Mẫu Đơn Xin Xác Nhận Anh Chị Em Ruột / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Mẫu Đơn Xin Xác Nhận Anh Em Ruột.

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đ ƠN XIN XÁC NHẬN

(V/v: xác nhận anh chị em ruột)

Hà Nội, ngày……tháng 10 năm 2023.

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường:

Tôi tên là:

Sinh năm:

Chứng minh nhân dân số: chúng tôi ……………cấp ngày ……………

Hiện đang cư trú tại: ……………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

Tôi xin xác nhận về việc như sau:

Tôi có em trai ruột:

Họ tên:

Sinh năm:

Chứng minh nhân dân số:………………….. do…………….. cấp ngày……………

Hiện đang cư trú tại:………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Do chúng tôi bị mất hết giấy khai sinh nên không thể chứng minh được mối quan hệ. Vậy, tôi xin được quý cơ quan xác nhận tôi và ………………….là anh em ruột, là con trai của ông…………………….. và bà……………………………..

Cư trú tại:………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………….

Tôi cam kết những điều trên đều là sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xin xác nhận trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan!

Xác nhận của UBND Người làm đơn MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI Hotline: 1900 63 62 59 FB: Luatsuthanhdat Zalo : 0385665148 Địa chỉ: CS1 CS2 Xin chân thành cảm ơn! : Số 84 ngõ 592 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội : Phòng 1936, tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Tiến Trình Hồ Sơ Bảo Lãnh Anh Chị Em Ruột Định Cư Mỹ

Bảo lãnh anh chị em ruột là chương trình bảo lãnh thuộc diện F (Family). Hiện tại chương trình bảo lãnh anh chị em ruột sang Mỹ vẫn đang được chính phủ Mỹ thực hiện đối với các hồ sơ tại Việt Nam. Chương trình được biết đến với cách khác là bảo lãnh diện F4.

Mở hồ sơ bảo lãnh

Để nộp đơn bảo lãnh cho anh chị em, công dân Mỹ cần phải chứng minh mối quan hệ của họ là anh chị em, cách đơn giản nhất là dùng giấy khai sinh để chứng minh có cùng cha cùng mẹ hoặc cùng cha hoặc cùng mẹ.

Hồ sơ cần thiết để nộp đơn bảo lãnh anh chị em ruột đi Mỹ cho sở di trú bao gồm :

– Đơn I-130

– Bản sao hộ chiếu và bằng quốc tịch của người có quốc tịch Mỹ

– Bản sao giấy khai sinh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh

– Bản sao giấy xác nhận đổi tên nếu có

Sau khi đã hoàn thành hồ sơ bảo lãnh và nhận được sự chấp thuận của Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) hồ sơ của bạn sẽ được chuyển đến Trung tâm thị thực NVC.

Hoàn thành hồ sơ gửi đến NVC

– Mẫu đơn DS-260

– Chứng minh nhân dân của người được bảo lãnh

– Hộ khẩu

– Giấy khai sinh

– Phiếu lý lịch Tư pháp số 2

– Hồ sơ tiền án, tiền sự nếu có

– Hộ chiếu có hiệu lực ít nhất 8 tháng sau ngày cấp thị thực

– Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ anh chị em giữa hai bên: Sổ hộ khẩu cũ, học bạ cũ, hình ảnh cũ, giấy chứng sinh của bệnh viện, …

– 4 ảnh chụp 5×5

– Tất cả các giấy tờ cần được dịch thuật công chứng sang tiếng Anh

– Hoàn thành đủ các giấy tờ cần thiết

Ngoài các giấy tờ trên một điều quan trọng nữa là bạn cần hoàn thành hồ sơ bảo trợ tài chính của mình. Người bảo lãnh phải chứng minh được rằng họ đủ khả năng để lo cho người được bảo lãnh và chắc chắn người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội. Nếu các bằng chứng chứng minh tài chính của bạn càng đáng tin cậy thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Phỏng vấn tại lãnh sự quán Mỹ

Sau khi hoàn thành hồ sơ lên NVC và nhận được kết quả phỏng vấn. Tại giai đoạn này Người được bảo lãnh sẽ nhận được thư mời phỏng vấn trong vòng 1-3 tháng, NVC sẽ gửi thư hẹn phỏng vấn cho đương đơn, nêu rõ ngày giờ và hướng dẫn cách tiến hành kiểm tra sức khỏe và bổ sung các giấy tờ cần thiết (nếu cần).

Cả hai bên cũng cần phải luyện tập và tìm hiểu lại một lần nữa các thông tin của hai bên để có thể trả lời rành mạch nhất các câu hỏi mà Lãnh Sự Quán đưa ra. Hai người cần mang theo đầy đủ các giấy tờ chứng minh mối quan hệ anh chị em giữa hai bên là có thật, càng nhiều bằng chứng sẽ khiến cho buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ hơn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các diện visa bảo lãnh đoàn tụ gia đình Mỹ và các diện visa khác, vui lòng liên hệ với BẢO LÃNH ĐI MỸ DIỆN GIA ĐÌNH để được tư vấn miễn phí & hướng dẫn các thủ tục trong tiến trình mở hồ sơ bảo lãnh định cư diện chồng quốc tịch hoặc thường trú nhân bảo lãnh vợ sang Mỹ ( CR1, IR1, F2A, và hôn phu thê định cư Mỹ):

Top Ten Immigration

Địa chỉ: 02 Giải Phóng, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

www.tuvandinhcu.com.vn

Liên hệ: Ms Hân 0901330014

Đơn Xin “Được Yêu”: Tâm Tình Của Anh Chị Em Tân Tòng

Kính gửi: Cha xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hòa Bình

Yêu và được yêu, đó là những khao khát cao đẹp của bao người sống trên trần gian này. Chúng con cũng thế, những kẻ phàm mãi mê tìm kiếm cái sự “yêu” ấy, và rồi chỉ dừng lại ở chừng mực của cái cho và nhận. Chúng con lần mò mãi vẫn không tìm ra được đâu là đích đến cuối cùng của cuộc đời, đâu là tình yêu đích thực và muôn đời không thay đổi?! Những cơn đói, khát cái nước “yêu thương” vượt qua tầm giới ngắn hạn đã nung nấu mãi trong lòng chúng con. Mỗi ngày trôi qua là niềm hy vọng có thể chạm tay vào điều ước ấy lớn lên…

Cho đến một ngày… Chúa đã chọn và tìm gặp chúng con. Tình yêu Thiên Chúa là một món quà vô giá đối với chúng con. Đó là mầu nhiệm, là ơn gọi, là phúc lành cho những ai tìm thấy mà Ngài đã ban tặng.

Chúng con, những người may mắn đã được Chúa chọn để yêu thương và nâng đỡ. Nhưng chúng con nhỏ bé quá làm sao biết được tình Chúa bao la. Những tháng ngày đã mất, phung phí trong những hoan lạc, ngấm chìm trong những hư vô… để rồi không nhận ra đâu là yêu, đâu là thương. Và chúng con mơ hồ rằng tình yêu ấy không hiện hữu và đó là những điều xa xỉ. Cứ thế mà chúng con cứ đi mãi, đi mãi trong một cái vòng hình tròn, không điểm kết.

May thay, Thiên Chúa ở tận trên cao ấy, rất xa chúng con, nhưng cũng chính là Ngài luôn ở bên chúng con, nâng đỡ chúng con từng giây, từng phút. Ngài đã ban cho chúng con tìm gặp lại chính mình, tuy đơn sơ nhưng làm ấm lòng biết bao những con tim đang thổn thức.

Phải chăng, chúng con đã biết yêu thương, đã biết cảm nhận tình yêu Thiên Chúa cao đẹp biết dường nào. Chúng con đã biết vui cười, tâm sự cùng Ngài. Và rằng, chúng con đã khóc, đã cầu bầu rất nhiều cùng với Ngài. Chúng con biết chắc rằng, Ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng con vì Ngài luôn thì thầm bên tai chúng con rằng Ngài sẽ ở cùng chúng con mãi mãi.

Chúng con, những người xa lạ, những “tha nhân” trên cõi đời này, nay đã tìm được thấy được điểm kết của cái vòng tròn lẩn quẩn ấy. Điểm kết ấy là điểm kết hình tim tạo thành “tâm”, một lòng hướng về Thiên Chúa kính mến. Những đứa con lạc đàn nay đã tìm thấy tổ ấm, nơi đó có Cha, có Mẹ, có tình yêu thương.

Mỗi hoàn cảnh, mỗi lý do, mỗi khó khăn và mỗi niềm vui khi tìm gặp nhau trong những tháng ngày qua của chúng con… Nhờ ơn che chở và nâng đỡ của Chúa Thánh Thần mà chúng con và những anh chị em trong gia đình Kitô hữu ngày càng yêu thương nhau như những anh em thực sự. Ngài đã cho chúng con gặp nhau, là anh em, có cùng chí hướng trong tình yêu Thiên Chúa. Nguyện một lòng giữ đạo, gắn chặt đời sống chúng con cùng Thiên Chúa để chúng con có thể yêu và được yêu một cách thực sự, không vụ lợi, toan tính và nhất là “yêu thì phải yêu cho đến cùng”.

Cầu mong trong ngày trọng đại hôm nay, tâm hồn chúng con sẽ được Phục Sinh theo Chúa Giêsu. Tâm và trí hợp nhất, cầu mong cuộc đời chúng con sẽ bước sang trang mới. “Sống đời đẹp Đạo” như những gì Ngài đã trao ban từ buổi sơ khai.

TP.HCM, ngày 24/04/2011 Trong niềm hạnh phúc Nguyện xin cha giúp chúng con gửi lời đến Thiên Chúa

Chúng con

Hoa Kỳ Sẽ Hủy Bảo Lãnh Anh Chị Em Diện F4?

Trong khi Thượng viện Hoa Kỳ tranh cãi sôi nổi dự luật cải tổ di trú, một số tổ chức của người Mỹ gốc Á -Thái Bình Dương vận động để thay đổi một điều khoản mà hầu hết các thượng nghị sĩ làm lơ, đó là điều khoản bãi bỏ bảo lãnh anh chị em và con cái trên 30 tuổi đã lập gia đình.

“Thay đổi này nằm trong đoạn nói về bảo lãnh gia đình, liệt kê ra những diện ưu tiên được bảo lãnh, và phải những ai biết trước đây có những diện nào, thì mới nhận ra rằng dự luật mới đã loại bỏ hai diện đó,” Luật sư Betty Hung, Giám đốc về Chính sách tại Trung tâm Pháp lý người Mỹ gốc Á-Thái Bình Dương (APALC) ở Los Angeles, nói.

Định cư Mỹ diện EB-3 cho cả gia đình AN TOÀN với mức cam kết bồi hoàn 100% của PACOM

Những đối tượng bị cấm và không bị cấm theo sắc lệnh cấm nhập cư của Trump

“Cuộc tranh cãi gần như hoàn toàn xoay quanh những điều khoản áp dụng cho người di dân không giấy tờ,” Pilar Marrero, một nhà báo chuyên về di trú và tác giả cuốn “Killing the American Dream” viết về nhu cầu cải tổ di trú, nhận xét. “Những thay đổi trong hệ thống di trú hợp pháp, hiện nay chưa thấy nói tới nhiều.”

Hoa Kỳ sẽ hủy bảo lãnh diện anh chị em?

Đối với người gốc Á-Thái bình dương, gia đình là chìa khóa thành công. Anh chị em giúp đỡ lẫn nhau, khi mở công việc làm ăn thì nhiều khi anh chị em làm chung, hoặc cho vay mượn vốn. Nếu thành luật, điều này sẽ gây khó khăn cho cộng đồng.”

Chính trong phần ít ai quan tâm đó, có đề nghị loại bỏ bảo lãnh đoàn tụ gia đình diện anh chị em và diện con cái trên 30 tuổi đã lập gia đình.

Bảo lãnh gia đình có hai loại:

Loại thân nhân trực hệ (“immediate relative” gồm vợ chồng, con chưa lập gia đình, …) không bị giới hạn quota tối đa hàng năm

Loại ưu tiên gia đình (“family preference”) có những giới hạn quota hàng năm và nếu hết quota năm nay thì phải chờ sử dụng quota năm sau hoặc sau nữa.

Trong các hạng ưu tiên này, con cái đã lập gia đình hiện nằm trong ưu tiên 3 và anh chị em hiện nằm trong ưu tiên 4.

Ngược lại, dự luật S.744 cũng có một thay đổi có lợi, là vợ con người mang thẻ xanh sẽ được xếp vào loại “immediate relative,” không bị giới hạn số visa và đơn sẽ được giải quyết nhanh hơn. Dự luật này cũng ra lệnh giải quyết toàn bộ hồ sơ bảo lãnh gia đình đang tồn đọng.

Người gốc Á bị ảnh hưởng nặng

Thượng nghị sĩ gốc Á duy nhất, Mazie Hirono, đảng Dân chủ, đại diện Hawaii, đề nghị trả lại hai diện bảo lãnh cho những trường hợp cực kỳ khó khăn (“extreme hardship”) cho phía công dân Hoa Kỳ, nhưng đề nghị này tuy giới hạn vẫn bị Ủy ban Tư pháp bác bỏ. Trong số phiếu chống đề nghị của Thượng nghị sĩ Hirono có cả phiếu cura Thượng nghị sĩ Diane Feinstein, đảng Dân chủ, đại diện California, nơi có rất đông cử tri gốc Á -Thái Bình Dương.

Trong 5 nước nhiều đơn bảo lãnh anh chị em nhất tính tới cuối năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 4 sau Mexico, Ấn Độ, Philippines, và đứng trên Trung Quốc”

Số liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm nay cho thấy trong 5 nước nhiều đơn bảo lãnh con cái đã lập gia đình, ngoài Mexico đứng đầu, cả bốn nước còn lại đều đến từ châu Á hoặc Thái bình dương: Philippines hạng nhì, Việt Nam hạng ba, theo sau là Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong 5 nước nhiều đơn bảo lãnh anh chị em nhất tính tới cuối năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 4 sau Mexico, Ấn Độ, Philippines, và đứng trên Trung Quốc.

Châu Á đứng hạng nhì về bảo lãnh gia đình nói chung, với 1.827.000 đơn sau Bắc Mỹ (bao gồm Canada, Mexico, Trung Mỹ, vùng biển Caribê). Về con số các hồ sơ tồn đọng thì Việt Nam đứng hạng 4 sau Mexico, Philippines, Ấn Độ và trên Trung Quốc.

Trong khi đó, người gốc Á chỉ chiếm 5.6% dân số Hoa Kỳ.

“Đối với người gốc Á-Thái bình dương, gia đình là chìa khóa thành công của chúng tôi ở Hoa Kỳ,” Luật sư Hung phát biểu. “Anh chị em giúp đỡ lẫn nhau, khi chúng tôi mở công việc làm ăn thì nhiều khi anh chị em làm chung, hoặc cho vay mượn vốn. Nếu thành luật, điều này sẽ gây khó khăn cho cộng đồng.”

Thu hút chất xám

Việc dự luật S.744 loại bỏ bớt bảo lãnh gia đình là một phần của cuộc chuyển hướng luật di trú từ coi trọng gia đình, chuyển qua coi trọng kinh tế và dùng hệ thống thang điểm để xét đơn.

“Chuyện này nằm trong đề nghị chung của nhóm Gang of Eight, nên không biết chính xác đến từ ai, nhưng hầu hết giới quan sát cho rằng đề nghị này đến đầu tiên từ phía Cộng hòa và sau đó thỏa hiệp với phía Dân chủ,” nhà báo Marrero nói.

Tranh cãi gần như hoàn toàn xoay quanh những điều khoản áp dụng cho người di dân không giấy tờ. Những thay đổi trong hệ thống di trú hợp pháp, hiện nay chưa thấy nói tới nhiều.”

Luật sư Hung nói cụ thể hơn, “Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, đại diện đảng Cộng hòa tại South Carolina, là người luôn luôn muốn thay di trú theo gia đình bằng di trú để phát triển kinh tế.”

Với mục đích thu hút chất xám, gia tăng số di dân có khả năng làm việc trong những ngành quan trọng, dự luật S.744 lập ra một thang điểm, trong đó quan hệ gia đình nằm chung với các điều kiện khác như bằng cấp, việc làm, tuổi tác, trình độ tiếng Anh, thời gian đã sống ở Mỹ.

Trong một bức thư gởi Ủy ban Tư pháp, hơn 200 tổ chức cộng đồng thiểu số và cả nghiệp đoàn AFL-CIO lớn nhất nước Mỹ, cho rằng không nhất thiết phải như thế.

“Dự luật S.744 khiến hai giá trị quan trọng của Mỹ trở thành đối nghịch – đoàn tụ gia đình và phát triển kinh tế,” bức thư viết. “Hệ thống di trú hợp pháp của chúng ta không phải là một trò chơi bù trừ (zero-sum game); nó có thể dung hòa được cả hai giá trị này.”

Luật sư Hung nói thêm: “Thật sự là người tài nếu biết người ta sẽ được đoàn tụ với anh chị em, khả năng người ta quyết định đi Mỹ sẽ cao hơn. Nếu muốn thu hút người tài thì phải giữ lại các diện đoàn tụ.”

Vận động

APALC và các tổ chức cộng đồng gốc Á đang thúc đẩy việc trả lại hai diện bảo lãnh này. Họ đã gặp các Thượng nghị sĩ, dân biểu để hy vọng thay đổi.

Tại Quận Cam, dân biểu Loretta Sanchez của đảng Dân chủ đã gửi thư kêu gọi Ủy ban Tư pháp Thượng viện phục hồi bảo lãnh anh chị em và con đã lập gia đình trên 30 tuổi, nhưng dân biểu Ed Royce đảng Cộng hòa chưa quyết định. Cả hai đều đại diện vùng đông người gốc Á.

Mặt khác, S.744 cũng chỉ mới là dự luật của phía Thượng viện. Phải có một dự luật cải tổ di trú thông qua ở Hạ viện, rồi hai phía gộp chung lại thành một bản thỏa hiệp, rồi lại biểu quyết ở hai viện, lúc đó mới thành luật.

“Phía Hạ viện hiện chưa chính thức đưa ra đề nghị nào, mặc dầu họ cũng có một nhóm 7 người gọi là Gang of Seven đang thương lượng riêng,” nhà báo Marrera cho biết.

“Sáng nay có tin đồn Hạ viện sẽ công bố dự luật của họ vào tuần tới, nhưng không ai biết trong đó có gì và thuộc dạng nào, một vài cải tổ lẻ tẻ hay một dự luật lớn bao quát.”

Các tổ chức cộng đồng xem đó chính là dịp để vận động.

“Tôi hy vọng cộng đồng sẽ lên tiếng để chống lại việc bãi bỏ hai diện bảo lãnh này,” Luật sư Hung nói.

“Không những vậy, mà còn bảo vệ những điểm tốt trong dự luật, như đưa vợ con người thường trú nhân vào loại thân nhân trực hệ, hay điều khoản giải quyết hết hồ sơ ứ đọng, trong đó Việt Nam đứng hạng 5.”

“Những mối quan hệ gia đình cần được củng cố hơn, chứ không thể bị triệt phá,” Luật sư Hung nói.