Mẫu Thông Báo Mất Hóa Đơn Đầu Ra / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Mẫu Biên Bản Báo Mất Hóa Đơn Đầu Vào Liên 2

Khi phát hiện mất hóa đơn GTGT đầu vào liên 2 nhưng đã kê khai thuế thì: Hai bên phải lập biên bản báo mất hóa đơn liên 2.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -oOo-

BIÊN BẢN BÁO MẤT HOÁ ĐƠN ( GTGT) LIÊN 2 ĐÃ LẬP.

– Căn cứ Nghị định 51/2010/NĐCP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. – Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Hôm nay, ngày 15/9/2016, đại diện hai bên gồm có:

BÊN NHẬN HÓA ĐƠN: Địa chỉ : Điện thoại : MST: Ông (bà): Chức vụ :

BÊN GIAO HÓA ĐƠN: Địa chỉ : Điện thoại : MST: Ông (bà) : Chức vụ :

Hai bên cùng tiến hành lập biên bản để xác nhận việc bên mua mua hàng (bên nhận hóa đơn) đã làm mất bản gốc liên 2 các hóa đơn GTGT đã lập theo chi tiết sau:

Các số hóa đơn bị mất bản gốc (liên 2):

Liên 1 của các hóa đơn trên, bên bán hàng (bên giao hóa đơn) đã thực hiện kê khai thuế trong kỳ báo cáo tháng 6/2016

Chúng tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc mất hóa đơn này. Biên bản này lập thành 02 bản, đơn vị giao hóa đơn giữ 01 bản, đơn vị nhận hóa đơn giữ 01 bản.

Cập Nhật Biên Bản Mất Hóa Đơn Đầu Ra Liên 2 Mới Nhất Hiện Nay

Bên bán phải lập biên bản khi làm mất hóa đơn liên 2.

1. Cách xử lý khi bên bán làm mất hóa đơn liên 2

Theo quy định, hóa đơn giấy khi lập phải có tối thiểu 2 liên và tối đa không vượt quá 9 liên. Trong đó: Liên 1 dùng để lưu; liên 2 dùng để giao cho bên bán; từ liên 3 trở đi sẽ được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Tuy nhiên, riêng các hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có tối thiểu 3 liên, trong đó liên 3 sẽ được lưu tại cơ quan thuế. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2, không có hóa đơn để giao cho khách hàng theo đúng quy định thì cần tiến hành cách xử lý như sau:

Bước 1: Bên bán tiến hành thông báo với cơ quan thuế

Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, làm mất, cháy, hỏng được quy vào hành vi vi phạm về hóa đơn. Do đó, ngay khi khi phát hiện làm mất hóa đơn liên 2 (giao cho khách hàng), bên bán phải tiến hành lập và gửi báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn theo mẫu BC21/AC tới cơ quan thuế trực thuộc. Thời hạn gửi báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn: chậm nhất không quá 05 ngày, tính từ ngày xảy ra việc mất hóa đơn.

Bước 2: Bên bán tiến hành làm việc với bên mua

Sau khi đã gửi thông báo tới cơ quan thuế, bên bán cần phải liên hệ với bên mua và tiến hành các thủ tục giải quyết việc làm mất hóa đơn đầu ra liên 2 như sau: – Bên bán và bên mua cần lập biên bản mất hóa đơn đầu ra liên 2 ghi nhận rõ sự việc này. Nội dung biên bản cũng cần ghi rõ bên bán đã khai và nộp thuế liên 1 vào ngày tháng nào; hai bên ký và ghi rõ họ tên của người đại diện; đóng dấu (nếu có) trên biên bản. – Bên bán thực hiện sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện pháp luật đồng thời đóng dấu trên biên bản sao hóa đơn để giao cho bên mua. Sau khi đã lập xong biên bản thỏa thuận, bên mua hoàn toàn được phép sử dụng hóa đơn liên 1 bản sao, có chữ ký, đóng dấu hợp pháp của bên bán để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Lưu ý rằng: – Cả bên mua và bên bán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. – Khi mất hóa đơn liên 2, bên bán bắt buộc phải tiến hành thông báo với cơ quan thuế (bất kể hóa đơn liên 2 đã lập hay chưa); trường hợp mất hóa đơn liên 2 nhưng hóa đơn đó chưa lập, chưa sử dụng thì hai bên bán mua không phải không cần phải tiến hành lập biên bản thỏa thuận (bỏ qua Bước 2).

2. Mẫu biên bản mất hóa đơn đầu ra liên 2 mới nhất

Mẫu biên bản mất hóa đơn.

3. Quy định xử phạt với trường hợp làm mất hóa đơn đầu ra liên 2

Bên bán bị xử phạt khi làm mất hóa đơn.

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 1, Thông tư số 176/2016/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định xử phạt từ 4-8 triệu đồng đối với các hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, hóa đơn đã lập nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến thời hạn lưu trữ hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Riêng đối với các trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hay do sự cố bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì bên bán khi làm mất hóa đơn sẽ không bị phạt tiền. Tuy nhiên, nếu trường hợp người bán tìm thấy được hóa đơn liên 2 giao cho khách hàng đã mất, thất lạc trước khi cơ qua thuế ban hành quyết định xử phạt thì khi này, bên bán sẽ được miễn phạt tiền. Ngoài ra, trong quy định xử phạt làm mất hóa đơn, bên bán cũng nên lưu ý thêm một số quy định sau: – Nếu trường hợp bên bán làm mất, cháy, hỏng các liên hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ, dù bên bán đã lập hóa đơn khách thay thế cho hóa đơn lập sai, hóa đơn đã xóa bỏ thì bên bán vẫn sẽ bị phạt cảnh cáo theo đúng quy định của cơ quan thuế. – Nếu trường hợp trong cùng thời điểm bên bán thông báo mất nhiều số hóa đơn tới cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế xác định được bên bán cố tình gộp nhiều lần mất để báo cáo thì cơ quan thuế sẽ áp dụng xử phạt theo từng lần mất hóa đơn. Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

Thông tin về Công ty phát triển Công nghệ Thái Sơn Trụ sở chính: 15 Đặng Thùy Trâm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội (024.37545222). Văn phòng chúng tôi 33A Cửu Long, phường 2, Tân Bình, chúng tôi (028.35470355) Văn phòng Bình Dương: B4-08 Cao ốc BICONSI, Bình Dương (0274.3848886) Văn phòng Đồng Nai: 93/75 Đồng Khởi, Tân Phong, TP.Biên Hoà (0251.8871868) Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 4 toà EVNGENCO 2, 143 Xô Viết Nghệ Tĩnh (0236.3868363) Website: https://einvoice.vn/ Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.

Những Lưu Ý Quan Trọng Về Hóa Đơn Đầu Vào, Đầu Ra

Những lưu ý quan trọng về hóa đơn đầu vào, đầu ra. Các bạn học kế toán và đang làm kế toán thì chắc hẳn ai cũng biết về hóa đơn GTGT là chứng từ kế toán rất quan trọng cho dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, chính vì thế mà khi xuất và nhận hóa đơn bạn cần phải kiểm tra kỹ càng những thông tin của cả hai bên. Trung tâm gia sư kế toán trưởng sẽ có một vài lưu ý về hóa đơn đầu ra, đầu vào mà bạn cần quan tâm nếu muốn làm đúng một phần công việc kế toán.

– Riêng hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế GTGT,

– Kế toán cần kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hóa đơn : Tên, địa chỉ, MST của đơn vị mình và hóa đơn không được tẩy xóa… + Thời điểm thanh toán : Người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai vào thuế GTGT và khấu trừ bình thường ( Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng ), trường hợp đến thời hạn quyết toán, thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán phần tiền đã nợ thì phần thuế GTGT này sẽ bị loại ra và không được khấu trừ. + Phương thức thanh toán bù trừ : Dịch vụ/hàng hóa mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa/dịch vụ mua vào hay bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng.

– Sau khi kế toán đã bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng. + Hóa đơn mua cùng trong một ngày: Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay không. + Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần: Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán.

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG VỀ HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO, ĐẦU RA

Thủ Tục Thông Báo Phát Hành Hóa Đơn Lần Đầu Mới Nhất

Theo Do vậy, Áp dụng từ ngày 01/01/2015 Doanh nghiệp thích phát hành bao nhiêu hóa đơn tùy ý. Đó là nội dung được chi tiết tại Điểm C, Khoản 3, Công văn số Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 áp dụng từ ngày 01/06/2014. Đã có rất nhiều doanh nghiệp cảm thấy thủ tục hành chính xác định số lượng hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng để Thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp. Đến nay để giải quyết, giảm bớt các thủ tục hành chính Bộ tài chính ban hành Thông tư 26/2015/T-BTC, trong đó: Bỏ quy định cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng tại Thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp. Công văn số 767/TCT-CS ngày 05/03/2015 của Tổng cục thuế:

quy định cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng tại Thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp.

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng tại Thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp.”

Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn lần đầu mới nhất

Theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015: Trước khi sử dụng hóa đơn GTGT Doanh nghiệp phải làm thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm thời hạn mười (05) ngày trước khi DN bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

A. Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn bao gồm:

– Nội dung ghi trên Thông báo phát hành hóa đơn gồm: + Tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…)).

+ Tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hoá đơn (đối với hoá đơn đặt in), + Ngày lập, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.

2. Hoá đơn mẫu (do nhà in cung cấp): Là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn.

B. Những điểm lưu ý khi làm Thông báo phát hành hóa đơn:

– Thông báo phát hành hóa đơn và hoá đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại DN sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

– Nếu lập Thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung và Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn sẽ bị Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

– Nếu chưa làm Thông báo phát hành hóa đơn mà DN đã xuất hóa đơn thì những hóa đơn đó là hóa đơn bất hợp pháp . Ngoài ra sẽ bị phạt từ 6.000.000 đến 18.000.000

– Khi DN nộp Thông báo phát hành cho cơ quan thuế: Nếu cơ quan thuế phát hiện sai sót thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho DN biết để DN có trách nhiệm điều chỉnh.

– Nếu DN có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn nhưng khai thuế GTGT riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

– Nếu DN có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn nhưng Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh không phải Thông báo phát hành hoá đơn.

– Từ lần thứ 2 trở đi, nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu mà chỉ cần làm thông báo phát hành hóa đơn.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp