Thủ Tục Chuyển Khẩu Sang Quận Khác / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Từ Quận Này Sang Quận Khác

Các đối tượng được phép làm thủ tục chuyển khẩu từ quận này sang quận khác

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc chuyển khẩu từ quận này sang quận khác hiện đang được áp dụng với các trường hợp cụ thể sau đây:

Công dân chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện

Chuyển đi ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP Hải Phòng và TP. Cần Thơ)

Trọn bộ hồ sơ sẽ bao gồm:

Bản khai nhân khẩu

Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu

Chứng minh thư nhân dân

Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành

Các loại tài liệu, giấy tờ có hiệu lực chứng minh chỗ ở hợp pháp

Ngoài ra, với một số trường hợp cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA, bên cạnh các loại giấy tờ trên, người dân còn cần phải nộp thêm các giấy tờ sau:

Trẻ em đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh

Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của UBND cấp xã

Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã

Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam

Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Người dân có nhu cầu chuyển khẩu nộp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ nêu trên đến cơ quan công an quận, huyện, thị xã trực thuộc trung ương nơi muốn chuyển đến. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, công dân sẽ tiếp tục thực hiện các bước thủ tục theo quy định của pháp luật.

Các bước chuyển khẩu từ quận này sang quận khác

Bước 1: Xin giấy chuyển hộ khẩu

Để chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác đầu tiên phải xin giấy chuyển khẩu của công an quận/huyện/thị xã. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm: sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

Bước 2: Đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận mới

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan Công an huyện, quận, thị xã.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

Theo điều 21, Luật cư trú 2013 quy định, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm các loại giấy tờ như sau:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu

Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này

Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này

Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ chuyển khẩu, phía cơ quan chức năng có nhiệm vụ xử lý và trả kết quả cho người dân.

Bước 3: Trả kết quả cho dân

Với trường hợp hồ sơ được giải quyết cho chuyển khẩu thường trú, người dân tiến hành nộp lệ phí và nhận hồ sơ, kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong Sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Trường hợp hồ sơ không được giải quyết: người dân nhận lại hồ sơ kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Đánh giá của bạn

Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Từ Quận Này Sang Quận Khác

Từ trước đến nay, việc làm thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác, thủ tục chuyển hộ khẩu tử tỉnh này sang tỉnh khác, thủ tục chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác… là một cách để các cơ quan chức năng có thể theo dõi tình hình cư trú của người dân tại một quận, huyện, tỉnh hay thành phố.

Thủ tục đăng kí thường trú quy định cụ thể tại Điều 21 Luật cư trú 2006 và hồ sơ thực hiện thủ tục đăng kí thường trú theo quy định tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú quy định như sau:

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại công an huyện, quận, thị xã.

– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu

– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

Thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

– Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh

– Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 h. Hồ sơ xin giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

– Sổ hộ khẩu

– Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn căn cước công dân ( Bản sao y công chứng )

Thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh khác

Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì hồ sơ đăng ký thường trú như sau:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Bản khai nhân khẩu

Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013

Chứng minh

Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì hồ sơ đăng ký thường trú như sau:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Bản khai nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013;

– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (Bản sao có công chứng);

– Giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định (Được quy định cụ thể tại văn bản hướng dẫn Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ- CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác

– Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trân của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Học sinh, sinh viên, học viên học tại trường và cơ sở giáo dục khác

– Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công An Nhân Dân và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật cư trú

Như vậy trong trường hợp công dân chuyển hộ khẩu từ phường này sang phường khác trong cùng một quận của thành phố (là thành phố trực thuộc Trung ương) nên chỉ cần làm thủ tục điều chỉnh thay đổi sổ hộ khẩu theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật cư trú năm 2006 sửa, đổi bổ sung năm 2013.

Hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Sổ hộ khẩu;

– Chưng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (Bản sao có công chứng);

– Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới theo quy định tại Điều 6 Nghị Định 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.

Thủ Tục Chuyển Nơi Đóng Bhxh Sang Quận Khác 2023

Trường hợp công ty chuyển đổi địa điểm kinh doanh sang địa bàn khác thì tủ tục chuyển đổi nơi đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào?. Thời gian thực hiện là bao lâu? Cùng Đại Lý Thuế Hưng Phúc tìm hiểu nội dung này.Sau khi công ty đã thay đổi giấy phép kinh doanh chuyển địa điểm trụ sở thì công ty cần làm những thủ tục hồ sơ chuyển nơi đăng lý tham gia bảo hiểm sang cơ quan BHXH nơi đặt trụ sở mới.

Theo công văn số 1366/BHXH-THU hướng dẫn quy trình chuyển nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN như sau:

Bước 1: Chuyển bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH nơi chuyển đi

Doanh nghiệp phải làm hồ sơ 600a báo giảm tất cả lao động đang tham gia nộp hồ sơ điện tử. Sau khi báo giảm xong hãy liên hệ người quản lý thu để xác nhận công nợ để thanh toán cho BHXH.

Sau khi thanh toán công nợ cho BHXH xong Doanh Nghiệp tiếp tục nộp hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH chậm nhất ngày 15 của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi.

– Thành phần hồ sơ

Quyết định/Văn bản chuyển quận của đơn vị, Giấy Phép Kinh Doanh mới bản sao (1 bản).

Hồ sơ 600a lúc đầu mình đã báo giảm qua điện tử bây giờ mình in ra ký đóng dấu để gửi BHXH

Sổ BHXH để làm chốt sổ cho nhân viên.

– Số lượng: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ báo giảm của Công ty.

Bước 2: Chuyển bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH nơi chuyển đến

Báo tăng BHXH, BHYT, BHTN đối vơi cơ quan BHXH nơi chuyển đến

* Thành phần hồ sơ:

+ Thông báo chuyển địa điểm

+ Biên bản chuyển địa bàn quản lý BHXH

+ Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT.

+ Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (mẫu C12_TS).

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (mẫu số TK3-TS, 1 bản).

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu số TK1-TS, 1bản/người).

– Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh/hoạt động (bản sao có chứng thực)

– Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (mẫu D02-TS, 1 bản)

– Phiếu giao nhận hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc (mẫu 101, 02 bản)

* Số lượng: 01 bộ

* Nơi nộp: Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH quận Đống Đa (nộp tại bộ phận Thu).

Trong vòng 4 ngày kể từ ngày nhận thông báo chấp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH đơn vị phải chuyển ngay số tiền tham gia BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên để cơ quan làm căn cứ cấp thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.

Nếu nộp hồ sơ và nhận kết quả qua bưu điện thì thời hạn giải quyết hồ sơ sẽ cộng thêm 2 ngày cho mỗi lượt.

Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Từ Tỉnh Này Sang Tỉnh Khác Mới Nhất

Theo Điều 28 của Luật Cư trú 2006, nếu công dân chuyển nơi thường trú sẽ được cấp giấy chuyển hộ khẩu. Vì vậy, những đối tượng có nhu cầu chuyển nơi cư trú phải đến cơ quan có thẩm quyền xin cấp giấy chuyển hộ khẩu. Để hoàn tất thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác công dân cần phải chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chuyển khẩu, bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Sổ hộ khẩu, sổ gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu

Trưởng công an xã, thị trấn sẽ có quyền cấp giấy chuyển khẩu cho các trường hợp chuyển ra ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và phạm vi ngoài tỉnh. Trưởng công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương. Hoặc trưởng công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp giấy chuyển khẩu cho công dân chuyển ra ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương hoặc thị xã, thành phố thuộc tỉnh đang sinh sống

Trong thời hạn 2 ngày, tính từ ngày nộp hồ sơ cơ quan tiếp nhận phải có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp được cấp giấy chuyển hộ khẩu

Công dân chuyển ra ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện hoặc tỉnh đang sinh sống và có hộ khẩu

Công dân chuyển ra ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương hoặc thị xã, thành phố thuộc tỉnh đang sinh sống

Các trường hợp không cần cấp giấy chuyển khẩu

Trong thủ tục thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác những trường hợp sau không cần phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

Chuyển đi trong phạm vi tỉnh

Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và các cơ sở giáo dục như: trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc tỉnh khác

Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại tỉnh thành khác

Được tuyển vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung tại doanh trại hoặc nhà ở tập thể

Chấp hành hình phạt tù, chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh, cai nghiện ma túy bắt buộc, quản chế hay trường giáo dưỡng

Thủ tục đăng ký thường trú tại tình mới

Trong thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác không thể thiếu thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh mới. Theo quy định tại điều 19 của Luật Cư trú 2006, trường hợp công dân đăng ký thường trú tại tỉnh khác chỉ cần có nơi ở hợp pháp tại tỉnh mới chuyển đến là được. Những công dân khi đăng ký thường trú sẽ nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền sau:

Thành phố trực thuộc trung ương sẽ nộp tại Công an huyện, quận, thị xã

Đối với tỉnh nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Công dân cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thường trú tại tỉnh khác, bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và bản khai nhân khẩu

Giấy chuyển hộ khẩu

Nếu chỗ ở cho thuê, mượn, ở nhờ hợp pháp thì phải được người sở hữu nhà ở đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và điền vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, ký và ghi rõ họ tên

Trường hợp chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ thuộc trung ương thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Thời gian giải quyết đăng ký hộ khẩu tại tỉnh khác khoảng 15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ. Trường hợp không cấp phải trả lời qua văn bản và nêu rõ lý do. Sau khi thực hiện đăng ký thường trú tại nơi ở mới, cơ quan đã làm thủ tục cho công dân có trách nhiệm báo lại cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú tại nơi ở cũ.