Thủ Tục Ly Hôn Vắng Mặt / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Thủ Tục Ly Hôn Vắng Mặt

Thủ tục ly hôn được chia ra: thủ tục ly hôn đồng thuận và thủ tục ly hôn đơn phương. Đối với trường hợp ly hôn đơn phương là ly hôn dựa theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng, vì vậy có rất nhiều trường hợp bên người vợ/chồng bị yêu cầu (hay còn gọi là bị đơn) sẽ không chịu hợp tác và không tham gia phiên tòa.

Thủ tục ly hôn vắng mặt là thủ tục ly hôn trong đó một bên đương sự không có mặt tại phiên tòa, trong trường hợp này thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trong một vụ án ly hôn có thể xảy ra hai trường hợp: sự vắng mặt của nguyên đơn và sự vằng mặt của bị đơn, sự vắng mặt của 1 trong hai bên đương sự sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý khác nhau:

1. Sự vắng mặt của nguyên đơn tại phiên tòa

Theo Điều 199 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 quy định:

“1. Nguyên đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

2. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn”.

Như vậy nếu nguyên đơn vắng mặt lần thứa hai thì vụ án sẽ bị đình chỉ giải quyết.

Lưu ý: Trong trường không thể có mặt tại phiên Tòa thì Nguyên đơn có quyền làm đơn đề nghị Tòa cho xét xử vắng mặt.

2. Sự vắng mặt của bị đơn tại phiên tòa

Theo quy định tại Điều 200 về Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 như sau:

“1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

2.Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Như vậy trong trường hợp bị đơn vắng mặt lần thứ 2 thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn, thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ vấn tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ kéo dài hơn trường hợp ly hôn thông thường, các bước tiến hành thủ tục ly hôn vắng mặt được thực hiện theo quy định tố tụng, có thể khái quát lên các bước như sau:

1. Thụ lý vụ án.

2. Hòa giải và chuẩn bị xét xử.

Sau khi nộp hồ sơ khởi kiện hợp lệ và hoàn thành nghĩa vụ án phí, lệ phí theo quy định tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án.

3. Đưa vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tòa án sẽ gửi thông báo về việc tiến hành hòa giải cho nguyên đơn và bị đơn. Tuy nhiên, nếu bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn của không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Khi vụ án được đưa ra xét xử, bị đơn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi 2011).

Thủ Tục Ly Hôn Vắng Mặt Với Người Nước Ngoài

Nhưng do cuộc sống bị ngăn cách về khoảng cách địa lý, với lại do chúng tôi giờ thấy không hợp nhau, nên chúng tôi đồng ý thuận tình ly hôn. Chúng tôi chưa có con và không có tranh chấp gì về tài sản. Nay chúng tôi muốn ly hôn thì phải làm sao, chồng của tôi không thể về Việt Nam được, Luật sư giải quyết bao lâu thì xong. Mong luật sư giúp đỡ.

Nếu bạn và chồng bạn đã thỏa thuận được tất cả vấn đề và thuận tình ly hôn, trong khi đó chồng bạn đang định cư ở nước ngoài không thể về Việt Nam để làm thủ tục thì chồng bạn có thể làm đơn xin ly hôn vắng mặt có nội dung:

Chồng bạn đồng ý ly hôn với bạn nói rõ nguyện vọng về con chung và tài sản chung ( nếu có);

Nói rõ lý do vắng mặt và yêu cầu Tòa án Việt Nam xử vắng mặt;

Cam kết sẽ không tranh chấp hay khiếu nại gì về sau.

Đồng thời làm bản tự khai với nội dung đồng ý ly hôn và không có tranh chấp gì về tài sản.

Làm giấy ủy quyền cho một người ở Việt Nam nhận toàn bộ các văn bản tống đạt của Tòa án.

Sau đó chồng bạn đem tới Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại Úc chứng thực chữ ký và gửi về Việt Nam cho bạn để bạn hoàn tất các thủ tục ở Việt Nam rồi nộp kèm theo hồ sơ xin ly hôn lên Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết, theo luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trung ương có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Hồ sơ thuận tình ly hôn trong trường hợp này bao gồm:

Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không có quốc tịch Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa tại lãnh sự rồi chuyển về cho bên có quốc tịch Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.

Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp

Các giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm:

Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài;

Bản sao hộ chiếu hoặc Visa đã được hợp thức hóa lãnh sự;

Đơn xin vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án tại Việt Nam đã được hợp thức hóa tại lãnh sự quán;

Giấy ủy quyền cho một người ở Việt Nam nhận toàn bộ văn bản tống đạt của Tòa án.

Sau đó bạn nộp đơn lên Tòa án yêu cầu giải quyết.

Thời gian giải quyết thông thường có thể kéo dài từ 06 tháng đến 01 năm.

Tuy nhiên Văn Phòng Luật Sư Quang Liêm có thể giúp bạn giải quyết nhanh trong thời gian 2- 15 ngày, bạn chỉ phải lên tòa 01 lần duy nhất là xong và giảm bớt các thủ tục theo quy định. Mọi việc chúng tôi sẽ lo hết cho bạn.

Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ VPLS Quang Liêm số 559 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hoặc bằng điện thoại là: 0963399868 (Zalo, Viber), Email: luatsuliem@gmail.com để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trực tiếp giúp bạn giải quyết nhanh gọn, ít đi lại và tiết kiệm chi phí cho ban.

Nếu bạn ở xa hoặc bận công việc không thể tới VPLS Quang Liêm được thì chúng tôi sẽ cử luật sư giỏi tới tận nhà hoặc điểm hẹn để tư vấn và hỗ trợ cho bạn.

Mẫu Đơn Xin Ly Hôn Vắng Mặt

Các trường hợp xét xử vắng mặt

Việc ly hôn đôi lúc gặp khó khăn khi giải quyết nếu:

Một trong các bên không tham gia phiên hòa giải, phiên tòa để giải quyết việc ly hôn;

Việc rời khỏi nơi cư trú;

Mất tích mất liên lạc;

Bất khả kháng: bệnh tật, tai nạn.

Việc ly hôn không thể ủy quyền nhưng khi có đơn yêu cầu xử ly hôn vắng mặt thì Tòa vẫn giải quyết theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

Vợ hoặc chồng của bên gửi yêu cầu ly có đơn đề nghị Tòa xét xử vắng mặt;

Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

Nếu sự vắng mặt do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Tuy nhiên căn cứ Điều 227 Bộ luật này, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa án thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Đồng thời, Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương.

Trường hợp, bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì sẽ hoãn phiên tòa, đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

Nội dung mẫu đơn

Tên đơn (Đơn xin ly hôn vắng mặt);

Tên cơ quan thẩm quyền giải quyết (Tòa án nhân dân…);

Thông tin cá nhân người gửi đơn (Họ tên, năm sinh, Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại);

Nêu tư cách người làm đơn (vợ/chồng);

Nêu lý do vắng mặt tại buổi xét xử ly hôn;

Trình bày những yêu cầu cần Tòa giải quyết về việc thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn (quan hệ hôn nhân, việc nuôi con, nợ chung, tài sản chung);

Lời đề nghị cơ quan nhận đơn xem xét;

Chữ ký người viết đơn.

Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn

Hồ sơ bao gồm:

Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

Bản sao y giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân của vợ và chồng;

Bản sao y khai sinh của con chung (nếu có);

Bản sao y Sổ hộ khẩu;

Bản sao y các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung trong lúc kết hôn (nếu có).

Hồ sơ xin phép nộp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết nơi bị đơn cư trú, làm việc (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành). Người giử yêu cầu nộp đơn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa nơi bị đơn cư trú.

Tòa án thụ lý và xét xử theo quy định tại:

Khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu không nhận đơn, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao từ chối gửi văn bản trả lời lý do từ chối. (Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Sau khi ra quyết định thụ lý, Tòa án tiến hành hòa giải. Việc bị đơn cố tình vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ thì xem như hòa giải không thành theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung;

Khi đủ điều kiện để giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

4 Bước Ly Hôn Đơn Phương Vắng Mặt Bị Đơn

Câu hỏi của khách hàng:

“Chào luật sư. Tôi đang lâm vào tình cảnh éo le trong hôn nhân. Rất mong được luật sư tư vấn. 

Tôi với chồng tôi kết hôn được 5 năm và có 1 con chung. Hiện tại, do mâu thuẫn trầm trọng, vợ chồng thường xuyên xúc phạm, cãi nhau đến mức tôi phải mang con bỏ về nhà bố mẹ đẻ… Tôi không muốn kéo dài cuộc hôn nhân bất hạnh này. Nhưng chồng tôi nhất quyết không muốn ly hôn. Thậm chí còn thách tôi, rằng tôi thích nộp đơn thì nộp, anh ấy sẽ không ra tòa… 

Tôi rất lo lắng và không biết làm gì bây giờ. Xin luật sư tư vấn cho tôi”.

Ý kiến tư vấn của Công ty Luật Thái An như sau: 

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là ly hôn.

1. Thế nào là ly hôn đơn phương ?

Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của chỉ một bên vợ hoặc chồng (bên còn lại không đồng ý ly hôn). Khác với ly hôn thuận tình là việc dân sự, ly hôn đơn phương là vụ án dân sự. Trong vụ án này, bên yêu cầu ly hôn là nguyên đơn và bên kia là bị đơn.

2. Thế nào là ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn ?

Ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn là trường hợp ly hôn mà bên bị yêu cầu ly hôn không ra Tòa án khi Tòa án triệu tập.

Lưu ý: Thủ tục tố tụng khi vắng mặt bị đơn khác so với thủ tục khi vắng mặt nguyên đơn.

3. Về quyền ly hôn đơn phương

Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

 “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định này, một trong hai bên vợ chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp một trong hai người yêu cầu giải quyết ly hôn được gọi là trường hợp ly hôn đơn phương. Trường hợp cả hai người đều yêu cầu giải quyết ly hôn được gọi là ly hôn thuận tình.

Vợ hoặc chồng muốn ly hôn phải đưa ra được các căn cứ phù hợp với yêu cầu ly hôn của mình. Theo quy định của pháp luật, nếu có căn cứ về việc có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng làm đời sống hôn nhân trở nên mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa có thể chấp thuận yêu cầu ly hôn đơn phương.

Theo như thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn hiện nay có mâu thuẫn trầm trọng, các bên thường xuyên xúc phạm nhân phẩm của nhau. Trường hợp bạn cảm thấy mâu thuẫn này không thể giải quyết và cho rằng các bên không thể tiếp tục cuộc hôn nhân này, bạn có quyền nộp đơn ly hôn đơn phương.

Về thủ tục ly hôn, bạn cần làm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền và nhận kết quả xử lý đơn

Theo Điều 35, 39 và Điều 40,  Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi bị đơn cư trú.

Trường hợp nếu không biết nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn: Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn là nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản

Đối với ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc Tòa án cấp tỉnh, nơi bị đơn cư trú (theo khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Theo điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi theo đường bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng cách gửi trực tuyến Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với việc nhận đơn qua bưu điện thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với việc đơn khởi kiện trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự, sau đó nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án

Trường hợp xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa, Tòa sẽ yêu cầu bạn với tư cách người khởi kiện (nguyên đơn) nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án.

Sau khi thụ lý vụ án, trong thời hạn 03 ngày làm việc Tòa án sẽ thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Bước 3: Tòa triệu tập lấy lời khai, hòa giải, tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự

Tại phiên triệu tập lấy lời khai và hòa giải, Tòa sẽ tiến hành triệu tập các đương sự đến để làm việc.

Trong thời hạn này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn;

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn;

Đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn;

Đưa vụ án ra xét xử (Trường hợp hòa giải không thành mà vụ án không thuộc trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử).

Bước 4: Xét xử tại Tòa án 

Thời hạn đưa vụ án ra xét xử

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên tòa xét xử.

Điều kiện để được giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương

Theo điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để được giải quyết đơn phương ly hôn, một bên vợ hoặc chồng phải chứng minh được một trong những vấn đề:

Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình;

1 bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng;

Đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;

1 bên bị Tòa án tuyên bố mất tích.

Nguyên tắc phân chia tài sản và quyền nuôi con

Nguyên tắc phân chia tài sản khi đơn phương ly hôn theo Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014: ưu tiên thỏa thuận giữa vợ chồng; trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật về tài sản chung và tài sản riêng.

Quyền nuôi con: Việc ai được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc trước hết vào sự thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án giao con cho bên nào đáp ứng các điều kiện nuôi con tốt nhất, bảo đảm sự phát triển toàn diện của con.

Về nguyên tắc: con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao trực tiếp cho người mẹ nuôi dưỡng, trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác.

Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương

Đơn phương ly hôn được xác định là vụ án dân sự (vụ án khởi kiện ly hôn). Do đó, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn giải quyết tại cấp sơ thẩm là 4 tháng; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm 2 tháng.

Trường hợp bản án sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị: Thời hạn giải quyết ly hôn cấp phúc thẩm từ 3 đến 5 tháng.

5. Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn

Như các bước đã nêu ở trên thì chồng bạn cần có mặt tại (1) phiên lấy lời khai, hòa giải và (2) phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Tòa án.

Trường hợp đương sự cố tình vắng mặt, Tòa sẽ giải quyết như sau:

a. Lấy lời khai, thu thập chứng cứ và hòa giải

b. Xét xử vắng mặt bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm

Sau khi tiến hành xác minh thông tin, Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

“Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;”

Theo quy định này, nếu tại phiên tòa sơ thẩm, chồng bạn với tư cách là bị đơn vắng mặt lần thứ nhất với bất kỳ lý do gì, Tòa án quyết định hoãn  phiên tòa. Tòa án sẽ thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa và ấn định thời gian mở phiên tòa tiếp theo.

Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ 2, chồng bạn với tư cách là bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án tiến hành xét xử theo thủ tục chung. Tòa án sẽ ra bản án chấp thuận hay bác yêu cầu ly hôn của bạn. Ngoài ra, nếu bạn có yêu cầu giải quyết việc nuôi con, chia tài sản chung thì Tòa án cũng tuyên trong Bản án.

Như vậy, dù chồng bạn cố tình không đến theo yêu cầu của Tòa án thì vụ án ly hôn vẫn được giải quyết bình thường theo trình tự mà chúng tôi đã tư vấn ở trên.

Lưu ý: Trường hợp bị Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn hoặc không đồng ý với Bản án ly hôn: Bạn có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

6. Tóm lược tư vấn về ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn

Tại phiên giao nộp chứng cứ và hòa giải, bị đơn được triệu tập hợp lệ mà lần thứ 2 vẫn không đến thì được coi là không thể tiến hành hòa giải được.

Tại phiên Tòa sơ thẩm: Bị đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn không đến và không có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt họ.

7. Tư liệu để tìm hiểu kỹ hơn về ly hôn đơn phương

Để được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn Luật hôn nhân và gia đình của Luật Thái An. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

8. Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn tại Công ty Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ Tư vấn ly hôn là một lựa chọn khôn ngoan.  Luật sư sẽ giúp bạn bảo vệ lợi ích hợp pháp một cách tối đa về nhân thân (quan hệ hôn nhân), chia tài sản chung và việc trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con.

Hơn nữa, việc ly hôn đơn phương, dù phức tạp đến đâu cũng sẽ được diễn ra một cách suôn sẻ, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc để .

Nếu bạn cần dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn cho mình, bạn vui lòng xem bài viết Bảng giá dịch vụ ly hôn.

Tác giả bài viết:

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lĩnh vực hành nghề chính:   *Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình *Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình