Thủ Tục Xin Hưởng Bảo Hiểm Thai Sản / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Bảo Hiểm Thai Sản Cho Chồng: Chế Độ Điều Kiện, Thủ Tục, Mức Hưởng

1. Chế độ bảo hiểm thai sản cho chồng

Hiện nay, có rất nhiều người cứ mãi băn khoăn không biết nam giới có hưởng chế độ bảo hiểm thai sản hay không và nếu có thì điều kiện, mức hưởng… sẽ như thế nào? Thực ra, cũng tương tự như một số lợi ích khi mua gói thai sản cho vợ bầu nếu nam giới đóng BHXH thì sẽ mang lại khá nhiều quyền lợi khi vợ sinh nở.

1.1. Điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Thực ra, ít ai biết rằng, căn cứ dựa vào quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì một trong 6 nhóm đối tượng chính được hưởng chế độ thời kỳ thai sản hoặc hưởng trợ cấp 1 lần chính là lao động nam đang thực hiện đóng BHXH mà có vợ sinh con.

Tuy nhiên, tương tự như lao động nữ, điều kiện để có thể hưởng bảo hiểm thai sản cho nam trong trường hợp người mẹ không mua BHXH mà chỉ có người cha tham gia, cũng là bắt buộc phải đóng đầy đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi thực hiện sinh con. Ngoài ra, nếu cả hai vợ chồng đều không tham gia loại bảo hiểm nhà nước như trên thì có thể lựa chọn mua gói bảo hiểm của VBI Care, dịch vụ bảo hiểm Bảo Việt trọn gói, PVI… với mức giá khá cạnh tranh mà vô cùng uy tín, chất lượng.

Chế độ bảo hiểm thai sản dành cho nam giới (Nguồn: kxcdn.com)

1.2. Thời gian nghỉ và lưu ý khi xin nghỉ theo chế độ thai sản

Cũng dựa theo quy định, điều khoản của Luật Bảo hiểm ở nước ta thì thời gian nghỉ theo chế độ bảo hiểm thai sản của chồng khi có vợ sinh con sẽ là 5 ngày nếu vợ đẻ thường, 7 ngày nếu vợ đẻ mổ, bắt buộc bị phẫu thuật hoặc sinh non khi con dưới 32 tuần. Trong trường hợp người vợ đẻ thường 2 em bé thì chồng sẽ được nghỉ 10 ngày, đẻ mổ hoặc phẫu thuật thì nghỉ 14 ngày. Còn nếu đẻ từ 3 em bé trở lên thì cứ mỗi em bé, người cha sẽ được nghỉ thêm 3 ngày. Lưu ý là khoảng thời gian người chồng được nghỉ như vậy sẽ áp dụng tính kể từ khi người vợ đẻ em bé 30 ngày đầu tiên.

1.3. Mức hưởng chế độ thai sản như thế nào

Rõ ràng, ai cũng biết rõ nếu chồng có bảo hiểm vợ được hưởng thai sản nhưng lại không biết mức hưởng là bao nhiêu?

Theo quy định, mức hưởng 1 ngày của bảo hiểm thai sản nam sẽ bằng mức hưởng của chế độ thai sản tháng chia cho 24 ngày, rồi nhân với số ngày làm việc tương ứng được nghỉ phép khi vợ sinh con. Còn mức hưởng 1 tháng, lao động nam sẽ được tính bằng 100% khoản bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ. Có những người đóng chưa đủ 6 tháng bảo hiểm thì sẽ được hưởng dựa trên mức trung bình tiền lương của các tháng đã đóng.

1.4. Mức chi phí hưởng trợ cấp 1 lần cho chồng nếu vợ không tham gia bảo hiểm

Nếu vợ không tham gia BHXH thì bên cạnh mức hưởng dành chế độ thai sản thì khi vợ sinh con, người chồng còn được áp dụng trợ cấp 1 lần tương ứng với 2 lần chi phí tiền lương dạng cơ sở dành cho người lao động tính đến tháng vợ sinh con với tổng số tiền là 2.980.000 đồng/ tháng (đã tăng từ ngày 01/07/2019).

Mức hưởng bảo hiểm thai sản (Nguồn: bhxhvinhphuc.gov.vn)

2. Thủ tục làm bảo hiểm thai sản cho chồng

Vậy để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản như trên thì người chồng cần phải chuẩn bị giấy tờ hồ sơ, thủ tục ra sao?

2.1. Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị

Mẹ bầu cần mang những giấy tờ thiết yếu khi đi khám thai như sổ khám thai, phiếu siêu âm thai định kỳ… thì đối với lao động nam/chồng của người lao động nữ nhờ mang thai hộ mà muốn hưởng bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ sinh con hay hưởng trợ cấp một lần thì cũng bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết: giấy chứng nhận sinh hoặc giấy khai sinh của con có họ tên cha kèm theo sổ hộ khẩu gia đình. Trong trường hợp em bé được sinh theo phương pháp mổ hay phẫu thuật hoặc sinh non dưới 32 tuần thì cần bổ sung thêm giấy xác nhận của trung tâm, cơ sở y tế, bệnh viện – nơi người mẹ dự sinh. Nếu không may, con mất thì nên có trích sao hồ sơ bệnh án, trích lục khai tử của con hoặc giấy chứng tử hay giấy ra viện của người mẹ (em bé chưa được cấp giấy chứng sinh).

Ngoài ra, doanh nghiệp, công ty hay đơn vị mà người cha đang làm việc cần phải kê khai thêm giấy tờ cũng như nộp hồ sơ theo mẫu C70a-HD mới nhất cho lao động nam nghỉ thai sản khi vợ sinh con.

2.2. Quy trình nộp hồ sơ bảo hiểm thai sản như thế nào

Hướng dẫn quy trình nộp bảo hiểm thai sản cho chồng sẽ gồm những bước như sau:

Bước 1: Người lao động nam khi có vợ sinh con thì cần nộp đầy đủ hồ sơ hoặc những giấy tờ như đã nói ở trên cho doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp hoặc nơi mình làm việc có đóng BHXH cho mình trong khoảng thời gian 45 ngày tính từ ngày bắt đầu quay trở lại làm việc.

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, đầy đủ giấy tờ… của người chồng, người cha như vậy thì công ty, doanh nghiệp…cần có trách nhiệm nộp cho cơ quan xã hội để giải quyết trong thời hạn 10 ngày tính từ khi được người lao động nộp.

Hướng dẫn nộp hồ sơ bảo hiểm thai sản (Nguồn: tuvan.webketoan.vn)

2.3. Thời chờ giải quyết trong bao lâu

Lời khuyên tốt nhất là bất kỳ ai cũng cần phải nắm rõ về bảo hiểm thai sản cho chồng để đảm bảo đầy đủ được quyền lợi cho mình. Hy vọng, thông qua bài viết hữu ích của MAJAMJA như trên thì mỗi gia đình sẽ có thêm được nhiều thông tin, kiến thức để tự tin tham gia, đăng ký gói bảo hiểm thai sản phù hợp, chất lượng tốt nhất.

Thủ Tục Để Nhận Tiền Bảo Hiểm Thai Sản 2022?

Chế độ bảo hiểm sau khi sinh năm 2014 có ghi rất rõ về thời gian nghỉ cũng như số tiền bảo hiểm sau khi sinh mà lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản được hưởng.

Cụ thể, trong khoản 2 điều 31 và điều 41 luật bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản từ cơ quan bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng các quyền lợi tối đa gồm:

Trợ cấp trong thời gian nghỉ thai sản.

Trợ cấp 1 lần sau khi sinh.

Trợ cấp dưỡng sức sau khi sinh.

Số tiền trợ cấp bảo hiểm dưỡng sức sau khi sinh sẽ được thanh toán 1 lần. Thời gian nhận là sau khi lao động nữ đã đi làm và được xét đủ điều kiện nhận khoản tiền này.

Ngoài ra, khi người vợ sinh con không đóng bảo hiểm mà chồng có đóng thì người chồng cũng được hưởng tiền thai sản ngay khi vợ sinh con với điều kiện đủ hồ sơ và cũng đã được cơ quan bảo hiểm phê duyệt.

Thủ tục thanh toán nhận tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh

Chiếu theo luật bảo hiểm năm 2014 mà cụ thể là khoản a điều 39 thì mức hưởng trợ cấp trong thời gian nghỉ thai sản là 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi người lao động nghỉ sinh con (Viết tắt là Mbq6t).

Ngoài ra lao động nữ còn được nhận khoản tiền trợ cấp 1 lần sau khi sinh cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở (lương cơ sở tính ở thời điểm lao động nữ sinh con). Trường hợp nếu chỉ có người bố đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Vậy, muốn biết tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh được tính như thế nào? Chị em có thể dựa trên công thức sau: 100% Mbq6t x số tháng nghỉ việc sau khi sinh + 2 lương cơ sở (tại tháng sinh con). Hiện tại mức lương cơ sở đang là 1.490.000 đồng (Qua ngày 1/07/2020 là 1.600.000 đồng).

Như vậy: Đối với lao động nữ sinh từ 2 con trở lên. Số tháng nghỉ việc sau khi sinh sẽ lớn 6, vì cứ mỗi con tính từ con thứ 2 trở đi sẽ được nghỉ thêm 1 tháng. Và 4 lần lương cơ sở thay vì 2 như sinh đơn, tương tự sinh 3 là 6…).

Để lấy được tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh, người lao động cần có đủ điều kiện và hoàn thành thủ tục bảo hiểm thai sản.

Trình tự các bước thực hiện thủ tục thanh toán và nhận tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh tóm gọn lại như sau:

Lao động nữ sau khi sinh con sẽ nộp giấy tờ cần thiết cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ cho bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội. Thời hạn doanh nghiệp cần giải quyết và chi trả cho người lao động kể từ khi nhận đủ hồ sơ là từ 3 – 6 ngày.

Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm phải có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh cho người lao động theo đúng quy định. Nếu hồ sơ không đạt phải gửi văn bản thông báo.

Trong vòng 3 – 6 ngày cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết và chi trả tiền bảo hiểm sau khi sinh. Trường hợp người lao động đã thôi việc trước khi sinh mà vẫn được hưởng chế độ thai sản thì có thể tự làm hồ sơ để nhận khoản tiền này.

Thủ tục thanh toán nhận tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh

Theo như quy định về chế độ bảo hiểm dưỡng sức sau khi sinh thì trong vòng 30 ngày đầu tiên người lao động trở lại làm việc mà sức khỏe chưa được phục hồi thì sẽ được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh.

Số tiền bảo hiểm sau khi sinh mà người lao động được nhận thêm sẽ = 30% x lương cơ sở x số ngày nghỉ dưỡng sức.

Thủ tục nhận tiền bảo hiểm dưỡng sức sau khi sinh sẽ là:

– Lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức gửi đơn cho doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp quyết định số ngày nghỉ dưỡng sức hoặc phê duyệt đơn cho người lao động. Đồng thời báo tăng lao động (vì người lao động đã đi làm trở lại).

– Doanh nghiệp lập hồ sơ theo biểu mẫu 01B – HSB gửi cho cơ quan bảo hiểm.

– Trong vòng 6 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm phải có trách nhiệm thanh toán tiền bảo hiểm dưỡng sức sau khi sinh cho người lao động.

Tôi từng tốt nghiệp Kỹ Sư Công Nghệ Thông Tin tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Với niềm đam mê với công việc marketing và viết lách cũng như nghiên cứu về các mảng sống khỏe, sắc đẹp, tin tức, tâm linh hiện tôi đang là quản trị và biên tập cho trang tin chúng tôi Mong rằng, nguồn thông tin mà tôi thu thập được từ các website uy tín sẽ mang đến cho quý độc giả những kiến thức hữu ích.

Thủ Tục Bảo Hiểm Thai Sản Dành Cho Người Lao Động

Hiện nay, theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội. Nó có một vị trí quan trọng đối với lao động nữ. Nhằm động viên, khuyến khích và hỗ trợ người mẹ khi họ mang thai, sinh đẻ và nuôi con sơ sinh.Thông qua bài viết sau chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin hữu ích và cần thiết nhất về thủ tục bảo hiểm thai sản .

Mọi vấn đề còn chưa hiểu xin quý khách hàng vui lòng gọi tới hotline/zalo: 0763387788 để được tư vẫn hỗ trợ nhanh nhất Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2014

ĐIỀU KIỆN LÀM THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

– Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên. Mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con. Hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

HỒ SƠ THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

– Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối vớilao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợpcon chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

– Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối vớitrường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

– Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

– Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợpsinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

– Trong thời hạn 45 ngày kể từngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

– Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động. Cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi. Cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

– Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ Tục Nhận Bảo Hiểm Thai Sản Theo Quy Định Mới Nhất

Trước khi làm thủ tục nhận bảo hiểm thai sản người lao động cần đảm bảo đủ điều kiện hưởng. Các điều kiện hưởng bao gồm điều kiện về đối tượng và điều kiện về thời gian tham gia BHXH.

Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;​

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

d) Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

đ) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

e) Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con

Người lao động thuộc các trường hợp trên để được hưởng trợ cấp thai sản phải tham gia BHXH như sau:

Người lao động quy định tại các điểm b, c và d phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

2. Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản theo quy định mới nhất

Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản theo quy định mới nhất được thực hiện theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ban hành ngày 31/1/2019. Căn cứ theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH hồ sơ và thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản cụ thể như sau:

2.1 Hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản

Đối với lao động nữ sinh con hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:

01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

Trường hợp con chết sau khi sinh: có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.

Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại Khoản 3, Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

Nếu điều trị nội trú cần có bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

Nếu điều trị ngoại trú cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

2.2 Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản

Căn cứ vào Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH và Điều 102 luật Bảo hiểm xã hội 2014 thủ tục nhận bảo hiểm thai sản như sau:

Bước 1. Người lao động nộp hồ sơ

Người lao động nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Trường hợp đã thôi việc trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi, người lao động trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Có thể nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH bằng hình thức: Nộp qua mạng; nộp qua đường bưu điện; nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Bước 2. Cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người lao động hoặc người sử dụng lao động, cơ quan BHXH giải quyết và chi trả chế độ trong thời hạn:

Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp do người sử dụng lao động đề nghị.

Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH.

Cơ quan BHXH sau khi xem xét hồ sơ sẽ gửi thông báo chi trả chế độ thai sản cho người lao động đủ điều kiện hưởng. Đối với các trường hợp không đủ điều kiện chi trả sẽ nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận trợ cấp chế độ thai sản

Người lao động được xét duyệt hồ sơ nhận bảo hiểm thai sản có thể nhận tiền trực tiếp từ đơn vị sử dụng lao động, hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động làm thủ tục hưởng.

Hình thức nhận tiền bảo hiểm thai sản đã được ấn định khi làm hồ sơ hưởng gồm: Nhận qua đường bưu điện; nhận qua tài khoản ngân hàng (Thẻ ATM); nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc đơn vị sử dụng lao động.

Người lao động và doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý thủ tục nhận bảo hiểm thai sản cần làm trong thời gian quy định. Nếu người lao động làm ngoài thời gian 45 ngày sau khi đi làm trở lại sẽ không được chấp nhận. Nếu vẫn có những thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết về các trường hợp hưởng người lao động vui lòng liên hệ theo đường dây nóng 1900558873 hoặc 1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất.