Thủ Tục Xin Chuyển Trường Tiểu Học Khác Tỉnh / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

10. Chuyển Trường Đi Tỉnh Khác Với Học Sinh Thcs Và Tiểu Học

1. Trình tự thực hiện: – Bước 1: Phụ huynh (học sinh) nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra hồ sơ; nếu đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, nếu không đầy đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. – Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo xác nhận hồ sơ, viết giấy giới thiệu chuyển trường cho học sinh đến tỉnh khác. – Bước 3: Phụ huynh (học sinh) nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo theo phiếu hẹn. 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước. 3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: – Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký; – Học bạ (bản chính); – Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (nếu là học sinh THCS); – Giấy khai sinh (bản sao); – Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp; – Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có); – Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến (nếu có); – Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). 4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. (Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè, trước khi khai giảng năm học mới; trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định). 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu chuyển trường. 8. Lệ phí: Không. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: – Thay đổi nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ; – Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do chính đáng để phải chuyển trường. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Thủ Tục Chuyển Trường Cho Học Sinh Tiểu Học Mới Nhất

Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về ban hành điều lệ trường tiểu học có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2020, trình tự, thủ tục chuyển trường cho học sinh tiểu học được quy định như sau:

– Hồ sơ xin chuyển trường Theo khoản 1 Điều 36 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Trường có học sinh chuyển đi hướng dẫn việc hoàn thiện và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trường nhận học sinh chuyển đến tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Hồ sơ gồm: Đơn xin chuyển trường của Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này). Thông tin về tài liệu học tập (tại trường đang học), tiến độ thực hiện chương trình (theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này), bảng tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và học tập của học sinh theo quy định. Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật (nếu có). – Trình tự, thủ tục chuyển trường Theo khoản 2 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, chuyển trường cho học sinh tiểu học được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau: Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến bằng hình thức nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công (nếu có). Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn. Khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh theo quy định. Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp toàn bộ hồ sơ cho nhà trường nơi chuyển đến. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến tổ chức trao đổi, khảo sát, tư vấn và tiếp nhận xếp học sinh vào lớp. – Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Hướng Dẫn Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Khác Tỉnh, Khác Quận

Thủ tục chuyển hộ khẩu khác huyện

Chuyển hộ khẩu là việc thay đổi đăng ký thường trú tại một tỉnh, quận (huyện) này sang một tỉnh, quận (huyện) khác trong cùng một nước.

Tại nước ta hiện nay thì việc chuyển hộ khẩu cũng như các thủ tục chuyển khẩu được quy định một cách cụ thể và rõ ràng tại luật cư trú số 81/2006/QH11 và luật cư trú được sửa đổi quy định tại số 36/2013/QH13. Ngoài ra còn có thêm thông tư số 35/2014/TT-BCA của bộ công an cũng quy định về việc chuyển hộ khẩu

Việc thực hiện chuyển hộ khẩu theo đúng như thủ tục chuyển khẩu được quy định bởi pháp luật là điều bắt buộc. Bên cạnh việc đảm bảo đúng và đủ các thủ tục pháp lý thì việc này còn giúp cho các cơ quan quản lý có thể kiểm soát được lượng người nhập và chuyển hộ tại một tỉnh hoặc quận (huyện) trong một khoảng thời gian nhất định.

Như vậy thì việc chuyển hộ khẩu chỉ được áp dụng cho các trường hợp chuyển từ quận (huyện) hoặc tỉnh này sang tỉnh khác. Còn đối với các trường hợp chuyển hộ khẩu trong cùng một quận (huyện) hoặc tỉnh thì được gọi là điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu, đi kèm với đó thì các thủ tục chuyển khẩu cũng được quy định khác nhau.

2. Thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh, khác quận

Thủ tục chuyển hộ khẩu nhanh chống và dễ dàng

2.1 Đối tượng được thực hiện thủ tục chuyển khẩu

Theo đó thì thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác được áp dụng cho các đối tượng sau:

Các công dân chuyển đi bên ngoài phạm vi xã hoặc thị trấn trực thuộc huyện

Các công dân chuyển đi ngoài phạm vị xã trực thuộc thành phố

Các công dân chuyển đi ngoài phạm vi quận, huyện, thị xã của các thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay tại nước ta có 5 thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ

Sau khi đã xác nhận mình thuộc các đối tượng có thể thực hiện chuyển khẩu theo quy định trên thì các bạn thực hiện các bước sau. Lưu ý trong phần chuẩn bị hồ sơ thì các bạn phải chuẩn bị đầy đủ theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý thì hồ sơ mới được chấp thuận để thực hiện việc chuyển khẩu.

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ theo quy định

Phiếu thông báo xin thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và ghi rõ tại mục 15. Trong phần nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì ghi nguyên nhân chính là cấp giấy chuyển hộ khẩu. Lưu ý hai trường hợp sau đây:

Nếu như trong trường hợp chuyển đi cả hộ gia đình thì bắt buộc phải ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và trong sổ hộ khẩu là thực hiện chuyển đi cả hộ để cho cơ quan công an nơi chuyển đến tiến hành thu lại sổ hộ khẩu cũ và cấp phát sổ hộ khẩu mới

Còn trong trường hợp chỉ một hoặc một số người trong hộ gia đình thược hiện việc chuyển đi thì bắt buộc phải tiến hành ghi rõ nội dung vào trang điều chỉnh trong sổ hộ khẩu với nội dung chính phải thể hiện các thông tin như sau: thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu và cuối cùng là địa chỉ nơi chuyển đến

Sổ hộ khẩu (trong trường hợp này công dân có thể cung cấp sổ hộ khẩu của gia đình hoặc là giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cơ quan quản lý cấp trước đây)

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết thì công dân sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý:

Đối với trường hợp chuyển hộ khẩu trong phạm vi ngoài xã, thị trấn của huyện trực thuộc tỉnh và phạm vi ngoài tỉnh thì công dân sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho công an xã, thị trấn.

Đối với trường hợp chuyển đi trong phạm vi ngoại quận huyện, thị xã của các thành phố trực thuộc trung ương, các thị xã thành phố thuộc các tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại công an huyện, quận, thị xã trực thuộc trung ương, trưởng công an thị xã trực thuộc tỉnh.

Nếu như trong trường hợp công dân nộp hồ sơ đã đủ điều kiện để thực hiện chuyển khẩu, trong phần thủ tục chuyển khẩu còn thiếu phần biểu mẫu hoặc giấy kê khai vẫn chưa đầy đủ thì các cán bộ sẽ hướng dẫn cho các công dân.

Còn đối với trường hợp những hồ sơ không đủ điều kiện để tiến hành chuyển khẩu thì sẽ không được tiếp nhận và cơ quan quản lý sẽ tiến hành trả lời bằng văn bảng trong đó có nêu rõ lý do vì sao hồ sơ không được tiếp nhận.

Thời hạn nhận giấy chuyển khẩu kể từ khi nộp hồ sơ là trong vòng hai ngày.

Sau khi tiến hành nộp hồ sơ và được cơ quan quản lý nhận và hẹn ngày trả giấy chuyển khẩu thì tới đúng ngày công dân sẽ đến cơ quan quản lý và xuất trình giấy biên nhận. Khi đó các cán bộ quản lý có nhiệm vụ kiểm tra biên nhận sau đó tiến hành trả phiếu nộp lệ phí cho công dân.

Công dân sau khi nhận được phiếu nộp lệ phí sẽ nộp mức lệ phí tương ứng cho cán bộ thu lệ phí và sau đó nhận lại biên lai thu tiền và nộp cho cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý kiểm tra biên lai và cho công dân ký xác nhận và trả giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho công dân.

3. Ý nghĩa của việc thực hiện các thủ tục chuyển khẩu khác tỉnh

Giúp cho các cơ quan quản lý nắm được nơi đăng ký thường trú của công dân để dễ dàng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính

Hỗ trợ cho việc nắm và điều tra nhân khẩu trên địa bàn một xã, thị trấn, quận (huyện), tỉnh một cách nhanh chống và dễ dàng hơn

Thủ tục chuyển khẩu được quy định một cách rõ ràng và vô cùng chi tiết giúp cho công dân có thể dễ dàng trong việc thực hiện và không mất quá nhiều thời gian nếu như chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và có đủ điều kiện để tiến hành chuyển khẩu.

Mẫu Đơn Xin Chuyển Trường, Giấy Xin Chuyển Trường Học Mầm Non, Tiểu Họ

Đơn xin chuyển trường của học sinh mầm non, tiểu học, THCS hay THPT hỗ trợ cho các em học sinh xác nhận lý do chuyển trường, gửi đến Hiệu trưởng tại trường đang học cũng như trường có yêu cầu chuyển đến. Đơn gồm phần khai báo của học sinh và ý kiến tiếp nhận của trường mới cùng các thủ tục và hồ sơ cần thực hiện của học sinh. Bạn có thể tải về các mẫu đơn khác nhau để sử dụng tại đây.

Mẫu đơn xin chuyển trường mầm non

Tải mẫu đơn xin chuyển trường cho trẻ mầm non

Mẫu đơn xin chuyển trường cho học sinh tiểu học

Download đơn xin chuyển trường cho học sinh tiểu học

Mẫu đơn xin chuyển trường cho học sinh THCS

Tải mẫu đơn xin chuyển trường cho học sinh thcs cùng tỉnh

Hồ sơ chuyển trường dành cho học sinh THCS hợp lệ như sau:

– Đơn xin chuyển trường; – Khai sinh (bản sao); – Học bạ (bản chính); – Chứng nhận hoàn thành chương trình Tiểu học hoặc Giấy CN trúng tuyển lớp 6; – Giấy giới thiệu chuyển trường của trường nơi đi cấp; – Hộ khẩu thường trú hoặc giấy tạm trú tại nơi đến.

Mẫu đơn xin chuyển trường cho học sinh THPT

Tải mẫu đơn xin chuyển trường cho học sinh thpt cùng tỉnh

Hồ sơ chuyển trường dành cho học sinh THPT hợp lệ như sau:

– Đơn xin chuyển trường; – Khai sinh (bản sao); – Học bạ (bản chính); – Bằng tốt nghiệp THCS và Giấy CN trúng tuyển lớp 10; – Giấy giới thiệu chuyển trường của trường nơi đi cấp; – Giấy giới thiệu chuyển trường của Sở GDĐT cấp; – Hộ khẩu thường trú hoặc giấy tạm trú tại nơi đến.

Bên cạnh mẫu đơn xin chuyển trường thì mẫu đơn xin chuyển lớp cũng được sử dụng phổ biến trong môi trường giáo dục, trong đơn xin chuyển lớp học sinh sẽ phải trình bày cụ thể lý do xin chuyển.

Download Đơn xin chuyển trường – Phần mềm Đơn xin chuyển trường của học sinh cấp 2

Mẫu số 1Tải mẫu này TẠI ĐÂY Mẫu số 2Tải mẫu này TẠI ĐÂY Mẫu số 3Tải mẫu này TẠI ĐÂY Mẫu số 4Tải mẫu này TẠI ĐÂY Mẫu số 5Tải mẫu này TẠI ĐÂY Mẫu số 6Tải mẫu này TẠI ĐÂY

Để cụ thể hơn về cách viết đơn xin chuyển trường, các bạn tham khảo cách viết đơn xin chuyển trường, để hướng dẫn các em học sinh trung học cơ sở và các bậc phụ huynh có thể hoàn thành đơn xin chuyển trường một cách đầy đủ và chính xác nhất và giúp mọi người hoàn thành các thủ tục của mình cho đúng thời hạn để có thể vào nhập học trường mới theo đúng thời gian nhập học thì các em và các bậc phụ huynh có thể tham khảo ngay mẫu đơn xin chuyển trường được Taimienphi.vn đăng tải dưới đây và tìm hiểu hướng dẫn cách viết đơn chi tiết.

Đơn xin chuyển trường là biểu mẫu hành chính vì vậy khi viết các bạn cần lưu ý trình bày, cách viết giấy chuyển trường cần theo tiêu chuẩn soạn thảo văn bản hành chính thông thường với phần quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ. Sau đó là phần nội dung của mẫu đơn thì như đã trình bày ở trên đơn xin chuyển trường sẽ gửi cho 2 ban giám hiệu nhà trường THCS là trường các em đang theo học hiện tại và trường các em xin chuyển đến. Vì thế ở phần kính gửi trên đơn người viết cần ghi đầy đủ lãnh đạo phòng giáo dục của hai trường và ban giám hiệu 2 nhà trường.

Việc xin chuyển trường của học sinh THCS cần có sự đồng ý của các bậc phụ huynh, lý do xin chuyển trường sẽ được ghi rõ trong đơn xin chuyển trường của học sinh THCS, vì thế khi làm đơn xin chuyển trường của học sinh THCS cha mẹ học sinh và học sinh cần cân nhắc kỹ lý do xin chuyển trường là gì và sự cần thiết phải xin chuyển trường. Nếu là lý do bất khả kháng thì mọi người cần tìm hiểu ngay cách viết đơn xin chuyển trường để hoàn chỉnh mẫu đơn này và gửi lên nhà trường để được xem xét và giải quyết.

Các nội dung trong đơn xin chuyển trường được trình bày cụ thể như sau:

– Thông tin của phụ huynh học sinh: Bao gồm họ và tên của cha hoặc mẹ học sinh, địa chỉ nơi sinh sống hiện tại phải trình bày cụ thể, rõ ràng. – Tiếp theo là thông tin của học sinh cần xin chuyển trường: Đó là các nội dung về họ và tên của học sinh đó, ngày tháng năm sinh, học sinh lớp nào, năm học nào. Hiện tại trường THCS của học sinh đó là trường nào, địa chỉ ở đâu. Khi làm đơn xin chuyển trường người viết đơn cũng nên ghi rõ thêm thông tin về kết quả cuối năm học của học sinh bao gồm học lực và hạnh kiểm để nhà trường học sinh xin chuyển đến có thể nắm được tình hình học tập của học sinh đó, từ đó có sự sắp xếp lớp học cho phù hợp. – Lý do làm đơn: Việc trình bày lý do xin chuyển trường cho học sinh cần phải căn cứ vào đúng tình hình thực tế và phải đảm bảo chính xác, trung thực. Lý do trình bày cũng cần hợp lý để nhà trường xem xét chấp thuận.

Các bậc phụ huynh có con em đang theo học tại các trường mầm non có thể tham khảo mẫu đơn xin chuyển trường mầm non, trong đó trình bày rõ lý do xin chuyển và trong đơn xin chuyển trường mầm non cũng ghi rõ thông tin người làm đơn, thông tin trẻ muốn chuyển trường, lý do chuyển trường, thời gian bắt đầu chuyển…

Còn đơn xin chuyển trường đại học sẽ dành cho các sinh viên đại học khi muốn thay đổi trường học vì một lý do nào đó, trong đơn xin chuyển trường đại học sẽ nói rõ lý do để xin xác nhận và chữ ký của ban giám hiệu nhà trường.

Hiện nay ngoài việc chuẩn bị đơn xin chuyển trường thì thủ tục xin chuyển trường của học sinh THCS còn cần chuẩn bị thêm cả học bạ và giấy khai sinh của học sinh đó thì mới hoàn tất hồ sơ xin chuyển trường. Chính vì thế, gia đình học sinh có nguyện vọng xin chuyển trường cho con em mình cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin chuyển trường để hoàn tất thủ tục chuyển trường cho học sinh đó, giúp các em yên tâm và ổn định học tập.

Bên cạnh đó mọi người có thể tham khảo thêm nội dung giấy giới thiệu chuyển trường để chủ động xin ban giám hiệu nhà trường con em mình đang theo học. Nếu có giấy giới thiệu chuyển trường, thủ tục nhập học của các em học sinh ở trường mới ra diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Các đặc điểm chính của Đơn xin chuyển trường của học sinh THCS:

– Khai nhận lý do và yêu cầu chuyển trường – Gửi đến Hiệu trưởng trường đi và trường đến – Ý kiến tiếp nhận của trường đến – Dành cho học sinh Trung học