Starbucks nổi tiếng với việc đãi ngộ nhân viên rất đàng hoàng, như cung cấp bảo hiểm y tế cho các lao động bán thời gian, coi mọi người đều là “đối tác” và chi trả mức lương xứng đáng.
Tuy nhiên ngành công nghiệp dịch vụ này cũng khốc liệt như bao ngành khác và các vị quản lý có thể cũng chẳng chuyên nghiệp gì. Trang BusinessInsider đã liệt kê danh sách những cách đuổi việc gây “shock” nhất mà các nhân viên Starbucks đã từng trải qua.
Lên mạng “kể tội” quản lý
Một cựu nhân viên Starbucks ở Toronto đã bị sa thải sau 6 năm làm việc cho Starbucks.
Matthew Brown đã viết trên blog cá nhân về việc làm cách nào để một nhà quản lý từ chối không cho phép nhân viên đi khám bệnh. Matthew không sử dụng tên thật của người giám sát mình.
Từ chối gọi tên khách hàng khi hóa đơn của họ đã hoàn tất
Một cựu nhân viên đã bị sa thải sau khi từ chối hỏi tên các khách hàng khi phải tuân theo chuẩn đánh dấu tên của Starbucks.
Nhân viên này cho hay, cô đã không hỏi tên sau khi nghe chuyện một người đàn ông đã tấn công phụ nữ nhờ nghe được khi cô gái nói tên của mình khi ở Starbucks.
Có hình săm
Benjamin Amos đã rất hạnh phúc suốt 7 năm làm việc tại Starbucks ở Sherman, Texas, cho đến khi người quản lý cửa hàng của ông yêu cầu ông từ chức vì có vẻ là các nhà chức trách của khu vực không thích hình xăm của ông.
Amos đã từ chối vì cho rằng hình xăm của mình có trước khi ông vào làm tại Starbucks, và ông đã bị sa thải chỉ ít ngày sau đó.
2 tuần sau, vị quản lý quận đã điện cho Amos để xin lỗi về cách sa thải nhân viên của mình.
Năm 2010 các cựu nhân viên đã đệ đơn kiện phân biệt đối xử chống lại chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks về các vi phạm theo Mục 7 của Đạo luật Dân quyền Mỹ năm 1964.
Chia sẻ tình hình sức khỏe với các nhà quản lý mới
Christine Drake được nhận đào tạo và hỗ trợ bổ sung cho căn bệnh rối loạn lưỡng cực của mình khi cô làm việc hơn 2 năm tại Starbucks Seattle ở vị trí thợ pha chế cà phê. Sau đó bỗng dưng vị quản lý mới đến đã đuổi việc cô.
Năm 2006, cô đến Ủy ban Cơ hội việc làm bình đẳng Mỹ nhờ kiện sự phân biệt đối xử của Starbucks với mình và nhiếc móc cô trước mặt các khách hàng.
Starbucks cho biết hãng đồng ý trả cho Drake 75.000 USD, gửi 10.000 USD đến Trung tâm người khuyết tật và đào tạo các nhà quản lý chống lại nạn phân biệt đối xử.
Đeo khuyên mũi, kể cả khi nó thuộc nền văn hóa của bạn
Hai phụ nữ Indo-Canada đã bị Starbucks sa thải vì từ chối tháo khuyên mũi, vi phạm các quy định về ăn mặc cấm đeo trang sức trên khuôn mặt của nhân viên.
Benita Singh và Aisha Syed đã đệ đơn khiếu nại với Tòa án Nhân quyền BC, cho biết khuyên mũi là một phần biểu tượng của văn hóa Ấn Độ và cả hai đều đã đeo nó khi được nhận vào làm.
Khi bị đuổi việc, Singh làm ở Vancouver, và Syed đã làm việc tại Richmond hơn ba năm.
Bán cà phê thừa trên eBay
Một cựu nhân viên pha chế đã phải chấm dứt công việc ở Starbucks sau khí lên eBay để bán cà phê. Khi làm việc tại Starbucks ở Toronto, nhân viên này được tặng miễn phí 1 pound cà phê mỗi tuần. Cô nhận ra số cà phê dư thừa này và quyết định trộn chúng với một túi Tazo Chai mua ở cửa hiệu khác để bán trực tuyến trên eBay.
Starbucks đã nhanh chóng tìm ra thủ phạm và yêu cầu cựu nhân viên pha chế này viết thư giải thích cách cô đã thực hiện trước khi tiến hành đuổi việc.
Ngắt Wi-Fi ngăn chặn khách hàng xem nội dung khiêu dâm
Xan Gordan đã bị sa thải sau khi tắt Wi-Fi không cho khách hàng sử dụng Internet truy cập nội dung khiêu dâm.
Gordan cho biết ông đã tham khảo ý kiến của quản lý, kiểm tra sổ tay nhân viên và nói chuyện với khách hàng trước khi rút phích cắm đường truyền Internet tại cửa hàng ở Atlanta.
Ngay sau đó, Starbucks đã dừng hợp đồng làm việc với Gordan.
Cựu nhân viên có thâm niên 3 năm này tin rằng lý do phía sau việc mình bị sa thải không phải vì chuyện ngắt Wi-Fi, mà là vì các hoạt động công đoàn của ông.
Theo CafeF/BI