Thủ Tục Chuyển Khẩu Quận Thanh Xuân / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Thủ Tục Sang Tên Xe Máy Tại Quận Thanh Xuân

Xe máy theo quy định của pháp luật là một loại tài sản cần phải đăng kí quyền sở hữu; do vậy khi bạn sở hữu xe máy bạn cần phải tiến hành đăng kí quyền sở hữu đối với chiếc xe máy đó. Tuy nhiên trên thực tế không phải mọi người dân đều biết những thủ tục phải đăng kí quyền sở hữu khi vừa mới mua xe máy; hay thủ tục sang tên xe của người này sang người khác khi người đó mua lại xe cũ của người khác cụ thể như thế nào.

Bên cạnh đó, hiện nay việc mua lại xe máy cũ diễn ra khá phổ biến. Do đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc sang tên xe máy cho người dân ở Quận Thanh Xuân – Hà Nội nên thông qua bài viết này chúng tôi sẽ tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề sang tên xe máy khi người nào đó mua xe máy cũ của người khác.

Với vấn đề này, căn cứ theo quy định của pháp luật Luật Tuệ An chúng tôi xin tư vấn như sau:

Chuẩn bị giấy tờ để mua bán xe máy tại Quận Thanh Xuân – TP. HN

Thủ tục công chứng Hợp đồng mua bán xe tại Quận Thanh Xuân – TP. HN

Nộp lệ phí trước bạ sang tên xe máy

Thực hiện sang tên xe cũ

Luật Tuệ An – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 1900.4580. – Văn phòng luật uy tín tại Hà Nội. – Luật sư uy tín chuyên nghiệp

1.Chuẩn bị giấy tờ để mua bán xe máy tại Quận Thanh Xuân – TP. HN

Để thực hiện thủ tục mua bán xe máy, bên bán và bên mua đều cần chuẩn bị sẵn một số giấy tờ:

– Bên bán chuẩn bị:

Giấy tờ xe bản chính;

CMND/Căn cước công dân bản chính;

Sổ hộ khẩu bản chính;

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân; Giấy chứng nhận kết hôn nếu đã kết hôn để tránh phát sinh tranh chấp tài sản sau này.

Nếu không thể tự mình tiến hành việc mua bán xe, người bán có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay bằng Hợp đồng uỷ quyền. Trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Lập Hợp đồng ủy quyền và công chứng Hợp đồng ủy quyền tại văn phòng công chứng.

Bước 2: Người được ủy quyền lập hợp đồng mua bán với bên mua.

– Bên mua chuẩn bị:

CMND/Căn cước công dân bản chính;

Sổ hộ khẩu bản chính;

2.Thủ tục công chứng Hợp đồng mua bán xe tại Quận Thanh Xuân – TP. HN

Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA, giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn thuộc Quận Thanh Xuân đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe.

Do đó, hợp đồng mua bán xe máy phải được công chứng hoặc chứng thực. Cụ thể theo công văn 3956/BTP-HTQTCT:  

– Đối với Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng thì UBND cấp xã/phường nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe.

– Đối với Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân thì người dân có quyền lựa chọn công chứng Giấy bán, cho, tặng xe tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe.

Nếu lựa chọn chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân thì thực hiện chứng thực chữ ký tại UBND xã/phường nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe.

3. Nộp lệ phí trước bạ sang tên xe máy

Cách tính lệ phí trước bạ sang tên xe máy cũ tại Quận Thanh Xuân – TP. HN như sau:

Số tiền lệ phí trước bạ (đồng)=Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ (đồng)xMức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)

Trong đó:

* Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ = giá trị tài sản mới nhân với (x) tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản

Tỷ lệ phần trăm chất lượng (khấu hao) còn lại của xe máy cũ được xác định như sau:

Thời gian sử dụng xeGiá trị còn lại của xeTrong 1 năm90%Trong 1 năm – 3 năm70%Trong 3 năm – 6 năm50%Trong 6 năm – 10 năm30%Trên 10 năm20%

* Mức thu lệ phí trước bạ của xe máy cũ là 1%. Riêng:

– Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở Thành phố Hà Nội cụ thể tại Quận Thanh Xuân nộp lệ phí trước bạ theo mức 5%.

– Trường hợp xe đã nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 5% thì các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp lệ phí trước bạ với mức thu 1%.

4. Thực hiện sang tên xe máy cũ

Đây là bước cuối cùng, thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 58 do Bộ Công an ban hành năm 2020:

Trường hợp sang tên trong cùng tỉnh

Bên bán: Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.

Bên mua: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Giấy khai đăng ký xe .

– Chứng từ lệ phí trước bạ.

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.

– Giấy tờ của chủ xe.

Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Công an Quận Thanh Xuân

– Người thực hiện thủ tục sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới trong thời gian không quá 02 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Biển số xe được cấp ngay khi hoàn thành hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Trường hợp biển 3, 4 số hoặc khác hệ hiển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 05 số theo quy định ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.

Trường hợp sang tên xe cũ đi tỉnh khác

– Người bán thực hiện thủ tục tại nơi đã cấp đăng ký xe

Trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe.

Người thực hiện thủ tục không phải nộp lệ phí và sẽ nhận được Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe và được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, biển số tạm thời.

– Người mua thực hiện thủ tục tại nơi xe chuyển đến

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Giấy khai đăng ký xe.

Chứng từ lệ phí trước bạ.

Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.

Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Giấy tờ của chủ xe.

Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Công an cấp huyện/quận nơi xe chuyển đến.

Người mua đóng lệ phí theo quy định tại Thông tư 229/2016/TT-BTC, sau đó sẽ được cấp biển số xe và đăng ký xe

Các bạn có thể tham khảo bài viết về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông:

Công Ty Luật Tuệ An ” VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN“

Nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 1900.4580.

Bấm để đánh giá

[Tổng

0

Điểm trung bình:

0

]

Thủ Tục Chuyển Khẩu Khác Quận, Huyện

Việc thay đổi nơi cú trú hiện nay rất phổ biến. Nhất là chuyển hộ khẩu từ huyện này sang huyện khác. Nhưng thủ tục pháp lý về vấn đề chuyển hộ khẩu từ quận, huyện này sang quận, huyện khá thì không phải ai cũng nắm rõ

Bài viết sau Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục chuyển khẩu khác 

Cơ sở pháp lý

– Luật cư trú 2010

– Thông tư 35/2014/TT-BCA

– Nghị định 31/2014/NĐ-CP

– Nghị định 167/2013/NĐ – CP

Sổ hộ khẩu là gì?

– Sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam

– Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân

Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

– Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

– Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu

Các trường hợp cấp sổ hộ khẩu cho cá nhân

– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định

– Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình

– Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung

– Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo

Vì sao phải thực hiện thủ tục chuyển khẩu khác quận, huyện?

– Khi chuyển chỗ ở thường trú sang quân, huyện khác thì phải thực hiện thủ tục chuyển khẩu. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cư trú 2013 “Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú”

– Bị phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ – CP. Mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

Chỗ ở không được thực hiện thủ tục chuyển khẩu khác quận, huyện

– Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng

– Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép

– Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thủ tục chuyển khẩu khác quận, huyện

Thủ tục chuyển khẩu khác quận huyện được thực hiện qua 2 bước

– Bước 1: Thực hiện thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu từ  quận, huyện này sang quận, huyện khác

– Bước 2: Thủ tục đăng ký hộ khẩu tại quận, huyện khác

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu khác quận, huyện 

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu

– Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

– Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

– Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

– Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

– Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đ­ưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế

Hồ sơ xin giấy chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

– Sổ hộ khẩu

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (Bản sao có công chứng)

Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

– Thẩm quyền: Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho

– Thời gian cấp: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân

– Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền

Bước 2: Thủ tục đăng ký hộ khẩu tại quận, huyện khác

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu tại quận, huyện khác

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

– Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu)

– Giấy chuyển hộ khẩu

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.

– Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể

+ Trẻ em đăng ký thường trú khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh

+ Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay;

+ Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi đăng ký thường trú ngoài doanh trại thì phải có giấy giới thiệu hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị mình). Trường hợp đã đăng ký thường trú ngoài doanh trại khi thay đổi nơi đăng ký thường trú phải có giấy chuyển hộ khẩu;

+ Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu tại huyện mới

– Thẩm quyền:

+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã

+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh

– Thời gian cấp hộ khẩu: Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

– Thời hạn đăng ký thường trú khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới: Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới

Câu hỏi khách hàng đưa ra

Câu 1: Công ty cho tôi hỏi, tôi chuyển hộ khẩu khác huyện nhưng cùng một tỉnh thì có phải làm lại chứng minh thư không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP “Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân”

Như vậy bạn không phải thủ tục đổi chứng minh nhân dân

Câu 2: Con dâu tôi nhập khẩu vào gia đình tôi. Vậy để con đâu tôi có tên trong sổ hổ khẩu thì phải làm thủ tục gì?

Luật tư vấn P&P trả lời: Để con đâu của bạn có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ trong sổ hộ khẩu của gia đình bạn phải thực hiện thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu

Công việc của chúng tôi

– Nhận tài liệu từ quý khách.

– Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

– Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Ly Hôn Tại Tòa Án Nhân Dân Quận Thanh Xuân

Khu liên cơ nội chính, Đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội,

Số điện thoại: 024 3558 9367

Hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị những giấy tờ gồm có:

Đơn xin công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản chung, nợ chung (thuận tình)/ Đơn xin ly hôn (đơn phương).

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính)

Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (Bản sao có chứng thực).

Giấy khai sinh của con (Bản sao có chứng thực).

Nếu có tranh chấp về tài sản chung thì nộp các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản chung của hai vợ chồng (Bản sao chứng thực)

Quy trình giải quyết ly hôn tại Tòa án:

– Kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, trong thời hạn 08 ngày làm việc, Thẩm phán sẽ xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau:

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.

+ Thụ lý vụ án

+ Chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Tòa án giao cho đương sự Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

– Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4-6 tháng, tùy thuộc vào sự hợp tác của bị đơn và tính chất phức tạp của vụ việc.

– Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Dịch vụ hỗ trợ giải quyết ly hôn:

Ly hôn là điều mà không ai mong muốn tuy nhiên một cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc kéo dài sẽ gây ra rất nhiều đau khổ cho những người trong cuộc. Để có thể giảm thiểu thời gian, công sức, tiền bạc dành cho thủ tục giải quyết ly hôn, bạn có thể tham khảo và chọn lựa đồng hành cùng Lyhonnhanh. Với đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ:

Tiếp nhận thông tin về vụ việc ly hôn của quý khách hàng.

Thu thâp tài liệu, chứng cứ của vụ việc.

Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ ly hôn, nộp tiền tạm ứng án phí để thụ lý giải quyết việc ly hôn.

Tham gia vào các buổi hòa giải, các phiên họp công khai chứng cứ.

Phân công luật sư tham gia phiên Tòa xét xử.

Khiếu nại, kiến nghị (nếu có)

Ly hôn thật sự là một thủ tục không mong muốn và có thể kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các đương sự trong quá trình giải quyết. Để có thể giảm thiểu thời gian, công sức, tiền bạc dành cho thủ tục này, bạn có thể tham khảo và chọn lựa đồng hành của Lyhonnhanh. Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ:

Tiếp nhận thông tin về vụ việc ly hôn.

Xây dựng hồ sơ ly hôn, thu thập các tài liệu chứng cứ.

Làm việc với Tòa án để nộp hồ sơ ly hôn, Nộp tiền tạm ứng án phí để thụ lý vụ việc ly hôn.

Tham gia lấy lời khai, hòa giải, phiên họp công khai và công bố chứng cứ.

Tham gia phiên tòa xét xử vụ án ly hôn (Trong trường hợp ly hôn đơn phương):

Yêu cầu thi hành bản án, quyết định ly hôn của Tòa án quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.

PHAN LAW VIETNAM Hotline: 1900.599.995 – 0974.80.8888 Email: info@phan.vn

Đơn Xin Thuận Tình Ly Hôn Tại Quận Thanh Xuân

Quy định về nội dung và hình thức đơn thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là việc vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Đây là một việc dân sự, do đó, đơn yêu cầu việc này cần đảm bảo các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

“a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.”

Quy định về hồ sơ tài liệu nộp kèm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Kèm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, người yêu cầu cung cấp thêm tài liệu chứng minh việc yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cụ thể, vấn đề thuận tình ly hôn, vợ, chồng cần cung cấp thêm:

– Đăng ký kết hôn (bản chính hoặc trích lục trong trường hợp không có bản chính);

– Bản sao giấy khai sinh của các con;

– Giấy xác nhận lý do ly hôn;

– Bản sao chứng thực Hộ khẩu;

– Bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của vợ, chồng (CMND/CCCD/Hộ chiếu);

– Bản sao chứng thực các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản có giá trị và quyền sử dụng đất;

Do vậy, vợ, chồng khi yêu cầu Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì không bắt buộc phải sử dụng mẫu đơn mua tại tòa án mà có thể viết tay, đánh máy mẫu đơn khác và đảm bảo các nội dung quy định trên. Tuy nhiên, trên thực tế, để thuận lợi cho việc quản lý, giải quyết việc yêu cầu thuận tình ly hôn của các đương sự, Tòa án thường yêu cầu các đương sự sử dụng mẫu đơn mua tại tòa án. Việc này tại thuận lợi cho thẩm phán xem xét thụ lý đơn nhanh chóng, hiệu quả hơn khi các thông tin trong mẫu đơn đã được sắp xếp theo một trình tự nhất định như những vụ việc trước đây thẩm phán đã từng thụ lý giải quyết. Ngoài ra, mẫu đơn của tòa cũng đảm bảo những thông tin thẩm phán cần đương sự cung cấp thêm để làm rõ vụ việc.

Như vậy, pháp luật cho phép các đương sự sử dụng mẫu đơn ly hôn của tòa án hoặc tự thảo đơn. Tuy nhiên, việc sử dụng đơn của tòa án sẽ giúp thẩm phán cũng như các đương sự tiết kiệm thời gian, các lần đi lại để giải quyết vụ việc.

Hướng dẫn điền đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN

Họ và tên (Vợ hoặc chồng):…………………………….Sinh năm:………

Chứng minh nhân dân số:………………………………Điện thoại:…………………

Nghề nghiệp:………………………………………………………………………………………

Nơi làm việc:……………………………………………………………………………………….

Nơi đăng kí HKTT:………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………………………….

Họ và tên chồng (vợ)………………………………………Sinh năm………

Chứng minh nhân dân số:………………………………Điện thoại:…………………

Nghề nghiệp………………………………………………………………………………………..

Nơi làm việc…………………………………….. ………………………………………………..

Nơi đăng kí HKTT…………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại…………………………………………………………………………………..

Hai người xây dựng gia đình ngày …… tháng …… năm ……

Có đăng ký kết hôn tại UBND phường, xã: ………………………………………

Quận, huyện: ……………………..Tỉnh, thành phố:………………

(Ghi rõ như thông tin trong Đăng ký kết hôn)

Lấy nhau tự nguyện (nếu bị ép buộc ghi rõ):…………(Trường hợp lấy nhau không tự nguyện mà bị ép buộc thì ghi rõ bị ai ép buộc? Bị ép buộc như thế nào?)

Nếu không có đăng ký kết hôn nói rõ lý do: …………(Chi ghi trong trường hợp không có đăng ký kết hôn)

1. Về tình cảm hai người thỏa thuận xác định:

Hai người chung sống với nhau từ ngày ……. tháng …… năm…… (Ngày trong Đăng ký kết hôn)

Tại: ………………………………………………………………………..

(Nếu thay đổi chỗ ở phải ghi rõ quá trình thay đổi từ khi chung sống đến khi ly hôn)

Quá trình chung sống hạnh phúc đến ngày …… tháng …… năm……

Bắt đầu mâu thuẫn từ ngày …… tháng …… năm …… nguyên nhân mâu thuẫn:

( Lý do xin ly hôn không phải yêu cầu bắt buộc trong đơn nhưng đó là căn cứ để tòa án giải quyết đơn thuận lợi hơn. Nguyên nhân mâu thuẫn có thể là tính cách vợ, chồng không hợp nhau, không thành thật, cuộc sống thường xảy ra cãi vã,…)

1. Về con chung: (Họ tên, ngày tháng năm sinh của từng con, sau khi ly hôn ai nuôi con? Đóng góp nuôi con như thế nào?)

(Ghi rõ về từng người con. Ví dụ: Con Nguyễn Văn C, sinh ngày 01/01/2010, sau khi ly hôn, Nguyễn Văn C do vợ là Nguyễn Thị B nuôi, chồng là Nguyễn Văn A trợ cấp vợ trong việc nuôi con hàng tháng là 5 triệu đồng/tháng. Số tiền này được gửi hàng tháng qua chuyển khoản)

2. Về tài sản:

– Tài sản chung của vợ chồng gồm những thứ gì? Nguyện vọng sau khi ly hôn? (Tự định giá giá trị tài sản).

(Ghi rõ từng loại tài sản và phương án chia tài sản. Ví dụ: Tài sản của chúng tôi gồm: – Xe ……….. trị giá: 1 tỉ đồng, sau khi ly hôn sẽ do chồng là Nguyễn Văn A sở hữu;)

– Tài sản riêng (nếu có) ghi rõ nguyện vọng về tài sản riêng nếu ly hôn? (Tự định giá giá trị tài sản).

(Nếu có tài sản riêng thì ghi rõ nguồn gốc từ đâu mà có, sau ly hôn là của ai)

3. Về nhà ở: (Nhà ở tư nhân hay thuê của nhà nước, diện tích, nguyện vọng nhà ở sau khi ly hôn).

(Nhà ở là nhà gì? Địa chỉ ở đâu? Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở không? Diện tích và giá trị là bao nhiêu? Sau ly hôn chia như thế nào?)

Hồ sơ kèm theo: , ngày …….tháng ……năm…..

– Đăng kí kết hôn (bản chính);

– Bản sao giấy khai sinh của các con; Chữ ký của vợ hoặc chồng.

– Bản sao Hộ khẩu (công chứng);

– Bản phôtô chứng minh thư (công chứng);

Và mọi giấy tờ về nhà đất, tài sản có giá trị khác (bản sao có công chứng).

Kính đề nghị Quý tòa xem xét giải quyết./.

HỌ VÀ TÊN CHỒNG HỌ VÀ TÊN VỢ

Địa chỉ TAND quận Thanh Xuân nơi tiếp nhận và giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn

Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân địa chỉ: Khu liên cơ Nội chính, ngõ 83, đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Thời gian giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn

– Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Chánh án Tòa án phân công thẩm phán thụ lý đơn yêu cầu;

– Trường hợp đơn yêu cầu chưa đầy đủ thông tin theo quy định, Thẩm phán thụ lý yêu cầu người yêu cầu là vợ, chồng sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 7 ngày;

– Khi xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu đã đủ và hợp lệ, Tòa án thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí trong thời hạn 5 ngày làm việc và thụ lý đơn yêu cầu khi nhận được biên lai thu tiền lệ phí;

– Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, thời hạn này có thể kéo dài trong trường hợp giám định, định giá tài sản nhưng không quá 01 tháng;

– Trong thời gian này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên hòa giải;

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên hòa giải, Tòa án phải mở phiên hòa giải;

– Trường hợp hòa giải không thành, trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hòa giải không thành mà các bên không thay đổi ý kiến, Thẩm phán giải quyết ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Như vậy, thời gian giải quyết việc vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là khoảng 1-2 tháng, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác, thời gian giải quyết có thể lên tới 3 tháng.

Trường hợp bạn đang muốn thực hiện thủ tục xin thuận tình ly hôn nhanh trong khoảng từ 10 – 15 ngày hãy liên hệ với Luật sư công ty Luật Trí Nam ngay hôm nay. Chúng tôi chuyên dịch vụ ly hôn trọn gói đảm bảo hỗ trợ bạn chuẩn bị tài liệu có trong hồ sơ, tích kiệm số lần tới Tòa án và thực hiện xin nhanh quyết định của Tòa án công nhận thuận tình ly hôn cho bạn.