Trình Tự Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Trình Tự, Thủ Tục Đơn Phương Ly Hôn

Oceanlaw xin được cung cấp một số thông tin về Trình tự, thủ tục xin ly hôn đơn phương như sau:

-Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

1, Trình tự xin ly hôn đơn phương

Bước 1: Vợ hoặc chồng nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đơn phương tại TAND cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn

Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án

2, Hồ sơ khởi kiện xin đơn phương ly hôn

– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu của từng Tòa);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)

– CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐQSHNƠ (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

– Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ ly hôn phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở (UBND cấp xã/phường);

– Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ ly hôn phải có xác nhận về nơi cư trú thực tế của bị đơn (Công an cấp xã/phường xác nhận);

– Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

3, Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương

-Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;

Trình Tự, Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương Và Quyền Nuôi Con

Người gửi: Lan Thanh

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Kiến thức luật. Về câu hỏi của bạn, Kiến thức luật xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

– Luật hôn nhân và gia đình 2014.

2/ Trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương và quyền nuôi con

Về thủ tục đơn phương ly hôn, theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Trường hợp của bạn, nếu hai vợ chồng không thể tiếp tục chung sống thì bạn hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn mà không cần sự đồng ý của người chồng. Khi đó, để được giải quyết ly hôn bạn cần chứng minh chồng bạn có hành vi vi phạm quan hệ hôn nhân, có hành vi bạo lực dẫn đến cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Về thẩm quyền giải quyết, pháp luật quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong đó có ly hôn (theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Như vậy, bạn có thể làm hồ sơ xin ly hôn gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ chồng bạn cư trú để yêu cầu giải quyết.

Để thực hiện đơn phương ly hôn, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: (Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện)

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);

Về trình tự các bước xin ly hôn như sau:

– Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ chồng bạn đang cư trú, làm việc;

– Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;

– Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án cấp huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

-Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải tại tòa án. Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.

Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn 4 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 2 tháng. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn là 2 tháng.

Về quyền nuôi con sau ly hôn, theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ mỗi bên đối với con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ theo quy định pháp luật. Đối với các trường hợp con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi thì Tòa án xem xét, dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định ai là người chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp cho con, người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng việc nuôi con.

Trường hợp của bạn, một người con 2 tuổi sẽ được giao cho bạn là người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc trừ khi bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Đối với người con 4 tuổi, Tòa án xem xét dựa trên các điều kiện của 2 vợ chồng, xét xem ai là người có thể nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo đảm quyền lợi của con tốt hơn. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể được Tòa án giao cả 2 con để chăm sóc, nuôi dưỡng nếu Tòa án xét thấy bạn đủ khả năng, điều kiện. Chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng giúp bạn nuôi con theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Do đó, khi bạn được ưu tiên dành quyền nuôi con thì chồng bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu của người được cấp dưỡng và phải là những chi phí hợp lý. Vì thế, mức cấp dưỡng sẽ do bạn và chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định.

Tuy nhiên việc ly hôn chỉ là phương án cuối sùng khi cuộc hôn nhân không thể cứu vãn. Bạn cần suy nghĩa kỹ lưỡng vì nó còn ảnh hưởng đến các con của bạn. Mong bạn sẽ có được quyết định đúng đắn.

Tú Anh tổng hợp

Trình Tự, Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương Và Thuận Tình Chuẩn Nhất Hiện Nay

Ly hôn đơn phương là trường hợp một bên yêu cầu ly hôn mà bên kia không đồng ý. Hoặc hai bên đều muốn ly hôn nhưng lại không thỏa thuận với nhau như: việc giành quyền nuôi con, mức cấp dưỡng nuôi con, phân chia tài sản chung, nợ chung… mà phải yêu cầu tòa án phân chia bằng việc phải mở phiên tòa xét xử và ra quyết định bằng một bản án.

Hồ sơ và thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương

Giấy đăng ký kết hôn.

CMND/CCCD và hộ khẩu của cả hai vợ chồng.

Giấy khai sinh bản sao của con (nếu có).

Giấy tờ quyền sở hữu nhà, đất và tài sản khác (nếu có).

Giấy vay nợ (nếu có).

Giai đoạn 1: Hoàn thành hồ sơ và nộp đơn ly hôn đơn phương lên toàn án

Sau khi có những giấy tờ trên thì phải làm đơn theo đúng mẫu quy định để nộp đơn lên tòa án có thẩm quyền. Đơn khởi kiện ly hôn phải có những nội dung sau:

Ngày tháng năm nộp đơn.

Tên tòa án nhận đơn.

Họ tên người khởi kiện và bị kiện.

Ngày tháng đăng ký kết hôn tại đâu.

Nguyên nhân mâu thuẫn.

Họ tên, ngày tháng/ năm sinh của con.

Ai nuôi con khi ly hôn, cấp dưỡng thế nào.

Tài sản chung là gì, phân chia thế nào.

Nợ chung có không, ai là chủ nợ, trách nhiệm trả nợ thế nào.

Giai đoạn 2: Tòa án xem xét đơn và nộp án phí khi đơn hợp lệ

Sau khi có đơn và các giấy tờ trên thì người nộp đơn liên hệ với tòa án nơi bị đơn đang cư trú để nộp đơn. Tòa án sẽ xem xét, nhận đơn và giải quyết trong 10-15 ngày làm việc tiếp theo.

– Trong trường hợp đơn chưa hợp lệ, thì sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung theo sự hướng dẫn của tòa án.

– Nếu đơn hợp lệ, thì sẽ nhận được thông báo nộp án phí nộp tại Chi cục Thi Hành Án Dân Sự.

– Sau khi nộp án phí, thì tòa bắt đầu tính vào ngày thụ lý. Tòa án sẽ chuyển đơn và hồ sơ cho Chánh án phân công thẩm phán giải quyết. Khoảng một tháng sau thẩm phán được phân công sẽ có thư mời hai vợ chồng lên tòa án để lấy lời khai.

Giai đoạn 4: Tòa án phúc thẩm tiếp tục xử lý án

Lưu ý: Tòa án cũng có thể bác yêu cầu ly hôn nếu thấy mâu thuẫn chưa tới mức trầm trọng. Khi tòa án bác đơn ly hôn thì phải 01 năm sau người khởi kiện mới có quyền nộp đơn khởi kiện ly hôn lại.

Sau khi tòa sơ thẩm xét xử thì các bên có quyền nộp đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, tòa án phúc thẩm sẽ xét xử lại trong thời hạn từ 2-4 tháng. Tòa phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm yêu cầu xét xử lại từ đầu hoặc sửa nội dung bản án sơ thẩm.

Như vậy, để hoàn thành một vụ án ly hôn đơn phương thông thường phải mất thời gian từ 06 tháng tới 02 năm và có khi còn lâu hơn nếu có tranh chấp tài sản lớn và phức tạp.

Trong trường hợp bạn thiếu các giấy tờ trên chúng tôi vẫn có thể giúp được bạn giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Thuận tình ly hôn là việc cả hai vợ chồng đều đồng ý ly hôn và đã thỏa thuận được việc nuôi con, cấp dưỡng, phân chia tài sản chung và nợ chung. Tóm lại là không còn tranh chấp gì mọi việc đều đồng thuận. Nếu còn bất kỳ một việc gì chưa thỏa thuận được thì phải giải quyết ly hôn đơn phương như phía trên.

Việc làm đơn ly hôn thuận tình thì đều phải do hai vợ chồng cùng lập, cùng ký đơn, cùng nộp đơn, nộp án phí, cùng phải lên tòa án để hòa giải và vẫn phải đưa con từ 7 tuổi lên tòa để hỏi ý kiến của con…Tòa án sau khi làm các thủ tục theo trình tự và đã hòa giải xong mà không thành thì có thể cho hai vợ chồng ký biên bản thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên tòa xét xử.

Tổng thời gian để giải quyết nếu suôn sẻ, không bị sửa chữa bổ sung thì thời gian khoảng 2-3 tháng nếu không thuận lợi thì thời gian sẽ kéo dài hơn rất nhiều.

Bạn muốn rút ngắn thời gian và thủ tục ly hôn phải làm thế nào?

Văn Phòng Luật Sư Quang Liêm chuyên về giải quyết ly hôn có thể giúp cho khách hàng của mình rút gọn các thủ tục và thời gian giải quyết rất nhiều. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho khách hàng toàn bộ thủ tục ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Khách hàng chỉ phải cung cấp hồ sơ cho chúng tôi ngay trong ngày hoặc hôm sau có thể lên tòa án ký thuận tình ly hôn mà không phải chờ đợi.

Sau khi ký ly hôn, mất 10 phút trên tòa thì 10 ngày sau sẽ có quyết định ly hôn. Trong trường hợp thiếu một trong các giấy tờ trên chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ được. Đặc biệt khách hàng không phải đưa con lên tòa để không bị ảnh hưởng tới việc học tập và tâm lý của con. Giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.

Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ VPLS Quang Liêm số 559 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hoặc bằng điện thoại là: 0963399868 (Zalo, Viber), Email: luatsuliem@gmail.com để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trực tiếp giúp bạn giải quyết: Hợp pháp, nhanh gọn, ít đi lại và tiết kiệm chi phí cho ban.

Lưu ý: Chúng tôi luôn giữ bí mật thông tin khách hàng một các tuyệt đối để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Trân trọng.

Nếu bạn ở xa hoặc bận công việc không thể tới VPLS Quang Liêm được thì chúng tôi sẽ cử luật sư giỏi tới tận nhà hoặc điểm hẹn để tư vấn và hỗ trợ cho bạn.

Thủ Tục Đơn Phương Ly Hôn

Quyền đơn phương yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn

Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn cho dù bên kia không đồng ý. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Tòa án nào thụ lý đơn yêu cầu ly hôn?

Tòa án cấp huyện nơi bị đơn (bên không đồng ý ly hôn) cư trú, làm việc thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn. Nơi cư trú là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú, nếu không thường xuyên sinh sống ở hai nơi trên thì nơi cư trú là nơi đang sinh sống có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.

Hồ sơ cần chẩn bị

– Đơn xin ly hôn theo mẫu (người yêu cầu ly hôn ký);

– Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu), Hộ khẩu (có Sao y bản chính) của hai bên.

– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.

– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

– Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và không cư trú ở Việt Nam.

– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú kết hôn vào sổ đăng ký tại UBND quận rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Trình tự thủ tục đơn phương ly hôn

Người xin ly hôn nộp đơn cùng hồ sơ tài liệu cho Tòa án.

Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người viết đơn ly hôn. Người yêu cầu ly hôn nộp án phí và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án. Vụ án chính thức được Tòa án giải quyết.

Chú ý: Pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sở (UBND xã, phường; Công đoàn cơ quan..) nhưng hiện tại nhiều nơi Tòa án vẫn yêu cầu người viết đơn xin ly hôn thực hiện.

Thời gian giải quyết:

Thời gian giải quyết vụ án tùy thuộc vào việc giải quyết các nội dung quan hệ vợ chồng.

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật