Thủ Tục Xin Chuyển Trường Mầm Non / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Điều Kiện, Thủ Tục Chuyển Trường – Trường Mầm Non Hoa Ban

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CHUYỂN TRƯỜNG

VÀ TIẾP NHẬN HỌC SINH

I. Đối tượng chuyển trường:

* Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;

* Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

II. Hồ sơ, thủ tục chuyển trường:

1. Hồ sơ chuyển trường gồm:

1.1. Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký;

1.2. Học bạ (bản chính);

1.3. Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản sao);

1.4. Bản sao giấy khai sinh;

1.5. Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp THPT quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập);

1.6. Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp;

1.7. Trường hợp chuyển ngoại tỉnh: phải có giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng GD-ĐT nơi đi cấp (đối với cấp THCS), do Giám đốc Sở GD-ĐT nơi đi cấp (đối với cấp THPT); hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn, quyết định điều động công tác của cha mẹ hoặc người giám hộ.

1.8. Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển, thi tốt nghiệp (nếu có).

2. Thủ tục chuyển trường:

a. Đối với học sinh cấp THCS:

– Chuyển trường trong cùng tỉnh: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ xem xét giải quyết, trường hợp số lượng học sinh/ lớp cao quá mức quy định thì phải xin ý kiến chỉ đạo của phòng GD-ĐT.

– Chuyển trường từ tỉnh, thành phố khác đến: Phòng GD-ĐT nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.

b. Đối với học sinh cấp THPT:

– Chuyển trường trong cùng tỉnh: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ xem xét giải quyết nếu điểm tuyển sinh vào lớp 10 của học sinh không nhỏ hơn điểm chuẩn của trường và sĩ số các lớp không vượt quá 45 (đối với hệ công lập) hoặc 50 (đối với hệ bán công). Các trường hợp đặc biệt khác cần giải quyết, phải xin ý kiến chỉ đạo của Sở GD-ĐT.

– Chuyển trường từ tỉnh, thành phố khác đến: Sở GD-ĐT nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.

c. Thời điểm chuyển trường: Khi kết thúc học kỳ I hoặc trước lúc khai giảng. Trường hợp ngoại lệ phải do Trưởng phòng GD-ĐT (đối với cấp THCS), Giám đốc Sở GD-ĐT (đối với cấp THPT) xem xét, giải quyết.

3. Thời gian chuyển trường:

Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong hời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Giám đốc Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT) nơi đến xem xét, quyết định.

Lưu ý:

* Việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh đối với các trường chuyên biệt thực hiện theo quy chế riêng của từng loại trường chuyên biệt.

* Việc chuyển trường từ trường THPT ngoài công lập đến trường THPT công lập do Giám đốc Sở GD-ĐT xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể và chỉ được giải quyết trong 2 trường hợp sau:

+ Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập.

+ Học sinh đang học trường THPT ngoài công lập có thi tuyển đầu vào chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng không có trường THPT ngoài công lập có chất lượng tương đương.

File đính kèm: DonXinChuyenTruong (Tải về)

Thủ Tục Chuyển Nhượng Nhà Trẻ, Trường Mầm Non Tư Thục

Luật Tiền Phong – Hiện nay dân số tăng nhanh, nhu cầu thành lập trường mầm non cũng diễn ra khá phổ biến. Nhưng có nhiều trường hợp không muốn thành lập trường mà có nhu cầu mua lại trường mầm non đã hoạt động để lấy số năm kinh nghiệm và thừa hưởng cơ sở vật chất, cũng như đội ngũ giáo viên của trường thì thủ tục như thế nào? Luật Tiền Phong tư vấn cụ thể như sau:

1. Hồ sơ xin chuyển nhượng nhà trẻ, trường mầm non

Tờ trình đề nghị cho phép chuyển đổi chủ nhà trẻ, nhà trường tư thục của chủ trường hiện tại;

Văn bản đề nghị được tiếp nhận quản lý nhà trẻ, nhà trường và cam kết trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị được làm chủ trường mới;

Bản sao Quyết định cho phép thành lập nhà trẻ, nhà trường tư thục;

Đề án tiếp nhận và phát triển nhà trẻ, nhà trường giai đoạn tiếp theo (minh chứng xác nhận về khả năng tài chính, tiếp nhận đất đai, cơ sở vật chất); cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trẻ, nhà trường; Dự thảo quy chế hoạt động của nhà trẻ, nhà trường.

Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm chủ trường (có công chứng)

2. Trình tự thủ tục chuyển nhượng nhà trẻ, trường mầm non

Bước 1: Chuẩn bị 02 bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa UBND cấp quận, huyện, thị xã nơi có trụ sở trường mầm non. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, khi phát hiện hồ sơ chưa đủ, chưa hợp lệ phải thong báo rõ ràng cho người nộp hồ sơ về sự còn thiếu, không phù hợp.

Bước 4: Lãnh đạo UBND quận, huyện phê duyệt trong thời gian 03 ngày sau đó trả kết quả theo giấy hẹn.

Ngoài việc thực hiện mua bán trường mầm non theo thủ tục thông thường thì có nhiều trường hợp nhà trẻ, trường mầm non trực thuộc công ty hay do công ty làm chủ sở hữu, khi mua lại trường chúng ta có thể cân nhắc theo phương án mua lại cổ phần, phần vốn góp của công ty. Nếu đi theo hướng này thì thủ tục sẽ đơn giản hơn rất nhiều nhưng cần lưu ý những vấn đề sau:

Tình trạng nộp thuế của công ty cho đến thời điểm nhận chuyển nhượng;

Danh sách nhân viên, giáo viên và hơp đồng lao động giữa họ và công ty;

Danh sách trẻ học tại trường và cam kết giữa nhà trường và phụ huynh;

Số công nợ của công ty (nếu có)…

Trong trường hợp việc mua lại một trường mầm non gặp quá nhiều rủi ro thì việc lựa chọn thành lập 1 trường hoặc 1 nhóm trẻ tư thục mới lại là phương án tối ưu và an toàn hơn mà các bạn nên làm. Bạn có thể tham khảo bài viết của chúng tôi về thủ tục này:

DỊCH VỤ CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ TRẺ, TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRỌN GÓI:

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn toàn diện quy định của pháp luật về vấn đề này;

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ soạn thảo hồ sơ nhanh hợp, hợp lý nhất;

Liên hệ với chúng tôi để thủ tục chuyển nhượng trường mầm non của bạn được ủy quyền thực hiện toàn bộ chỉ trong thời gian 10 ngày làm việc;

Hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6289 để mọi thắc mắc của bạn được giải đáp.

Comments

Mẫu Đơn Xin Chuyển Trường Mầm Non, Đơn Xin Chuyển Trường Học Cho Trẻ M

Trong thủ tục chuyển trường mầm non cho trẻ, mẫu đơn xin chuyển trường mầm non là một giấy tờ bắt buộc các bậc phụ huynh phải hoàn thiện nhằm thực hiện thủ tục theo đúng quy định chung. Việc chuyển trường cho trẻ không quá phức tạp như việc chuyển học các cấp học khác, tuy nhiên, các phụ huynh cần lưu ý để tránh những nhầm lẫn, thiếu sót khiến cho thời gian chuyển trường cho bé bị ảnh hưởng. Mẫu đơn xin chuyển trường mầm non sẽ có một số yêu cầu thông tin mà bạn bắt buộc phải thực hiện như thông tin người làm đơn, thông tin trẻ muốn chuyển trường, lý do chuyển trường, thời gian bắt đầu chuyển.

Dành cho những ai quan tâm đến nghề giáo viên mầm non, những quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất 2017 sẽ đề cập những nội dung liên quan đến mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp của các giáo viên, viên chức mầm non, qua tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất 2017 những người đang công tác trong ngành giáo dục mầm non cũng có thể dễ dàng xác định được các yêu cầu bắt buộc đối với công việc mà mình đang làm.

Download Mẫu đơn xin chuyển trường mầm non

Mẫu đơn xin chuyển trường mầm non không những là loại giấy tờ giúp quá trình chuyển trường cho các em mầm non đúng quy định mà còn là cơ sở để nhà trường quản lý số lượng, hồ sơ học sinh trong trường được chặt chẽ, đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, trong mẫu đơn xin chuyển trường mầm non, các phụ huynh cũng sẽ phải cung cấp những thông tin liên quan như hộ khẩu thường trú, lớp, trường, địa chỉ trường cụ thể mà con em mình đang theo học, kết quả học tập, hạnh kiểm, học lực, ghi rõ thông tin trường đang có ý định chuyển đến và lý do chuyển trường. Do đó để tất cả các yêu cầu trên được đáp ứng bố mẹ học sinh, thày cô giáo cần nắm rõ cách viết giấy chuyển trường theo quy định của Bộ Giáo Dục, có như vậy quá trình chuyển trường của các em được nhanh và hiệu quả hơn.

Còn với những cá nhân, tổ chức đang có ý định thành lập trường mầm non tư thục, cần nắm rõ các quy định thành lập và giải thể trường mầm non của bộ giáo dục để đáp ứng các tiêu chuẩn khi thành lập cũng như khi muốn giải thể trường mầm non, quy định thành lập và giải thể trường mầm non sẽ giúp các tổ chức hay cá nhân thành lập trường mầm non tuân thủ đúng các quy định này để tránh xảy ra các vấn đề đáng tiếc.

Ngoài mẫu đơn xin chuyển trường, đối với các em học sinh có mong muốn chuyển lớp theo quy định sẽ phải làm đơn xin chuyển lớp nộp lên Bam giám hiệu nhà trường, nội dung mẫu đơn xin chuyển lớp cần trình bày rõ thông tin của cá nhân muốn chuyển lớp, thông tin lớp học hiện tại, lớp học chuẩn bị chuyển đến, lý do và nguyện vọng muốn chuyển lớp là gì, khi mẫu đơn xin chuyển lớp của bạn đáp ứng được quy định, Ban giám hiệu sẽ cân nhắc và tiến hành chuyển lớp cho học sinh.

Sau khi hoàn thiện được những nội dung có trong mẫu đơn xin chuyển trường mầm non, các phụ huynh sẽ chuyển trực tiếp đơn lên cho Hiệu trưởng nhà trường để được xem xét và giải quyết trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, các phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm mẫu đơn xin đi học mầm non cho bé để sử dụng khi đăng ký cho bé học tập tại một trường mầm non nào đó. Mẫu đơn xin đi học mầm non cho bé sẽ là giấy tờ đầu tiên giúp các bé được học tập tại ngôi trường mà cha mẹ mong muốn để các bé có được làm quen với kỹ năng và môi trường lớp học đầu đời.

Không chỉ có giấy chuyển trường, các phụ huynh có thể xin ban giám hiệu nhà trường viết thêm cho mình giấy giới thiệu chuyển trường để khi thực hiện thủ tục nhập học cho các em học sinh ở ngôi trường mới được thuận tiện nhất. Người viết giấy giới thiệu chuyển trường là ban giám hiệu trường học cũ và người nhận là ban giám hiệu trường mới học sinh chuyển đến.

Hướng Dẫn Một Số Vấn Đề Về Tổ Chức, Biên Chế Khi Chuyển Trường Mầm Non Bán Công Sang Trường Mầm Non Công Lập

1. Tổ chức bộ máy.

1.1. Tên trường được thống nhất như sau: Trường mầm non + Tên riêng của nhà trường hoặc tên xã phường, thị trấn (nếu trường không có tên riêng); Ví dụ: Trường mầm non Mỹ Xá; Đối với trường ở Thị trấn thì thêm chữ TT ví dụ Trường mầm non TT Cồn.

– Lưu ý: Tên nhà trường được ghi trên quyết định thành lập nhà trường, con dấu, biển tên nhà trường và các giấy tờ giao dịch khác; Không ghi loại hình : công lập, dân lập, tư thục trong tên nhà trường;

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trường mầm non thực hiện theo quy định tại Điều 2 của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3 Tổ chức nhà trường.

– Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện) quản lý trường mầm non công lập trên địa bàn;

– Cơ cấu tổ chức: Nhà trường có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên; Các Tổ chức trong nhà trường gồm: Hội đồng nhà trường, tổ chức Đảng, đoàn thể, Hội đồng thi đua, Hội đồng tư vấn, tổ chuyên môn, tổ văn phòng, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. Chức năng, nhiệm vụ, hoạt động được quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Nhà trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

2. Về biên chế và số lượng giáo viên ngoài biên chế.

– Biên chế viên chức sự nghiệp do UBND huyện, thành phố giao trong tổng biên chế sự nghiệp giáo dục đào tạo, được UBND tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm.

– Số lượng giáo viên nhà trẻ, giáo viên mẫu giáo, cô dinh dưỡng nhà trẻ và mẫu giáo ngoài biên chế, được hỗ trợ tiền lương và trợ cấp tiền đóng BHXH, BHYT, được UBND tỉnh giao tại Quyết định 18B/2010/QĐ-UBND ngày 01/9/2010.

3. Cán bộ, giáo viên, viên chức sự nghiệp, người lao động.

3.1 Cán bộ quản lý

– Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng sau khi có Quyết định chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập, từ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường bán công.

– Không bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non bán công không phải là viên chức làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non công lập. Đối với những người đang giữ chức vụ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non bán công chưa phải là viên chức (nếu có) nay chuyển sang trường mầm non công lập UBND các huyện, thành phố báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét giải quyết theo quy định.

3.2. Ký hợp đồng đối với giáo viên mầm non trong các trường mầm non bán công đang được hỗ trợ tiền lương, BHXH, BHYT, nay chuyển sang công lập.

– Chủ tịch UBND huyện, thành phố ký lại hợp đồng lao động đối với Giáo viên nhà trẻ, giáo viên mẫu giáo, cô dinh dưỡng nhà trẻ và mẫu giáo ngoài biên chế đang được hỗ trợ tiền lương và trợ cấp tiền đóng BHXH, BHYT theo Quyết định 18B/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 01/9/2010.

(Hợp đồng lao động theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị Định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động (có gửi kèm theo hướng dẫn này).

– Về tiền lương, hỗ trợ tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT.

+ Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, ; giáo viên, nhân viên đã được tuyển vào biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định của nhà nước và bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

+ Đối với giáo viên nhà trẻ, giáo viên mẫu giáo, cô dinh dưỡng nhà trẻ và mẫu giáo đang được hỗ trợ tiền lương và trợ cấp tiền đóng BHXH, BHYT nằm trong chỉ tiêu được UBND tỉnh giao tại Quyết định 448/QĐ-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2008, được hưởng mức hỗ trợ tiền lương, BHXH, BHYT theo Quyết định sô: 18B/2010/QĐ-UBND của UBND:

Giáo viên mầm non có trình độ đại học mức hỗ trợ hệ số 1,2 mức tiền lương tối thiểu.

Giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng mức hỗ trợ hệ số 1,00 mức tiền lương tối thiểu.

Giáo viên mầm non có trình độ trung cấp mức hỗ trợ hệ số 0,8 mức tiền lương tối thiểu.

Giáo viên mầm non có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo mức hỗ trợ hệ số 0,6 mức tiền lương tối thiểu.

Hỗ trợ Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được tính theo mức tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định và theo Luật Bảo hiểm xã hội.

3.3 Đối với nhân viên hợp đồng khác theo thoả thuận giữa người lao động và người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động, thực hiện theo quy định của luật Lao động và Luật bảo hiểm xã hội.

Đối với những đối tượng hợp đồng ngắn hạn, chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội, trình độ chuyên môn không đảm bảo tiêu chuẩn của vị trí làm việc thì Hiệu trưởng Trường mầm non báo cáo Chủ tịch UBND xã có văn bản trình Chủ tịch UBND huyện, thành phố xem xét giải quyết (qua phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ).

3.4 Trong thời gian chuyển trường mầm non bán công thành trường mầm non công lập không hợp đồng thêm giáo viên;

4. Hồ sơ, trình tự chuyển trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập. 4.1. Hồ sơ gồm có:

– Tờ trình của nhà trường về chuyển trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập.

– Văn bản đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn;

– Đề án tổ chức và hoạt động khi chuyển đổi từ Trường mầm non bán công sang Trường mầm non công lập (theo mẫu do Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn).

– Sơ yếu lý lịch kèm theo Quyết định tuyển dụng, văn bằng, chứng chỉ, của người dự kiến làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non công lập.

– Danh sách cán bộ quản lý trường mầm non bán công xã, phường thị trấn dự kiến bổ nhiệm làm cán bộ quản lý trường mầm non công lập.

– Danh sách giáo viên, nhân viên trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

– Danh sách giáo viên ngoài biên chế đang hợp đồng không xác định thời hạn, được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 29/02/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định được hưởng trợ cấp tiền lương và BHXH, BHYT theo Quyết định số: 18B/2010/QĐ-UBND.

– Danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên không trong biên chế, không được hưởng trợ cấp tiền lương và BHXH, BHYT, đang hợp đồng làm việc tại các trường mầm non bán công.

4.2. Trình tự, thủ tục chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập:

– Hiệu trưởng trường mầm non bán công tổ chức hội nghị lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, hoàn thiện hồ sơ chuyển trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.

– Phòng Nội vụ giúp UBND huyện, thành phố tổng hợp về tổ chức bộ máy, biên chế, hợp đồng lao động tại các trường mầm non sau khi được chuyển đổi; dự thảo Quyết định chuyển từ Trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập; dự thảo Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non công lập từ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non bán công, trình Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định; trình lãnh đạo UBND huyện, thành phố ký Hợp đồng lao động (theo mẫu) đối với giáo giáo viên nhà trẻ, giáo viên mẫu giáo, cô dinh dưỡng nhà trẻ và mẫu giáo được hỗ trợ tiền lương và trợ cấp tiền đóng BHXH, BHYT.

– Sau khi thực hiện việc chuyển đổi, UBND các huyện, thành phố gửi Quyết định chuyển đổi của từng trường và biểu tổng hợp “Biểu 2” về: Sở Giáo dục và Đào tạo một bản, Sở Nội vụ một bản để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, sở Tài chính một bản để bổ sung kinh phí.

4.3 Thời gian thực hiện chuyển đổi

– Đến ngày 30/9/2010 UBND các huyện, thành phố hoàn thành xây dựng kế hoạch chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập trên địa bàn.

– Đến ngày 31/10/2010 các huyện, thành phố hoàn thành việc chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập.

II. Bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và tuyển dụng giáo viên ngoài biên chế, được hỗ trợ tiền lương, BHXH, BHYT, khi giáo viên ngoài biên chế tốt nghiệp trình độ đào tạo cao hơn, từ nay trở đi.

Sau khi chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập, ổn định tổ chức, việc bổ nhiệm cán bộ quản lý và tuyển dụng giáo viên ngoài biên chế được hỗ trợ tiền lương, BHXH, BHYT tế thực hiện như sau:

1. Bổ nhiệm cán bộ.

Việc bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập thực hiện theo quy định phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, lao động của tỉnh và theo các quy định bổ nhiệm cán bộ hiện hành.

2. Việc xét tuyển và ký hợp đồng lao động đối với giáo viên mầm non ngoài biên chế được hỗ trợ tiến lương, BHXH, BHYT:

– Trên cơ sở chỉ tiêu đã giao, căn cứ vào định mức cô trên lớp và nhu cầu thực tế, UBND các huyện, thành phố cho phép để tuyển dụng giáo viên mầm non được hỗ trợ tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT vào các trường mầm non công lập.

– Căn cứ vào số lượng giáo viên được bổ sung được cấp có thẩm quyền đồng ý để ký hợp đồng lao động, hiệu trưởng trường mầm non báo cáo UBND xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng xét tuyển. Hội đồng xét tuyển có từ 5 đến 7 người, gồm:

+ Lãnh đạo UBND xã phường, thị trấn làm Chủ tịch Hội đồng.

+ Hiệu trưởng trường mầm non làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

+ Các uỷ viên là Phó Hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn trường, giáo viên nhà trường.

(Riêng thành phố Nam Định do đặc thù của các phường, xã ngoại thành, Hội đồng xét tuyển giáo viên mầm non ngoài biên chế có thể thành lập chung một hội đồng do UBND thành phố quyết định).

– Đối tượng được dự tuyển để ký hợp đồng lao động có đóng BHXH, BHYT, phải có đủ điều kiện sau:

+ Tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt

+ Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ

+ Tuổi đời không quá 45 đối với nam và 40 đối với nữ.

– Hồ sơ cá nhân của người xin xét tuyển để hợp đồng giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập xã, phường, thị trấn gồm:

+ Đơn xin làm hợp đồng làm giáo viên mầm non xã, phường, thị trấn.

+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.

+ Bằng tốt nghiệp (bản sao công chứng)

+ Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền (bệnh viên cấp huyện trở lên) cấp.

Hội đồng xét tuyển căn cứ số lượng người được bổ sung ký hợp đồng lao động và hồ sơ của người dự tuyển, thứ tư ưu tiên xét tuyển, điểm trung bình chung toàn khoá học để xét trúng tuyển. Người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên và có điểm từ cao trở xuống đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Các đối tượng chính sách (con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con nạn nhân chất độc da cam dioxin) những người có chồng là liệt sỹ, bộ đội tại ngũ, được ưu tiên trong xét tuyển làm giáo viên mầm non. Việc xét tuyển phải được tiến hành công khai, dân chủ. Sau khi có kết quả trúng tuyển Hội đồng xét tuyển báo cáo UBND xã, phường, thị trấn có văn bản trình chủ tịch UBND huyện, thành phố.

Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm đinh danh sách hồ sơ của người dự tuyển do UBND các xã, phường, thị trấn đề nghị để báo cáo UBND huyện, thành phố thống nhất với Sở Nội vụ trước khi Chủ tịch UBND huyện, thành phố ký hợp đồng lao động. Hồ sơ đề nghị gồm: Tờ trình của UBND huyện, thành phố; danh sách trích ngang của những người được tuyển dụng để ký hợp đồng lao động được hỗ trợ tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT.

Hợp đồng lao động do Chủ tịch UBND huyện, thành phố ký theo mẫu thống nhất do Bộ Lao Động Thương binh và xã hội ban hành.

Hồ sơ của giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập xã, phường thị trấn sau khi được xét hợp đồng và được đóng BHXH, BHYT do nhà trường quản lý.

Sau khi Chủ tịch UBND các huyện, thành phố ký hợp đồng lao động đối với giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập, UBND huyện, thành phố lập danh sách gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính để thống nhất quản lý và đề nghị cấp kinh phí trợ cấp tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT. (Kinh phí hỗ trợ tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT theo quy định tại Quyết định 18B/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định và theo Luật bảo hiểm xã hội.)

3. Giáo viên mầm non đã được hỗ trợ tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT có trình độ đào tạo cao hơn.

Khi Giáo viên mầm non đã được hỗ trợ tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT tốt nghiệp có trình độ đào tạo cao hơn thì Nhà trường xem xét nếu đủ điều kiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì báo cáo với Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với phòng Nội vụ trình UBND huyện, thành phố ký hợp đồng lao động có hỗ trợ tiền lương hệ số theo đúng trình độ đào quy định tại Quyết định 18B/2010/QĐ-UBND quyết định của UBND tỉnh.

Việc tuyển dụng giáo viên mầm non ngoài biên chế đang được hỗ trợ tiền lương, BHXH, BHYT vào biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, sẽ có hướng dẫn riêng khi UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập.