1. Một số bí kíp nhớ chữ Hán hiệu quả Bước 1. Học các nét cơ bản và quy tắc viết chữ Hán
Cố gắng ghi nhớ tên và ý nghĩa của các bộ thủ thường xuất hiện trong tiếng Hán, vì nhớ được chúng, các bạn sẽ nhanh chóng học thuộc được các chữ Hán khác.
Khi học chữ Hán bạn cố gắng tưởng tượng theo cách của mình sao cho dễ nhớ nhất. Ví dụ chữ ” 吃” có nghĩa là ăn, bạn có thể tưởng tượng bộ Khẩu 口 là cái miệng , thức ăn đưa vào miệng và xuống dạ dày có hình thù giống bộ Ất 乙
Bước 2. Tập hợp và ghi nhớ các bộ thủ phổ biến
Đa số chữ Hán đều cấu tạo từ nhiều bộ thủ, tiếng Trung có tất cả 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, việc nắm vững được các bộ thủ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học và ghi nhớ chữ Hán. Bộ thủ có thể thể hiện ý nghĩa (biểu nghĩa) của chữ hoặc thể hiện âm đọc (biểu âm) cuả chữ, vì thế có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc.
Ví dụ biểu nghĩa:
Ví dụ biểu âm:
– Những chữ có bộ 生 như 牲, 笙, 栍, 泩, 苼, 狌 đều được đọc là “shēng”.
– Những chữ có bộ 青 như 清, 请, 情, 晴 đều mang cùng thanh mẫu vận mẫu “qing”, chỉ khác nhau thanh điệu.
Bước 3: Luyện tập hàng ngày
Đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Trung, học từ mới đến đâu các bạn phải luyện viết từ mới tới đó. Đồng thời, vừa viết vừa phải suy nghĩ trong đầu về nét, về bộ mình đang viết, đừng đưa ngòi bút trong vô thức mà phải tư duy theo kết cấu của chữ Hán theo cách phân tích bên trên.
2. Một số phương pháp nhớ chữ Hán
Có nghĩa là “tách chữ để nhớ chữ”. Chiết tự chính là phân tích chữ một cách linh hoạt và sáng tạo theo một tư duy logic nhất định giúp chúng ta nhớ chữ lâu hơn. Ví dụ:
– Chữ 休 nghĩa là “nghỉ ngơi”, chữ này được ghép từ chữ 人(người) và chữ 木(cây), như vậy chữ 休 có nghĩa là người dựa vào gốc cây ngồi nghỉ.
– Chữ 好 có nghĩa là “tốt”, được ghép bởi chữ 女 (phụ nữ) và chữ 子 (con trai), theo quan niệm phong kiến của Trung Quốc, phụ nữ sinh được con trai mới là tốt.
2. Phương pháp nhớ chữ Hán qua thơ
Người Việt đã sáng tạo nên những câu thơ, câu văn vần mô tả chữ để ghi nhớ chữ Hán lâu hơn. Ví dụ:
Chữ 德 gồm: bộ chim chích hay nhân kép (彳), thập (十), tứ (四), nhất (一) và tâm (心), được miêu tả qua hai câu thơ:
Chim chích (彳) mà đậu cành tre
Thập (十) trên tứ (四) dưới nhất (一) kề liền tâm (心).
“Cô kia đội nón chờ ai
3. Nhớ chữ Hán qua chữ Hình thanh (Hài thanh)
Trong chữ Hán có khoảng gần 80% là chữ Hình thanh, chữ hình thanh là chữ mà trong đó có một bộ thủ đại diện cho nghĩa, một bộ thủ đại diện cho âm đọc. Khi ta nắm được ý nghĩa các bộ thủ và âm đọc của nó thì ta có thể dễ dàng suy luận và ghi nhớ được các chữ Hán khác.
Ví dụ:
Ta đã học được chữ “马 mă” nghĩa là con ngựa. Thì khi ta học chữ “妈妈 Māma” nhanh hơn, vì mẹ là con gái, nên có bộ 女, cách phát âm từ 妈妈 cũng gần giống “ma”, Như vậy chữ 妈 là chữ Hình thanh, trong đó bộ “女nữ” đại diện cho nghĩa chỉ con gái, bộ “马 mã” đại diện cho thanh vì có âm đọc gần giống nhau
Tương tự ta có: 吧、爸、把…đều là chữ Hình thanh. Chữ “爸 bà” có bộ Phụ nói về bố, và chữ 巴 chỉ cách phát âm là “ba”
Tiếng Trung Thượng Hải luôn được học viên đánh giá là điạ chỉ học tiếng Trung uy tín và chất lượng tại Hà Nội. Với phương pháp dạy và luyện tập, học là thực hành luôn, với chương trình học riêng cho từng cấp độ từ các lớp Hán ngữ cơ bản tới nâng cao. Đội ngũ giáo viên dày kinh nghiệm, tâm huyết với nghề luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ học viên, hướng dẫn học chi tiết, dễ hiểu, truyền thụ các phương pháp học hay, giúp bạn thêm tự tin trong việc học tiếng Trung.
Cuối cùng là ở chính bản thân các bạn, hãy kiên nhẫn, và chăm chỉ. Mỗi ngày dành một chút thời gian để luyện viết và đọc chữ Hán, sau một thời gian chăm chỉ học, bạn sẽ phát hiện ra chữ Hán càng học càng dễ.
GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HỌC TIẾNG TRUNG HIỆU QUẢ ĐỐI CHIẾU CHỮ HÁN PHỒN THỂ VÀ GIẢN THỂ CÁCH HỌC TIẾNG TRUNG NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT