Mẫu Đơn Xin Việc Làm Và Sơ Yếu Lý Lịch / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

【Full Skill】Cách Viết Mẫu Sơ Yếu Lý Lịch Xin Việc Làm

Cùng với đơn xin việc thì Sơ Yếu Lý Lịch Tự Thuật là một phần của hồ sơ xin việc làm, bản kê khai lý lịch của bản thân như: tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha, tên mẹ và những thông tin khác như quá trình học tập, làm việc… giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên . Và dưới đây, chefjob.vn sẽ hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc làm mà bạn có thể tham khảo. Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật phổ biến thường dùng trong hồ sơ xin việc – Ảnh: Internet

Sơ yếu lý lịch gồm những gì

Một mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật đầy đủ sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Ảnh 4×6

Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, số CMND, dân tộc,…

Thành phần bản thân hiện nay: trình độ văn hóa, chuyên môn, ngày kết nạp Đảng, tình trạng sức khỏe, cấp bậc, lương,…

Hoàn cảnh gia đình: họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp của bố, mẹ, vợ/ chồng, anh-chị-em ruột…

Quá trình học tập của bản thân: làm công tác gì? ở đâu và giữ chức vụ gì?

Khen thưởng – kỷ luật

Lời cam đoan

Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương

Sơ yếu lý lịch khác với CV ở chỗ nào

Nếu CV xin việc tập trung vào bằng cấp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc để thể hiện năng lực còn sơ yếu lý lịch tự thuật lại bao quát toàn bộ thông tin về nhân thân, tình trạng hôn nhân, quá trình công tác theo trình tự thời gian của ứng viên. Sơ yếu lý lịch giống như một bản cam kết về con người, giúp nhà tuyển dụng thấu hiểu toàn diện ứng viên hơn.

So với CV, sơ yếu lý lịch dài và phức tạp hơn nên nếu không cẩn thận, nhiều ứng viên sẽ rất dễ viết sai. Chính vì thế, ứng viên cần hiểu rõ các nội dung và cách viết để có được bản sơ yếu lý lịch chỉn chu, phù hợp nhất. Nhất là học sinh, sinh viên mới ra trường.

Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch xin việc làm chuẩn

Họ tên, ngày tháng năm sinh

Họ tên, ngày tháng năm sinh phải viết đúng với chứng minh nhân dân, riêng họ tên cần viết in hoa.

Phần địa chỉ

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay phải viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) theo đúng số hộ khẩu.

Nơi ở hiện tại phải viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

Nguyên quán là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ, trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ).

Dân tộc

Đa số là dân tộc Kinh, nếu là dân tộc khác thì viết tên dân tộc gốc của bản thân. Nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài.

Tôn giáo

Ghi rõ đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo… ghi cả chức sắc trong tôn giáo (nếu có), không theo đạo nào thì ghi Không.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất

Điền thông tin về thành phần của gia đình bạn theo đúng quy định của pháp luật, có thể là cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, viên chức hay công chức.

Thành phần bản thân gia đình hiện nay

Gia đình bạn thuộc thành phần nào sẽ điền thông tin vào đó như công nhân, công chức, viên chức…

Trình độ văn hóa

Viết rõ thông tin 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.

Trình độ ngoại ngữ

Ghi cụ thể các văn bằng có liên quan tới trình độ ngoại ngữ chẳng hạn như đại học Anh Ngữ, Pháp Ngữ hay Nga Ngữ.

Ngày kết nạp Đảng

Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam/ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp.

Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn

Đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì thì viết theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.

Cấp bậc

Theo ngạch chuyên viên, kỹ thuật viên, quản lý, giám đốc,… (nếu có)

Lương chính hiện nay

Ghi rõ mức lương hiện tại của mình vào. Lưu ý lương ở đây khác hoàn toàn với CV (ở CV là mức lương mong muốn)

Ngày nhập ngũ QĐNDVN (TNXP)

Ngày nhập ngũ QĐNDVN(TNXP), ngày xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày, tháng, năm nhập ngũ, xuất ngũ và lý do xuất ngũ.

Hoàn cảnh gia đình

Cần khai Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột của bản thân, vợ (chồng), con cái. Viết rõ các thông tin sau: Họ và tên, năm sinh, quê quán; chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế của từng người.

Quá trình hoạt động của bản thân:

Tóm tắt quá khứ từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội, đi học ở đâu, đi làm ở đâu, giữ chức vụ gì.

Khen thưởng/ Kỷ luật

Viết rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng/ tháng năm, lý so sai phạm, hình thức kỷ luật.

Những thông tin từ sơ yếu lý lịch rất quan trọng, giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về ứng viên – Ảnh: Internet

Để tránh tình trạng viết sai, bạn nên tải mẫu sơ yếu lý lịch và chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ như hộ khẩu, chứng minh thư (của bạn và của bố mẹ đẻ, chồng/vợ, giấy khai sinh của con đẻ nếu có, thẻ Đảng viên/ Đoàn viên, bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ nếu có) để nhìn và điền theo những thông tin trên đó. Bạn cũng có thể điền trực tiếp vào mẫu sơ yếu lý lịch online, sau đó in ra và đem đi công chứng.

Lưu ý quan trọng khi viết sơ yếu lý lịch xin việc làm

Muốn có được bản sơ yếu lý lịch chỉn chu, đẹp mắt để ghi điểm với nhà tuyển dụng, bạn cần ghi nhớ những điều sau:

Súc tích, thông tin hợp lý và cần thiết.

Đầy đủ những thông tin quan trọng.

Nhất quán trong kiểu chữ, phông chữ, màu mực, không tẩy xóa trong sơ yếu.

Mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Việt

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Họ và tên: Nam, nữ: Sinh ngày tháng năm Nơi ở đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay:

Chứng minh thư nhân dân số: Nơi cấp: Ngày tháng năm Số Điện thoại liên hệ: Nhà riêng Di động Khi cần báo tin cho ai? ở đâu?:

Họ và tên: Bí danh: Tên thường gọi: Sinh ngày tháng năm Tại: Nguyên quán:

Nơi đăng ký thường trú hiện nay:

Dân tộc: Tôn giáo: Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp)

Thành phần bản thân hiện nay: Trình độ văn hoá: Ngoại ngữ: Trình độ chuyên môn: Loại hình đào tạo: Chuyên ngành đào tạo: Kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam ngày tháng năm Nơi kết nạp: Ngày vào Đoàn TNCSHCM ngày tháng năm Nơi kết nạp: Tình hình sức khoẻ: Cao Cân nặng: kg Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: Cấp bậc: Lương chính hiện nay: Ngày nhập ngũ: Ngày xuất ngũ: Lý do:

HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH

Họ và tên bố: Tuổi: Nghề nghiệp Trước cách mạng Tháng 8 làm gì? Ở đâu? Trong kháng chiến chống thực dân Pháp làm gì? Ở đâu? Từ năm 1955 đến nay làm gì? Ở đâu? (Ghi rõ tên cơ quan, xí nghiệp hiện nay đang làm)

Họ và tên mẹ: Tuổi: Nghề nghiệp Trước cách mạng Tháng 8 làm gì? Ở đâu? Trong kháng chiến chống thực dân Pháp làm gì? Ở đâu? Từ năm 1955 đến nay làm gì? Ở đâu? (Ghi rõ tên cơ quan, xí nghiệp hiện nay đang làm)

HỌ VÀ TÊN ANH CHỊ EM RUỘT

(Ghi rõ tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp và trình độ chính trị của từng người)

Họ và tên vợ hoặc chồng: Tuổi: Nghề nghiệp: Nơi làm việc: Chỗ ở hiện nay: Họ và tên các con: 1) Tuổi: Nghề nghiệp: 2) Tuổi: Nghề nghiệp: 3) Tuổi: Nghề nghiệp: 4) Tuổi: Nghề nghiệp: 5) Tuổi: Nghề nghiệp:

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN

Từ tháng năm đến tháng năm Làm công tác gì? Ở đâu? Giữ chức vụ gì?

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Khen thưởng: Kỷ luật:

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực và chịu trách nhiệm về những lời khai đó. Nếu sau này cơ quan có thẩm quyền phát hiện vấn đề gì không đúng. Tôi xin chấp hành biện pháp xử lý theo quy định./.

……………, ngày……tháng……năm……

Xác nhận của Thủ trưởng Cơ quan, Người khai ký tên Xí nghiệp, Chủ tịch UBND Xã, Phường

Mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Anh

Đối với người nước ngoài, người ta sẽ không phân chia rõ sơ yếu lý lịch và CV như tại Việt Nam. Đó là lý do tại sao ứng viên gửi hồ sơ đến các doanh nghiệp nước ngoài, sơ yếu lý lịch cũng chính là CV. Trong đó sẽ có các nội dung:

Contact information: Thông tin liên lạc để nhà tuyển dụng liên hệ khi cần trao đổi, gồm địa chỉ cư ngụ, số điện thoại, email…

Work experience:Kinh nghiệm làm việc chứng thực năng lực với nhà tuyển dụng. Bạn nên thể hiện rõ bản thân đã trải qua các vị trí nào, ở đâu, thời gian bao lâu, dự án nổi bật…

Objective: Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong sự nghiệp của bạn.

Skills: Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm khác để đáp ứng công việc.

Education: Trình độ học vấn, thể hiện cơ sở nền tảng chuyên môn của bạn.

Mẫu sơ yếu lý lịch 2c

Sơ yếu lý lịch 2c được sử dụng cho các cán bộ và công chức Nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành để tiến hành các thủ tục hành chính hoặc ứng tuyển vào các vị trí công chức tại các cơ quan Nhà nước. Chính bởi đặc thù có yêu cầu nghiêm ngặt về hình thức cũng như các thông tin cá nhân nên bạn không thể tự viết hoặc soạn thảo theo các mẫu sơ yếu lý lịch 2c trên Internet mà chỉ có thể download rồi điền vào các form sơ yếu lý lịch có sẵn. Hiện nay, mẫu sơ yếu lý lịch 2c mới nhất do Bộ Nội vụ ban hành mà bạn có thể sử dụng là sơ yếu lý lịch mẫu 2c/tctw, bạn có thể tải mẫu sơ yếu lý lịch mẫu 2c tctw-98 về nhé

Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không? và xác nhận ở đâu?

Sơ yếu lý lịch bắt buộc phải được công chứng bởi các cơ quan có thẩm quyền. Để chứng thực sơ yếu lý lịch, bạn phải đến Ủy ban nhân dân xã/ phường – nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Nếu sơ yếu lý lịch của bạn là bản sao thì bạn có thể đến bất kỳ Ủy ban nhân dân xã/ phường nào nơi bạn đang cư trú để xác nhận.

Chứng thực/Công chứng sơ yếu lý lịch cần những gì

Khi công chứng sơ yếu lí lịch bạn cần mang theo các giấy tờ sau:

Bản chính (hoặc bản sao có chứng thực) Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) còn giá trị sử dụng.

Văn bản, giấy tờ mà bạn có ký tên.

Công chứng sơ yếu lý lịch ở văn phòng công chứng được không?

Bạn hoàn toàn có thể công chứng sơ yếu lý lịch tại văn phòng công chứng hoặc nơi xã/phường mà bạn tạm trú. Tuy nhiên tôi khuyên bạn là nên đi công chứng tại ủy ban nhân dân xã là tốt nhất vì giá nó rẻ hơn rất nhiều lần

Sơ yếu lý lịch có cần dán ảnh không

Sơ yếu lý lịch không được dán ảnh 3×4 và bắt buộc phải là ảnh 4×6 và phải tuân thủ các quy định sau

Kích thước ảnh đúng yêu cầu.

Ảnh nhìn rõ mặt và phải là ảnh hồ sơ.

Không có các cảnh vật khác trong ảnh ngoài mặt bạn.

Không photo shop quá nhiều, đặc biệt là tẩy xóa các nét đặc biệt để nhận diện trên khuôn mặt.

Ảnh không được rửa trơn vì khi đóng dấu xác nhận của các cơ quan chức năng không in được lên ảnh.

Thời hạn của sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch, chứng minh thư photo, bằng cấp (chứng chỉ) photo có dấu xác nhận của xã, phường, địa phương. Theo nghị định 23/2015/NĐ-CP của nhà nước Việt Nam: “Tất cả các bản sao được chứng thực từ bản gốc có giá trị giống như bản gốc trong các giao dịch. Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào về thời hạn sử dụng các bản sao y này nên được hiểu là vô hạn”

Dù xin việc vị trí nhân viên Phụ bếp, Lễ tân hay các cấp Quản lý nhà hàng, khách sạn… thì sơ yếu lý lịch tự thuật là yêu cầu căn bản trong hồ sơ ứng tuyển. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm được cách viết sơ yếu lý lịch xin việc chuẩn để hoàn thành mẫu đơn xin việc của mình một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp. Ngoài ra, để tăng khả năng thành công khi xin việc các bạn hãy xem thêm bài viết hướng dẫn viết mẫu đơn xin việc của chefjob nhé

Điểm Khác Biệt Của Đơn Xin Việc Và Sơ Yếu Lý Lịch

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay trên con đường tìm kiếm việc làm cho bạn thân nhưng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc luôn nhầm lẫn đơn xin việc và sơ yếu lý lịch với nhau. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chức năng của chúng và thấy được điểm khác biệt ngay tại bài viết này.

1. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch khác nhau về khái niệm

Sơ yếu lý lịch và đơn xin việc là hai thuật ngữ có khái niệm được định nghĩa khác nhau, như sau:

+ Đơn xin việc là một giấy tờ được người lao động viết để thể hiện mong muốn của bản thân ứng tuyển vào công việc nào đó. Đơn xin việc nó cũng giống với một “bức tâm thư” thể hiện rõ về quan điểm của bản thân và mong muốn ứng tuyển thành công. Đặc biệt thông qua đơn xin việc còn thể hiện việc bạn ứng tuyển này là tự nguyện, sau khi thấy thiết thức và kỹ năng của bản thân mình phù hợp với những yêu cầu mà công ty đặt ra, bạn viết đơn xin việc bày tỏ nguyện vọng muốn ứng tuyển của bạn.

2. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch khác nhau về nội dung

Không chỉ khác nhau trong khái niệm nội dung trong đơn xin việc, cũng như sơ yếu lý lịch hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:

Trong đơn xin việc thì sẽ đề cập đến các nội gồm như:

+ Trong phần mở đầu đơn xin việc, ứng viên sẽ đề cập đến việc giới thiệu sơ bộ về bản thân mình kèm theo vị trí mong muốn được ứng tuyển tại công ty.

+ Trong phần chính thì ứng viên cần đưa ra lý do hay những điểm mạnh của bản thân để khẳng định bạn phù hợp với công việc và có sức thuyết phục tốt nhất để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.

+ Trong phần cuối của đơn xin việc, các ứng viên thường bày tỏ mong muốn được làm việc tại công ty và sớm được tham gia vòng phỏng vấn của công ty, kèm theo đó là một lời cảm ơn chân thần để tạo cái nhìn thiện cảm của nhà tuyển dụng với bạn.

Còn trong sơ yếu lý lịch đảm bảo những nội dung cần kê khai như sau:

+ Ảnh chân dung cá nhân, có kích thước 4X6.

+ Thông tin cá nhân cần cung cấp và kê khai như họ và tên, giới tính ứng viên, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú, dân tộc, số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước, trình độ học vấn, ngày vào đẳng, quá trình học tập,..

+ Thông tin về quan hệ gia đình như bố mẹ, vợ chồng, anh chị e ruột trong gia đình.

+ Thông tin về quá trình học tập và làm việc của ứng viên

+ Thông tin về những khen thưởng đạt được và những kỷ luật mắc phải.

+ Đưa ra lời cam kết toàn bộ là sự thật đối với các thông tin được đưa ra trong bản sơ yếu lý lịch.

+ Cuối cùng là chữ ký của bản thân, chữ ký của chính quyền địa phương kèm với con dấu pháp lý.

3. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch khác nhau trong cách trình bày

Cách trình bày của một bản sơ yếu lý lịch tự thuật và một đơn xin việc là hoàn toàn khác nhau. Nếu đơn xin việc cần viết ngắn gọn và tối đa trong 1 trang giấy thì đơn xin việc lại cần trình bày chính xác, cụ thể và chi tiết toàn bộ những nội dung được đề cập ở trên, sơ yếu lý lịch thường có độ dài khoảng 4 mặt giấy A4.

Điểm khác nhau trong cách trình bày nữa đó là đơn xin việc bạn có thể lựa chọn đánh máy hoặc viết tay, nhưng đối với sơ yếu lý lịch bạn cần phải sử dụng mấy đúng chuẩn có sẵn và điền bằng tay những thông tin cần thiết để được xác nhận cụ thể.

Sơ yếu lý lịch và đơn xin việc còn khác nhau trong cách trình bày đó chính là việc thể hiện bản thân. Đơn xin việc là cách bạn bày tỏ mong muốn của bản thân với nhà tuyển dụng nên bạn có thể nói đến bất kỳ những thông tin nào bạn cho là thuyết phục tốt nhất với nhà tuyển dụng và tính xác thực không cao. Trong khi đó, sơ yếu lý lịch cần có con dấu xác nhận của địa phương nên mọi thông tin được ghi đều cần chính xác tuyệt đối và không có sự gian dối trong quá trình viết sơ yếu lý lịch này.

4. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch khác nhau về ý nghĩa

Mục đích sử dụng nhiều người nghĩ giống nhau để phục vụ cho ứng viên trong việc tìm và ứng tuyển việc làm theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, tuy nhiên thì chúng mang những ý nghĩa và thể hiện chức năng riêng của mình như sau:

Đơn xin việc thể hiện mong muốn ứng tuyển của bản thân với công ty, thể hiện và phô diễn những thế mạnh, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng mà ứng viên có nhằm thuyết phục tốt nhất với nhà tuyển dụng lựa chọn bạn trước nhiều ứng viên khác hiện nay.

Trong khi đó sơ yếu lý lịch mang chức năng cung cấp thông tin để nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về bạn và những những mối quan hệ về người thân trong gia đình. Đặc biệt sơ yếu lý lịch không chỉ dùng trong hồ sơ xin việc mà khi bạn nộp hồ sơ tuyển sinh vào trường đại học hay nhiều trường hợp khác hiện nay đề sử dụng sơ yếu lịch lịch để trích ngang và sơ lược về lý lịch của bạn.

5. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch cũng có những điểm chung

Ngoài những điểm khác nhau ở trên thì đơn xin việc và sơ yếu lý lịch cũng có những điểm giống nhau như:

Thứ nhất, đều là một trong những giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ của ứng viên, chỉ cần thiếu 1 trong 2 giấy tờ này bạn sẽ được nhà tuyển dụng yêu cầu bổ sung hoặc nhiều nhà tuyển dụng khó tính có thể loại bỏ ngay bộ hồ sơ xin việc của bạn.

Thứ hai, đều cung cấp các thông tin cần thiết về bản thân ứng viên cho nhà tuyển dụng được hiểu và nắm rõ hơn về ứng viên của mình.

Thứ ba, giống nhau khi trình bày đó là không được phép sai chỉnh tả, gạch xóa để thể hiện sự tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng.

Thứ tư, cả sơ yếu lý lịch và đơn xin việc khi gửi đến nhà tuyển dụng có thể lựa chọn 1 trong hai hình thức đó là gửi trực tiếp bản giấy hoặc gửi kèm trong email xin việc với file mềm.

Thứ năm, đây đều là những giấy tờ giúp ứng viên có thể thành công ứng tuyển vào vị trí công việc mong muốn.

Đơn Xin Việc Là Gì, Cv Xin Việc, Sơ Yếu Lý Lịch

Để tìm việc làm các ứng viên bắt buộc phải có đơn xin việc hay cv xin việc

Cách viết đơn xin việc chuyên nghiệp, chuẩn nhất

Trong một bộ hồ sơ xin việc bao giờ cũng kèm theo đơn xin việc,trình bày học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, địa chỉ liên hệ và nguyện vọng được ứng tuyển vào công ty của người xin việc. Không giống như sơ yếu lý lịch hay thư giới thiệu sử dụng các từ ngữ “khoa trương” để trình bày các thông tin quan trọng, điểm mạnh của các ứng viên, đơn xin việc yêu cầu các thông tin, sử dụng từ ngữ phải chính xác và phải thực tế.

Cấu trúc một đơn xin việc bao gồm 3 phần: mở đầu, phần giữa và phần kết thúc. Trong đó phần mở đầu giới thiệu thông tin bản thân, tên tuổi, địa chỉ và thông tin liên hệ. Phần đầu CV xin việc luôn là phần mà nhà tuyển dụng quan tâm nhiều nhất, do vậy bạn cần biết được nên đưa những gì trong phần đầu CV xin việc để cố gắng dành thời gian xây dựng một cách thật hòan chỉnh.

Phần giữa trình bày lý do, học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí tuyển dụng của công ty. Phần này nên bổ sung cả thông tin, số điện thoại liên hệ của người quản lý cũ để tăng thêm độ tin cậy cho nhà tuyển dụng. Cuối cùng phần kết bày tỏ nguyện vọng mong muốn được tham gia buổi phỏng vấn và gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng.

Một lưu ý nhỏ là đơn xin việc phải có chữ ký của người xin việc để xác nhận tất cả nội dung trình bày là hoàn toàn chính xác. Ngoài ra đừng quên trình bày các thông tin, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email cho nhà tuyển dụng để tiện liên lạc cho quá trình mời tham gia phỏng vấn.

Làm thế nào để viết đơn xin việc ấn tượng nhất?

Đơn xin việc cũng có nội dung khá giống với cv xin việc, tùy vào nhu cầu của nhà tuyển dụng mà chúng ta có thể nộp đơn xin việc hay cv xin việc. Dù là đơn xin việc hay cv xin việc trong quá trình hoàn thiện và nộp chúng ta cần phải tuân thủ theo yêu cầu về nội dung và trình tự nhất định, có như vậy mới được nhà tuyển dụng đánh giá cao và bạn có được cơ hội làm việc mà mình mong muốn.

[Bật Mí] Điểm Khác Biệt Của Đơn Xin Việc Và Sơ Yếu Lý Lịch

Sơ yếu lý lịch và đơn xin việc là hai thuật ngữ có khái niệm được định nghĩa khác nhau, như sau:

+ Đơn xin việc là một giấy tờ được người lao động viết để thể hiện mong muốn của bản thân ứng tuyển vào công việc nào đó. Đơn xin việc nó cũng giống với một “bức tâm thư” thể hiện rõ về quan điểm của bản thân và mong muốn ứng tuyển thành công. Đặc biệt thông qua đơn xin việc còn thể hiện việc bạn ứng tuyển này là tự nguyện, sau khi thấy thiết thức và kỹ năng của bản thân mình phù hợp với những yêu cầu mà công ty đặt ra, bạn viết đơn xin việc bày tỏ nguyện vọng muốn ứng tuyển của bạn.

+ Sơ yếu lý lịch là một tờ khai tự thuật của cá nhân, trong đó đầy đủ và tổng quan về thông tin liên quan đến ứng viên, không chỉ là thông tin cá nhân mà còn cần kê khai thông tin về người thân. Đặc biệt sơ yếu lý lịch cần có dấu xác nhận từ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, thì sơ yếu lý lịch không phải là CV xin việc như nhiều người vẫn lầm tưởng. sơ yếu lý lịch đầy đủ thông tin hơn về bạn và mang tính chất cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng, một trong những giấy tờ hành chính để nhân sự công ty lưu giữ thông tin của nhân viên.

Xem thêm: “Nhân viên” tiếng Anh là gì? Phân biệt ngay nhân viên trong tiếng anh

2. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch khác nhau về nội dung

Không chỉ khác nhau trong khái niệm nội dung trong đơn xin việc, cũng như sơ yếu lý lịch hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:

Trong đơn xin việc thì sẽ đề cập đến các nội gồm như:

+ Trong phần mở đầu đơn xin việc, ứng viên sẽ đề cập đến việc giới thiệu sơ bộ về bản thân mình kèm theo vị trí mong muốn được ứng tuyển tại công ty.

+ Trong phần chính thì ứng viên cần đưa ra lý do hay những điểm mạnh của bản thân để khẳng định bạn phù hợp với công việc và có sức thuyết phục tốt nhất để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.

+ Trong phần cuối của đơn xin việc, các ứng viên thường bày tỏ mong muốn được làm việc tại công ty và sớm được tham gia vòng phỏng vấn của công ty, kèm theo đó là một lời cảm ơn chân thần để tạo cái nhìn thiện cảm của nhà tuyển dụng với bạn.

Còn trong sơ yếu lý lịch đảm bảo những nội dung cần kê khai như sau:

+ Ảnh chân dung cá nhân, có kích thước 4X6.

+ Thông tin cá nhân cần cung cấp và kê khai như họ và tên, giới tính ứng viên, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú, dân tộc, số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước, trình độ học vấn, ngày vào đẳng, quá trình học tập,..

+ Thông tin về quan hệ gia đình như bố mẹ, vợ chồng, anh chị e ruột trong gia đình.

+ Thông tin về quá trình học tập và làm việc của ứng viên

+ Thông tin về những khen thưởng đạt được và những kỷ luật mắc phải.

+ Đưa ra lời cam kết toàn bộ là sự thật đối với các thông tin được đưa ra trong bản sơ yếu lý lịch.

+ Cuối cùng là chữ ký của bản thân, chữ ký của chính quyền địa phương kèm với con dấu pháp lý.

Xem thêm: “Lý do nghỉ việc trong CV” – cách ghi hoàn hảo nhất cho bạn

3. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch khác nhau trong cách trình bày

Cách trình bày của một bản sơ yếu lý lịch tự thuật và một đơn xin việc là hoàn toàn khác nhau. Nếu đơn xin việc cần viết ngắn gọn và tối đa trong 1 trang giấy thì đơn xin việc lại cần trình bày chính xác, cụ thể và chi tiết toàn bộ những nội dung được đề cập ở trên, sơ yếu lý lịch thường có độ dài khoảng 4 mặt giấy A4.

Điểm khác nhau trong cách trình bày nữa đó là đơn xin việc bạn có thể lựa chọn đánh máy hoặc viết tay, nhưng đối với sơ yếu lý lịch bạn cần phải sử dụng mấy đúng chuẩn có sẵn và điền bằng tay những thông tin cần thiết để được xác nhận cụ thể.

Sơ yếu lý lịch và đơn xin việc còn khác nhau trong cách trình bày đó chính là việc thể hiện bản thân. Đơn xin việc là cách bạn bày tỏ mong muốn của bản thân với nhà tuyển dụng nên bạn có thể nói đến bất kỳ những thông tin nào bạn cho là thuyết phục tốt nhất với nhà tuyển dụng và tính xác thực không cao. Trong khi đó, sơ yếu lý lịch cần có con dấu xác nhận của địa phương nên mọi thông tin được ghi đều cần chính xác tuyệt đối và không có sự gian dối trong quá trình viết sơ yếu lý lịch này.

Xem thêm: “Kỹ thuật viên” tiếng anh là gì? Technicians và Engineers?

4. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch khác nhau về ý nghĩa

Mục đích sử dụng nhiều người nghĩ giống nhau để phục vụ cho ứng viên trong việc tìm và ứng tuyển việc làm theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, tuy nhiên thì chúng mang những ý nghĩa và thể hiện chức năng riêng của mình như sau:

Đơn xin việc thể hiện mong muốn ứng tuyển của bản thân với công ty, thể hiện và phô diễn những thế mạnh, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng mà ứng viên có nhằm thuyết phục tốt nhất với nhà tuyển dụng lựa chọn bạn trước nhiều ứng viên khác hiện nay.

Trong khi đó sơ yếu lý lịch mang chức năng cung cấp thông tin để nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về bạn và những những mối quan hệ về người thân trong gia đình. Đặc biệt sơ yếu lý lịch không chỉ dùng trong hồ sơ xin việc mà khi bạn nộp hồ sơ tuyển sinh vào trường đại học hay nhiều trường hợp khác hiện nay đề sử dụng sơ yếu lịch lịch để trích ngang và sơ lược về lý lịch của bạn.

Xem thêm: ​Đằng sau câu hỏi: Ngành Quản lý đất đai ra làm gì?

5. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch cũng có những điểm chung

Ngoài những điểm khác nhau ở trên thì đơn xin việc và sơ yếu lý lịch cũng có những điểm giống nhau như:

Thứ nhất, đều là một trong những giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ của ứng viên, chỉ cần thiếu 1 trong 2 giấy tờ này bạn sẽ được nhà tuyển dụng yêu cầu bổ sung hoặc nhiều nhà tuyển dụng khó tính có thể loại bỏ ngay bộ hồ sơ xin việc của bạn.

Thứ hai, đều cung cấp các thông tin cần thiết về bản thân ứng viên cho nhà tuyển dụng được hiểu và nắm rõ hơn về ứng viên của mình.

Thứ ba, giống nhau khi trình bày đó là không được phép sai chỉnh tả, gạch xóa để thể hiện sự tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng.

Thứ tư, cả sơ yếu lý lịch và đơn xin việc khi gửi đến nhà tuyển dụng có thể lựa chọn 1 trong hai hình thức đó là gửi trực tiếp bản giấy hoặc gửi kèm trong email xin việc với file mềm.

Thứ năm, đây đều là những giấy tờ giúp ứng viên có thể thành công ứng tuyển vào vị trí công việc mong muốn.

Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết này giúp bạn hiểu được điểm giống và khác nhau giữa đơn xin việc và sơ yếu lý lịch. Hy vọng với các thông tin đưa chia sẻ này bạn không chỉ phần biết biết được chúng mà còn biết cách để tạo mẫu đơn xin việc, mẫu sơ yếu lý lịch đúng chuẩn gửi đến nhà tuyển dụng. Chúc bạn sẽ sớm tìm được việc làm và thành công khi có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân về sơ yếu lý lịch và đơn xin việc để gửi đến nhà tuyển dụng hiện nay.