Thủ Tục Yêu Cầu Thi Hành Án Dân Sự / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Mẫu Đơn Yêu Cầu Thi Hành Án Dân Sự

Các nội dung trong đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Đơn yêu cầu thi hành án dân sự bao gồm những nội dung sau:

Tên đơn (Đơn yêu cầu thi hành án)

Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Tổng cục thi hành án dân sự nơi tòa ban hành bản án)

Họ tên, địa chỉ người yêu cầu thi hành án (nếu ủy quyền phải có giấy tờ: chứng minh nhân dân, giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú)

Họ, tên người được thi hành án

Họ, tên người phải thi hành án

Trình bày nội dung yêu cầu thi hành án

Trình bày thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)

Tài liệu, chứng cứ kèm theo

Ký tên và điểm chỉ của người yêu cầu

Hướng dẫn viết đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu thi hành án là Cục/Chi cục thi hành án dân sự (nơi Tòa ban hành bản án)

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người yêu cầu thi hành án

Bước 3: Ghi thông tin của người được thi hành án và người phải thi hành án

Bước 4: Trình bày nội dung yêu cầu thi hành án (lý do yêu cầu: việc thi hành bản án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, ngăn chặn được hành vi tấu tán tài sản, đảm bảo tính khách quan và công bằng,…)

Bước 5: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người yêu cầu thi hành án.

Đương sự cũng có quyền được xin tạm hoãn thi hành án đối với bản án/quyết định của tòa.

Tham khảo thủ tục xin tạm hoãn thi hành án: Thủ tục xin tạm hoãn thi hành án nhà đất

Đơn yêu cầu thi hành án

Bản án/quyết định được thi hành có hiệu lực (bản chính)

Chứng minh nhân dân/căn cước công dân

Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thời hạn đương sự được nộp đơn yêu cầu là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo quy định tại (khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014).

Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan thi hành án tiến hành giải quyết yêu cầu thi hành án dân sự.

Nội dung bài viết trên là hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định pháp luật. Để được biết chi tiết và cụ thể hơn, quý bạn đọc có thể liên hệ hotline của chúng tôi để được luật sư chuyên môn tư vấn và hỗ trợ soạn thảo đơn từ pháp lý. Xin cảm ơn.

Mẫu Đơn Xin Yêu Cầu Rút Thi Hành Án Dân Sự Tiếng Việt

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN RÚT YÊU CẦU

(V/v thi hành án đối với bản án bản án số […….]ngày […….]”

CMNDsố :………………..cấp ngày ……………………. tại……………………………………..

Nay tôi làm đơn này đề nghị với Quý cơ quan sự việc như sau:

-Ngày ……….tháng……….năm ……… tôi đã làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu bị đơn là […….] phải trả cho tôi số tiền […….] đồng làm một lần theo đúng nội dung của Bản án dân sự sơ thẩm số […….]ngày […….] của Toà án nhân dân […….] và theo bản án số […….] ngày […….] của Toà phúc thẩm -Toà án nhân dân […….] đã tuyên.

Sau đó ngày […….] Trưởng cơ quan thi hành án […….] đã ra quyết định thi hành án số […….] và số […….] để thi hành các bản án nêu trên và hiện tại vụ việc này đang được Cơ quan thi hành án […….] tiếp tục tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh của bị đơn đang rất khó khăn nên không thể có tiền thanh toán hết cho tôi vào một lần được. Vì thế bị đơn cùng các con của bà đang cùng tôi thương lượng về cách thức trả nợ số tiền nêu trên.

Do đó, để có thời gian thực hiện việc thương lượng nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên trong việc thi hành án. Tôi làm đơn này xin rút yêu cầu thi hành án của mình. Kínhđề nghị Trưởng cơ quan thi hành án […….] và ông/bà chấp hành viên […….] xem xét chấp nhận đề nghị này của tôi. Tôi cam đoan rằng yêu cầu của tôi là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với yêu cầu của mình.

Rất mong Quý cơ quan tận tình giúp đỡ.

Tôi xin trân trọngcảm ơn./.

Điều Kiên, Trình Tự Thủ Tục Hoãn Thi Hành Án Dân Sự

Cho em hỏi muốn hoãn thi hành án dân sự thì nộp đơn đến đâu? Cơ sở pháp lý:

Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

Thứ nhất, hoãn thi hành dân sự là gì?

Hoãn thi hành án dân sự là chuyển việc thi hành bản án hoặc quyết định dân sự của Tòa án sang thời điểm khác muộn hơn so với thời điểm đã định sẵn.Việc hoãn thi hành án do Thủ trưởng cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án quyết định bằng văn bản trong một số trường hợp pháp luật quy định.

Thứ hai, các trường hợp hoãn thi hành án dân sự?

Căn cứ theo quy định tại khoản 21 điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:

Điều 48. Hoãn thi hành án “1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp sau đây: a) Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án; b) Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định; c) Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác; d) Tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này; tài sản được kê biên theo Điều 90 của Luật này nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm; đ) Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 170 và khoản 2 Điều 179 của Luật này; e) Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận; g) Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 54 của Luật này chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; h) Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của Luật này.”

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền hoãn thi hành án dân sự.

Thứ ba, trình tự thủ tục nộp đơn hoãn thi hành án dân sự?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 48 Luật Thi hành dân sự 2008 như sau:

” Điều 48. Hoãn thi hành án

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết.”

Mặt khác căn cứ khoản 1 điều 332 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 332. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành bản án, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.”

Mẫu Đơn Xin Rút Yêu Cầu Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự

Mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự. Rút đơn yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự của đương sự được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự, việc rút yêu cầu khởi kiện trong một vụ án dân sự là quyền của các đương sự vì thế thời điểm rút có thể từ giai đoạn trước khi thụ lý vụ án, sau khi thụ lý vụ án, trong khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.

I. Các giai đoạn rút yêu cầu khởi kiện, cách thức cũng như hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi kiện:

1. Rút đơn trước khi thụ lý vụ án:

Việc rút yêu cầu khởi kiện Dân sự chính là một trong những căn cứ để tòa án trả lại đơn khởi kiện theo điểm g Khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:“1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: ….. g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.”

Thẩm phán được giao giải quyết vụ án sẽ là người trả lại đơn khởi kiện.

Người đã khởi kiện có quyền khởi kiện lại sau khi rút đơn nếu thỏa mãn các điều kiện tại Khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

2. Sau khi thụ lý vụ án chưa đến giai đoạn xét xử:

3. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm:

4. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:

Về nguyên đơn: Căn cứ theo Điều 299 Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì hậu quả pháp lý sẽ tùy thuộc vào ý kiến của bị đơn Hội đồng xét xử phúc thẩm phải tùy thuộc vào sự đồng ý hay không của bị đơn

Về bị đơn có kháng cáo rút đơn kháng cáo: theo Điều 289 BLTTDS 2015 thì hậu quả của việc này thì cơ quan có thẩm quyền có thể đình chỉ xét xử Phúc thẩm vụ án hoặc đình chỉ phần kháng cáo đã rút

Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.

II. Mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự

Download – tải: Mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự Do – Hạnh Phúc …………….., ngày…..tháng…..năm 20……

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………………

Chúng tôi là: ………………………………………………………………………………………………………Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………….

Là nguyên đơn trong …………………………………………………………………………………………

Bị đơn: ……………………………………………………………………………………………….. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………

Về việc …………………………………………………. do TAND………………. thụ lý giải quyết.

Nay …………………………………………………………………………………………………….

Cụ thể như sau:

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

Do vậy, nay tôi có đơn này, xin được rút đơn khởi kiện.

Kính đề nghị Quý tòa xem xét chấp thuận và ra Quyết định đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

Xin chân thành cám ơn.

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện Dân sự

Nộp đơn yêu cầu tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự.

Thông tin của người có yêu cầu rút đơn

Ghi rõ ràng chính xác các thông tin về họ tên, năm sinh, địa chỉ.

Đặc biệt là về thông tin vụ án ( vd: nếu vụ án đã được thụ lý thì phải cho biết ai là nguyên đơn, bị đơn quá trình giải quyết vụ án đã đến giai đoạn nào theo văn bản số bao nhiêu,…)

Nội dung yêu cầu

Chú ý tập trung mục đích làm đơn xin rút đơn khởi kiện. Mục đích này phải được trình bày rõ ràng, ngắn chọn,

(vd: Làm đơn này để xin rút toàn bộ hay một phần yêu cầu theo văn bản thụ lý nào.)

Về phần lý do yêu cầu cần nêu rõ ràng ngắn gọn,súc tích để người thụ lý dễ nắm bắt nguyện vọng của người làm đơn.

( vd: Hai bên đã thỏa thuận hòa giải thành với nhau ngoài tòa án và chúng tôi không yêu cầu tòa án ghi nhận nội dung hòa giải thành ngoài tòa án, đề nghị tòa án xem xét, đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.)

Thủ tục rút đơn yêu cầu khởi kiện Dân sự

Đương sự gửi yêu cầu rút đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết vụ án.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

Trong quá trình xem xét thụ lý vụ án, nếu người khởi kiện rút đơn thì Tòa án nơi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện sẽ trả lại đơn khởi kiện.

Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Về tiền tạm ứng án phí:

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người khởi kiện (Khoản 3 Điều 218 BLTTDS 2015)

Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

” Luật sư bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự