Thủ Tục Xin Chuyển Trường Cho Con / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Mẫu Đơn Xin Chuyển Trường Cho Con Mới Nhất Năm 2022

Vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà phụ huynh cũng như học sinh có mong muốn chuyển trường học cho con, tuy nhiên khi chuyển trường cần tiến hành theo trình tự thủ tục pháp luật và theo quy định của từng trường học.

Công ty TBT Việt Nam luôn đồng hành cùng phụ huynh và học sinh, để tư vấn, hỗ trợ khi có thắc mắc, băn khoăn trong quá trình con đi học, nhất là vấn đề chuyển trường và hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin chuyển trường cho con chi tiết nhất.

Mẫu đơn xin chuyển trường là gì?

Đơn xin chuyển trường cho con có thể do phụ huynh học sinh hoặc người giám hộ của học sinh soạn thảo. Thực tế một số trường học cũng có quy định sẵn mẫu đơn xin chuyển trường, phụ huynh học sinh khi có nhu cầu chuyển trường cho con có thể sử dụng theo mẫu riêng của trường.

Khi chuẩn bị hồ sơ xin chuyển trường cho con, đặc biệt là soạn thảo đơn xin chuyển trường cần căn cứ vào việc con đang học cấp bậc nào tiểu học, trung học sơ sở hay trung học phổ thông,…để chuẩn bị đơn xin chuyển trường cho phù hợp, bởi mỗi cấp khác nhau sẽ có những quy định, yêu cầu riêng.

Hiểu được những băn khoăn, lo lắng của Quý phụ huynh và học sinh, Công ty tư vấn TBT Việt Nam sẽ chia sẻ thêm các mẫu đơn chuyển trường được sử dụng phổ biến hiện nay và cách soạn thảo các loại mẫu đơn này trong phần tiếp theo của bài viết.

Quy trình thủ tục xin chuyển trường cho con

– Học sinh sẽ được xem xét và giải quyết việc chuyển trường khi đáp ứng các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục theo quy định. Trừ việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) sẽ thực hiện theo quy chế riêng của trường chuyên biệt đó. Và việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông ngoài công lập sang trường trung học phổ thông công lập.

Riêng việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông ngoài công lập sang trường trung học phổ thông công lập, chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 của Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT.

– Đối tượng được chuyển trường theo quy định hiện hành:

+ Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp;

+ Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng mà không thể theo học tại trường nên phải chuyển sang trường khác.

– Hồ sơ cần chuẩn bị khi chuyển trường cho con:

Hồ sơ chuyển trường bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:

1/ Đơn xin chuyển trường cho con do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký (tự soạn thảo hoặc theo mẫu của trường, tuy từng trường học quy định);

2/ Học bạ bản chính của học sinh;

3/ Bằng tốt nghiệp các cấp học dưới (xuất trình bản gốc và nộp bản sao có công chứng chứng thực);

4/ Giấy khai sinh của con (bản sao có công chứng chứng thực hoặc trích lục và xuất trình bản chính để đối chiếu);

5/ Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định;

6/ Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi xin chuyển đi cấp;

7/ Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với từng trường hợp theo luật định;

8/ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến (với trường hợp học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác);

9/ Một số giấy tờ khác, tuy từng trường hợp cụ thể.

– Quy trình xin chuyển trường cho con:

Bước 1: Xin ý kiến chấp thuận từ phía trường con đang theo học

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin chuyển trường và nộp cho trường học

Bước 3: Cơ quan thiếp nhận phân loại hồ sơ tiến hành thủ tục chuyển đi và chuyển đến

Bước 4: Trả kết quả và cấp giấy giới thiệu chuyển trường.

Lưu ý: Thủ tục xin chuyển trường cho con sẽ được thực hiện khi học sinh đã hoàn thành chương trình học kỳ I và kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật để xem xét và quyết định.

Các loại mẫu đơn chuyển trường phổ biến

Khi viết đơn chuyển trường cần lưu ý các nội dung trong đơn, như sau:

– Xác định đúng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

– Thông tin của cha/ mẹ hoặc người giám của học sinh: họ tên; nơi cư trú; số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân; số điện thoại, email liên hệ nếu có.

– Thông tin của học sinh có yêu cầu chuyển trường đầy đủ, chính xác: họ tên; ngày tháng năm sinh; lớp đang theo học; kết quả học tập, học lực, hạnh kiểm.

– Thông tin của trường con đang học: tên trường, địa chỉ.

– Mục đích và lý do làm đơn như: do bố gia đình thay đổi nơi cư trú; bố mẹ ly hôn; do bố/mẹ chuyển công tác nên con đi học gặp nhiều khó khăn khi di chuyển đến trường,…

– Ý kiến của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền.

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG (Học sinh chuyển đi, đến trong tỉnh)

Kính gửi:

– Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/ thành phố…………………..;

– Phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh/ thành phố……………….;

– Hiệu trưởng trường tiểu học/ trung học cơ sở/ trung học phổ thông (đi)………….

– Hiệu trưởng trường tiểu học/ trung học cơ sở/ trung học phổ thông (đến)………..

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………

Số chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân:…………………………………………………..

Nơi đăng ký thường trú:…………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………………….

Email:……………………………………………………………………………………………….

Là cha/ mẹ/ người giám hộ của học sinh:…………………………………………………………..

Đang học lớp ………….. năm học: 20…..-20……………………………………………………..

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………….

Kết quả học tập năm học:………..Học lực:…….Hạnh kiểm:………………………………………

Tại Trường …………………………………………thuộc Huyện/ Quận ………………………… Tỉnh/Thành phố……………………………………

Nay tôi làm đơn này xin phép Hiệu trưởng trường…………………………………………… đồng ý cho học sinh ………………………………….chuyển đến học lớp ………. năm học: 20…..-20….. tại trường ……………………………………………………………………………

thuộc Huyện/Quận ………………… Tỉnh/Thành phố…………………………………………….

Lý do: ………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

Rất mong sự chấp thuận Quý Trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo.

……, ngày ….. tháng …… năm 20….

Ký tên

+ Mẫu đơn xin chuyển trường tiểu học ngoài tỉnh

Trong mẫu đơn xin chuyển đến trường tiểu học ngoài tỉnh, có thể tham khảo tương tự như mẫu bên trên, nhưng chú ý vấn đề xác định thẩm quyền khi học sinh chuyển trường đến trường thuộc tỉnh khác sẽ làm đơn xin chuyển trường cho con gửi đến: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/ thành phố; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng của 2 trường (nơi chuyển đi và chuyển đến).

Những nội dung tư vấn và hướng dẫn trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng Quý vị thực hiện hiện thành công khi chuyển trường học cho con em mình.

Thủ Tục Chuyển Trường Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông?

Thủ tục chuyển trường của học sinh trung học phổ thông. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều trường trung học phổ thông. Và có nhiều phụ huynh cũng như các em học sinh do gia đình chuyển đến Hà Nội sinh sống hoặc chuyển nơi ở từ quận này qua quận khác. Để tiện đường cho con em mình đi học nhiều bậc cha mẹ đã thắc mắc về thủ tục xin chuyển trường cho học sinh trung học phổ thông.

Thủ tục chuyển trường cho học sinh trung học phổ thông :

Bước 1: Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho hiệu trưởng nhà trường nơi chuyển đến.

Bước 2: Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường gửi đến hiệu trưởng trường học sinh đang học

Hiệu trưởng trường học sinh đang học xem xét cấp giấy giới thiệu chuyển trường và cho phụ huynh rút hồ sơ, học bạ của học sinh.

Bước 3: Cha mẹ học người giám hộ của học sinh có nhu cầu chuyển trường nộp hồ sơ xin chuyển trường về Phòng quản lý và thông tin giáo dục, sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội

Bước 4: Sở giáo dục sẽ tiếp nhận hồ sơ, xem xét, giải quyết cấp giấy giới thiệu chuyển trường.

Bước 5: Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có nhu cầu chuyển trường tiếp nhận lại hồ sơ đã giải quyết và nộp lại toàn bộ hồ sơ cho hiệu trưởng nhà trường nơi học sinh chuyển đến.

Thủ tục chuyển trường cho học sinh THPT 

Học sinh trong nước:

Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, có ý kiến tiếp nhận của trường đến.

Hồ sơ học tập của học sinh gồm: Học bạ (bản chính), Bản sao giấy khai sinh, Bằng tốt nghiệp THCS.

Giấy giới thiệu chuyển trường do trường cũ cấp. Nếu là học sinh tỉnh ngoài chuyển đến phải có thêm: Giấy giới thiệu chuyển trường và giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 do Sở GD&ĐT cấp, học sinh chuyển vào hệ A trường công lập phải xuất trình hộ khẩu thường trú (hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương) kèm theo 1 bản photocopy.

Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

Học sinh xin học lại phải có xác nhận của UBND xã, phường về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại địa phương trong thời gian nghỉ học.

      2. Đối với học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước:

Văn bằng: Phải có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp THCS tương đương bằng tốt nghiệp THCS của Việt Nam. Học sinh đã được học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc đã học ở Việt Nam.

Tuổi: Được gia hạn thêm 1 tuổi so với quy định của cấp học.

Hồ sơ gồm:

Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).

Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).

Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có).

Bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).

Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).

Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có).                         

Bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Thủ Tục Sang Tên, Chuyển Nhượng Đất Đai Cho Con Cái

1. Điều kiện để nhận chuyển nhượng

Cơ sở pháp lý: Tại Điều 188 của Luật Đất đai 2013.

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3.Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con cần phải đáp ứng điều kiện cần thiết tại Khoản 1 Điều 188 của Luật Đất đai 2013.

2. Về thủ tục, hồ sơ để chuẩn bị chuyển nhượng đất cho con

Cơ sở pháp lý: Điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Các thủ tục để tiến hành chuyển nhượng:

*Bước 1. Làm hợp đồng tặng cho

Cha mẹ sẽ phải tới phòng công chứng hoặc tại UBND phường xã để làm hợp đồng tặng cho tài sản.

Thành phần hồ sơ cần thiết bao gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Hộ khẩu thường trú của Cha/mẹ và con.

+ Chứng minh thư nhân dân của cả cha/mẹ và con.

+ Giấy khai sinh của con.

Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai nghĩa vụ tài chính (tại UBND cấp huyện nơi có nhà, đất).

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị chuyển quyền sử dụng đất.

Tờ khai lệ phí trước bạ.

Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

Hợp đồng tặng cho đã được công chứng, chứng thực.

Giấy khai sinh của người con.

Bước 3. Kê khai để sang tên cho con (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất).

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Hợp đồng tặng cho tài sản đã có công chứng.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tờ khai miễn thuế.

Bản sao căn cước công dân hoặc CMTND của người con.

Bước 4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ sang tên cho con trên Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Khoản 10 Điều 9 của Nghị định 140/2016/NĐ – CP quy định về lệ phí trước bạ.

+ Khoản 4 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

“4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.”

+ Khoản 10 Điều 9 của Nghị định 140/2016/NĐ – CP quy định về lệ phí trước bạ quy định:

“10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong gia đình, cụ thể là giữa mẹ đẻ và con đẻ thì khi tiến hành sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ mẹ sang thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, quy định tại Khoản 10 Điều 9 của Nghị định 140/2016/NĐ – CP quy định về lệ phí trước bạ thì việc sang tên này cũng sẽ không phải nộp lệ phí trước bạ.

Hướng Dẫn Thủ Tục Chuyển Trường

Căn cứ Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25-12-2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”;

Kính gửi: – Các Trường Trung học phổ thông;

– Các Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Căn cứ Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25-12-2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”; để phù hợp tình hình thực tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn một số quy định về hồ sơ, thủ tục chuyển trường, xin học lại như sau:

C. THỜI GIAN GIẢI QUYẾT :1. Chuyển trường: Mỗi năm học chỉ giải quyết chuyển trường, tiếp nhận học sinh vào hai thời điểm sau (trừ trường hợp đặc biệt). – Đầu năm học: Từ 15 tháng 7 đến ngày 30 tháng 9 hàng năm. – Giữa năm học: Từ 15 tháng 01 đến ngày 30 tháng 01 hàng năm.2. Xin học lại: Việc xin học lại được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới . Ngày giải quyết chuyển trường và xin học lại tại Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng: Các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần ( buổi sáng từ 8 giờ đến 11giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ)

Văn bản này thay thế các văn bản trước đây của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng về chuyển trường. Việc chuyển trường theo đúng quy định sẽ góp phần ổn định nề nếp nhà trường, tránh những tiêu cực, thắc mắc khiếu nại có thể nảy sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường học phải mở sổ theo dõi chuyển trường, có hồ sơ lưu trữ và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC – Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC – Ban Giám đốc; ( Đã ký và đóng dấu) – Phòng KT&KĐCLGD, TTr; – Lưu: VP,GDTrH. Hùynh Văn Bảy