Căn Cứ Để Tòa Án Bác Đơn Xin Ly Hôn

Lời nói đầu

Theo thống kê của TANDTC, hiện nay án hôn nhân gia đình là nhiều nhất và tăng cao nhất trong suốt thời gian qua mà trong đó chủ yếu là ly hôn đơn phương. Có những đương sự ra tòa xin ly hôn với những lý do hết sức nhỏ nhặt mà người trong cuộc lấy đó làm nguyên nhân để chấm dứt quan hệ gia đình. Nhìn vào đó ta có thể thấy yếu tố gia đình hiện nay bị xem nhẹ đến đâu, bởi lẽ hôn nhân-gia đình là bến đỗ và là công cụ bảo vệ và nuôi dưỡng con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, bảo vệ hôn nhân gia đình chính là góp phần làm phát triển xã hội. Nếu chỉ vì những lý do nhỏ nhặt mà dẫn đến việc ly hôn thì đó là điều không thỏa đáng. Vì vậy, bác đơn xin ly hôn của họ là hợp lẽ, và góp phần giúp đương sự tìm lại được tiếng nói chung, suy nghĩ lại hành động của mình. Tuy nhiên hiện nay, có nhận định cho rằng, nhiều đương sựkhi đã quyết định ly hôn tức là họ đã không còn muốn duy trì đời sống gia đình nữa (nhất là trong giới trí thức), nhưng họ lại bị Tòa án bác đơn ly hôn với nhận định rằng nguyên nhân chưa chính đáng. Điều này gây ra những hệ lụy như để được ly hôn, đương sự phải làm ra những hành vi thô lỗ để làm bằng chứng xin Tòa án cho ly hôn nhằm đạt được mục đích của mình. Câu hỏi đặt ra là liệu Tòa án giải quyết như vậy có chính xác và hợp tình hợp lẽ không, khi ly hôn thực chất là quyền của đương sự muốn được giải thoát mọi ràng buộc của quan hệ hôn nhân, và trong trường hợp nào thì Tòa án cần phải linh động xét xử.

Ngoại tình có phải là căn cứ để Tòa án bác đơn ly hôn không?

Theo quy định Điều 89 của Luật Hôn nhân gia đình 2000 (đã được thay thế bằng Luật hôn nhân gia đình 2014) thì Căn cứ cho ly hôn là:

1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Có thể thấy, căn cứ này khá chung chung và không có khả năng áp dụng cụ thể. Tức là nếu tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì xử cho ly hôn. Nhưng ngay cả việc xác định như thế nào là tình trạng trầm trọng cũng rất khó. Do vậy, đôi khi việc Tòa án bác đơn xin ly hôn của đương sự chủ yếu do cảm tính và dựa vào sự trình bày của đương sự tại tòa. Nếu thẩm phán thấy mâu thuẫn của đương sự chưa thực sự như những gì họ khai, thì thường bác đơn xin ly hôn. Mặt khác, trên thực tế, nếu một trong hai bên có quan hệ ngoại tình (nhất là người chồng) thì khả năng tòa án bác đơn là rất cao.

Ví dụ một bản án mẫu của Tòa án nhân dân Quận 7 về vấn đề bác đơn xin ly hôn:

“Xét mâu thuẫn vợ chồng giữa ông Huy và bà Liên xuất phát từ chỗ bản thân ông Huy cờ bạc gây ra cảnh nợ nần và có quan hệ với người phụ nữ khác, nhưng mâu thuẫn giữa ông Huy và bà Liên chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân kinh tế gia đình khó khăn vì ông vướng vào cờ bạc. Nghĩ vợ chồng bà Liên ông Huy còn trẻ, về mặt tinh thần cần hỗ trợ lẫn nhau để vui sống và chăm sóc, dạy dỗ con chung. Hơn nữa, bà Liên ông Huy trước đây đã trải qua thời gian dài tìm hiểu, thử thách để chung sống hạnh phúc đến nay. Từ khi ông đi về nhà cha mẹ ruột ở bà cũng dẫn con theo về bên nhà cha mẹ ruột ông Huy ở. Chứng tỏ bà còn thiết tha xây dựng cuộc sống gia đình với ông Huy. Mâu thuẫn xảy ra chỉ do sự khó khăn về kinh tế mà chủ yếu là do ông Huy cờ bạc. Ông Huy đưa ra lý do không còn tình cảm với bà Liên là không thuyết phục. Năm 2012 ông về nhà cha mẹ ruột ở thật ra là đi lánh nợ chứ không phải ly thân. Quá trình hòa giải tại tòa, bà Liên trình bày nguyện vọng muốn vợ chồng đoàn tụ, nương tựa lẫn nhau để cùng chăm sóc con chung vì vợ chồng đã phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách để xây dựng hạnh phúc gia đình với nhau. Ngoài mâu thuẫn xảy ra vì lý do kinh tế khó khăn ông Huy và bà Liên không chứng minh được mâu thuẫn nào khác giữa vợ chồng.”

Người viết có thể nhận định chủ quan rằng, việc Tòa án nhân dân quận 7 bác đơn của ông Huy ở trên một phần do ông có quan hệ với người phụ nữ khác. Tòa án đã ngầm bảo vệ cho người phụ nữ (bên bị thiệt hại) trong vấn đề này. Ngoài ra, những lý do khác chưa thuyết phục như kinh tế khó khăn, cãi cọ qua lại chưa phải là nguyên nhân mâu thuẫn khiến Tòa án phải chấp nhận đơn xin ly hôn của đương sự.

Bác đơn xin ly hôn là cần thiết?

Có thể thấy, trong trường hợp trên, việc ông Huy có quan hệ tình ái với người phụ nữ khác là việc làm sai trái. Có những tranh cãi quanh vấn đề này. Có rất nhiều vụ ly hôn mà trong đó các nguyên đơn quyết tâm bỏ vợ, bỏ chồng chỉ vì người thứ ba này. Vấn đề là Tòa án chỉ có thể bác đơn ly hôn của họ, mà không thể hàn gắn mối quan hệ vợ chồng. Nếu họ thật sự quyết tâm ly hôn, thì vấn đề chỉ còn là sớm muộn mà thôi. Bởi Tòa chỉ có thể bác đơn xin ly hôn một lần mà thôi nhưng nếu sau đó họ vẫn khăng khăng đệ đơn lên Tòa yêu cầu ly hôn một lần nữa, thì không có cách nào khác phải cho họ ly hôn.

Thiết nghĩ, Luật hôn nhân gia đình cần phải có những chế tài cụ thể và rõ ràng hơn cho vấn đề này để ngăn chặn hôn nhân đổ vỡ vì mối quan hệ thứ ba đang ngày càng phổ biến như hiện nay. Luật hôn nhân gia đình 2014 đã có những quy định mới hết sức văn minh và hiện đại, ví dụ như cấm cản trở ly hôn (điểm e, khoản 2, Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014), tuy nhiên vấn đề ngoại tình thì vẫn còn bỏ ngỏ, gây ra rất nhiều hệ lụy cho gia đình.

Cần phải chấp nhận yêu cầu của đương sự?

Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, nếu kết hôn là quyền của đương sự (miễn sao không vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014) thì ly hôn cũng là quyền của đương sự. Không ai được cản trở quyền đó, vì nếu phải tiếp tục chung sống với một mối quan hệ không mong muốn thì đó cũng là một hạn chế của luật pháp. Thực tế có những trường hợp, đương sự dù muốn ly hôn nhưng không thể được do bị làm khó từ phía đối phương. Như vậy càng khiến tình trạng hôn nhân thêm mệt mỏi và trầm trọng. Thế nhưng khi yêu cầu ly hôn thì Tòa án lại không đồng ý.

Quan điểm của người viết đối với vấn đề này như sau: Bộ luật hình sự đã có chế tài cho vấn đề vi phạm nghĩa vụ một vợ một chồng (Điều 147 Bộ luật hình sự), nhưng việc xử lý hình sự hết sức khó khăn do đa phần là quan hệ lén lút, trong khi yếu tố cấu thành tội phạm của Bộ luật hình sự lại rất cụ thể (phải có quan hệ chung sống), điều đó rất khó chứng minh. Nếu đương sự có yêu cầu, Tòa án chỉ có thể xử ly hôn chứ ít khi nào nâng lên thành một vụ án hình sự, dù có những trường hợp người thứ ba ngang nhiên đến nhà quậy phá, đập phá đồ đạc và đuổi chính người vợ ra khỏi nhà (như một cuộc điện thoại mà người viết đã nhận được từ một người phụ nữ ở Quận 9).

Kết luận

Do vậy, điều đầu tiên người trong cuộc cần làm là duy trì một mối quan hệ gia đình thắm thiết, gắn bó với nhau, biết thông cảm, san sẻ, yêu thương nhau và giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình, đó là phương pháp bảo vệ gia đình khỏi những tác động của bên ngoài. Không có gia đình nào là hoàn hảo, tuy nhiên nếu biết quan tâm và tôn trọng nhau, cũng như đề cao giá trị của gia đình, thì mỗi người sẽ biết tiết chế và tìm tiếng nói chung để xây dựng hôn nhân tốt đẹp.

Tòa Án Có Quyền Bác Đơn Xin Ly Hôn Không?

Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện.

Hỏi: Hiện tại em đã ra toà án Gia Bình giải quyết 2 lần rồi, mà lần thứ 3 em không thấy toà án báo gọi cho em, mà em hỏi tòa về việc của em và chồng em thì thư ký có nói là đã gửi gọi về xã Mai Lâm rồi. Mà 1 tuần em không thấy giấy báo gọi lấy giấy quyết định đâu. Em có gọi cho thư ký thì thư ký báo là giải quyết xong rồi, theo em được biết thì chỉ có thư ký và chồng em làm việc với nhau, mà không qua chủ toạ mà giải quyết không có mặt em. Em có thể về xã xin lại bản sao giấy đăng ký kết hôn để em lập đơn không? (Đỗ Văn Long – Bắc Giang)

Luật gia Phạm Minh Châu – Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Điều 168 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 quy định: “1. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: a) Thời hiệu khởi kiện đã hết; b) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi ; c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện”.

Như vậy, khi đã có bản án, quyết định của Tòa thì anh (chị) không có quyền kiện lại. Anh (chị) gửi đơn kiện lại thì Tòa cũng sẽ trả lại đơn khởi kiện. Vì anh (chị) không nêu rõ ly hôn của vợ chồng anh (chị) là thuận tình hay đơn phương nên không thể đưa ra khẳng định cụ thể. Tuy nhiên, nếu có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì anh (chị) có thể làm đơn đề nghị viện kiểm sát thực hiện việc kháng nghị.

Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.

Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Tòa Án Nhân Dân Bác Đơn Yêu Cầu Ly Hôn Khi Nào ? Không Đăng Ký Kết Hôn Có Phải Ly Hôn Không ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Trường hợp của bạn nếu là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ được chia đôi. tuy nhiên theo quy định của Luật đất đai thì người sử dụng đất có quyền đối với mảnh đất của ,mình theo quy định tại Luật đất đai 2013

Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

Như vậy thì bạn cần phải làm thủ tục để cấp sổ đỏ. Hoặc trong trường hợp chưa cấp sổ đỏ thì bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn nếu bạn hay anh ta nhận tòan bộ mảnh đất và căn nhà đó thì sẽ phải trả cho bên kia tương ứng với nửa giá trí căn nhà và mảnh đất đó.

Trường hơp nếu khi tòa án giải quyết việc ly hôn mà anh ta không thực hiện theo đúng bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án để được bảo vệ quyền lợi của mình.

Trường hợp này của bạn thì em bạn có thể xin ly hôn thì em trai bạn có thể xin ly hôn theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Theo quy định tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân gia đình

Điều 23. Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.

Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn;

b) Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước;

c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Sở Tư pháp xác minh làm rõ.

2. Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an thì Sở Tư pháp có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản chụp hồ sơ đăng ký kết hôn gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tư pháp, cơ quan công an xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.

Nếu hết thời hạn xác minh theo quy định tại Điều này mà cơ quan công an chưa có văn bản trả lời thì Sở Tư pháp vẫn hoàn tất hồ sơ, đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan công an xác minh.

3. Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ.

4. Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà hai bên định cư ở nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì không áp dụng biện pháp phỏng vấn quy định tại Khoản 1 Điều này.

TRường hợp này của bạn nếu đăng ký kết hôn tại Đài Loan thì bạn phải tuân theo quy định của pháp luật Đài Loan.

Trường hợp của bạn nếu bạn đang sống ở Đức và kết hôn với người có quốc tịch Đức thì bạn phải tuân theo pháp luật Đức theo quy định tại điều 126 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

TRường hợp của bạn thì pháp luật Việt Nam chỉ quy định về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam sang nước ngoài kết hôn theo quy định tại Nghị định 126/2014

Điều 27. Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú của người đó thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Điều 28. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu quy định;

b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;

c) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người yêu cầu.

Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra về nhân thân, tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra và nêu rõ các vấn đề vướng mắc cần xin ý kiến, gửi Sở Tư pháp, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kèm theo hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tư pháp tiến hành các biện pháp sau đây:

a) Thẩm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp cần làm rõ về nhân thân, tình trạng hôn nhân, điều kiện kết hôn, mục đích kết hôn của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh;

b) Yêu cầu công dân Việt Nam có mặt tại trụ sở Sở Tư pháp để tiến hành phỏng vấn, làm rõ sự tự nguyện, mục đích kết hôn, sự hiểu biết của công dân Việt Nam về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài, về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú;

c) Yêu cầu bên người nước ngoài đến Việt Nam để phỏng vấn làm rõ, nếu kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn cho thấy công dân Việt Nam không hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú hoặc công dân Việt Nam cho biết sẽ không có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.

Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

Trên cơ sở kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn, Sở Tư pháp có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã để cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu.

Trong trường hợp từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do trong văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu.

5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cấp cho người yêu cầu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó nêu rõ lý do.

Trường hợp này của bạn thì bạn có quyền khởi kiện ra tòa giải quyết việc ly hon theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Sau khi ly hôn thì nếu con bạn 10 tháng tuổi thì sẽ do mẹ nuôi trừ trường hợp mẹ không có khả năng để nuôi con theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nếu sau khi tòa án giải quyết mà anh ta vẫn cố tình không trao con cho chị thì chị tiếp tục được khởi kiện để giành lại con

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Viết Download Mẫu Đơn Xin Ly Hôn Theo Tòa Án!!

Hướng dẫn mẫu đơn xin ly hôn 2023 chuẩn nhất

Ly hôn là quyết định sáng suốt khi bạn không thể tiếp cuộc hôn nhân đã không thể cứu vãn kéo dài. Khi có nhu cầu viết đơn xin ly hôn, những thắc mắc thông thường được đặt ra có thể kể đến như hướng dẫn viết đơn xin ly hôn 2023, tải mẫu đơn ly hôn, đơn xin ly hôn thuận tình, đơn xin ly hôn đơn phương.

Có 2 mẫu đơn xin ly hôn gồm: Mẫu đơn ly hôn thuận tình và mẫu đơn xin ly hôn đơn phương.

Thuận tình ly hôn: việc ly hôn được dựa trên sự đồng thuận của cả 2 vợ chồng. Trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, hai bên cùng nhau thỏa thuận và thống nhất về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chu cấp con cái. 2 vợ chồng sẽ phân chia tài sản chung và không xảy ra sự tranh chấp giữa đôi bên.

Ly hôn đơn phương: Xuất phát chỉ từ phía người vợ hoặc người chồng. Cuộc sống hôn nhân mỗi lúc một trầm trọng hơn và vượt quá sự chịu đựng của 1 phía. Những lý do thông thường gồm: bạo lực gia đình, khi vợ/chồng ngoại tình…

II. Mẫu đơn ly hôn nên viết bằng tay hay đánh máy?

Theo quy định của luật hôn nhân gia đình, những nội dung cần đảm bảo trong đơn ly hôn bao gồm: Thông tin vợ/chồng, nguyên nhân ly hôn, thỏa thuận về việc phân chia tài sản, nợ chung, thỏa thuận về việc nuôi con, trợ cấp và các thỏa thuận sau ly hôn.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nguyên đơn sẽ ghi nhận lại toàn bộ quá trình vợ chồng chung sống với nhau. Trong đơn cần nêu rõ: Nguyên nhân dẫn đến ly hôn là gì? Phát sinh mâu thuẫn do đâu? Quyết định ly hôn từ khi nào? Đã sống ly thân chưa? Thời gian sống ly thân đã được bao lâu?

Ghi thông tin về con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con… Trong trường hợp 2 bên không thỏa thuận được về việc nuôi con thì ghi rõ là: Hai bên không thỏa thuận được quyền nuôi con, đề nghị tòa án căn cứ theo các quy định pháp lý hiện hành để phân chia quyền nuôi con và cấp dưỡng.

Liệt kê toàn bộ thông tin về tài sản, trị giá thực tế, đề nghị phân chia… Nên ghi rõ ràng trong trường hợp hai bên tự nguyện thỏa thuận tài sản mà không yêu cầu tòa án phân chia.

Ghi cụ thể số nợ chung (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) kèm theo đề nghị phân chia nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu nợ chung do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia hoặc không có nợ chung thì cũng cần ghi rõ.

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………ngày…………tháng………….năm………

ĐƠN XIN LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân………………………………………………………………………

Tôi tên:………………………………………………..sinh năm ……………………………….

CMND (Hộ chiếu) số: ………… ngày cấp: …/…./20… và nơi cấp : Công an tỉnh……………..

Hiện có hộ khẩu thường trú tại số :……………………………………………………………..

Phường ………………..Quận…………………….Thành phố……………………………………

Hiện tạm trú (nếu có) số:………………………………………………………………………………………

Phường……………..Quận………………………Thành phố…………………………………..

Địa chỉ nơi làm việc – Điện thoại (nếu có):……………………………………………………….

Làm đơn này yêu cầu được ly hôn với chồng (vợ):

Tên:……………………………………..sinh năm ……………………………………………….

CMND (Hộ chiếu) số: ………… ngày cấp: …/…./20… và nơi cấp : Công an tỉnh…

Hiện có hộ khẩu thường trú: Số…………………………………………………………………………

Phường ………………..Quận…………………….Thành phố………………………………………

Hiện tạm trú (nếu có) số: ……………………… ……Đường……………………………………

Phường :…………………Quận……………………..Thành phố……………………………….

Địa chỉ nơi làm việc – Điện thoại (nếu có):…………………………………………………………..

Nội dung ly hôn:

Vào năm:……………..chúng tôi đăng ký kết hôn tại……………………………..giấy chứng nhận kết hôn số………..ngày………….tháng…………………năm…………………..

( trường hợp không có đăng ký kết hôn thì ghi rõ thời gian chung sống):………………………

Nhưng đến năm…………….vợ chồng có mâu thuẫn, nguyên nhân do :

( Trình bày tóm tắt nội dung lý do mâu thuẫn thực tế và ghi rõ những vấn đề cụ thể yêu cầu của tòa án giải quyết).

– Về con chung:………………………………………………… (trình bày có mấy con chung, ghi rõ họ tên, ngày tháng, năm sinh của các con và ghi rõ yêu cầu về việc nuôi con và việc chu cấp nuôi dưỡng con, chưa có con ghi chưa có).

– Về tài sản chung gồm có: ………………………………..(liệt kê toàn bộ thông tin về tài sản chung của 2 vợ chồng: nhà, xe,… giá trị thực tế và ghi rõ: yêu cầu tòa án phân chia theo đúng quy định của pháp luật.)

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

……………, Ngày ……….. tháng……….. năm……..

Người làm đơn

(Ký tên – Ghi rõ họ và tên)

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………….., ngày….. tháng….. năm………

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ VỀ THUẬN TÌNH LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………………………………………………………….

Chúng tôi tên:

1…………………………………………………………Sinh năm…………………………….

CMND (Hộ chiếu) số: ………… ngày cấp: …/…./20… và nơi cấp : Công an tỉnh…

Hiện tại hộ khẩu thường trú tại số:……………………………………………………………..

Phường………………………………Quận…………………Thành Phố…………………………

Hiện tạm trú (nếu có):………………………………………………………………………………

Phường:…………………………….Quận………………Thành Phố……………………………

Địa chỉ nơi làm việc nếu có :………………………………………………………………………

2………………………………………………………… Sinh năm……………………………

CMND (Hộ chiếu) số: ………… ngày cấp: …/…./20… và nơi cấp : Công an tỉnh…………….

Hiện tại hộ khẩu thường trú tại số:………………………………………………………………

Phường………………………………Quận…………………Thành Phố………………………..

Hiện tạm trú (nếu có):…………………………………………………………………………….

Phường:…………………………….Quận………………Thành Phố………………………….

Địa chỉ nơi làm việc nếu có :…………………………………………………………………….

– Nội dung ly hôn:

Vào năm………………….chúng tôi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân……………………..

Giấy chứng nhận kết hôn số………………..ngày…………….tháng……….năm…………..

Nhưng đến năm…………………………………………………vợ chồng có mâu thuẫn, nguyên nhân do

(trình bày tóm tắt nội dung mâu thuẫn và ghi rõ những vấn đề yêu cầu tòa án giải quyết).

– Về con chung:…………………………………………………..(trình bày chi tiết 2 vợ chồng có mấy con chung, ghi rõ họ tên, ngày, tháng năm sinh của các con và ghi rõ thỏa thuận về việc nuôi con và việc chu cấp nuôi dưỡng con; không có ghi không có)…………………………………………………………………………………

– Về tài sản chung gồm có:…………………………………………………….(ghi rõ tài sản chung gồm có những gì: nhà, xe,… giá trị thực tế và hai bên thỏa thuận về việc phân chia tài sản thế nào) ………………

……………,Ngày ……….. tháng……….. năm……..

Người làm đơn Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)

Đơn thuận tình ly hôn thì cần chữ ký của cả 2 vợ chồng. Còn với đơn xin ly hôn đơn phương thì chỉ cần người viết đơn ký.

Để sớm giải quyết việc ly hôn, bạn có thể nộp đơn tại Tòa án cấp quận, huyện, nơi mà bạn và chồng đăng ký kết hôn.

Nếu 2 vợ chồng thuận tình ly hôn không có tranh chấp về tài sản, án phí sẽ gồm mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Mức án phí cho đơn ly hôn thuận tình khi không có tranh chấp là 300.000 vnđ. Với trường hợp xảy ra tranh chấp, thì tuỳ theo tài sản tranh chấp.

Căn cứ Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2023 quy định về thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu, theo đó:

Tòa án sẽ giải quyết đơn yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Nếu nội dung đơn yêu cầu không có đầy đủ nội dung theo quy định thì Thẩm phán sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý, người yêu cầu sẽ sẽ được thông báo để nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Chuẩn bị xét xử trong thời gian 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn phiên tòa xét xử có thời hạn từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án có thể giải quyết chậm hơn hoặc nhanh hơn dựa vào từng thời điểm hồ sơ vụ án giải quyết.

Ly hôn thuận tình nhanh hơn đơn phương. Do đó, để ly hôn diễn ra trong thời gian nhanh nhất, vợ chồng bạn cần thỏa thuận để ly hôn thuận tình.

Để giải quyết việc ly hôn, bạn cần gửi đơn ly hôn lên toà, nơi nộp hồ sơ ly hôn là Huyện, Quận mà bạn đang sinh sống…

Ly hôn là điều mà chắc chắn sẽ chẳng ai muốn. Do đó, Nhà nước Việt Nam rất khuyến khích việc vợ, chồng hòa giải. Tại tòa án nhân dân nơi mình nộp, người khởi kiện có thể rút đơn xin ly hôn hoặc có thể ủy quyền cho vợ/chồng đi rút đơn.

Bạn vẫn có nhiều thắc mắc gì về vấn đề ly hôn? Bạn muốn nắm rõ hơn về cách viết đơn ly hôn hoặc tìm bằng chứng ngoại tình để ly hôn?

Hãy đến với dịch vụ thám tử Tận Tình. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ tư vấn thuê thám tử và giải đáp mọi yêu cầu từ phía khách hàng.

Chúc quý khách hàng và bạn đọc 1 ngày an lành và hạnh phúc!

BAN TƯ VẤN TẬN TÌNH.

Mẫu Đơn Xin Ly Hôn Của Tòa Án Đúng Chuẩn

Tòa án sẽ là cơ quan tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn đối với các yêu cầu ly hôn, Tòa sẽ xem xét giải quyết ly hôn khi có căn cứ sau:

– Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;

– Đời sống chung không thể kéo dài;

– Mục đích của hôn nhân không đạt.

Tuy nhiên, cần lưu ý để có thể giải quyết được việc ly hôn, bên yêu cầu phải nộp đơn xin ly hôn tới Tòa án nhân dân, tùy thuộc vào từng vùng miền do đặc thù riêng của từng nơi mà mẫu đơn xin ly hôn có thể được các tòa áp dụng khác nhau.

Tuỳ thuộc vào việc ly hôn đơn phương hoặc ly hôn thuận tình để viết nội dung đơn xin ly hôn cho phù hợp với từng trường hợp nêu trên.

Về cơ bản, nội dung đơn xin ly hôn sẽ bao gồm:

– Yêu cầu giải quyết ly hôn: Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn …. Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.

– Yêu cầu giải quyết con chung: Ghi đầy đủ thông tin con bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, yêu cầu giải quyết con chung như thế nào, ai nuôi con, ai là người cấp dưỡng… Trong trường hợp chưa có con thì ghi chưa có con

– Yêu cầu giải quyết tài sản chung: Nếu có tài sản ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia … và Nếu không có tài sản chung ghi không có.

Để khách hàng tham khảo và để không bị từ chối tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết việc ly hôn, đảm bảo mẫu đơn xin ly hôn được chính xác với các yêu cầu của pháp luật, Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn và giới thiệu các mẫu đơn xin ly hôn như sau:

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”