Thủ Tục Yêu Cầu Tuyên Bố Một Người Mất Năng Lực Hành Vi Dân Sự / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Thủ Tục Tuyên Bố Một Người Mất Năng Lực Hành Vi Dân Sự

1. Cơ sở pháp lý

– Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015.

– Khoản 1 Điều 27; Khoản 2 Điều 35; Điểm a Khoản 2 Điều 39; Chương XXIII, XXIV Bộ luật TTDS 2015.

2. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu

Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thành phố (gọi chung là Tòa án huyện) nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

3. Thành phần hồ sơ

– Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo mẫu số 01 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP (Thay thế mẫu số 92 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP).

– Bản kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và các chứng cứ khác để chứng minh người bị yêu cầu bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Nếu không có kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, thì có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định).                               

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh người yêu cầu là người có quyền yêu cầu                

– Giấy khai sinh, CMND, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

4. Trình tự, thủ tục

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Người có quyền nêu trên nộp đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự có đầy đủ nội dung theo mẫu số 01 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Kèm theo đơn yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu là có căn cứ, hợp pháp (như đã nêu ở thành phần hồ sơ).

Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu (Điều 363, 365 BLTTDS)

Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án phải:

– Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

– Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.

– Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Bước 3: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (Điều 366 BLTTDS)

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.

* Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:

– Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

– Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng.

– Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu.

– Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

* Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

* Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.           

Bước 4: Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự

Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

CÔNG TY LUẬT HỒNG ĐĂNG

Thủ Tục Giải Quyết Yêu Cầu Tuyên Bố Một Người Đã Chết

Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB CAND, 2016

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết, hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết

Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết

Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết được thực hiện theo quy định từ Điều 391 đến Điều 393 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết không chỉ áp dụng các quy định này mà căn cứ theo phạm vi áp dụng để giải quyết các việc dân sự thì khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết còn có thể áp dụng các quy định khác của BLTTDS 2015 để giải quyết (Điều 361 BLTTDS 2015). Như vậy, để giải quyết yêu cầu này, Tòa án cần tiến hành các thủ tục sau:

Yêu cầu và thụ lý yêu cầu tuyên bố một người là đã chết

Thứ nhất, sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

Thứ hai, biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

Thứ ba, bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Thứ tư, biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

Như vậy, theo quy định này, người yêu cầu tuyên bố một người đã chết phải đáp ứng điều kiện về chủ thể, đó là phải có năng lực hành vi tố tung dân sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 69 BLTTDS 2015 thì “2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự”. Năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân đước xác định trên cơ sở khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của cá nhân đó. Để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án thì đương sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu: Khi nhận được đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết, Tòa án tiến hành xác minh yêu cầu đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không. Cụ thể, Tòa án căn cứ vào các quy định tại Điều 27, Điều 35, Điều 37 và Điều 39 để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp mình.

Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau đây:

+) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

+) Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;

+) Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

+) Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 của Bộ luật này;

+) Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 của Bộ luật này, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

+) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

+) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết

Theo quy định tại Điều 392 BLTTDS 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu. Trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết, thẩm phán được phân công giải quyết yêu cầu phải tiến hành các công việc sau:

Sau khi thông báo thụ lý, thẩm phán được phân công phụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết tiến hành nghiên cứu đơn yêu cầu và các tài liệu chứng cứ mà người yêu cầu gửi kèm theo đơn yêu cầu. Trong trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ chưa đủ cơ sở để giải quyết thì thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.

Thông báo tìm kiếm và công bố thông báo:

Theo quy định tại Điều 392 BLTTDS 2015 thì: “Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết”. Như vậy, trong thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết thì thủ tục thông báo là thủ tục bắt buộc. Nội dung thông báo phải thể hiện các nội dung như sau: Ngày, tháng, năm ra thông báo; tên Tòa án ra thông báo; số và ngày, tháng, năm của quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú; tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án thông báo; họ, tên và ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi của người cần tìm kiếm và địa chỉ cư trú của người đó trước khi biệt tích; địa chỉ liên hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu người cần tìm kiếm biết được thông báo hoặc người khác có được tin tức về người cần tìm kiếm (Điều 384 BLTTDS 2015). Thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu đã chết phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp trong thời hạn một tháng kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt (Điều 385 BLTTDS 2015).

Trong thời hạn thông báo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố chết đã trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn thông báo mà người bị yêu cầu tuyên bố đã chết không trở về và có đủ các điều kiện, căn cứ thì Tòa án ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người đã chết.

Phiên họp sơ thẩm giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết

Theo quy định tại Điều 369 BLTTDS 2015 thì phiên họp giải quyết việc dân sự được thực hiện theo các trình tự sau đây:

Thứ nhất, thư ký phiên họp báo cáo Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;

Thứ hai, thẩm phán chủ tọa phiên họp khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;

Thứ ba, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

Thứ sáu, người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn (nếu có);

Thứ bảy, thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét tài liệu, chứng cứ;

Thứ tám, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự và gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự ngay sau khi kết thúc phiên họp;

Cuối cùng, thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết. Trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngyà chết của người đó và xác định hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là chết về các quan hệ nhân thân và tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự (Điều 393 BLTTDS 2015).

Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết

Đơn yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết

Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc xác thực là người đó còn sống. Đây sẽ là những căn cứ để Tòa án ra quyết định hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết.

Phiên họp giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết

Khi có đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết thì các thủ tục yêu cầu, thụ lý đơn yêu cầu, chuẩn bị xét đơn yêu cầu, mở phiên họp xét đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết được thực hiện theo thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung.

Theo quy định tại Điều 395 BLTTDS 2015 thì khi xét thấy có đủ căn cứ để chấp thuận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết, trong quyết định này Tòa án quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy quyết định tuyên bố một người một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự. Cụ thể:

Về quan hệ nhân thân: quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn thì quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Nếu vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật (khoản 2 Điều 73 BLDS 2015).

Về quan hệ tài sản: người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trong trường hợp người thừa kế của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường (khoản 3 Điều 73 BLDS 2015).

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 73 BLDS 2015 thì khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết thì quan hệ tài sản của vợ và chồng được giải quyết theo quy định của BLDS và Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó. Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.

Thực tiễn giải quyết các yêu cầu tuyên bố một người đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết

Một trường hợp cụ thể có sự sai sót trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết trong thời gian gần đây. Cụ thể như sau:

Đang bị truy nã đặc biệt trong vụ buôn lậu tại công ty T nhưng lại được Tòa án nhân dân quận tuyên bố “đã chết” theo đơn đề nghị. Theo nội dung vụ việc, quyết định số 11 năm 2012 của Tòa án nhân dân Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố 3 người là ‘đã chết’ gồm: ông Trần Quang Vũ (sinh năm 1968), bà Quách Mỹ Lệ (sinh năm 1969) và một trẻ sinh năm 1986 cùng có nơi cư ngụ cuối cùng ở đường Hai Bà Trưng, phường 8 Quận 3. Ngày được tuyên bố chết là ngày 27-12-2003.

Hồ sơ cũng thể hiện, người đưa ra yêu cầu tuyên bố một người là đã chết là ông Trần Đàm và bà Trần Thị Hảo – hai người này là cha và mẹ của Trần Quang Vũ. Lý do 2 ông bà này đưa đơn yêu cầu tòa tuyên như trên là vì 3 người này không còn ở nơi cư trú từ năm 1996 (đến thời điểm thụ lý đơn xin tuyên bố đã chết là 16 năm).

Quá trình thụ lý vụ việc và thu thập chứng cứ thể hiện cả 3 người này không còn cư trú ở địa phương và đã xóa hộ khẩu từ năm 1998. Từ đó, Tòa án nhân dân Quận 3 đã ra quyết định giải quyết yêu cầu, tuyên bố là “đã chết” đối với 3 người trên. Tuy nhiên, theo hồ sơ từ phía Bộ Công an thì Trần Quang Vũ là đối tượng bị truy nã thuộc vụ án Trần Đàm và đồng bọn buôn lậu hàng hóa qua biên giới xảy ra tại công ty Tân Trường Sanh và một số công ty khác ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh theo quyết định khởi tố vụ án hình sự từ năm 1997 của cơ quan An ninh điều tra Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Theo điều tra bước đầu, Trần Quang Vũ đã thực hiện hành vi buôn lậu và đưa hối lộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng rồi bỏ trốn. Vì thế, ngày 10-10-1997 Công an đã ra lệnh truy nã đã biệt toàn quốc và Văn phòng Interpol Việt Nam đã làm thủ tục truy nã quốc tế đối với Vũ .

Hiện nay, pháp luật dân sự chưa có quy định điều chỉnh việc giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích đối với người đang bị truy nã nên xung quanh chuyện này đang có hai luồng quan điểm trái ngược nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng quyết định truy nã là cơ sở pháp lý để khẳng định chồng (hay vợ) của một người đã biệt tích. Nếu thời hạn trốn truy nã đã hơn hai năm thì tòa nên chấp nhận yêu cầu tuyên bố người chồng (hay người vợ) của đương sự đã chết và giải quyết ly hôn cho họ theo quy định của pháp luật dân sự. Những người theo quan điểm này phân tích: Trên thực tế, người bị truy nã có thể đang sống lẩn trốn hoặc đã chết mà không ai biết. Trường hợp họ còn sống, qua báo đài biết thông tin tìm kiếm nhưng vẫn cố tình im lặng để trốn tránh pháp luật, nếu không giải quyết tuyên bố chết thì yêu cầu ly hôn chính đáng của chồng (hay vợ) họ có thể bị “treo” mãi mãi.

Ngược lại, có quan điểm cho rằng người đang bị truy nã, về mặt pháp lý là đang lẩn trốn chứ không phải là biệt tích. Người bị truy nã là người có dấu hiệu phạm tội, còn người biệt tích là người không phạm tội. Hơn nữa, nếu tuyên bố mất tích, sau ba năm, vợ (hay chồng) của người bị truy nã lại có quyền yêu cầu tuyên bố người này đã chết. Sự kiện này sẽ dẫn đến việc lệnh truy nã mất hiệu lực pháp luật .

Trong trường hợp này, theo quan điểm của em việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết đối với người bị truy nã của Tòa án nhân dân quận 3 là trái với quy định của pháp luật. Bởi vì, thẩm phán nhận định hiện Vũ đang là đối tượng truy nã đặc biệt toàn quốc và Văn phòng Interpol Việt Nam làm thủ tục truy nã quốc tế. Vì bỏ trốn sau khi vụ án được điều tra, truy tố, xét xử, quyết định truy nã vẫn còn hiệu lực, không thể xem là biệt tích để áp dụng quy định BLDS biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống… làm căn cứ để tuyên bố Vũ đã chết là không đúng.

Khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết, hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết, Tòa án gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như :

Thứ nhất, khó khăn trong việc xác định tư cách đương sự trong giải quyết việc dân sự nói chung và giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết, hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết.

Thứ hai, khó khăn trong việc thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người bịu yêu cầu tuyên bố chết trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu.

Thứ ba, khó khăn trong việc xác định ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố chết trong quyết định tuyên bố một người là đã chết.

Thứ tư, khó khăn trong việc xác định quyết định giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết và quyết định hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết khi có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị không.

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc giải quyết các yêu cầu tuyên bố một người đã chết và yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết của các Tòa án còn nhiều bất cập, hạn chế. Nguyên nhân một phần là do các quy định của pháp luật còn chưa hoàn thiện, không dự trù được hết các khả năng có thể xảy ra. Vì vậy, nhà làm luật cần quy định cụ thể hơn, đặc biệt là trường hợp giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết mà đang có quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền.

Trân trọng ./.

Trình Tự Thủ Tục Tuyên Bố Một Người Mất Tích

1. Điều kiện để tuyên bố một người mất tích

Theo khoản 1 Điều 68 Bộ Luật dân sự 2015, điều kiện để Tòa án tuyên bố một người mất tích là:

Người đó phải biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó;

+ Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;

+ Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trình tự, thủ tục tuyên bố một người mất tích

Theo quy định tại Điều 387 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết

Chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

Bước 2: Thông báo tìm kiếm người mất tích

     •  Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo tìm kiếm lần đầu tiên.

Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 4 tháng thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Bước 3: Ra quyết định tuyên bố người mất tích

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích;

Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Công ty Luật FBLAW

Điện thoại:

038.595.3737 – 

Hotline:

 0973.098.987

Email:

 luatsu@fblaw.vn

Fanpage:

Công ty Luật FBLAW

Địa chỉ:

 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trân trọng./.

Mẫu Đơn Yêu Cầu Hoãn Thi Hành Án Dân Sự

Điều kiện hoãn thi hành án dân sự theo quy định của Pháp luật.

Căn cứ theo Luật Thi hành án Dân sự có quy định về điều kiện hoãn thi hành án dân sự:

· Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án;

· Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định;

· Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;

Lưu ý: Đối với chủ thể yêu cầu hoãn không phải là người có thẩm quyền kháng nghị thì tại khoản 1 Điều 48 không quy định về thời hạn hoãn. Thời điểm ra quyết định có thể phụ thuộc vào thời điểm cưỡng chế thi hành án.

Nội dung mẫu đơn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự.

Nôi dung mẫu đơn yêu cầu hoãn cần phải có cac phần cơ bản sau đây:

Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại người thi hành án

Thi hành theo bản án số/ngày/ có hiệu lực thi hành kể từ ngày…

Nội dung và lý do xin tạm hoãn thi hành án

Thời hạn xin tạm hoãn

Tài liệu kèm theo.

Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu hoãn thu hành án dân sự.

Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Cục thi hành án)

Theo Điều 48 Luật Thi hành án Dân sự thì chủ thể ra quyết định hoãn thi hành án dân sự là thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Vd: đối với các tranh cấp mà thẩm quyền thi hành án thuộc về cấp huyện thì chi cục thi hành án có trụ sở tại nơi đó sẽ tiếp nhận đơn yêu cầu. Người ra quyết định sẽ là Chi cục trưởng.

Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại người thi hành án

Yêu cầu ghi rõ ràng, chính xác vì đây là thông tin cơ bản tránh ghi sai sẽ ảnh hưởng đến quá trình xem xét yêu cầu.

Thi hành theo bản án số/ngày/ có hiệu lực thi hành kể từ ngày…

Ghi chính xác số bản án, ngày và quan trọng là hiệu lực thi hành từ ngày bao nhiêu để xem xét về thời gian hợp lý đưa ra quyết định tạm hoãn.

Nội dung và lý do xin tạm hoãn thi hành án

Nội dung:

Trình bày ngắn gọn, cụ thể về nội dung vụ án

Vai trò của người yêu cầu tạm hoãn thi hành án

Chủ thể được thi hành án

Chủ thể bị thi hành án

Phân tích cụ thể về phần lý do (điều kiện theo quy định Pháp luật) hoãn thi hành án.

Lý dó: lý do như đã phân tích ở trên.

Thời hạn xin tạm hoãn

Phải phù hợp với lý do nêu ở trên.

Thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án dân sự.

Người có yêu cầu hoãn sẽ nộp đơn yêu cầu tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Luật Thi hành án Dân sự.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét yêu cầu này và quyết định hoãn hoặc không hoãn.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tiếp tục thi hành án theo quy định Pháp luật.

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã trình bày một số nội dung về mẫu đươn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự cũng như cách viết mẫu đơn này. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề về tranh tụng, khởi kiện hoặc các vấn về pháp lý khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline tư vấn miễn phí 1900.63.63.87 bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.