Trải qua quá trình rèn luyện và công tác thì việc được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam là đích đến của nhiều người. Để trở thành Đảng viên thì cá nhân phải đáp ứng nhiều điều kiện và trải qua nhiều giai đoạn.
– Đơn xin vào Đảng là loại văn dành cho những cá nhân thể hiện mong muốn, nguyện vọng được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
– Đây là mẫu đơn rất cần thiết đối với những người đã hoàn tất xong việc học cảm tình Đảng
– Để được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện về độ tuổi được kết nạp, trình độ học vấn, tư cách đạo đức tốt, lý lịch trong sạch, nhận được sự giới thiệu của đảng viên…
Đơn xin vào đảng viết tay hay đánh máy
Hiện nay thì chưa có một quy định cụ thể nào bắt buộc về hình thức của Đơn xin vào Đảng. Do vậy việc viết bằng tay hay đánh máy là tùy thuộc vào yêu cầu của từng chi bộ
– Việc đánh máy sẽ đảm bảo được việc chính xác về cỡ chữ, phông chữ, tiết kiệm được thời gian lại dễ dàng sửa chữa khi có sai sót xảy ra
– Tuy nhiên cũng có khá nhiều chi bộ quyết định đơn xin vào Đảng phải được viết hoàn toàn bằng tay để thể hiện sự chân thành, tự nguyện, quyết tâm cao độ khi xin kết nạp vào Đảng.
Hồ sơ xin vào đảng gồm những gì?
Tại Hướng dẫn 09-HD/BTCTW năm 2017 có quy định cụ thể về hồ sơ của đảng viên gồm:
– Giấy chứng nhận đã hoàn thành xong lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng
– Đơn xin vào Đảng
– Lý lịch của người xin vào Đảng đã thông qua phần thẩm tra
– Giấy giới thiệu của Đảng yêu được phân công giúp đỡ
– Đơn nhận xét của đoàn thể nơi cá nhân trực tiếp sinh hoạt
– Nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú
– Giấy chứng nhận cảm tình Đảng
– Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết
– Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ và Chi bộ
Hướng dẫn viết đơn xin vào Đảng
Download (DOC, 35KB)
Cũng giống với các văn bản thông thường, đơn xin kết nạp vào Đảng cũng được trình bày thành 3 phần cơ bàn
Phần mở đầu: Ở đây người viết cần trình bày theo đúng cỡ chữ và hình thức theo mẫu văn bản hướng dẫn
– Lưu ý đơn xin vào Đảng thì không có phần Quốc hiệu và tiêu ngữ, thay vào đó là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”
– Phần kính gửi ghi tên cả Đảng ủy và chi bộ nơi nộp đơn xin kết nạp Đảng. Trong đó có thể hiểu Đảng ủy chính là nơi giới thiệu để cá nhân có cơ hội được kết nạp vào Đảng.
– Sau khi được kết nạp, Đảng viên sẽ trực tiếp sinh hoạt tại một trong những chi bộ thuộc Đảng ủy đó
Phần nội dung: Đây được coi là phần quan trọng nhất của tờ đơn, thông qua đây mà chi bộ sẽ có đánh giá ban đầu về những điều kiện xét duyệt Đảng viên đồng thời thể hiện được sự mong muốn, quyết tâm của người làm đơn khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng
Trong đơn xin kết nạp Đảng thì nội dung được chia ra thành 4 phần nhỏ, gồm:
– Giới thiệu bản thân: Đây là phần sẽ đánh giá về các điều kiện cơ bản của một Đảng viên. Do vậy ở đây cá nhân phải ghi đầy đủ và chính xác các thông tin gồm:
+ Họ và tên
+ Ngày tháng năm sinh
+ Nơi sinh, quê quán
+ Trình độ học vấn
+ Nghề nghiệp, đơn vị công tác
+ Chức vụ chính quyền, đoàn thể
– Kết quả nhận thức của bản thân sau quá trình nghiên cứu về Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Đây là phần mà cá thân sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình về Đảng
+ Nội dung phần này trả lời cho các câu hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Mục đích hoạt động của Đảng? Nền tảng hoạt động của Đảng? Nguyên tắc hoạt động và tổ chức
+ Nêu Đảng thể hiện vai trò như thế nào trong đời sống nhân dân hiện nay
Phần kết: Là lời hứa của cá nhân khi được kết nạp vào Đảng:
+ Cá nhân cần viết những lời hứa để thể hiện được sự quyết tâm và trung thành của bản thân như: “Tuyệt đối trung thành với Đảng”, “Không ngừng rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn”
+ Đặc biệt là thể hiện được sự tự nguyện: Tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng; tự nguyện viết đơn xin gia nhập Đảng; tự nguyện trung thành với lý tưởng và mục tiêu cách mạng của Đảng
– Cuối đơn, cá nhân viết đơn phải ghi rõ ngày tháng làm đơn, ký tên và ghi rõ họ tên
Như vậy, để có thể hoàn thành một lá đơn xin vào Đảng thì cá nhân cần lưu ý một số điều như:
– Phải có kỹ năng trình bày văn bản cơ bản (Thể thức trình bày, tên tiêu đề, đề mục…)
– Cách trình bày rõ ràng, khoa học
– Trung thực, thẳng thắn khi trình bày về nhận thức của bản thân
– Thể hiện được sự tự nguyện, trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng
– Nếu cá nhân soạn đơn bằng tay thì cần chú ý về các lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không được tẩy xóa.
Tác giả
Nguyễn Văn Phi
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC
1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”