Sổ hộ khẩu là một công cụ để cơ quan nhà nước quản lý nhân khẩu, được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú. Việc nhập, tách, chuyển hộ khẩu là một việc làm hết sức cần thiết bởi hộ khẩu giúp cá nhân hay hộ gia đình chứng minh việc cư trú của họ là hợp pháp, phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và hưởng quyền lợi đầy đủ của một công dân, đồng thời cũng giúp công an địa phương quản lý an ninh trật tự dễ dàng hơn. Về thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:
Công dân được chuyển hộ khẩu khi: [1]
Những người trong gia đình chuyển về ở với nhau, chẳng hạn như: vợ về ở với chồng và ngược lại; hoặc con về ở với cha, mẹ và ngược lại;
Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ thôi việc hoặc nghỉ mất sức về ở với anh, chị, em ruột;
Người khuyết tật, mất khả năng lao động, bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi về ở với người thân hoặc người giám hộ;
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc ngược lại, không có khả năng nuôi dưỡng về ở với người thân không phải là cha mẹ ruột;
Ông nội, bà nội, ông và bà ngoại về ở với cháu ruột.
Sau khi đã đáp ứng điều kiện nêu trên, công dân được xin giấy chuyển hộ khẩu.[2] Việc xin giấy chuyển hộ khẩu là một trong các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký thường trú cũng như khi làm thủ tục nhập sổ hộ khẩu.
Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh, quận thuộc thành phố trực thuộc TƯ;
Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
Được tuyển dụng vào Quân đội, Công an ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
Chấp hành hình phạt tù; quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, quản chế.
Tuy nhiên, có các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
Hồ sơ xin cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:
Trưởng CA xã, thị trấn cấp nếu chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh
Trưởng CA huyện, quận, thị xã của TP trực thuộc TƯ; Trưởng CA thị xã, TP thuộc tỉnh nếu chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của TP trực thuộc TƯ; thị xã, TP thuộc tỉnh.
Thời hạn cấp giấy chuyển hộ khẩu: trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Sau đó, tùy từng phạm vi chuyển đi, công dân nộp bộ hồ sơ này lên:
Đồng thời, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, trong vòng 10 ngày Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Lâm Bảo Nhi
Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận
[1] Điều 20.2 Luật cư trú 2006 sửa đổi 2013.
[2] Điều 28 Luật cư trú 2006 sửa đổi 2013.