Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Với Người Nước Ngoài / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Với Người Nước Ngoài

Bạn đang muốn làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ? Bạn không biết các loại giấy tờ mà mình cần chuẩn bị là gì? Thời gian hoàn thành thủ tục trong bao lâu? Chi phí trọn gói hết bao nhiêu tiền?

Một số lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Các giấy tờ trên phải được phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật; đồng thời phải còn thời hạn sử dụng (nếu trên các giấy tờ đó không ghi thời hạn sử dụng thì chúng chỉ có giá trị trong vòng 06 tháng, kể từ ngày cấp).

Chi phí trọn gói về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài giá rẻ

– DHLaw là một trong những hãng Luật sư uy tín tại TPHCM chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn giá rẻ và được rất nhiều Khách hàng tin dùng. Hơn thế nữa với mối quan hệ quen biết rộng rãi với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên đội ngũ Luật sư của chúng tôi sẽ giúp hồ sơ của bạn sớm hoàn thành so với thời gian quy định.

– Chúng tôi cam kết với các bạn chi phí trọn gói mà chúng tôi đưa ra rẻ chưa từng có trong các văn phòng, công ty Luật khác tại TPHCM.

Công ty Luật DHLaw là nơi hội ngộ nhiều Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giỏi, lương tâm và trách nhiệm. DHLaw tự tin sẽ đem đến cho Qúy khách hàng dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài chuyên nghiệp vàuy tín cao. Quý khách sẽ nhận được nhiều hơn so với những gì đã bỏ ra. Vì lẽ đó, nếu Qúy khách có nhu cầu tư vấn hôn nhân hãy đến với công ty Luật DHLaw.

– Add: Số 185 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM

#1 Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Với Người Nước Ngoài

Chuẩn bị hồ sơ (Tờ khai, giấy xác nhận của cơ sở y tế, giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân, sổ hộ khẩu, giấy tờ tuỳ thân)

Tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ

Nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú

Giải quyết hồ sơ

Trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Xã hội càng hiện đại, công nghệ kĩ thuật càng phát triển thì việc tìm hiểu giao lưu kết bạn hẹn hò ngày càng trở nên dễ dàng. Chính vì thế, nhu cầu đăng ký kết hôn với người nước ngoài trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao. Cho nên, việc bổ sung và nâng cao kiến thức về đăng ký kết hôn với người nước ngoài là điều vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ đối với những ai đang có dự định kết hôn mà còn có ý nghĩa đối với các cặp đôi yêu nhau trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Căn cứ theo quy định của pháp luật, Luật Quang Huy chúng tôi chúng tôi xin tư vấn về vấn đề về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như sau:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

Luật hộ tịch năm 2014;

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch.

Điều kiện kết hôn với người nước ngoài

Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

1.Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2.Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Do đó, điều kiện để hai người được kết hôn là phải thỏa mãn pháp luật theo quốc tịch của mỗi bên. Tại Việt Nam, Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Trình tự tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài bao gồm những giấy tờ sau:

Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

Lý lịch gia đình của công dân nước ngoài. ( hoặc hộ khẩu của công dân nước ngoài )

Lưu ý: Những giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền ở nước ngoài cấp;

Bản sao hộ chiếu của công dân nước ngoài;

Lý lịch gia đình của công dân nước ngoài.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ được thực hiện như sau:

Bước 1: Đến cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam để chứng thực con dấu thẩm quyền cấp các giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự là hợp pháp;

Bước 2: Tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục lãnh sự (Hà Nội) hoặc Sở Ngoại vụ (thành phố Hồ Chí Minh) sau khi các giấy tờ được xác nhận về chứng thực;

Bước 3 : Tiến hành dịch thuật/ công chứng tại cơ quan có thẩm quyền (Phòng Công chứng tư nhân hoặc các cơ quan đại diện ngoại giao).

Địa điểm: Công dân phải nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thì Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu cần thiết.

Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Với Người Nước Ngoài Tại Bình Dương

Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.

Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu của người nước ngoài như giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc (giai đoạn chuyển tiếp).

Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó. Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc xuất trình bản chính hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu trong trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp).

* Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây:

Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn);

Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;

Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc

Lệ phí: 1.500.000 đồng

Yêu cầu, điều kiện thực hiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Bình Dương

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình, gồm:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

* Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Lưu ý:

Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.

Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.

Cở sở pháp lý:

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0924 198 299.

Zalo: 0924 198 299 – Facebook: Luật sư Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh

Thủ Tục Đăng Kí Kết Hôn Với Người Nước Ngoài

Con gái tôi di du học và yêu một người ở Thái Lan, giờ muốn kết hôn thì thủ tục như thế nào thưa luật sư. Liệu có vấn đề gì khó khăn không? rất mong được luật sư tư vấn. Cảm ơn rất nhiều.

Người gửi: Nguyễn Hồng Minh (Đà Nẵng)

Luật sư tư vấn:

Xin chào bác! cám ơn bác đã gửi câu hỏi của mình tới Luật trực tuyến. Về câu hỏi của bác, Luật trực tuyến xin tư vấn và hướng dẫn cho bác như sau:

1/ Căn cứ pháp lí

– Luật hộ tịch năm 2014;

– Luật hôn nhân gia đình năm 2014;

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết Luật hộ tịch và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

– Thông tư 15/2015/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch.

– Nghị định 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

2/ Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Sự mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ngước ngoài, tạo nên cơ hội cho người nước ngoài tới học tâp, làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam ra nước ngoài học tập, làm việc ngày càng phổ biến. Trường hợp của con bác sang Thái Lan du học và có ý định kết hôn với người Thái Lan theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc kết hôn với người nước ngoài con gái bác cần thực hiện thủ tục theo các bước sau đây:

Đáp ứng yêu cầu về điều kiện kết hôn

Căn cứ Điều 9, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khi kết hôn con gái bác cần đáp ứng các điều kiện như sau:

1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

2.Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

3.Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Pháp luật quy định về các điều kiện kết hôn như trên nhằm đảm bảo xây dựng xã hội phát triển vững mạnh, tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, hạn chế các tệ xã hội hay các vấn đề xã hội khác. Các chế tài xử lí vi phạm được nhà nước dự liệu và quy định trong các văn bản pháp luật. Như vây, để tiến hành các thủ tục trước tiên con gái bác phải đáp ứng và tuân thủ các điều kiện như trên.

Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

Căn cứ vào Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng kí kết hôn, các con bác cần có những giấy từ sau đây:

1.01 Tờ khai đăng ký kết hôn.

Mỗi bên phải làm Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu), ghi thông tin của hai bên nam, nữ; ký, ghi rõ họ tên của người làm Tờ khai. Trường hợp cả hai bên có mặt khi nộp hồ sơ thì chỉ cần làm 01 (một) Tờ khai đăng ký kết hôn, ghi thông tin của hai bên nam, nữ; ký, ghi rõ họ tên của hai người.

Nếu Tờ khai đăng ký kết hôn đã có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tình trạng hôn nhân của đương sự, thì không phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Nếu đã có Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì không phải xác nhận vào Tờ khai đăng ký kết hôn.

2.Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.

Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (không đồng thời có quốc tịch nước ngoài) nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện tại nước mà người đó cư trú cấp hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, nơi người đó cư trú cấp.

– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (đồng thời có quốc tịch nước ngoài) phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch cấp và Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú cấp.

Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.

Những giấy tờ trên được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ

3. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình. (Nếu giấy xác nhận của cơ sở y tế này không có ghi thời hạn thì chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp).

4. Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

5. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

Lưu ý: Nếu con gái bác thuộc các trường hợp Công tác tại các lực lượng vũ trang, công dân Việt Nam đã li hôn ở nước ngoài, công dân Việt nam đồng thời có hai quốc tịch … Theo quy đinh tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 43/2013 NĐ/CP con gái bác sẽ phải nộp một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luât.

Trình tự đăng ký kết hôn

Trình tự đăng ký kết hôn của con gái bác sẽ được thực quy định tại Điều 31 Nghị đinh 123/2015 như sau:

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn. 2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. 3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Như vậy, trong thời hạn 10 ngày làm việc sẽ xem xét, nếu đáp ứng những yêu cầu pháp luật quy định thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Trong những trường hợp nhất định, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn.

Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn

Căn cứ Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Việc trao giấy kết hôn cho con bác được thực hiện như sau:

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. 2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này. 3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

Một số lưu ý cho bác trong vấn đề này như sau: Nếu 01 trong 02 bên không thể có mặt cùng lúc để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể đề nghị Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn; Nếu hết 60 ngày mà không đến nhận thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Sau đó, nếu 2 bên nam, nữ muốn đăng ký kết hôn thì phải tiến hành thủ tục như ban đầu; Nếu UBND cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bảnh nêu rõ lý do cho 2 bên nam, nữ.

3/ Một số khó khăn khi kết hôn với người nước ngoài

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Giấy tuyên thệ độc thân này phải được Đại sứ, Tổng lãnh sự quán Thái Lan ở Việt Nam chứng nhận. Điều này cũng gây không ít khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ đăng kí kết hôn với người nước ngoài.

Các bước thực hiện kí kết giấy tờ phải có mặt của cả hai người đăng kí kết hôn, không được phép ủy quyền, phỏng vấn… Gây nên khó khăn nhất định khi mà khoảng cách địa lí không hề gần, mất nhiều thời gian, công việc của cả hai bị trì trệ.

Luật trực tuyến – PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT Tuyết Chinh tổng hợp