Tiêu Đề Đơn Xin Việc Ghi Gì / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Tiêu Đề Đơn Xin Việc Là Gì? Cách Viết Tiêu Đề Đơn Xin Việc Chuẩn

Tìm việc làm

1. Tiêu đề đơn xin việc là gì?

Tiêu đề đơn xin việc là gì?

Tiêu đề đơn xin việc là tên bao quát toàn bộ cho nội dung của văn bản đó. Điều khác biệt giữa đơn xin việc và các văn bản hành chính pháp lý khác đó chính là sự thể hiện cá nhân, cá tính của bản thân, thể hiện sử chủ quan trong việc đánh giá năng lực, ý muốn và nguyện vọng trong ứng tuyển vào một vị trí công việc bất kỳ nào đó.

Đơn xin việc ở ngay tiêu đề đã thể hiện được mong muốn của bản thân trong việc ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng tại công ty, điều này khiến nó trở thành một trong những tâm điểm chú ý đối với các nhà tuyển dụng. Đơn xin việc tùy thuộc theo yêu cầu từ nhà tuyển dụng có thể có hoặc không, những lời khuyên dành cho bạn đó chính là nên sử dụng đơn xin việc để thể hiện sự chân thành, mong muốn ứng tuyển thành công vào vị trí công việc tại doanh nghiệp họ.

Tiêu đề đơn xin việc là gì?

2. Cách tạo tiêu đề đơn xin việc ấn tượng

Thường thì các bạn hãy sử dụng các mẫu đơn xin việc có sẵn và chỉ cần điền các thông tin cần thiết của mình theo yêu cầu. Tuy nhiên để tự tạo cho mình và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn nên tự tạo một đơn xin việc theo cách riêng của mình. Bí quyết bạn nên bỏ túi về tạo tạo một tiêu đề đơn xin việc ấn tượng cho ứng viên như sau:

Thứ nhất, lựa chọn khổ giấy cho đơn xin việc là A4, đúng chuẩn, đặc biệt là nên chọn kích thước giống với CV xin việc. Bới sự gắn kết này sẽ khiến bộ hồ sơ xin việc của bạn đạt chất lượng tốt nhất.

Thứ hai, vị trí đặt tiêu đề của đơn xin việc phải ở dưới quốc hiệu, tiêu ngữ của lá đơn.

Việc làm it phần mềm

Bí quyết tạo tiêu đề đơn xin việc ấn tượng

Thứ tư, chỉ căn giữa và nên chọn kích thước cho cỡ chữ là 16. Thường một văn bản chuẩn sẽ có cơ chữ là 13 – 14, nên lựa chọn cỡ chữ tiền đơn đề xin việc 16 là rất phù hợp, nó không quá lớn, nhưng đủ để làm nổi bật nên nội dung chính và mong muốn ứng tuyển của bạn với vị trí trong công ty.

Thứ năm, để phông chữ cơ bản nhất và dễ đọc, đặc biệt đó là không in nghiêng hay gạch chân tiêu đề. Nhưng bạn có thể sử dụng chèn thêm đường line dưới phần tiêu đề để vào nội dung chính trong lá đơn xin việc.

Thứ sáu, nếu bạn nghĩ để làm nổi bật tiêu đề thì nên định dạng màu bắt mắt, tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai. Bạn chỉ nên để phông chữ đen trên nền trắng đơn giản nhất có thể là đã thể hiện được sự tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng rồi.

Đó là một vài những lưu ý dành cho bạn khi trình bày tiêu đề của đơn xin việc. Đó là những bí kíp dành cho bạn, nên bỏ túi làm kinh nghiệm để áp dụng trong thực tế vào cách viết và tạo tiêu đề đơn xin việc đúng chuẩn cho bản thân.

3. Lợi thế của một Tiêu đề đơn xin việc chuẩn

Một tiêu đề đơn xin việc đúng chuẩn sẽ tăng lợi thế cho ứng viên

Như đã nói ở phần trên, tiêu đề của đơn xin việc chính là thể hiện mong muốn xin việc và ứng tuyển để trở thành một thành viên trong công ty. Nếu ví đơn xin việc như “linh hồn” trong bộ hồ sơ thì tiêu đề của đơn xin việc chính là gương mặt đầu tiên thể hiện thái độ của bạn với nhà tuyển dụng. Chí vì vậy, bạn cần phải tạo tiêu đề nổi bật hơn phần nội dung trong văn bản này.

Không chỉ vậy, với một bộ hồ sơ xin việc có rất nhiều các tài liệu khác được nhà tuyển dụng yêu cầu. Một tiêu đề sẽ giúp họ sàng lọc dễ dàng hơn việc bạn đã chuẩn bị đầy đủ cho bộ hồ sơ của mình hay chưa. Tiêu đề giúp họ “điểm danh” những “nội dung” trong “ruột” của bộ hồ sơ bạn cần nội đã đầy đủ hay chưa. Nếu thiếu sẽ được yêu cầu bổ sung đầy đủ, giúp bạn qua vòng sơ loại và tiến sâu hơn vào vòng phỏng vấn.

Lợi thế của bạn khi ứng tuyển đó chính là gương mặt ưa nhìn, thì trong đơn xin việc cũng vậy, gương mặt đầu tiêu mà các nhà tuyển dụng tiếp cận đó chính là tiêu đề. Hãy chú ý việc tạo tiêu đề theo hướng dẫn ở phần 2 của bài viết này để có được điểm công, thể hiện được mong muốn trở thành thành viên của công ty và sự tôn trọng của ứng viên với nhà tuyển dụng.

CV xin việc

Cách Viết Tiêu Đề Mail Xin Việc Chuẩn Và Chuyên Nghiệp

Đối với hồ sơ xin việc tiêu chuẩn, Amanda Augustine – chuyên gia nghề nghiệp tại TopResumes – cho biết, thông tin quan trọng nhất cần đưa vào tiêu đề email là chức danh và tên của bạn, cũng như mã số công việc nếu có. Hãy tạo 1 tiêu đề đơn giản bằng tên của bạn và vị trí mà bạn ứng tuyển tại công ty.

2.Ngắn gọn

Amanda Augustine cho biết, dòng tiêu đề của một thư đến điển hình có thể nhìn thấy được khoảng 60 ký tự, và chỉ từ 25 – 30 ký tự trên thiết bị di động. Với không gian hạn chế như vậy, hãy loại bỏ những từ không cần thiết như “Xin chào”, “Cảm ơn” mà tiến ngay đến ý chính trong vòng 6 – 8 từ.

Ví dụ: “Human Resources Assistant Application”, hoặc “Ứng tuyển vị trí HR Assistant”

3.Bắt đầu bằng những từ quan trọng nhất

Dmitri Leonov – Phó chủ tịch của Dịch vụ quản lý email SaneBox cho biết, một lượng lớn khoảng 50% email hiện nay được đọc trên điện thoại di động. Bạn sẽ không thể biết các chuyên viên tuyển dụng sẽ đọc được tổng cộng bao nhiêu từ của tiêu đề trên điện thoại thông minh của họ, nên tốt nhất vẫn nên đưa thông tin quan trọng nhất vào đầu tiêu đề email. Không làm vậy, các chi tiết hấp dẫn nhất có thể bị ẩn mất.

Ví dụ: “Brand Manager with 8 Years of Experience”, hoặc “Giám đốc Thương hiệu với 8 năm kinh nghiệm”

4.Rõ ràng và cụ thể

Các chuyên viên tuyển dụng chỉ mất 6 giây để xem một sơ yếu lý lịch, vì vậy có khả năng họ dành ít thời gian hơn để duyệt email của người tìm việc. Dòng tiêu đề cần thể hiện được chính xác bạn là ai và đang tìm kiếm gì mà nhà tuyển dụng không cần mở email. Đừng viết những tiêu đề mơ hồ như “Thư ngỏ tìm việc”, thay vào đó hãy nói rõ bạn muốn dự tuyển vị trí nào.

Ví dụ: “John Smith following up on Sales Position”, hoặc “John Smith dự tuyển vị trí Nhân viên kinh doanh”

5.Sử dụng từ khoá hợp lý về tìm kiếm và lọc

Các chuyên viên tuyển dụng thường thiết lập các bộ lọc và thư mục để quản lý email, và nhiều khả năng họ không tập trung vào tin nhắn của bạn ngay lần đầu tiên thấy nó, Leonov chia sẻ. Đó là lý do vì sao việc bao gồm các từ khoá như “Thư ứng tuyển”, “Hồ sơ xin việc”, “ứng viên tìm việc” rất quan trọng giúp email của bạn có thể dễ dàng được tìm thấy sau này.

Bộ Hồ Sơ Xin Việc Làm Thêm “Tiêu Chuẩn” Bao Gồm Những Gì?

CV thực chất là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Curriculum Vitae”, có thể tạm hiểu cụm từ này là Sơ yếu lý lịch. Đây một bản liệt kê tóm tắt quá trình học tập, bằng cấp, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc (nếu có) đối với sinh viên. Dựa vào những điều này, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc để lựa chọn ứng viên phù hợp.

Nội dung chính trong CV xin việc bao gồm:

Thông tin cá nhân

Mục tiêu nghề nghiệp

Quá trình học tập

Kinh nghiệm + kỹ năng (nếu có)

+++) 5 điều bạn sẽ học được từ công việc đầu tiên

+++) Làm sao để tuyển dụng nhân sự nhanh mà tiết kiệm?

2, Cover Letter (Thư xin việc)

Về cơ bản, thư xin việc cũng gần giống đơn xin việc. Trong lá thư, bạn sẽ thể hiện nguyện vọng, mong muốn được làm việc, thể hiện rằng bạn có những đặc điểm phù hợp với yêu cầu công việc. Các bạn cần chuẩn bị một Thư xin việc thật cẩn thận và rõ ràng, tóm tắt và nhấn mạnh những ưu điểm nổi trội nhất của bạn, nói lên lý do vì sao Nhà tuyển dụng nên chọn bạn chứ không phải người khác.

Về nội dung thì thư xin việc gồm 4 phần chính:

Tiêu đề: Người gửi, người nhận, ngày tháng, lời chào đến công ty

Giới thiệu: Một bản mô tả vắn tắt về bạn

Nội dung chính: Trình bày kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn hay thành tích nổi bật nhất của bạn. Phần này không nên nói quá nhiều ý, nên tập trung vào tối đa 3 ý chính

Kết: Bày tỏ mong muốn được làm việc và lời cảm ơn của bạn

Lưu ý: Thư xin việc không cần dài dòng văn tự, chỉ cần khoảng 200-250 từ, nội dung rõ ràng, câu văn gãy gọn, bố cục mạch lạc là bạn đã tạo một ấn tượng hoàn hảo trong mắt NTD.

+++) “Dễ dàng” kinh doanh online tại nhà không cần nhiều vốn với 4 ý tưởng này!

3, Giấy tờ đính kèm

Giấy khám sức khỏe là một yếu tố cần có trong một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh. Bởi vì một số công việc có đặc điểm đòi hỏi sức khỏe nên một giấy khám sức khỏe trong thời gian gần nhất sẽ giúp NTD nắm được tình trạng sức khỏe của bạn.

Đa số các nơi tuyển dụng làm thêm đều yêu cầu bạn phải có bản photo công chứng hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân. Đây là yếu tố để NTD xác thực thông tin của bạn là đúng sự thật.

4, Ảnh chân dung

Ảnh chân dung nên được đi kèm trong bộ hồ sơ. Một bức ảnh phù hợp thường là thấy rõ mặt, chất lượng tốt và tốt nhất trong hình không nên xuất hiện người khác. Lưu ý đến vị trí ứng tuyển để gửi hình có nội dung và bối cảnh phù hợp.

Lưu ý ảnh chụp phải chân thật, đừng lời dụng quá nhiều phần mềm chỉnh ảnh vì NTD sẽ không đánh giá cao việc đó đâu

Theo Viecngay

Trình Độ Văn Hóa Là Gì? Cách Ghi Tdvh Trong Hồ Sơ Xin Việc

Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi TDVH trong hồ sơ xin việc

Đánh giá bài viết

Trình độ văn hóa trong tiếng Anh được viết là Education Level. Nó là một phạm trù rộng lớn, phức tạp và chưa có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu trình độ văn hóa theo hai cách hiểu sau:

Theo nghĩa rộng: Trình độ văn hóa là sự phát triển về vật chất, tinh thần của một cá nhân/ tổ chức trong cộng đồng, nó chứa đựng cả lối sống và cách sống của mỗi người.

Theo nghĩa hẹp: Trình độ văn hóa là khả năng học vấn của cá nhân thông qua các cấp bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia. Trình độ văn hóa hiểu theo nghĩa này thường xuất hiện nhiều trong CV, sơ yếu lý lịch, đơn xin việc hoặc bản kê khai thông tin cá nhân.

Lưu ý: Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập những thông tin về trình độ văn hóa theo nghĩa hẹp.

Tại sao cần phải có trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc?

Nhiều người cho rằng, việc ghi trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc, đơn xin việc là không cần thiết bởi trong thời đại hội nhập kinh tế như hiện nay thì kinh nghiệm, thực hành mới là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, điều đó không chính xác bởi:

Trình độ văn hóa thể hiện một phần năng lực của bạn, giúp bạn tự tin hơn và nhận được sự đánh giá cao hơn.

Trình độ văn hóa là điều kiện cần để doanh nghiệp tuyển chọn nhân sự cho công ty một cách chính xác.

Trình độ văn hóa mang đến nhiều cơ hội việc làm tốt hơn và là căn cứ để xác định hệ số lương thưởng,… cho người làm.

Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của trình độ văn hóa. Dù làm bất kỳ công việc nào, bạn cũng cần đến trình độ văn hóa bởi nó hỗ trợ rất nhiều đến công việc sau này của bạn.

Cách ghi trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc

Sau khi đã hiểu rõ trình độ văn hóa là gì, vậy trình độ văn hóa ghi gì, ghi như thế nào cho chính xác?

Việt Nam đã trải qua 2 hệ thống giáo dục chính là: Hệ đào tạo 10 năm và hệ đào tạo 12 năm. Trong đó:

Hệ đào tạo 10 năm (1956 – 1976): Được chia thành 3 cấp là: được chia thành 3 cấp: Cấp 1 (từ lớp 1 – lớp 4), cấp 2 (từ lớp 5 – lớp 7) và cấp 3 (từ lớp 7 – lớp 10).

Hệ thống giáo dục 12 năm (Từ sau năm 1992): Được chia thành các cấp: Mầm non, Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9), trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12).

Dù là hệ đào tạo 10 năm hay 12 năm thì cách ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc hay sơ yếu lý lịch chính xác nhất là bạn học qua cấp độ nào thì ghi vào trình độ văn hóa trên cấp bậc đó. Ví dụ:

Đối với hệ 10 năm: 4/10 (học hết lớp 4), 6/10 (học hết lớp 6), 10/10 (tốt nghiệp lớp 10),…

Đối với hệ 12 năm: 6/12 (học hết lớp 4), 10/12 (học hết lớp 10), 12/12 (tốt nghiệp lớp 12),…

Vậy những người đang học đại học thì trình độ văn hóa là gì hay trình độ văn hóa của người học Đại học là 12 12 hay Đại học? Với những người tốt nghiệp Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học,… thì mục trình độ văn hóa ghi trong sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc vẫn là 12/12. Các thông tin khác như chuyên ngành sẽ được ghi vào mục trình độ chuyên môn hoặc trình độ học vấn.

Phân biệt trình độ văn hóa với trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Nhiều người cho rằng trình độ văn hóa, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn là một và chúng có thể dễ dàng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, điều đó không chính xác bởi đây là ba khái niệm hoàn toàn khác nhau:

Trình độ văn hóa: Được xét theo các cấp bậc: Mù chữ – Tiểu học – Trung học cơ sở – Trung học phổ thông. Chúng được quy ra bằng những con số như: 5/12, 10/12, 12/12,…

Trình độ học vấn: Thể hiện trình độ học tập của bạn đã đạt đến mức nào. Ví dụ về trình độ học vấn như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Cao học,….

Trình độ chuyên môn: Là trình độ đào tạo chuyên môn của bản thân, được thể hiện trên văn bằng được cấp. Ví dụ: Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư,…