từng quyết định, hành vi hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại mà có cách viết khác nhau:

Ví dụ:

– Khiếu nại quyết định không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất UBND cấp huyện, sẽ ghi là:

ĐƠN KHIẾU NẠI về việc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

– Khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Tuy có đủ điều kiện, hồ sơ cấp giấy chứng nhận, thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ và có Phiếu tiếp nhận và trả kết quả khi nộp hồ sơ nhưng quá 30 ngày làm việc nhưng Văn phòng đăng ký đất đai không cấp giấy chứng nhận thì sẽ ghi là:

ĐƠN KHIẾU NẠI Về việc chậm giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Kính gửi: Tên người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai.

3. Nội dung, lý do khiếu nại

– Nêu tóm tắt sự việc xảy ra, ngắn gọn, đủ tình tiết trong đó phải nêu rõ quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan, người có thẩm quyền mà người khiếu nại có căn cứ cho là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

4. Nêu yêu cầu giải quyết khiếu nại:

– Đề ghị thẩm tra, xác minh (có thể giới thiệu tài liệu, chứng cứ, chứng minh).

Khắc Niệm

Mẫu Đơn Khiếu Nại Yêu Cầu Giải Quyết Tranh Chấp Về Đất Đai Chính Xác

Mẫu đơn khiếu nại về đất đai? Mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai? Thẩm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp về đất đai? Tranh chấp về đất đai có phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã?

Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được tư vấn – hỗ trợ!

Thực tế hiện nay, số lượng các vụ việc tranh chấp đất đai không phải con số nhỏ, thậm chí không giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng. Trong khi đó, vấn đề này lại càng nóng hơn bao giờ hết nhất là khi các vụ việc về tranh chấp đất đai lại thường kéo dài và phức tạp. Vậy để giải quyết các vướng mắc trong đất đai cần làm gì? Khiếu nại, khởi kiện,… Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu về tranh chấp đất đai và thủ tục khiếu nại đất đai là rất cần thiết. Trong bài viết này, Luật Dương gia xin cung cấp mẫu đơn khiếu nại về tranh chấp đất đai và hướng dẫn cách viết đơn sao cho hợp lệ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi: (1) ……

Họ và tên.(2) ………………. Giới tính: Nam/Nữ

Sinh năm: …………….

Địa chỉ thường trú (hoặc địa chỉ tạm trú): ……

Đối tượng bị khiếu nại (3): ……

Nội dung vụ việc: (4)

1. Tóm tắt nội dung vụ việc: vấn đề đang xảy ra với đất đai từ thời điểm, sự kiện, chủ thể thực hiện ……………………………………

2. Những quyền và lợi ích hợp pháp đang bị xâm phạm: (thiệt hại đối với các bên) ……

3. Chứng minh sự thiệt hại: (đất đai bị xâm lấn, tranh chấp quyền sử dụng…) ………….

4. Yêu cầu, kiến nghị: (Thu hồi, hủy bỏ Quyết định hành chính, bồi thường thiệt hại nếu có) ……

* Tài liệu, chứng cứ gửi kèm:

CÁCH VIẾT ĐƠN KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI:

(1): Tên, chức vụ người có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan giải quyết.

(2): Trường hợp là cá nhân, phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, các thông tin cá nhân khác. Trường hợp là tổ chức, ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức.

+ Nếu là quyết định hành chính, ghi rõ cơ quan ra quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, số quyết định. Ví dụ: Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định xử phạt hành chính, Quyết định cưỡng chế,….

+ Nếu là về hành vi hành chính: ghi rõ họ tên, địa chỉ người thực hiện hành vi hành chính. Ví dụ: Hành vi không giải quyết khiếu nại, không tiếp công dân, không tiếp nhận hồ sơ,…

(4) Nội dung vụ việc: ghi rõ ràng, ngắn gọn, trung thực về vụ việc, và những quyền lợi bị xâm phạm. Từng thời điểm, mốc thời gian và sự kiện diễn ra cụ thể.

(5): Cam kết của người viết đơn: Trình bày đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước nội dung trình bày.

– Người viết đơn phải ký, ghi rõ họ tên, không được sao chụp chữ ký hoặc sử dụng chữ ký photo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(V/v : Giải quyết tranh chấp đất đai tại thửa đất/căn nhà địa chỉ ………….)

Kính gửi: UBND Xã/Phường………quận/Huyện…….Tỉnh/Thành phố……….

Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): …

Số CMTND/Hộ chiếu/ Căn cước công dân: ……. do ……….. cấp ngày ………….

Xin trình bày vụ việc như sau:

Vì vậy, tôi/chúng tôi làm đơn này kính mong UBND Xã/Phường………quận/Huyện…….Tỉnh/Thành phố………. xử lý hành vi………. của ông (bà) để trả lại cho tôi/chúng tôi……… quyền và lợi ích hợp pháp như Nhà Nước đã công nhận QSDĐ hợp pháp của tôi.

Tôi gửi kèm theo đơn:

+ GCNQSDĐ số…………. ngày… tháng …năm…;

+ Bản đồ hồ sơ kỹ thuật thửa đất;

+ Giấy tờ khác nếu có./.

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng giải quyết, tôi xin chân thành cảm ơn!

3. Thẩm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp về đất đai

Dân số ngày càng đông, nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn. Chính vì thế kéo theo một hiện tượng pháp lý đó là các tranh chấp đất đai ngày càng nhiều và trở lên phổ biến. Khi quyền và lợi ích của bạn về đất đai bị xâm phạm bạn cần làm gì? làm như thế nào để đòi lại quyền lợi của mình.

4. Tranh chấp về đất đai có phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã?

Gia đình tôi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phía sau nhà tôi là đất thổ cư và đất vườn tạp giáp với mặt đường Quốc lộ, nhưng do không đi từ đường quốc lộ vào nhà mà đi theo đường xóm từ trước, vào những năm 1990 có hộ gia đình mua đất bên cạnh nhà tôi và đã lấn chiếm một phần góc vườn nhà tôi rồi xây lên một quán nhỏ, gia đình tôi đã có ý kiến nhưng cơ sở xóm lúc đỏ giải quyết vẫn công nhận khu đất đó thuộc quyền sở hữu của nhà lấn chiếm. (Hiện tại theo bản đồ quán đó và một phần đất nhà tôi thuộc hành lang cầu), từ năm 2014 đến nay, gia đình đó lại tiếp tục cơi nới đổ đất tràn cả sang phần đất trống của nhà tôi để mở rộng quán, gia đình tôi đã làm đơn yêu cầu giải quyết nhưng vẫn chưa xong, vậy tôi muốn hỏi bây giờ gia đình tôi muốn đòi lại khu đất gia đình kia lấn chiếm làm quán có được không và gia đình tôi có vi phạm đất hành lang cầu không. (Vì nguồn gốc đất đai do ông nội để lại, chưa từng được đền bù hiện tại nhà tôi đang trồng chuối không xây dựng bất cứ công trình nào), thủ tục hồ sơ kiện nếu địa phương không hòa giải được và yêu cầu gia đình nhà kia tháo dỡ?

Gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều này có nghĩa là gia đình bạn có quyền sử dụng, khai thác phần đất trong diện tích giấy chứng nhận theo đúng mục đích và theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

Lấn đất được hiểu và việc ngừi đang sử dụng đất tự dịch chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích tích đất. Còn chiếm đất là hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc sử dụng đất do nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo thông tin bạn cung cấp, đất nhà bạn đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng nhà hàng xóm lấn chiếm một phần góc vườn nhà bạn rồi xây lên một quán nhỏ, gia đình bạn đã có ý kiến nhưng cơ sở xóm lúc đỏ giải quyết vẫn công nhận khu đất đó thuộc quyền sở hữu của nhà lấn chiếm. Từ năm 2014 đến nay, gia đình đó lại tiếp tục cơi nới đổ đất tràn cả sang phần đất trống của nhà bạn để mở rộng quán. Trong trường hợp này, nếu có căn cứ về việc gia đình có hành vi vi phạm bạn có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai.Ở đây, theo Điều 202 Luật đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Theo đó, đầu tiên bạn làm đơn gửi ra Ủy ban nhân dân cấp xã để được hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thời gian giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Nếu đã thực hiện hòa giải tại ủy ban nhân dân xã nhưng không hòa giải được thì làm đơn khởi kiện căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 như sau:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”

Như vậy, trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Bên cạnh đó, theo quy định của khoản 3, Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Do đó, khi quyền sử dụng đất của gia đình bạn bị xâm phạm thì gia đình bạn vẫn có quyền khởi kiện mà không phụ thuộc vào thời hiệu còn hay hết. Về hồ sơ khởi kiện thì bạn chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện. Nội dung của đơn được quy định tại khoản 4, Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Bạn phải nộp thêm bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của gia đình bạn.

– Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…;

– Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà bạn. Kèm theo đó, bạn phải nộp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thùy Linh

Mẫu Đơn Khiếu Nại Mới Nhất

Mẫu đơn khiếu nại mới nhất

Đơn khiếu nại

…, ngày… tháng … năm……. ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi: ……………… (1)

Họ và tên người khiếu nại: ……………………………………………………………..;

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………(2);

Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân….., ngày cấp ……… nơi cấp: ……. (3).

Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại: ……………………………………..;

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………(4);

Khiếu nại về việc: ……………………………………………………………………..(5);

Nội dung khiếu nại: ……………………………………………………………………(6).

(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có).

Hướng dẫn viết đơn khiếu nại

– (1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

– (2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:

– Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;

– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.

(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giày tờ tùy thân.

(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.

(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).

(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rỏ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.

Download Mẫu Đơn Xin Khiếu Nại Có Hướng Dẫn (Mẫu Đơn)

Mẫu đơn xin khiếu nại (có hướng dẫn) là một biểu mẫu được tổng thanh tra nhà nước đưa ra để các công dân, cá nhân, tổ chức… gửi khiếu nại của mình tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Mẫu đơn xin khiếu nại có hướng dẫn là mẫu đơn khiếu nại được sử dụng khi các công dân có vấn đề nào đó cần làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị được giải quyết khi quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, các bạn có thể lưu lại ngay mẫu đơn khiếu nại này về sử dụng và tìm hiểu cách viết đơn khiếu nại chi tiết và chính xác nhất để được tiếp nhận xử lý theo đúng quy định.

Download Mẫu đơn xin khiếu nại có hướng dẫn

Mẫu đơn xin khiếu nại có hướng dẫn này còn có các hướng dẫn cụ thể giúp các công dân, cá nhân… dễ hiểu, dễ viết, đề cập được nguyện vọng của mình, các phần của đơn xin khiếu nại bao gồm tên người khiếu nại, đối tượng bị khiếu nại, nội dung khiếu nại, tóm tắt vụ việc khiếu nại, những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, quá trình khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại, những yêu cầu của người khiếu nại, cam kết của người khiếu nại….