Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài có một số điểm khác so với thủ tục ly hôn trong nước. Hiện nay việc ly hôn có yếu tố nước ngoài có nhiều khó khăn và vướng mắc. Tuy nhiên đã có sự thống nhất về quy định của pháp luật. Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng có quan tâm về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành và những lưu ý khi thực hiện.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp: Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (khoản 3 Điều 123)

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2023 thì đã có sự thông nhất về thẩm quyền so với Bộ luật Tố tụng dân sự cũ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và điểm a khoản 1 Điều 35 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (Trước đây thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh).

Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Trình tự, thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài

Bước 1: Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn và gửi bộ hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Hồ sơ xin ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các tài liệu:

– Đơn xin ly hôn.

– Bản sao Giấy CMND hoặc giấy chứng thực cá nhân (Hộ chiếu, Thẻ căn cước công dân); Hộ khẩu (có sao y bản chính);

– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trình bày rõ trong đơn kiện;

– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);

– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp);

– Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;

– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục pháp luật quy định.

Lưu ý: Pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua hòa giải tại cơ sở (UBND xã, phường, Công đoàn cơ quan,…) Tuy nhiên trên thực tế nhiều Tòa án vẫn bắt buộc có bước hòa giải này.

Thời hạn giải quyết

Tùy vào từng vụ việc cụ thể mà thời hạn giải quyết khác nhau. Trên cơ sở luật định thì thời hạn chuẩn bị xét xử là từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; Thời hạn mở phiên tòa từ 01 – 02 tháng kể từ ngay có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Thủ Tục Xin Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài

1. Cơ sở pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài

2.1 Các trường hợp xin ly hôn có yếu tố nước ngoài

2.1.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã ra nước ngoài (bị đơn), tòa án phân biệt như sau:

a, Nếu có thể liên lạc được với bị đơn ở nước ngoài thông qua thân nhân của họ thì tòa án thông qua thân nhân đó gửi cho bị đơn ở nước ngoài lời khai của nguyên đơn, và yêu cầu họ phúc đáp về tòa án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết ly hôn. Căn cứ vào lời khai và tài liệu nhận được, tòa xét xử theo thủ tục chung.

b, Nếu thực sự không liên hệ được với bị đơn ở nước ngoài thì tòa ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án, giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu TAND cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết. Đây là cơ sở để chấm dứt hôn nhân

c, Nếu có căn cứ cho thấy thân nhân của bị đơn biết nhưng không cung cấp địa chỉ, tin tức bị đơn cho tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của tòa (ở phần thứ nhất) thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo. Đã yêu cầu đến lần thứ 2 mà thân nhân của họ vẫn không chịu hợp tác thì tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, tòa án gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định, đồng thời niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của bị đơn, để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

2.1.2. Người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài và việc kết hôn đó đã được công nhận tại Việt Nam. Nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn

– Nếu người nước ngoài đang ở nước ngoài (nguyên đơn) xin ly hôn với người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch và đang cư trú tại Việt Nam, thì tòa án thụ lý giải quyết như sau: Trường hợp nguyên đơn là công dân của nước mà Việt Nam đã ký điệp định tương trợ tư pháp thì áp dụng hiệp định để giải quyết (nếu hiệp định quy định khác với luật trong nước), hoặc áp dụng Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 để giải quyết (nếu không có quy định khác). Trường hợp nguyên đơn là công dân của nước mà Việt Nam chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp thì áp dụng Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 để giải quyết. Trong cả hai trường hợp trên, việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước đó. Trong trường hợp người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam thì dù họ đang cư trú tại Việt Nam, tòa án cũng không thụ lý giải quyết. Vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Việt Nam.

2.1.3. Công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài

– Hiện có nhiều trường hợp người nước ngoài sau khi kết hôn với người Việt Nam tại Việt Nam đã trở về nước và không quay trở lại, không liên lạc. Nếu người trong nước xin ly hôn thì tòa án xác minh địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài để liên hệ lấy lời khai. Nếu không liên lạc được và người nước ngoài không liên hệ với vợ hoặc chồng trong nước từ 1 năm trở lên thì tòa coi đó là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ. Vụ kiện xin ly hôn được xét xử vắng mặt bị đơn.

2.2. Trình tự trong thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Bước 1: Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

2.3. Hồ sơ cần chuẩn bị trong thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Đơn xin ly hôn.

Bản sao Giấy CMND (hộ chiếu), hộ khẩu (có Sao y bản chính).

Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.

Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

2.4Thời gian giải quyết vụ án ly hôn

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tú Anh tổng hợp

Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài

Ly hôn là lựa chọn cuối cùng khi cuộc sống vợ, chồng trở nên trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Thủ tục giải quyết yêu cầu ly hôn đối với các bên đương sự đều là công dân Việt Nam không phức tạp được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết. Tuy nhiên thực tế hiện nay, có rất nhiều vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài có xảy ra tranh chấp, thủ tục phức tạp mà Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết. Công ty Luật Việt An lưu ý với Quý khách hàng các quy định về trình tự, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

Cơ sở pháp lý:

Ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm trường hợp đương sự ở nước ngoài và trường hợp tài sản ở nước ngoài, được quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP:

“1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:

a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

    Tài sản ở nước ngoài

    Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.”

    Cơ quan có thẩm quyền xử lý giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài: Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    Lưu ý: Đặc biệt, đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và Gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam.

    Trình tự, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

    Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

    Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

    Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

    Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra

    Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

    Dịch vụ thuế cho văn phòng đại diện nước ngoài của Luật Việt An:

    Tư vấn, hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ nộp tại Tòa án về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài;

    Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ và liên hệ Tòa án có thẩm quyền để giải quyết;

    Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng tại các cấp Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam.

    Quý khách hàng gặp khó khăn trong giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được luật sư hướng dẫn cụ thể nhất.

Thủ Tục Xin Ly Hôn Đơn Phương Có Yếu Tố Nước Ngoài

Thủ tục xin ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

Hướng dẫn làm thủ tục xin ly hôn đơn phươngcó yếu tố nước ngoài nhanh chóng hiệu quả

Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ” Vợ chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn ” và ” Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”

Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây :

+ Có hành vi bạo lực gia đình;

+ Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;

+ Đời sống chung không thể kéo dài;

+ Mục đích của hôn nhân không đạt.

Nếu một bên vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, thì thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên được tiến hành theo các bước sau :

+ Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

+ Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

+ Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

+ Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện gồm có các giấy tờ sau đây:

+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn.

+ Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);

+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);

+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung

Về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 33, 34, 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 xác định thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thứ 1 : Xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh hay cấp huyện :

Căn cứ Điều 35 và Điều 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2023 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp. Khoản 3 Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2023 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện thì: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”.

Điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2023 quy định Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: “1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây: c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này”.

Như vậy, vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài) thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm :

+ Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

+ Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

+ Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

+ Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

+ Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

2.Tài sản ở nước ngoài:

Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

Thứ 2 : Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngòai theo lãnh thổ :

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2023 quy định về Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau :

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2023 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:

+ Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

+ Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

+ Như vậy, nếu bị đơn có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết. Nếu bị đơn không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.

Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay và dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi.

XEM NGAY LUẬT SƯ CÔNG TY LUẬT TGS TƯ VẤN LY HÔN

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Dịch Vụ Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài

HÃY GỌI NGAY TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI!

Công ty luật Thái An chuyên sâu tư vấn Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài (ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài, ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài…). Hàng ngàn khách hàng đã sử dụng dịch vụ này thông qua các kênh khác nhau. Dù dưới bất kỳ hình thức nào, tư vấn online, qua điện thoại hay tư vấn trực tiếp tại văn phòng khách hàng đều được hướng dẫn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài nhanh nhất giúp cho việc giải quyết ly hôn có lợi cho mình.

I. Thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài:

Các tình huống ly hôn có yếu tố nước ngoài là các trường hợp ly hôn mà đương sự có yếu tố nước ngoài hoặc tài sản của đương sự ở nước ngoài. Đó có thể là thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài hoặc đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài.

2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi đương sự ở Việt Nam

Các tình huống ly hôn có yếu tố nước ngoài khi đương sự ở Việt Nam là:

Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

Ly hôn giữa người nước ngoài với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

3. Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi đương sự ở nước ngoài

Các tình huống ly hôn có yếu tố nước ngoài khi đương sự ở nước ngoài là:

Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý;

Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý;

Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác tại Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý;

Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý;

a. Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài

Ly hôn thuận tình là ly hôn khi hai vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt hôn nhân, chia tài sản chung, quyền nuôi con và cấp dưỡng cho con.

Theo quy định của Điều 35, Điều 36, Điều 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2023 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

b. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Yêu cầu ly hôn đơn phương khi được Tòa án thụ lý thì được coi là vụ án trong đó nguyên đơn là bên yêu cầu ly hôn và bị đơn là bên bị yêu cầu ly hôn. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được xác định như sau:

Đối với thẩm quyền giải quyết ly hôn theo lãnh thổ, theo quy định của Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2023, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc do vậy Tòa án nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

Đối với thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn, theo quy định của Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2023 nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

Đối với thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, theo quy định của Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2023, nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. 

4.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi t

ài sản ở nước ngoài

Đây là trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài khi tài sản là bất động sản nằm ngoài biên giới lãnh thổ của Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý. Việc giải quyết ly hôn trong trường hợp này là theo pháp luật của nước nơi có bất động sản nói trên.

5. Những khó khăn thường gặp khi giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Việc ủy thác ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định

Các đương sự cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án, cố tình làm cho vụ án không thể giải quyết được

Bất cập từ các quy định của pháp luật hiện hành…

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các bước sau:

a. Nộp hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Hồ sơ yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm các giấy tờ sau đây:

Đơn xin ly hôn (theo mẫu). Trong đó phải trình rõ các vấn đề như: các mâu thuẫn trong thời gian sống chung và mâu thuẫn đó là không thể giải quyết được; tài sản chung yêu cầu toà giải quyết (nếu có); vấn đề nuôi dưỡng con chung sau ly hôn (nếu có); địa chỉ liên lạc chính xác của người ở nước ngoài;

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

Giấy khai sinh của các con (bản sao)

Chứng minh nhân dân của hai vợ chồng (bản sao)

Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao)

Các giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có)

b. Tòa nhận kết quả xử lý đơn yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài

Nếu hồ sơ yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài được gửi tới Tòa án có thẩm quyền thì nhân viên Tòa án sẽ nhận hồ sơ.

c. Nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự, sau đó nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

d. Tòa thụ lý yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trường hợp ly hôn thuận tình thì Tòa án triệu tập hai vợ chồng để hòa giải, nếu hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định thuận tình ly hôn.

Trường hợp ly hôn đơn phương thì thủ tục phức tạp hơn nhiều. Tòa án sẽ thực hiện một loạt biện pháp nghiệp vụ để giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

Lấy lời khai và ý kiến của bị đơn, cùng những tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ/ việc (Tòa tiến hành các thủ tục ủy thác tư pháp).

Trường hợp sau khi tiến hành các thủ tục ủy thác tư pháp, không có kết quả do bị đơn không có địa chỉ rõ ràng, sống lưu vong, không ai quản lý, thì Toà án yêu cầu người thân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc các tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử, nếu nguyên đơn ở trong nước công nhận những lời khai hoặc tài liệu gửi về đúng là của bị đơn đang ở nước ngoài.

Trường hợp theo cách thức trên và đã liên hệ được với bị đơn đang ở nước ngoài, nhưng họ cố tình từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết đến lần thứ hai, thì Toà án có thể đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Trường hợp không liên hệ được thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú xác định bị đơn mất tích hoặc đã chết theo thủ tục quy định về việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết.

7. Dịch vụ tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Công ty luật Thái An

a. Nội dung dịch vụ tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài:

Tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài (ly hôn với người nước ngoài)

Tư vấn vấn đề tài sản chung của vợ chồng

Tư vấn quyền nuôi con

Tham gia đàm phán hòa giải về ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con

Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài (vụ án ly hôn với người nước ngoài

Tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng: tham gia giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài (tranh chấp ly hôn với người nước ngoài) bao gồm tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con…

b. Các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được luật sư ly hôn Công ty Luật Thái An tham gia giải quyết

Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam

Ly hôn giữa công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn và vợ (chồng) nếu họ không có nơi thường trú chung

Ly hôn có tranh chấp tài sản là bất động sản ở Việt Nam

Tư vấn trình tự, thủ tục được công nhận tại Việt Nam đối với các bản án, quyết định ly hôn của toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài

c. Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 

Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài là khoảng hai tuần kể từ khi cung cấp đầy đủ giấy tờ.

Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài 

Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là từ 3 đến 6 tháng kể từ khi cung cấp đầy đủ giấy tờ. Do Tòa án phải thực hiện ủy thác tư pháp giữa hai nước, nếu có tranh chấp phức tạp thì có thể kéo dài hơn.

d. Giá dịch vụ Tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài 

Để biết chi phí dịch vụ, bạn vui lòng đọc bài viết Bảng giá dịch vụ tư vấn ly hôn và giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình

Nếu khách hàng còn thắc mắc về thủ tục, quy trình dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tận tình và hiệu quả nhất.

Tác giả bài viết:

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh, thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội.

THÔNG TIN LIÊN QUAN