Thủ Tục Xin Trợ Cấp Thất Nghiệp / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Thủ Tục Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp

Công Ty Kế Toán Thuế CAT xin giới thiệu thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng, thời gian hưởng như sau:

– Nhận tiền trợ cấp BHTN ở đâu: nhận ở khu vực nào cũng được, nơi gần mình cư trú là thuận tiện nhất.– Mức nhận bao nhiêu: 60% lương đóng BHXH, đóng đủ từ 1-3 năm thì nhận được 3 tháng; từ năm thứ 4 trở đi thì cứ MỖI NĂM nhận được thêm 1 tháng. Tối đa không quá 12 tháng. Và tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở / lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ. Ông B đống BHXH hàng tháng là 35 triệu, tại thời điểm chấm dứt lao động, mức lương tối thiểu vùng là 3.090.000đ vậy Ông B nhận trợ cấp thất nghiệp không quá 5*3.090.000 = 15.450.0000đ/ tháng

– VÙNG 2: Nha trang, Cam Ranh : 3.530.000 đồng/tháng – VÙNG 3:Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh: 3.090.000 đồng/tháng – VÙNG 4: Địa bàn còn lại: 2.760.000 đồng/tháng

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

ĐỊA CHỈ CHI NHÁNH TIẾP NHẬN HỒ SƠ BHTN

1. Trường trung cấp nghề Cam Ranh Đ/c: Thôn Hòa Do 6, chúng tôi Phúc Bắc, chúng tôi Ranh 2. Trường trung cấp nghề Cam Lâm Đ/c: Quốc Lộ 1A, chúng tôi Hiệp, Thị Xã Ninh Hòa 3. Trung tâm dạy nghề Khánh Vĩnh Đ/c: Km 21 Tỉnh Lộ Thị Trấn Khánh Vĩnh 4. Trung Tâm Dạy nghề Khánh Sơn Đ/c: Xã Sơn Trung, H.Khánh Sơn 5. TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM KHÁNH HÒA Đ/c: 56 Lê Qúy Đôn, Nha Trang.

Photo CMND (1 bản không cần công chứng, mang theo bản gốc đối chiếu)

Photo sổ Bảo hiểm xã hội. (1 bản, không cần công chứng, mang theo bản gốc đối chiếu)

Sao kê số Tài Khoản ngân hàng mở cại các ngân hàng trong tỉnh (nếu muộn nhận tiền qua chuyển khoản, nếu không có sẽ phải đến nhận bằng tiền mặt)

Đơn đề nghị xin trợ cấp thất nghiệp ( Thường không cần, tới trung tâm sẽ đưa mẫu, khai và ký tên vào là xong)

+ Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (NLĐ) chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.

+ Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

+ Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

+ Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

Ngày 1/10/2018 NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại TT GTVL.

Ngày 20/10/2018 TT GTVL ra Quyết định hưởng TCTN

Ngày bắt đầu tính hưởng TCTN là 16/10/2018

Ngày chi trả TCTN tháng đầu của cơ quan BHXH: Từ 20 – 25/10/2018

Ngày chi trả TCTN tháng thứ 2: Từ 16/11 – 27/11/2018

Ngày chi trả TCTN tháng thứ 3: Từ 16/12 – 27/12/2018

Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ

Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp). Nếu không đến coi như đã có việc làm và không muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp nửa.

#1 Thủ Tục Chuyển Nơi Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp

Điều kiện: NLĐ đã hưởng ít nhất 01 tháng TCTN mà NLĐ có nhu cầu chuyển nơi hưởng đến tỉnh khác.

Thủ tục: NLĐ phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN theo mẫu do Bộ trưởng BLĐTBXH quy định và gửi tới TTDVVL nơi đang hưởng TCTN. TTDVVL có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng TCTN cho TTDVVL chuyển đến.

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Luật việc làm 2013

Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về luật việc làm và luật bảo hiểm xã hội 2014.

Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 2014.

Điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định điều kiện chuyển nơi hưởng TCTN như sau:

“1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng TCTN đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”

Theo quy định trên, người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng đến tỉnh khác thì nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để được giải quyết yêu cầu chuyển đổi nơi hưởng TCTN.

Thủ tục, hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 khoản 1 Điều 22 nghị định 28/2015/ND-CP thì bạn có nhu cầu chuyển nơi hưởng TCTN thì phải làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm gồm những trình tự, thủ tục giấy tờ sau:

Người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sang tỉnh khác là đơn đề nghị gửi Trung tâm dịch vụ việc là nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng TCTN cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

Đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN của người lao động;

Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ c

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng TCTN cho cấp tỉnh để dừng việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này.

Kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Đối với các đối tượng người lao động, chỉ thực hiện chuyển hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đang hưởng dở mà phải di chuyển đến nơi khác sinh sống, cụ thể đối những trường hợp người lao động làm việc ở thành phố A sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở thành phố A đó nếu chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì không phải chuyển nơi hưởng, vì theo quy định của pháp luật thì không quy định rõ địa điểm đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp nên người lao động có thể đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở nơi thuận tiện nhất cho quá trình hưởng của mình.

Ví dụ: Anh Phan Văn Đức là người lao động làm việc tại Hà Nội, quê ở Nghệ An. Tháng 12-2018 anh chấp dứt hợp đồng với công ty. Như vậy trong trường hợp này nếu Văn Đức sau khi nghỉ việc ở Hà Nội rồi về Nghệ an để sinh sống thì trường hợp này Văn Đức không phải làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Còn trong trường hợp tháng 12 Văn Đức nghỉ sau đó anh tiến hành nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội và anh đã hưởng được 1 tháng thì Văn Đức định về quê ăn tết và làm việc trong Nghệ An luôn không ra Hà Nội. Theo đó trong trường hợp này để bảo đảm quyền lợi của mình thì Văn Đức phải tiến hành việc làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ Hà Nội về Nghệ An, sau khi thực hiện việc chuyển hồ sơ này thì Văn Đức hoàn toàn có thể thực hiện tiếp thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Nghệ An.

Trợ Cấp Thất Nghiệp Ở Nhật

1. Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Trợ cấp thất nghiệp 失業給付金 しつぎょうきゅうふきん là số tiền trợ cấp dành cho người lao động đã nghỉ việc và đang trong trạng thái thất nghiệp. Đây là 1 phần tiền trợ cấp cơ bản (基本手当 きほんてあて)trong chế độ bảo hiểm thất nghiệp (雇用保険 こようほけん)mà Hellowork hay gọi bằng 1 cách khác là 失業保険 しつぎょうほけん.

2. Đối tượng được nhận trợ cấp thất nghiệp là những ai?

Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp (雇用保険) đã được 1 năm tính đến thời điểm nghỉ việc, trong 1 năm đó có ít nhất 6 tháng có số ngày làm việc từ 14 ngày trở lên.

Trường hợp người lao động có thời gian làm việc ngắn hạn (từ 20~30 tiếng/tuần) thì thời gian cần thiết từ lúc tham gia bảo hiểm đến khi nghỉ việc là 2 năm, trong đó có ít nhất 12 tháng tròn làm việc từ 11 ngày trở lên.

3. Thủ tục giấy tờ cần thiết để nhận trợ cấp thất nghiệp

Giấy chứng nhận nghỉ việc của người tham gia BH thất nghiệp 離職票. Được Hellowork cấp sau khi người lao động nộp giấy chứng nhận nghỉ việc 離職証明書

Giấy chứng nhận người được tham gia BH thất nghiệp 雇用保険被保険者証 就職していた会社からもらいます。

Ảnh thẻ 2.5cmx3cm x 2 ảnh

Thẻ My Number hoặc giấy tờ chứng minh có số My Number (thẻ thông báo, 住民票)

Giấy tờ chứng minh nhân thân (trường hợp có thẻ My Number thì không cần mục này)

Thẻ my number

Con dấu

Sổ ngân hàng

4. Thời gian và số tiền trợ cấp thất nghiệp có thể nhận

Thời gian được nhận tiền trợ cấp phụ thuộc vào lý do bạn thất nghiệp là do đâu. Thông thường lý do thất nghiệp đến từ 2 yếu tố chính:

+ Từ phía công ty: các lý do như phá sản, bị cho nghỉ việc do cơ cấu lại công ty, về hưu hoặc nghỉ việc do tình hình của công ty nói chung là những trường hợp bị buộc nghỉ việc do ý chí của người thuê lao động chứ không phải là từ lao động.

+ Từ phía bạn: như chuyển việc, kết hôn, bị bệnh… Ngoài ra, những trường hợp vi phạm quy định công ty bị cho nghỉ việc cũng được coi là 自己都合退職.

Cách tính số tiền trợ cấp

Số tiền trợ cấp 1 ngày = (Tổng tiền lương của 6 tháng trước khi nghỉ việc) ÷ 180

Tuy nhiên số tiền trợ cấp không thể vượt quá mức quy định trong bảng sau:

Số tiền trợ cấp định mức

Được nhận trợ cấp trong thời gian bao lâu?

Đối với trường hợp nghỉ việc do phía công ty:

Đối với trường hợp nghỉ viêc từ phía người lao động

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Thủ Tục Xin Trợ Cấp Thất Nghiệp Tại Nhật Như Thế Nào?

Bạn tham gia đóng bảo hiểm lao động (雇用保険) và đóng ít nhất 12 tháng trở lên.

Nếu trường hợp công ty bạn phá sản, bạn bị bênh nặng, bạn sinh con, bạn bị quấy rối tình dục ở công ty buộc phải nghỉ việc thì thời hạn đóng bảo hiển lao động tối thiểu là 6 tháng.

Sau khi nghỉ việc, bạn đến trung tâm hỗ trợ việc làm Hello work để làm thủ tục giấy tờ, bạn phải có ý nguyện muốn tìm việc mới và hoàn toàn có khả năng lao động nhưng vẫn chưa tìm được việc.

CHÚ Ý: nếu bạn nghỉ việc mà không thoả mãn 2 điều kiện trên thì dù bạn có nộp hồ sơ thì vẫn không thể xin được trợ cấp thât nghiệp.

Cách xin trợ cấp thất nghiệp tại Hello Work

Đầu tiên bạn tới trung tâm hỗ trợ việc làm Hello work tại nơi gần chỗ sinh sống của mình để đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp.

Thủ tục xin trợ cấp thất nghiệp ở Nhật gồm những gì?

Giấy chứng nhận không làm việc 離職票 Rishokuhyou. Giấy này bạn sẽ nhận được khi nghỉ việc ở công ty.

Thẻ chứng minh tham gia bảo hiểm lao động 雇用保険被保険者証 Koyouhoken Hihokenshashou. Giấy này bạn sẽ nhận được khi nghỉ việc ở công ty.

Giấy tờ chứng minh bản thân (bằng lái xe運転免許, bản copy thẻ my number, bản copy thẻ người nước ngoài 在留カード, hoặc phiếu công dân 住民票, photo hộ chiếu)

Sổ ngân hàng có tên là người nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp

Con dấu

Ảnh chụp 3cm x2.5cm trong vòng 3 tháng

Sau khi chuẩn bị xong hết giấy tờ, bạn mang lên nộp tại trung tâm hỗ trợ việc làm hello work tại quận bạn sinh sống. Cùng với nộp hồ sơ, bạn phải đăng ký tìm việc và đi nghe buổi giới thiệu về bảo hiểm lao động, ngày giờ sẽ được phía trung tâm thông báo và nộp “bản đăng ký chứng nhận thất nghiệp 失業認定申告書” cho trung tâm hello work.

Sau đấy, cứ 4 tuần một lần đúng ngày được phía trung tâm chỉ định, bạn nộp “bản đăng ký chứng nhận thất nghiệp 失業認定申告書” và sau đấy tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ được chuyển vào tài khoản bạn đăng ký.

Nếu bạn nghỉ việc công ty với lý do cá nhân thì khoảng 3, 4 tháng sau sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp. Còn nếu do phải công ty buộc bạn phải nghỉ việc thì tiền trợ cấp sẽ được trả 1 tháng sau khi bạn nộp hồ sơ.

Ví dụ bạn dưới 30 tuổi, đi làm được 5 đến 10 năm, lương tháng 25 vạn yên thì tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp bạn nhận được trong 3 tháng khoảng 493,920 yên.

Tiền trợ cấp thường khoảng 50% đến 70% số tiền lương bạn được nhận (trước thuế, tính cả các loại tiền phụ cấp Teate, tiền tàu xe, tiền ngoài giờ). Mức % bạn được hưởng phụ thuộc vào tuổi, số năm đi làm đóng bảo hiểm lao động và nơi bạn đang sinh sống.

Kinh nghiệm đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp ở Nhật Bản

Bạn chỉ đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp khi đã nghỉ việc công ty, có đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 1 năm và chưa tìm được việc làm mới. Khi đang nhận được trợ cấp thất nghiệp, nếu bạn tìm được việc mới (dù là việc party time) bạn phải báo ngay với trung tâm hello work. (nếu bạn không báo mà vẫn cứ nhận tiếp trợ cấp thất nghiệp, phía hello work vào bảo hiểm lao động phát hiện được, bạn sẽ bị phạt rất nặng. Đền bù lại cho phía bảo hiểm lao động 3 lần số tiền trợ cấp bạn nhận được và sẽ ảnh hưởng đến việc xin gia hạn visa của bạn lần sau)

Bạn có đóng bảo hiểm lao động và nghỉ việc ở công ty bạn đã đóng bảo hiểm. Sau khi nghỉ việc, bạn có đi làm thêm rồi nghỉ làm. Lúc này bạn lên hello work xin nhận bảo hiểm thất nghiệp thì khả năng nhận được thấp do bạn đã từng xin được việc trươc khi nghỉ việc công ty trước.