Thủ Tục Yêu Cầu Chuyển Đồ Đến Địa Chỉ Mới / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Chia Sẻ Những Kinh Nghiệm Chuyển Đồ Đến Văn Phòng Mới

Mỗi khi vận chuyển văn phòng làm việc, bạn sẽ có rất nhiều vấn đề để lo lắng. Đó là về thủ tục với văn phòng cũ, tìm kiếm nơi mới, quá trình chuyển dọn,…

Trong bài viết này, Chuyển Nhà 24H sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm chuyển văn phòng quan trọng. Theo đó quá trình chuyển dọn của bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.

1. KINH NGHIỆM VẬN CHUYỂN VĂN PHÒNG – TÌM VĂN PHÒNG MỚI

Mục đích để thuê văn phòng mới là gì: Để mở rộng hay thu hẹp không gian làm việc? Kế hoạch kinh doanh của công ty bạn trong hiện tại và tương lai có tác động đến việc tìm kiếm văn phòng mới hay không?

Ngân sách: Chi phí để thuê mướn văn phòng mới hàng tháng là bao nhiêu? Chi phí dành để thuê dịch vụ chuyển dọn văn phòng là bao nhiêu?

Việc chuyển văn phòng mới cầu lưu ý về các yếu tố: Giao thông, chỗ đậu xe, đưa vào sử dụng được ngay hay phải thiết kế lại, hệ thống điện nước, an toàn cháy nổ, thang máy,…để sắp xếp thời gian lên kế hoạch chuyển văn phòng cụ thể.

Thời gian: Thời gian chấm dứt hợp đồng với văn phòng cũ, thời gian văn phòng mới chuẩn bị sẵn sàng, ngày tốt để chuyển văn phòng làm việc,…

Những vấn đề khác: Phong thủy, quán xá dịch vụ ở xung quanh,…

Tìm hiểu kỹ một vài nơi, so sánh về giá và các vấn đề xung quanh để chọn thuê văn phòng phù hợp nhất.

Khi đã thuê được văn phòng ưng ý, cần tiến hành thiết kế, nâng cấp, sơn sửa và dọn dẹp lại trước khi chuyển văn phòng tới.

Lên sơ đồ vị trí cho nhân viên và phòng ban tại văn phòng mới

2. KINH NGHIỆM TRONG VIỆC CHUYỂN VĂN PHÒNG – CÁC BƯỚC CỤ THỂ

2.1. Một tháng trước ngày chuyển dọn

Chọn ngày tốt chuyển văn phòng là một kinh nghiệm quan trọng. Nhưng bạn nên ưu tiên chọn thời gian nào ít ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nhất. Vì chắc chắn khi nơi làm việc bắt đầu thay đổi, thì những giao dịch sẽ bị gián đoạn, nhân viên của bạn cũng có thể khó tập trung làm việc với khách hàng. Thời điểm lý tưởng tốt nhất nên là cuối tuần, hoặc vào các tháng ít khách giao dịch (trước hoặc sau Tết âm lịch, ngày Hoàng Đạo của tháng 7,…)

Lên danh sách các vật dụng cần chuyển dọn, số lượng nhân viên, các line điện thoại hiện có để sắp xếp lại tại văn phòng mới.

Bạn nên thanh lý những vật dụng, bàn ghế không còn sử dụng nữa để nhằm giảm tải công việc chuyển dọn, tiết kiệm chi phí chuyển văn phòng và tạo nguồn thu cho công ty.

Tiến hành bàn giao cũng như thanh lý hợp đồng thuê văn phòng cũ, hợp đồng internet, dịch vụ điện, nước, wifi, giao thư,…

Thực hiện các quy trình chuyển văn phòng công ty như khai báo thuế, nộp hồ sơ phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký lại thông tin với cơ quan thuế,…

Theo kinh nghiệm chuyển văn phòng của Chuyển Nhà 24H, bạn cần phân công nhiệm vụ cho mỗi phòng ban. Thông thường mỗi phòng nên có một người đứng ra chịu trách nhiệm chính tổng quan để dễ sắp xếp và quản lý hơn.

2.2. Một – hai tuần trước ngày chuyển dọn

Thông báo sự thay đổi địa chỉ văn phòng mới công khai đến khách hàng bằng email, số điện thoại, website, các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,…

Yêu cầu nhân viên tự đóng gói các loại đồ đạc cá nhân. Đóng gói các loại hồ sơ giấy tờ quan trọng và các vật dụng khác gọn gàng. Đồng thời ghi chú cụ thể để không bị nhầm lẫn.

Kinh nghiệm chuyển văn phòng quan trọng: Thời gian 1 tuần trước ngày chuyển dọn bạn cần liên hệ xin phép tòa nhà ở cả nơi đi và nơi đến để được quyền sử dụng thang máy, ra vào tầng hầm.

2.3. Trong ngày chuyển dọn văn phòng

Cần 4 vị trí quan trọng. Một người chính giám sát tổng thể, người này sẽ chịu trách nhiệm làm việc với dịch vụ chuyển dọn và giải quyết các vấn đề phát sinh, báo cáo tình hình cho ban lãnh đạo công ty kịp thời. Bên cạnh đó, cần phân công thêm 2 người giám sát ở hai đầu: Văn phòng cũ và văn phòng mới. Và cuối cùng, một người sẽ áp tải (đi theo xe tải chuyển văn phòng) nhằm đảm bảo không có sự mất mát hàng hóa và mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch.

Việc chuyển dọn nên được tiến hành theo thứ tự từng phòng ban. Hết phòng này sẽ chuyển đến phòng khác để không bị lẫn lộn đồ đạc.

Trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự cố nào, cần báo ngay cho người quản lý. Nếu đồ hư hỏng hoặc thất thoát, hai bên phải ký biên bản xác nhận để sau này có cơ sở giải quyết.

Công ty của bạn nên có trách nhiệm vệ sinh văn phòng cũ sau đi dọn đi. Trả lại tình trạng tốt nhất cho đơn vị chủ quản. Đó là việc mà một công ty chuyên nghiệp nên làm.

3. MỘT VÀI KINH NGHIỆM CHUYỂN VĂN PHÒNG CẦN CHÚ Ý

Ngoài những công việc cần làm trên, có một vài kinh nghiệm chuyển văn phòng khác mà bạn nên tham khảo để loại bỏ mọi rắc rối có thể xảy ra như:

Để đảm bảo không bỏ sót bất cứ công việc gì trong việc chuyển văn phòng, bạn nên biết cách lập kế hoạch vận chuyển văn phòng chi tiết.

Chia đều nhiệm vụ cho từng bộ phận, hoặc một số người chịu trách nhiệm để giảm bớt gánh nặng.

Tìm kiếm một đơn vị chuyển văn phòng trọn gói uy tín, có kinh nghiệm và giá cả hợp lý

Cân đối ngân sách cho quá trình vận chuyển văn phòng công ty, hỏi kỹ về các khoản chi phí để tránh trường hợp phát sinh

Nếu bạn tin tưởng vấn đề phong thủy, nên làm lễ nhập trạch văn phòng công ty để cầu mong sự thịnh vượng, kinh doanh suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió.

Hy vọng rằng với những kinh nghiệm chuyển văn phòng, chuyển cơ quan làm việc của Chuyển Nhà 24H trên sẽ có thể giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho việc chuyển nơi làm việc. Chúc công ty của bạn đại náo thành công khi chuyển tới văn phòng mới!

Dịch Vụ Chuyển Thư Miễn Phí Đến Địa Chỉ Mới Của Bưu Điện Nhật Bản Có Thể Người Ngoại Quốc Chưa Biết

Dịch vụ chuyển bưu phẩm của bưu điện là gì

Tất cả các bưu điện trên toàn quốc đều có dịch vụ chuyển địa chỉ này. Khi đã quyết định việc chuyển nhà hãy ghi thông tin vào giấy sao đó nạp cho quầy giao dịch. Các bưu phẩm từ địa chỉ bạn đang sống sẽ được chuyển đến địa chỉ mới trong vòng 1 năm miễn phí. Nếu như bạn đăng kí thủ tục này đến khi chuyển nhà trong lúc bạn cập rập với việc chuyển nhà rất có thể bạn quên thông báo việc chuyển nhà mới cho một số người bạn. Dẫn đến tình trạng một số người không biết và chuyển bưu phẩm hoặc thư từ đến địa chỉ cũ, thì lúc đó mọi bưu phẩm từ địa chỉ cũ sẽ được bưu điện chuyển đến địa chỉ mới.

Tuy nhiên đối với những bưu phẩm cần phải chính chủ nhận như thẻ ngân hàng, thẻ credit,… thì không được tiếp nhận và sẽ được gửi lại cho người gửi. Lưu ý rằng dịch vụ này chỉ sử dụng được khi bạn chuyển nhà trong phạm vi nội quốc. Địa chỉ nước ngoài không thể chuyển được vì vậy nếu như chuyển về nước ngoài thì không thể s dụng dịch vụ này.

Những đồ cần thiết khi nạp “Giấy thông báo chuyển chỗ ở “

Khi nạp giâý thông báo chuyển chỗ ở ở quầy giao dịch cần có những đồ vât sau:

1.Giấy đã ghi đầy đủ thông tin

2. Thẻ bảo hiểm

3. Hộ chiếu

4. Thẻ ngoại kiều

Trường hợp đăng kí cho bản thân thì không cần đến con dấu.

Cách viết giấy “thông báo chuyển chỗ ở “

Thông báo chuyển chỗ ở được x lí bằng máy vì vậy không nên sử dụng bút chì hoặc bút chì kim, hãy sử dụng bút bi màu đen để viết rõ ràng. Đối với người nước ngoài trường hợp không thể viết bằng tiếng Nhật thì có thể viết bằng chữ romaji

①Ngày tháng năm viết thông báo

Hãy điền ngày nộp thông báo chuyển chỗ ở tại bưu điện

②Ngày muốn sử dụng dịch vụ(Ngày mà bạn muốn từ ngày đó trở đi bưu điện gửi tất cả thư từ địa chỉ cũ sang địa chỉ nhà mới)

Bạn hãy tự chọn ngày tháng phù hợp sau đó, từ ngày này bắt đầu chuyển thư đến địa chỉ mới. Từ ngày nộp thông báo chuyển chỗ ở đến ngày bắt đầu thực hiện cần từ 3~7 ngày vì vậy từ ngày nộp giấy thông báo chuyển chỗ ở đến ngày đăng kí chuyển thư đến chỗ địa chỉ mới cần khoảng thời gian là 1 tuần sau là hợp lí nhất.

③Hãy viết địa chỉ hiện tại mà bạn đang ở

Hãy điền địa chỉ nhà cũ, địa chỉ mà trước khi bạn chuyển đến địa chỉ mới. Tất cả các bưu phẩm gửi đến địa chỉ mà bạn viết ở đây sẽ được chuyển tiếp đến địa chỉ mới.

④Tên người chuyển đi (Tên của bản thân)

Trường hợp kết hôn hoặc li hôn,…sau khi chuyển đến địa chỉ mới sẽ thay đổi họ thì hãy ghi thêm vào họ trước khi kết hôn của bạn vào.

⑤ Ngoài người chuyển đi đã điền ở trên thì vẫn tiếp sử dụng địa chỉ cũ điền có hoặc không. Số lượng

Ví dụ bạn sống cùng phòng với bạn bè tuy nhiên trường hợp bạn tốt nghiệp và tìm được việc làm mới nên 1 người chuyển nhà thì chỉ một mình bạn chuyển đi, còn bạn bè bạn vẫn đang ở lại địa chỉ cũ đó hãy khoanh tròn vào ô 「います」”có người ở”, Nếu bạn của bạn tiếp tục sống trong căn hộ, hãy nhập số người sẽ tiếp tục sống ở địa chỉ ban đầu ở cột bên phải và phía bưu điện sẽ chỉ chuyển tiếp bưu phẩm của bạn sang địa chỉ mới. Trường hợp bạn bè của bạn cũng chuyển nhà thì hãy khoanh vào ô 「いません」”không có người ở”.

⑥Tên doanh nghiệp

Đây là phần dành cho công ty chuyển địa điểm, trường hợp cá nhân thì hãy để trống

⑦Địa chỉ mới (chỗ ở)

Hãy điền vào đây địa chỉ mới mà bạn sẽ chuyển đến. Để xác nhận xem bưu phẩm có chuyển đến đúng địa chỉ hay không có thể sẽ có liên lạc từ bưu điện tới vì vậy đừng quên ghi số điện thoại của bạn vào. Điện thoại cố định hoặc điện thoại di động, số nào cũng không vấn đề gì.

⑧Tên người nộp giấy thông báo chuyển chỗ ở, quan hệ với người chuyển chỗ ở

Nếu là chính bản thân bạn nạp thì hãy ghi 本人 “chính chủ” là được.

⑨Hướng dẫn

Các thông báo được chuyển đến từ bưu điện. Nếu không cần thiết lắm thì hãy tô đen vào ô hình tròn là được.

Tổng kết

Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám Đốc Thẩm

Thủ tục yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự

 

Để yêu cầu giám đốc thẩm xem lại bản án dân sự thì tôi phải làm những thủ tục gì? Xin cảm ơn!

 

Gửi bởi: Nguyễn Văn Ngà 

Trả lời có tính chất tham khảo luat su gioi luat su uy tin

 

Bạn thân mến, trường hợp bạn hỏi, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Trường hợp bạn muốn khiếu nại yêu cầu xem xét lại bản án dân sự phúc thẩm (bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án – theo quy định của khoản 6 Điều 279 Bộ luật Tố tụng dân sự), phải tuân theo các quy định sau đây của Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011. Cụ thể:

 

Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm luật sư giỏi luật sư uy tín

 

Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

 

1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

 

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; luật sư luat su

 

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. tìm luật sư tim luat su

 

Căn cứ vào quy định của  “Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 quy định về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

 

1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

 

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”

 

Điều 284a quy định về đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm:

 

1. Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây: luật sư ly hôn luat su ly hon

 

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị; luật sư bào chữa luat su bao chua

 

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị; 

 

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

 

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

 

đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.

 

2. Người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ.

 

3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.

 

Điều 284b quy định thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

 

1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

 

2. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.

 

3. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.

 

4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.”

 

Điều 285 quy định về người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

 

1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

 

2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

 

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 288 như sau:

 

1. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:

 

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

 

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”

 

Căn cứ theo Điều 284 thì thời hạn bạn được gửi đơn yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 01 năm; Điều 288 thì thời hạn kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm (khoản 1) hoặc 5 năm (theo quy định của khoản 2);

 

Tóm lại: Nếu muốn được xem xét giải quyết lại bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm thì trong thời hạn một năm kể từ ngày tuyên án, bạn cần làm đơn khiếu nại lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị cho xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

 

Nội dung đơn khiếu nại cần căn cứ theo quy định tại Điều 284a, đặc biệt lưu ý phải có kèm theo bản án và những chứng cứ chứng minh cho lý do mà bạn yêu cầu xem lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Lý do đề nghị (theo điểm d khoản 1 Điều 284a) của đơn cần căn cứ vào Điều 283 để nêu ngắn gọn những căn cứ mà bạn cho rằng cần phải xem lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

 

Vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm về “dân sự ” trong vụ án hình sự

 

 

Trước khi Bộ luật Tố tụng Dân sự được ban hành, việc kháng  nghị giám đốc thẩm về dân sự trong vụ án hình sự căn cứ vào các điều 71,72 và 73 pháp lệnh thủ tuịc giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn giám đốc thẩm các vụ án hình sự khi cần phải kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự chủ yếu căn cứ vào điều 73 về thời hạn kháng nghị là 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; còn các vấn đè khác ít được nhắc đến.

 

Hiện nay, Bộ luật Tố tụng Dân sự đã có hiệu lực pháp luật thì việc kháng nghị về dân sự trong  vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại các điều 283,284,285,287,288,289, và 290 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kháng nghị giám đốc thẩm tương đối cụ thể và không khó áp dụng. Tuy nhiên thực tiễn giám đốc thẩm cho thấy, vấn đề vướng mắc và có nhiều  ý nghĩa khác nhau là xác định thế nào là “dân sự trong vụ án hình sự” và phạm vi áp dụng đối với ai? Có áp dụng Bộ luật Tố tụng Dân sự đối với người bị kết án và người bị hại không, vì sao?

 

Trước hết việc xác định thế nào là “dân sự” trong vụ án hình sự có nhiều ý kiến khác nhau:

 

 

Theo quan điểm này thì vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tương đối rộng, bao gồm các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 41 và Điều 42 Bộ luật Hình sự, trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ là một phần dân sự trong vụ án hình sự. Thời hạn kháng nghị theo điều 288 Bộ luật Tố tụng Dân sự là 3 năm không kể có lợi hay bất lợi cho người bị kết án.

 

 

Theo quan điểm này, thì chỉ áp dụng thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 3 năm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, còn các khoản khác, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án là một năm kể  từ khi bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, còn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án là không có thời hạn.

 

 

 

Mặc dù Bộ luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng Hình sự không có điều khoản nào quy định một cách  rõ ràng  rằng vấn đề “dân sự” trong vụ án hình sự bao gồm những khoản nào, nhưng căn cứ vào các quy định về người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, chúng ta có thể xác định được “dân sự” trong vụ án hình sự bao gồm những điều khoản nào.

 

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự thì, người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra; nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại; bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

 

 

Như vậy, “dân sự” trong  vụ án hình sự chỉ là quan hệ về đòi lại tài sản; đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần; yêu cầu sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bị huỷ hoại do tội phạm gây ra.

 

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử chỉ ra rằng, có một số Toà án giải quyết cả quan hệ dân sự không do tội phạm gây ra trong vụ án hình sự. sau khi bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện việc giải quyết đó của Toà án là không đúng về nội dung, gây thiệt hại cho người tham gia tố tụng.

 

Ví dụ: A lừa đảo chiếm đoạt của B 400 triệu đồng. Trong quá trình điều tra về hành vi lừa đảo của A, Cơ quan điều tra còn nhận được đơn của C tố cáo A còn nợ C 500 triệu đồng; cơ quan điều tra xác định A chỉ nợ C 300 triệu đồng chứ không phải 500 triệu đồng như đơn tố cáo của C và kết luận, khoản tiền A nợ C không phải là tội phạm mà chỉ là quan hệ dân sự; Viện Kiểm sát cũng không truy tố A. về việc nợ tiền của C. Nhưng khi xét sử, Toà án lại xác định C là nguyên đơn dân sự và buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng. Sau  khi bản án có hiệu lực pháp luật, C khiếu nại  và xuất trình tài liệu chứng minh rằng A nợ C 500 triệu triệu đồng chứ không phải 300 triệu đồng như quyết định của Toà án. Sau khi kiểm tra, thấy tài liệu mà C xuất trình có căn cứ chứng minh là A nợ C 500 triệu đồng chứ không phải 300 triệu đồng như Toà án quyết định. Việc Toà án quyết định A phải trả cho C 300 triệu đồng là không đúng pháp luật. Lẽ ra, khi xét sử, Toà án phải tách việc C yêu cầu A trả 500 triệu đồng bằng vụ kiện dân sự khác vì quan hệ giữa A và C không phải là quan hệ dân sự trong vụ án hình sự. Giả thiết, việc Toà án quyết định buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng là đúng thì sai lầm về tố tụng có thể chỉ cần rút kinh nghiệm, nhưng, Toà án quyết định buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng là gây thiệt hại cho C nên phải kháng nghị giám đốc thẩm. Trong trường hợp này, việc kháng nghị khoản tiền mà Toà án buộc A phải trả cho C cũng được coi như là “dân sự ” trong vụ án hình sự; thời hạn kháng nghị là 3 năm kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật.

 

 

 

 

 

Đây không phải là vấn đề mới, nhưng về lý luận và thực tiễn còn có ý kiến khác nhau, hi vọng sắp tới Toà án nhân dân tối cao cùng với Viện kiểm sat nhân dân tối cao sẽ hướng dẫn chính thức về việc này

 

Đinh Văn Quế – Chánh Tòa hình sự TAND  tối cao

Theo: Vietnamese law consultancy

 

Cách Làm Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Đến Nơi Ở Mới

Theo quy định của pháp luật thì công dân khi chuyển đến chỗ ở mới cần phải đăng ký thường trú và có thể thay đổi hộ khẩu theo thủ tục của cơ quan địa phương.

Thủ tục chuyển hộ khẩu được căn cứ vào các văn bản pháp lý như:

Luật Cư trú 2006

Luật cư trú sửa đổi năm 2013

Nghị định 31/2014/NĐ-CP

Thông tư 35/2014/TT-BCA

‌Thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh

‌Trường hợp nào cần làm giấy chuyển hộ khẩu?

Bất kỳ một công dân nào khi chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác thì đều được cấp giấy chuyển hộ khẩu theo quy định của luật pháp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần có giấy chuyển hộ khẩu.

Trường hợp cần giấy chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác

Cá nhân chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh mà mình đang sinh sống.Công dân chuyển đi ngoài phạm vi thị xã, huyện, quận của thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mình đang sinh sống.

Trường hợp không cần phải cấp giấy chuyển hộ khẩu

Thực hiện nghĩa vụ quân sự tại tỉnh thành khác.

Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể,

Học sinh, sinh viên học tại các trường đại học, cao đăng thuộc tỉnh khác.

Chấp hành những hình phạt tù, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, quản chế… tại tỉnh thành khác.

‌Quy trình chuyển hộ khẩu khác tỉnh?

Bước 1: Thực hiện đăng ký tạm trú dài hạn tại tỉnh mới chuyển đến

Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm các giấy tờ sau:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Nếu là chỗ ở thuê mượn, cho ở nhờ thì phải có sự đồng ý của chủ nhà.

Trường hợp người cho phép ở nhờ, cho thuê, mượn nhà đã đồng ý bằng văn bản thì không cần ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Để làm thủ tục đăng ký tạm trú bước đầu, bạn cần xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn sẽ cấp giấy chứng nhận tạm trú cho bạn.

Bước 2: Cắt khẩu tại nơi đăng ký hộ khẩu cũ

Hồ sơ làm thủ tục chuyển hộ khẩu cần những giấy tờ sau đây

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây). Giấy chuyển hộ khẩu sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Ngoài ra, trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

Bước 3: Nhập khẩu vào nơi đã đăng ký tạm trú dài hạn ở nơi mới

Sau khi có được giấy chuyển hộ khẩu, bạn tiếp tục làm hổ sơ đăng ký thường trú tại nơi ở mới. Hổ sơ đăng ký bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

Bản khai nhân khẩu đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu

Giấy chuyển hộ khẩu đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Trường hợp người chuyển đến là người có quan hệ huyết thống; hoặc trẻ chưa thành niên mô côi hoặc bố mẹ không có khả năng nuôi dưỡng; người khuyết tật, người bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức thì không cần chứng minh chỗ ở hợp pháp mà chỉ cần chứng mình mối quan hệ nêu trên.

‌Các đối tượng đặc biệt

Đối với thủ tục chuyển hộ khẩu cho trẻ em cần có thêm giấy khai sinh.

Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha/ mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có Văn bản ý kiến đồng ý của cha/ mẹ có xác nhận của UBND cấp xã.

Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cần có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng thì cần có văn bản đề nghị của cá nhân có xác nhận của UBND cấp xã.

Tùy từng trường hợp cụ thể khi đăng ký thường trú công dân phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.

‌Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ chuyển hộ khẩu?

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

‌Thủ tục chuyển hộ khẩu mất bao lâu?

Tùy vào đối tượng đang thực hiện thủ tục hành chính mà pháp luật quy định thời gian phải thực hiện thủ tục đăng ký thường trú.

Quá thời hạn nói trên trong quá trình đăng ký thường trú công an quận/ huyện sẽ ra quyết định xử phạt. Thời hạn đăng ký hộ khẩu thường trú cụ thể như sau:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.

Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, người thay đổi hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

Xem Thêm: Tách Hộ Khẩu Cần Thủ Tục Gì? Để Tránh Rủi Ro Mất Thời Gian

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.

‌Quy định về giấy chuyển hộ khẩu

1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trường hợp không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương;

chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

chấp hành hình phạt tù;

Chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

alonhatro