Thủ Tục Ly Hôn Ở Nhật / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Thủ Tục Ly Hôn Tại Nhật

1. Chế định ly hôn theo pháp luật Nhật Bản

Chế định ly hôn được quy định tại mục 4, phần IV Bộ luật dân sự hiện hành của Nhật Bản (Đạo luật số 89 ban hành ngày 27/8/1896).

Có 2 cách thức để ly hôn ở Nhật Bản đó là ly hôn đồng thuận và ly hôn đơn phương

Ly hôn theo thỏa thuận:

Ly hôn đơn phương

Điều 770 Bộ luật dân sự Nhật quy định 5 căn cứ để giải quyết cho ly hôn đơn phương là:

Vợ/chồng vi phạm nghĩa vụ chung thủy;

Bị vợ/chồng bỏ rơi với ý đồ không thiện chí;

Không có tin tức xác thực về việc vợ/chồng mình còn sống hoặc đã chết từ 3 năm trở lên;

Vợ/chồng mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng không có khả năng phục hồi;

Nguyên nhân khác khiến đời sống hôn nhân không thể tiếp tục.

Sau khi ly hôn, người đàn ông có thể tái hôn ngay nhưng người phụ nữ chỉ được tái hôn sau 06 tháng. Quy định này được đưa ra nhằm giảm gánh nặng cho quan tòa khi xét xử trong trường hợp người phụ nữ cấn thai ngay sau khi ly hôn.

Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ cho phép người phụ nữ được tái hôn mà không phải chờ hết thời hạn 06 tháng như sau:

Sau khi ly hôn người phụ nữ có thai và chứng minh được đó là con của người chồng mới;

Hai người ly hôn sau đó lại đổi ý muốn tái hôn;

Người phụ nữ không còn khả năng sinh con;

Người chồng mất tích trên 3 năm.

2. Quyền tài sản

Theo Điều 768 Bộ luật dân sự Nhật Bản thì khi ly hôn, vợ/chồng có quyền yêu cầu đối phương phân chia tài sản cho mình. Nếu các bên không thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản thì một trong hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tòa án sẽ phân chia khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng trong khối tài sản và các yếu tố ảnh hưởng khác.

Theo nguyên tắc, tài sản chung sẽ được chia đôi. Người Nhật coi trọng công việc nội trợ của người phụ nữ trong gia đình như một một nghề chân chính nên một người vợ chỉ làm nội trợ tại gia khi ly hôn cũng có thể được chia nửa tài sản.

Tài sản được chia đó được coi là trả tiền ơn nghĩa vì vợ đã tận tụy chăm sóc cho chồng. Cần chú ý là thời hiệu yêu cầu phân chia tài sản là 02 năm kể từ ngày hôn nhân chính thức chấm dứt.

Pháp luật Nhật Bản đề cao sự chung thủy trong quan hệ vợ chồng khi quy định người nào ngoại tình dẫn đến ly hôn phải thực hiện nghĩa vụ trả cho đối phương một khoản tiền từ 2 triệu- 5 triệu yên gọi là tiền bồi thường tinh thần.

Số tiền được hai bên thỏa thuận tùy thuộc vào tài sản của người có nghĩa vụ, nếu không thỏa thuận được thì có thể nhờ Tòa án giải quyết. Đây là khoản tiền bồi thường nên sẽ không bị đánh thuế.

3. Quyền nuôi con

Pháp luật ly hôn ở Nhật đặc biệt bảo vệ người phụ nữ và trẻ em bằng việc ưu tiên quyền nuôi con dành cho người mẹ và hạn chế quyền thăm con của bố để tránh xảy ra bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, những người đàn ông Nhật rất bận rộn, phải đi làm cả ngày nên ít có thời gian chăm sóc và dạy dỗ con cái và nếu để bố gặp con thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng tới cách giáo dục con của người mẹ.

Luật quy định người bố có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con trưởng thành. Mức cấp dưỡng tùy thuộc vào thu nhập của bố. Tuy nhiên, một tình trạng xảy ra phổ biến ở Nhật đó là sau khi ly hôn rất nhiều người mẹ đem con đi biệt tích khiến người bố không bao giờ có cơ hội được gặp con mình và vì thế không thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Nhìn chung, luật ly hôn của Nhật Bản ưu ái bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, việc đảm bảo quyền lợi này bằng những quy định khắt khe quá mức đã khiến cho người chồng gặp nhiều khó khăn và bất lợi khi ly hôn.

4. Thủ tục giải quyết ly hôn ở Nhật

Pháp luật Nhật Bản quy định 4 thủ tục tiến hành ly hôn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Các thủ tục đó là:

Ly hôn theo thỏa thuận

Hai bên có thể trực tiếp thực hiện thủ tục này tại văn phòng chính quyền địa phương hoặc gửi văn bản “Thông báo về việc ly hôn” đến văn phòng chính quyền địa phương nơi họ sinh sống để thể hiện sự đồng thuận chấm dứt hôn nhân giữa đôi bên. Thủ tục này được đa số các cặp vợ chồng lựa chọn vì thực hiện đơn giản, nhanh chóng và không cần sự tham gia của Tòa án.

Ly hôn theo hòa giải của Tòa án Gia đình

Ly hôn theo phán quyết của Tòa án Gia đình

Ly hôn theo phán quyết của Tòa án quận

Thủ tục này thường được áp dụng đối với trường hợp ly hôn đơn phương, khi các bên không thể thỏa thuận được về việc chấm dứt quan hệ tình cảm cũng như các vấn đề về quyền nuôi con và quyền tài sản. Khi tiến hành thủ tục này, người khởi kiện cần phải mời luật sư làm đại diện cho mình trong phiên tòa.

Hồ sơ gồm:

Văn bản Thông báo về việc ly hôn có đầy đủ chữ ký và con dấu của 2 nhân chứng đã thành niên;

Con dấu cá nhân của người yêu cầu giải quyết cho ly hôn;

Bản sao hộ tịch/ Hộ chiếu;

Bản sao giấy chứng nhận kết hôn nếu cả hai bên là công dân nước ngoài;

Bản sao giấy khai sinh của bất kỳ trẻ vị thành niên nào mà cặp vợ chồng có nếu cả hai bên là công dân nước ngoài.

Có thể nói, pháp luật mỗi quốc gia đều có những quy định riêng phù hợp với xã hội từng nước. Dù tiến hành thủ tục ly hôn ở đâu, điều cần thiết là bạn phải nắm rõ các quy định của pháp luật để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình, tránh không bị thiệt thòi. Khi có nhu cầu tư vấn, trợ giúp pháp lý ly hôn, các hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ:thủ tục ly hôn, https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline: 1900 599992 hoặc Zalo: 091 789 4567 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.

Thủ Tục Kết Hôn Với Người Nhật Bản Ở Việt Nam

Nếu muốn kết hôn với người Nhật Bản ở Việt Nam thay vì ở Nhật Bản thì thủ tục đăng ký kết hôn là vấn đề mà bạn nên quan tâm, tìm hiểu.

Ở rất nhiều bài viết về kết hôn với người Nhật Bản thì chúng tôi đã nêu rõ nam và nữ có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản ở Nhật Bản hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở Việt Nam.

Kết hôn với người Nhật Bản ở Việt Nam sẽ phù hợp trong trường hợp cả nam và nữ đều đang cư trú tại Việt Nam hoặc người Việt gặp khó khăn khi xin visa sang Nhật Bản để đăng ký kết hôn.

Để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở Việt Nam thì cặp đôi nam và nữ sẽ phải thực hiện những công việc sau:

Tìm hiểu về điều kiện kết hôn;

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn;

Thực hiện việc đăng ký kết hôn;

Ghi chú kết hôn tại Nhật Bản;

Bảo lãnh định cư.

1. Tìm hiểu điều kiện kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình có quy định các điều kiện kết hôn chung, áp dụng cho cả trường hợp kết hôn với người nước ngoài nói chung và giữa người Việt với người Việt.

Theo đó, để đăng ký kết hôn thi cặp đôi nam, nữ sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn, bao gồm: Độ tuổi kết hôn; tình trạng hôn nhân; ý chí tự nguyện; mục đích kết hôn và cuối cùng là các trường hợp cấm kết hôn. Ngoài ra, nếu kết hôn với người nước ngoài thì người nước ngoài còn phải đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo pháp luật của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.

Trong số các điều kiện kết hôn nêu trên, khi kết hôn với người Nhật thì hầu như các bạn chỉ cần quan tâm tới độ tuổi kết hôn và tình trạng hôn nhân. Các điều kiện khác thì hầu như ít cặp đôi nào gặp vướng mắc. Nếu vẫn muốn tìm hiểu đầy đủ về các điều kiện kết hôn, bạn vui lòng xem: Điều kiện kết hôn theo quy định mới nhất của pháp luật.

Độ tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, với nữ là từ đủ 18 tuổi. Điều kiện về tình trạng hôn nhân đó là tại thời điểm đăng ký kết hôn, nam và nữ phải đang trong tình trạng độc thân. Nếu trước đó đã từng kết hôn và quan hệ hôn nhân đã chấm dứt thì phải có giấy tờ chứng minh.

2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn

Sau khi đã tìm hiểu và nhận thấy bản thân cặp đôi đã đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn thì nam và nữ sẽ thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn.

Luật Hộ tịch 2014 có quy định khá rõ về hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy để chuẩn bị được những giấy tờ theo quy định của pháp luật thì cặp đôi sẽ phải có thêm một số giấy tờ khác nữa. Chi tiết như sau:

a. Đối với công dân Việt Nam

CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp và còn hạn sử dụng;

Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú nếu người Việt và người Nhật muốn kết hôn tại nơi người Việt đang tạm trú;

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chứng minh hiện tại người Việt Nam đang độc thân và nếu trước đó đã từng kết hôn thì cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ đó đã kết thúc;

Giấy khám sức khỏe kết hôn theo đúng quy định;

Tờ khai đăng ký kết hôn với người Nhật theo mẫu mà pháp luật về hộ tịch quy định.

Trong số những giấy tờ nói trên, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì công dân xin tại xã phường, thị trấn. Tại cơ quan này, công dân hoàn thiện tờ khai xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, nộp cho công chức tư pháp – hộ tịch và chờ họ kiểm tra tình trạng hôn nhân của công dân và cấp Giấy xác nhận.

b. Đối với công dân Nhật Bản

Về cơ bản, công dân Nhật Bản cũng sẽ phải có những giấy tờ như công dân Việt Nam. Theo đó, công dân Nhật Bản cần chuẩn bị:

Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế được cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp;

Thị thực hoặc giấy tờ cho phép người Nhật cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

Giấy tờ tùy thân do cơ quan của Nhật Bản cấp;

Tờ khai đăng ký kết hôn với người Việt Nam có dán ảnh nam, nữ;

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản xác nhận hiện tại người Nhật đang độc thân và nếu người Nhật đã từng kết hôn thì phải cung cấp giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản xác nhận quan hệ đó đã kết thúc;

Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người Nhật tại Nhật Bản;

Giấy tờ về khám sức khỏe kết hôn có kết luận về sức khỏe tâm thần của người Nhật Bản;

Tờ khai đề nghị đăng ký kết hôn với người Việt Nam.

Những giấy tờ nói trên của người Nhật cần phải được cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản chứng nhận lãnh sự và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự. Về thủ tục này, bạn vui lòng xem: Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ.

Ngoài ra, giấy tờ độc thân của người Nhật phải đúng biểu mẫu mà pháp luật quy định. Bởi lẽ, tại Nhật Bản có nhiều loại giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của công dân. Do đó, để thống nhất thực hiện thì Nhật Bản và Việt Nam chỉ chấp nhận một mẫu duy nhất.

Khi đã có đầy đủ giấy tờ, cặp đôi Việt – Nhật có mặt tại UBND cấp huyện hoặc tương đương nơi người Việt cư trú để nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Theo quy trình, chuyên viên bộ phận tư pháp – hộ tịch sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính chính xác của từng giấy tờ.

Nếu phát hiện giấy tờ của hai bạn có sai sót thì chuyên viên sẽ thông báo để cặp đôi Việt – Nhật hoàn thiện lại. Ngược lại, chuyên viên sẽ viết phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả nếu giấy tờ cặp đôi chuẩn bị đã đúng và đủ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài nói chung và người Nhật Bản nói riêng là 13 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Tới lịch trả kết quả cặp đôi Việt – Nhật có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn và ký vào Sổ hộ tịch gốc.

4. Ghi chú kết hôn và bảo lãnh định cư

Khi đã nhận được Giấy chứng nhận kết hôn từ cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì bạn trai người Nhật sẽ thực hiện việc ghi chú kết hôn tại Nhật Bản. Thủ tục này khá quan trọng để quan hệ hôn nhân của hai bạn được công nhận tại cả Việt Nam và Nhật Bản, từ đó làm cơ sở để người Nhật bảo lãnh định cư cho bạn sang Nhật.

Đó là về ghi chú kết hôn, còn bảo lãnh định cư thì sao?

Nếu muốn định cư tại Nhật thì bạn trai bạn sẽ gửi giấy tờ kết hôn sang Nhật để xin tư cách cư trú cho bạn. Sau khi có tư cách này, bạn sẽ tới Sứ quán Nhật Bản để xin visa sang Nhật đoàn tụ.

Ngược lại, nếu muốn định cư tại Việt Nam thì bạn đứng ra bảo lãnh cho người Nhật. Lúc này, miễn thị thực là thủ tục bạn cần tìm hiểu.

5. Kết luận về thủ tục kết hôn với người Nhật Bản ở Việt Nam

Trong thực tế, thủ tục này cũng được nhiều cặp đôi đánh giá là khá phức tạp. Thậm chí, việc chuẩn bị giấy tờ thôi cũng đã khiến cặp đôi gặp nhiều khó khăn. Đó là còn chưa kể tới thái độ không chuẩn mực hoặc chuyên môn yếu kém của cán bộ, công chức trong cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho cặp đôi trong quá trình nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Trường hợp không tự tin có thể tự mình thực hiện thủ tục này thì bạn nên tìm tới chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm để họ tư vấn, hỗ trợ các bạn.

Cập Nhật Ngay Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương Mới Nhất

Ly hôn đơn phương là việc vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, khác với trường hợp ly hôn thuận tình nghĩa là ly hôn có được sự đồng ý của cả 2 bên.

Đối tượng được yêu cầu ly hôn đơn phương là vợ hoặc chồng theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2015. Đồng thời, mẹ, cha, người thân khác cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn đơn phương khi 1 bên chồng hoặc vợ bị bệnh tâm thần hay mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của chính mình và khiến vợ/chồng của người đó trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.

Như pháp luật và đạo đức xã hội đã lên án sự ảnh hưởng nghiêm trọng của bạo lực gia đình đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí là tính mạng của người vợ hoặc chồng đó.

Như vậy, theo quy định lại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2015, trường hợp được tòa án giải quyết ly hôn đơn phương là khi có căn cứ về cuộc hôn nhân của cả 2 vợ chồng rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài đời sống chung và mục đích hôn nhân không đạt được vì:

Hành vi bạo lực gia đình do 1 trong 2 người gây ra.

Chồng hoặc vợ vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của chồng, vợ (yêu thương, tôn trọng, chung thủy, giúp đỡ nhau,quan tâm, chăm sóc, sống chung cùng nhau trừ trường hợp có thỏa thuận khác)…

Qua đây, có thể thấy, việc ly hôn đơn phương có thể do chồng hay vợ hay người thân khác (khi đáp ứng điều kiện Luật quy định) yêu cầu tòa án giải quyết.

Trường hợp không được quyền yêu cầu ly hôn

Bên cạnh trường hợp được yêu cầu ly hôn đơn phương thì còn có trường hợp không được quyền yêu cầu ly hôn trong khoản 2 Điều 51 Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, cụ thể như sau:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai, sinh con hay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu xin ly hôn của người chồng mà phải đợi đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi.

Lưu ý: Quy định này chỉ hạn chế với người chồng. Tức là, nếu người vợ yêu cầu ly hôn, mặc dù đang mang thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì toà án vẫn sẽ giải quyết như những trường hợp bình thường khác.

Thủ tục ly hôn đơn phương cần những gì?

Để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, phía bên yêu cầu phải chuẩn bị đủ các loại giấy tờ sau:

Đơn xin ly hôn đơn phương theo mẫu đã được ban hành.

Bản chính đăng ký kết hôn, nếu không có thì có thể xin cấp bản sao

Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân có chứng thực… của chồng và vợ, sổ hộ khẩu gia đình.

Bản sao giấy khai sinh của con có chứng thực nếu có con chung.

Chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung này.

Hội đồng giải quyết ly hôn đơn phương

Sau khi đã chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương bạn cần tìm đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

Người yêu cầu ly hôn phải nộp đơn đến tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bên cạnh đó, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý theo thủ tục sơ thẩm tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thời gian xử lý ly hôn đơn phương

Trong trường hợp vụ án ly hôn có tài sản hoặc đương sự ở nước ngoài căn cứ theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thẩm quyền thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh vì lúc này tòa án cấp huyện không đủ thẩm quyền.

Như vậy, khi 2 người là công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nếu xuất hiện yếu tố nước ngoài sẽ do tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương thông thường ít nhất là 4 tháng. Nhưng, nếu vì nhiều lý do bất khả kháng mà vụ án trở nên phức tạp thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Thủ Tục Và Nơi Nộp Đơn Xin Ly Hôn Ở Đâu?

10/09/2020

Vũ Thị Thảo(20)

Hỏi đáp Hôn nhân

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về ly hôn? Thủ tục giải quyết vấn đề ly như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi ly hôn là gì? Để giải đáp các vấn đề trên, công ty Luật TNHH Minnh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về hôn nhân và gia đình

Trong quan hệ hôn nhân, ly hôn là điều mà không một cặp vợ, chồng nào mong muốn xảy ra. Nhưng trên thực tế, có thể vì một số nguyên nhân khác nhau mà vợ, chồng không thể sống chung lâu dài với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được nên việc ly hôn có thể nói là cách lựa chọn tốt nhất cho cả hai bên.

Hiện nay, pháp luật hôn nhân và gia đình quy định có hai hình thức ly hôn bao gồm ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Hai hình thức ly hôn nào có trình tự, thủ tục cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết khác nhau nên có một số người chưa nắm rõ quy định về hai hình thức này dẫn đến việc cơ quan Tòa án yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu hoặc trả hồ sơ. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình cũng như gây mất thời gian của mình.

Bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đặc biệt về vấn đề ly hôn bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư: Em muốn luật sư tư vấn giúp em chuyện ly hôn. Hai vợ chồng em cưới nhau sống với nhau được gần 3 tháng trong cuộc sống có nhiều bất đồng về quan điểm nên có đôi lúc cãi vã nhau nhưng không có bạo lực gia đình. Trong thời gian 3 tháng đó thi vợ em đang mang bầu cũng được gần 3 tháng nhưng vợ em bị ngén không ăn uống được nên em rất lo cho thai nhi động viên thế nào vợ cũng không chịu ăn chỉ ăn lặt vặt và suốt ngày đòi về ngoại. Em vì lo nghĩ cho vợ đang có bầu lại ngén không ăn được nên không muốn cho về nhưng sau đó vợ em đã bỏ về vì quãng đường xa hơn 200 km nên, em rất đau buồn nhưng vẫn muốn cho vợ em 1 cơ hội sửa sai nhưng cô ấy không chịu quay về và từ đó bọn em đã sống ly thân tới nay được 1 năm.

Bây giờ bọn em không còn tình cảm với nhau nữa và em muốn ly hôn. Vậy em xin bây giờ bọn em ly hôn thuận tình thì thủ tục như thế nào va nộp đơn ly hôn ở đâu?

Nếu như vợ em không đồng ý kí vào đơn thì em muốn ly hôn đơn phương có được không và phải nộp đơn ở toà án nào.

Một là, về thẩm quyền giải quyết và địa điểm nộp đơn ly hôn.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. ” Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định …”.

Tuy nhiên, theo quy định ” Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định……”.

Như vậy, Tòa án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của vợ bạn có thẩm quyền giải việc ly hôn của vợ chồng bạn. Khi thấy không thể tiếp tục kéo dài hôn nhân, bạn đến Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) mà vợ bạn cư trú hoặc làm việc để nộp đơn xin ly hôn.

Tuy nhiên, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc của bạn để giải quyết; việc thỏa thuận này phải thành lập bằng văn bản. Bạn có thể nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân dân (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) mà bạn cư trú hoặc làm việc khi hai vợ chồng thỏa thuận.

Hai là, về vấn đề ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: ” Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Như vậy, nếu như vợ bạn không đồng ý kí vào đơn thì bạn có thể nộp đơn xin ly hôn theo yêu cầu của một bên . Bạn phải chứng minh được vợ của mình vi phạm nghiêm trọng về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân của hai người lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Trong trường hợp này, bạn phải nộp đơn tại Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) mà vợ bạn cư trú hoặc làm việc.

Tuy nhiên, sau khi ly hôn thì có một số trách nhiệm đối với bên còn lại như: Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.