Bí Quyết Viết Đơn Xin Cấp Học Bổng

Sinh viên quốc tế tại Úc trong ngày tốt nghiệp

Thông thường, đơn xin học bổng gồm có 4 phần sau:

Thông tin cá nhân

Phần đầu tiên có nội dung tương tự như các mẫu đơn bình thường. Cụ thể, giới thiệu cơ bản về bản thân, những điểm mạnh, điểm ấn tượng nhất giúp người đọc có thiện cảm tốt về bạn, bạn gửi đơn cho ai, ở đâu, thông tin đầy đủ địa chỉ nhà, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email sử dụng thường xuyên để hội đồng xét duyệt tiện liên lạc khi bạn được chọn vào vòng trong. Ngoài ra, bạn lưu ý nên cung cấp địa chỉ email đơn giản và rõ nghĩa. Tốt nhất là nên dùng chính họ tên của bạn để làm địa chỉ trao đổi thư từ email.

Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong đơn xin cấp học bổng. Do đó, bạn hãy bắt đầu trình bày hoàn cảnh hiện tại và lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, mức thu nhập trung bình hàng tháng, tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình ra sao… Kế đó, bạn cần liệt kê những khó khăn nào gia đình bạn đang phải đối mặt? Bạn mong muốn thay đổi cuộc sống của chính mình, gia đình và cả những người xung quanh theo hướng nào nếu được nhận học bổng? Hãy cho Hội đồng xét duyệt thấy một hình ảnh của bạn dù có gặp nhiều sóng gió nhưng vẫn không ngừng nỗ lực thoát khỏi tình trạng hiện tại và học bổng là giải pháp cứu cánh của cuộc đời bạn. Đặc biệt, bạn không nên diễn tả quá ủy mị mà hãy chú trọng vào sự chân thành, trung thực và thể hiện tinh thần lạc quan. Bởi, không ai muốn trao tặng học bổng cho một người trẻ nhưng luôn cảm thấy bi quan trong cuộc sống cả.

Nếu ở phần trên, nội dung bạn trình bày đã chạm được đến cảm xúc của người xem thì ở phần này, bạn đã có sẵn đà lợi thế. Theo đó, bạn không cần dùng quá nhiều từ ngữ để thể hiện tính cách của mình mà hãy lồng nó vào các thành tích học tập, hoạt động xã hội hoặc quá trình rèn luyện mà bạn đã đạt được. Trong số đó, thành tích nào bạn cảm thấy tự hào nhất? Sự cống hiến của bạn, một phần nào đó đã giúp thay đổi được điều gì? Mang lại lợi ích cho ai?… Thông qua chuỗi nội dung có sự sắp xếp logic, Hội đồng xét duyệt sẽ có niềm tin vững chắc nơi bạn, dù rằng chưa biết bạn là ai. Bởi chỉ những người có tài năng, đức tính cầu thị và thiện chí phục vụ cộng đồng mới có cùng suy nghĩ và thành tích như vậy. Điều này cũng ngầm khẳng định, nếu được nhận học bổng, bạn chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn rất nhiều và trở thành công dân có ích cho quốc gia mà bạn đến.

Sau khi hoàn thành đơn xin học bổng, bạn nên nhờ người có trình độ giỏi tiếng Anh, tốt nhất là người nước ngoài đọc lại một lần nữa. Họ sẽ giúp bạn khắc phục những sai sót thường gặp về văn phạm, cấu trúc và kiểm tra cách diễn đạt có phù hợp với văn hóa và tư duy ngôn ngữ của người phương Tây hay không.

Để chiếm được cảm tình của Hội đồng xét duyệt học bổng, dù không dễ nhưng không có nghĩa là bạn không thể làm được. Lá đơn xin học bổng của bạn chỉ thực sự nổi bật “khác màu” nếu nó được xây dựng trên sự chân thực, bản lĩnh, khát vọng và lòng kiên trì vượt qua khó khăn.

Cách Viết Đơn Xin Học Bổng Hay Nhất

Hướng dẫn viết đơn xin học bổng cho học sinh, sinh viên

Kỹ năng viết đơn xin học bổng

Đơn xin học bổng là mẫu đơn giúp các bạn nhận được những học bổng hỗ trợ, giúp giảm bớt những khó khăn về kinh tế, tài chính, đảm bảo việc học tập. Để viết được một lá đơn xin học bổng hay và ý nghĩa, các bạn phải ghi nội dung một cách đầy đủ và súc tích.

Cách ghi đơn xin học bổng

– ĐƠN XIN HỌC BỔNG: Ghi tên học bổng bạn muốn xin.

– Học kỳ:………… Năm học:…….: Học kỳ và năm học hiện tại của bạn

– Kính gửi: Ghi rõ nơi tổ chức học bổng đó, tùy vào mỗi người có thể có một hoặc nhiều đơn vị khác nhau.

I. Sơ lược về bản thân: dựa vào các giấy tờ tùy thân để điền các thông tin cho chính xác. Ở mục địa chỉ nơi trọ, nếu sinh viên ở ký túc xác hoặc nhà người thân họ hàng thì điền đầy đủ, nếu không thì ghi địa chỉ gia đình, phải đảm bảo đó là nơi mình đang sống.

II. Hoàn cảnh gia đình: Ghi đầy đủ họ tên cha, mẹ, nghề nghiệp và mức thu nhập của họ hằng tháng. Tiếp theo đó là tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, thu nhập của anh, chị, em ruột nếu có. Tất cả mọi thông tin đều phải ghi đầy đủ và chính xác.

Trong phần này, mỗi người đều thể hiện những hoàn cảnh riêng của mình nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ nghề nghiệp, sức khỏe của các thành viên trong gia đình, thu nhập hàng tháng bao nhiêu?

Đây là nội dung quan trọng nên lá đơn phải thể hiện rõ cuộc sống hiện tại của bạn khó khăn như thế nào? Bạn phải nỗ lực ra sao để vượt qua khó khăn? Nguồn học bổng sẽ giúp được gì cho bạn ở hiện tại và tương lai.

Bạn cần viết chân thật, cảm động nhưng không van xin, ủy mị. Chúng ta đang xin cấp học bổng và phải cho các đơn vị thấy rằng mình hoàn toàn xứng đáng được nhận số học bổng đó để phục vụ cho việc học tập tiếp theo.

III. Lý do xin học bổng: Đây là yếu tố mà bên trao học bổng căn cứ vào để xét học bổng cho bạn nên cần phải ghi thật chi tiết, rõ ràng và hợp lí.

Bạn nên nói về mục tiêu và ước mơ của bản thân. Đây là điều rất cần thiết và cũng rất quan trọng, bởi nó cho người tài trợ sự cảm nhận về con người bạn. Vì vậy, trong lá đơn cần nói rõ ước mơ của mình sau này sẽ trở thành ai.

Và tốt nhất nên trở thành người lãnh đạo trong lĩnh vực mà mình học tập. Không nên nói ước mơ chung chung vì sẽ làm người đọc thấy sự mơ hồ và chưa quyết tâm từ bạn.

Đồng thời, cũng không thể nói suông mà phải nêu chi tiết kế hoạch học tập, nghiên cứu và rèn luyện của bạn như thế nào để đạt được ước mơ đó.

Và cái tâm của bạn thể hiện ở chỗ sau khi trở thành người như mơ rồi, bạn sẽ đóng góp, cống hiến gì cho cộng đồng, xã hội. Bạn nên nhớ: Khi một ngưòi nào đó cho ta học bổng thì họ không chỉ muốn giúp đỡ ta mà còn muốn ta sau này sẽ giúp ích lại cho mọi người, do đó đặc biệt chú ý yếu tố này.

Cần thể hiện qua lá đơn một bản lĩnh, khát vọng và một ý chí vươn lên mạnh mẽ, sẽ vượt qua khó khăn nếu được giúp đỡ phần nào đó để bạn vượt qua khó khăn về tài chính.

Cuối cùng là đem đến địa phương nơi bạn đang sinh sống và học tập xin xác nhận.

Cách Viết Essay Xin Học Bổng

1. Hãy là chính mình chứ không phải là ai khác

Đầu tiên, một câu chuyện hay khi xin học bổng hay để tạo ảnh hưởng, truyền cảm hứng cho người khác, sẽ được viết bằng những trải nghiệm cuộc sống của bạn, những suy nghĩ thẳm sâu trong con người bạn, tính cách và những khát khao mạnh mẽ nhất.

Thứ hai, một câu chuyện hiệu quả sẽ dung hòa được những thứ bạn có và yêu cầu của trường.

Vì thế, bạn cần là chính mình, người đọc sẽ nhớ và ấn tượng về những điều đặc biệt, và chỉ khi là chính mình, bạn mới kể được những câu chuyện không ai khác có được, dưới góc nhìn cá nhân. Đồng thời, bạn cần hiểu rõ xem ngành học, trường học mong muốn điều gì ở sinh viên của mình để highlight những điểm đó trong essay của mình.

Tips: Khi bắt đầu viết, bạn đừng đọc essay mẫu, đặc biệt là essay của những người gần gũi hoặc có cùng mục tiêu với mình, bạn sẽ rất dễ bị “nhiễm” và bị ảnh hưởng, thậm chí không giữ được chính kiến và phong cách cá nhân. Bạn cứ brainstorm và thử viết nhiều lần nhất có thể rồi tham khảo các nguồn khác, sau khi hình thành khá chắc chắn ý tưởng để viết.

2. Giả như bạn chẳng có gì hay ho để kể thì sao nhỉ?

Thứ nhất, bạn chưa đủ hiểu bản thân và chưa nhận thức được về câu chuyện đặc biệt của mình.

Khi đó, một là dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn về chính mình, về những mong muốn và lựa chọn trong quá khứ. Hai là hỏi những người thân thiết xung quanh, họ sẽ nhận xét về bạn; kể cho họ nghe những câu chuyện của bạn, họ sẽ nói điều gì khiến họ ấn tượng nhất và khiến bạn trở nên đặc biệt.

Thứ hai, thực sự bạn chẳng có chuyện gì để kể thật. Thì hãy quên học bổng nọ kia đi, hãy “lớn lên”, trải nghiệm và khám phá bản thân mình trước đã. Khi bạn còn chưa thuyết phục được bản thân mình thì làm gì có ai dại mà cho bạn mấy tỉ để đi học ở nước người ta không?

3. Kỹ thuật kể chuyện: Storytelling

– Google search sẽ cho bạn một đống các tips. Có câu chuyện thực sự hay và “significant to you” mới khó, còn kỹ thuật kể nó ra thì có thể luyện tập và áp dụng trong khoảng thời gian ngắn hơn.

– Chỉ khi nào bạn thực sự bắt tay vào viết, bạn đọc về kỹ thuật, công cụ nọ kia mới có ý nghĩa. Còn nếu không, bạn đọc xong để đấy cũng chẳng để làm gì.

4. Một số tips hay khi viết essay xin học bổng cực kỳ có “tâm”

– Đừng kể lể, trình bày thành tích trong essay, bạn chỉ nên kể 1-3 câu chuyện quan trọng và đặc biệt nhất, khai thác thật sâu vào những câu chuyện ấy. Tuy nhiên, trước đó, bạn cần tìm hiểu rất kỹ về ngành học, trường học của mình để hiểu xem Adcom cần tìm kiếm những ứng viên có tiêu chí như thế nào, như đã nói ở trên. Từ đó “match” những thứ bạn có trong câu chuyện và những thứ Adcom cần hoặc chọn ra những câu chuyện thể hiện con người bạn phù hợp với các tiêu chí của Adcom ngay từ đầu.

– Một câu chuyện ấn tượng là khi nó có những turning/twisting/changing/conflicting points và những unusual/extraordinary things. Bạn cần tìm ra những điểm đó, làm nổi bật chúng lên và xác định thật rõ ràng bạn muốn truyền tải thông điệp hay hình ảnh cá nhân gì của bạn. Đồng thời, đưa ra solution (nếu có), impacts của nó (đối với bạn, người xung quanh,…trong quá khứ, hiện tại, tương lai). Người đọc sẽ bám vào những “points/things” đó, kết nối chúng trong suốt câu chuyện và hình dung về con người bạn.

– Sắp xếp câu chuyện của mình thật thông minh:

Viết thật nhiều lần để có cấu trúc bài viết và ngôn từ tốt hơn. Tốt hơn ở đây là theo nghĩa cô đọng, súc tích mà vẫn đầy đủ và nổi bật. Một cách mà nhiều người hay áp dụng là cứ viết tất cả ý tưởng có trong đầu, rồi dần dần rút ngắn nó lại, sắp xếp cho hợp lý hơn. Đó là cả 1 quá trình luyện tập, đặc biệt đối những ai không quen viết essay. Một cách nữa là đừng quên những lúc mình nhiều cảm hứng, bạn nên bắt tay vào viết ngay, đừng delay. Cảm xúc là một thứ cũng khá quan trọng khi viết và không nên bỏ phí nó. Một bài essay hay không có dưới 5 bản drafts.

– Tránh những từ ngữ mang lại cảm giác negative và những quan điểm dễ gây tranh cãi universally (tôn giáo, chính trị,…). Điều này hơi liều nếu như tay viết và quan điểm của bạn chưa thực sự sắc bén. VD: có 1 bài essay nổi tiếng vào Columbia viết về sự phản đối quyền tự do báo chí tại Trung Quốc (gần như bằng 0) và ý muốn thay đổi nó của người viết. Như vậy, trong bài sẽ có nhiều quan điểm tiêu cực về thực tế tại Trung Quốc, nhưng bản thân người viết có nhận thức cực kỳ rõ ràng và lập luận rất sắc bén. Nếu không thì điều này rất “risky” cho bạn.

– Bạn nên để ai đó review essay của bạn KHI VÀ CHỈ KHI bạn nghĩ nó tương đối hoàn chỉnh.

Bạn bè người thân. Họ là người hiểu bạn nhất

Expert về apply du học (nếu có). Họ có thể sửa cấu trúc, câu từ và cách thể hiện của bạn.

Không nên xin review khi nó còn là bản draft để tránh “đẽo cày giữa đường” và bị lạc hướng.

5. Một số bẫy khi viết essay xin học bổng – Hãy cẩn thận

– Bạn cần bỏ qua những assumption rằng: điều này tôi hiểu, tức là người khác cũng hiểu. Từ đó tránh những lỗi căn bản như từ viết tắt, không giải thích rõ ràng một sự vật, hiện tượng bạn đã gặp và hoàn cảnh của nó. VD: I’ve been working for IM organisation. (What is IM? I don’t know)

– Cần giải thích context của một sự việc để cho người đọc vừa đủ hiểu, nhưng tránh giải thích dài dòng. Bạn nên tập trung vào “what I think/learn from the situation and what I will do to change (if having)”.

– Humble AND confident, not fearful OR arrogant. Hãy tự tin nói những thành tích và sự ảnh hưởng của bạn (tránh dùng từ small product, little impact, I only want to be something to contribute a small part…).

Cách Viết Cv Xin Học Bổng

CV xin học bổng thường bao gồm những phần chính sau: Thông tin cá nhân; Trình độ học vấn; Kinh nghiệm nghiên cứu/học thuật; Kinh nghiệm làm việc; Các giải thưởng, thành tích; Người giới thiệu. Khác với những CV khác, điểm nhấn của CV xin học bổng nằm ở phần Học vấn/Nghiên cứu học thuật/Giải thưởng nghiên cứu học thuật và Người giới thiệu. Bạn cần lưu ý kỹ điểm này để có thể viết được 1 CV xin học bổng hiệu quả.

Bạn cần trình bày rõ ràng, ngắn gọn và súc tích, hơn nữa nó phải thể hiện được sự chuyên nghiệp và logic. Cần khắc phục tuyệt đối những lỗi nhỏ như chính tả, màu chữ, canh lề…để tạo được sự ấn tượng.

Về nội dung trong CV xin học bổng cần có những yếu tố sau:

Thông tin cá nhân: Phần này giới thiệu về tên tuổi, quê quán, thông tin liên lạc…Khi gửi mail nên chọn địa chỉ email có kèm theo tên/họ của mình, điều này thể hiện được sự chuyên nghiệp của người nộp đơn cũng như giúp nhân viên nhận hồ sơ dễ dàng tìm kiếm thông tin về bạn nếu có bất cứ sự cố hay yêu cầu nào.

Kinh nghiệm nghiên cứu: Nếu bạn xin học/học bổng các chương trình mang tính nghiên cứu thì phần này sẽ là yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng cho nhà tuyển sinh. Bạn phải trình bày rõ về các dự án thực tế, chương trình nghiên cứu mà bạn đã từng tham gia và kết quả…

Hoạt động ngoại khóa: Liệt kê các hoạt động ngoại khóa bạn đã tham gia, thời gian. Đây có thể là những thông tin cần thiết để nhà tuyển sinh đánh giá sự năng động của bạn Ví dụ: các hoạt động trường lớp, câu lạc bộ, các chiến dịch tình nguyện…

Các giải thưởng, bằng khen: Nêu các chứng nhận về thành tích trong học tập cũng như các hoạt động của bạn để thuyết phục hội đồng tuyển sinh hơn.

Các kỹ năng: Bạn cần liệt kê các kĩ năng vốn có của mình như ngoại ngữ, máy tính, sử dụng các phần mềm máy tính, làm việc nhóm, thuyết trình,…phù hợp với ngành nghề mà bạn muốn xin học/ học bổng. Vì kỹ năng là một yếu tố quan trọng để thuyết phục các nhà tuyển dụng và hội đồng tuyển sinh chọn bạn.

Người giới thiệu: : Mục này bạn ghi tên giảng viên, cấp trên đã giới thiệu bạn đến với chương trình hoặc nhà tuyển sinh đó.

Cách Viết Cv Xin Học Bổng Du Học

Không giống như các hồ sơ nhập học thông thường, hồ sơ đăng ký xin học bổng đòi hỏi các thí sinh phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Ngoài những giấy tờ chứng từ như bảng điểm, thư giới thiệu (reference letter), bài tự luận ( personal statement) thì một phần quan trong nhất trong hồ sơ mà các hội đồng xét tuyển quan tâm đó là CV (viết tắt của Curriculum Vitae – bản lý lịch học tập và làm việc).

CV là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ vì thông qua CV hội đồng xét tuyển sẽ nắm được thông tin về tất cả các hoạt động, thành tích và những khả năng nổi trội của bạn. Những thông tin này sẽ quyết định bạn có được vượt qua vòng tuyển hồ sơ hay không. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn có thể thể hiện hết được những hoạt động, thành tích nổi trội của bạn trong một bản CV ngắn gọn nhằm thuyết phục được hội đồng xét tuyển?

Cùng với thư giới thiệu, bài luận, bảng điểm, sơ yếu lý lịch tự thuật, CV là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên một bộ hồ sơ đăng ký học bổng. Cũng như một bản CV xin việc đối với những người đã đi làm, CV xin học bổng là phương tiện để bạn PR, giới thiệu về bản thân, từ đó từng bước gây ấn tượng và chứng tỏ được rằng bạn xứng đáng được trao suất học bổng của trường. Thông qua CV, hội đồng xét duyệt sẽ biết bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn có thành tích, sở trường gì,… và cân nhắc xem bạn có phù hợp với tiêu chí của họ không.

Vậy, CV xin học bổng là gì? Mặc dù được viết tắt từ cụm tiếng Anh ‘Curriculum Vitae’, có nghĩa là lý lịch học tập và làm việc nhưng trên thực tế, một bản CV còn có nhiều yêu cầu hơn thế. Với CV xin học bổng, đây là một loại giấy tờ mà ở đó, bạn được yêu cầu điền vào phom sẵn có hay tự soạn thảo để trình bày về quá trình, kinh nghiệm, thành tích học tập hoặc nghiên cứu của mình theo trình tự thời gian nhằm thuyết phục hội đồng xét duyệt trao học bổng cho mình.

Có chất riêng : CV thể hiện bản sắc cá nhân của mỗi người, CV xin học bổng cũng thế. Vì vậy, hãy tự do thể hiện cá tính, tố chất và năng lực của mình để gây ấn tượng với hội đồng xét duyệt

Chú trọng lỗi chính tả: CV xin học bổng sẽ được khen chuyên nghiệp và dĩ nhiên là sẽ có thêm cơ hội trúng tuyển nếu không mắc phải những lỗi cơ bản như chính tả, ngữ pháp, phông chữ, căn lề,… Đừng chọn size chữ quá to hoặc quá nhỏ, hãy trình bày sáng sủa, dễ nhìn, giãn dòng 1.5. Trước khi dán bì thư, hồ sơ, hãy kiếm tra lại lần cuối để thật chắc chắn CV của bạn không ‘dính’ bất cứ một sai sót nào. Cẩn thận không bao giờ là thừa

Tuân thủ trình tự thời gian: CV có nhiệm vụ tổng hợp lại quá trình học tập, nghiên cứu của một cá nhân, nên nếu có thể, hãy liệt kê theo trình tự thời gian, theo một hệ thống để hội đồng xét tuyển dễ theo dõi và nắm bắt được thông tin về bạn. Một CV có các dấu mốc lộn xộn, mô tả tự do, tùy tiện chắc chắn sẽ mất cơ hội trúng tuyển.

Nhìn chung CV thường có những phần chính như:

Thông tin cá nhân – Personal information : giới thiệu về tên tuổi, quê quán, thông tin liên lạc… Lời khuyên của mình là chọn địa chỉ email có kèm theo tên/họ của bạn nhằm giúp nhân viên nhận hồ sơ dễ dàng tìm kiếm thông tin về bạn nếu có bất cứ sự cố hay yêu cầu nào. Hơn nữa điều này cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của người nộp đơn.

Trình độ học vấn – Education Background: Ở mục này, bạn hãy viết một đoạn giới thiệu ngắn gọn để thể hiện được trình độ học vấn, bằng cấp và quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Đừng quên khâu liệt kê chính xác tên trường lớp, chuyên ngành, niên khóa bạn từng theo học để tăng tính xác thực cho CV nói chung và toàn bộ hồ sơ xin học bổng nói riêng.

Kinh nghiệm làm việc – Work Experirence: giới thiệu về các công việc đã từng làm, thời gian…

Kinh nghiệm nghiên cứu – Research Experience: giới thiệu về các dự án thực tế, chương trình nghiên cứu mà bạn đã từng tham gia và kết quả… Nội dung này đặc biệt quan trọng nếu bạn xin học/học bổng các chương trình mang tính nghiên cứu.

Hoạt động ngoại khóa – extracurricular activities : Khi cảm thấy phần kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu của bạn chưa đủ dày, hãy đầu tư cho mục hoạt động ngoại khóa. Chắc hẳn từ thời sinh viên, ai cũng từng có một vài cơ hội tham gia các hoạt động xã hội như hoạt động Đoàn, hoạt động ở các câu lạc bộ, hoạt động thanh niên tình nguyện,… Một ứng viên sở hữu bảng thành tích hoạt động ngoại khóa dày dạn sẽ chứng tỏ được sự năng động, nhiệt tình và sôi nổi của mình. Đây là điều được không ít trường Đại học trong nước và quốc tế yêu thích.

Các giải thưởng, bằng khen – Awards and honours: Đây là lúc để bạn chứng tỏ năng lực của mình trong học tập và hoạt động ngoại khóa thông qua các chứng nhận, giấy khen, bằng cấp,… Các chứng chỉ về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, công nghệ thông tin,… cũng là điểm cộng cho CV của bạn.

Các kỹ năng – Skills: Các kỹ năng mền ví dụ, ngoại ngữ, máy tính, sử dụng các phần mềm máy tính, làm việc nhóm… Nội dung này không cần quá chú trọng trong hồ sơ xin học trừ những trường hợp xin học/học bổng về những ngành nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt như làm việc nghiên cứu độc lập, làm việc nhóm, làm việc trong phòng thí nghiệm…

Người giới thiệu/xác nhận – References : Những người này thường là giảng viên hay cấp trên của bạn…

Những phần trong một bản CV tuy giống nhau nhưng cách bạn khai thác và xây dựng mỗi phần là lựa chọn của bạn, vì thế nên dành thời gian để tạo nên một bản CV của riêng mình trong đó lột tả được hết những thế mạnh của bạn. Bạn cũng nên viết CV một cách trung thực vì những gì bạn viết trong đó thường sẽ là những câu hỏi đặt ra cho bạn trong quá trình phỏng vấn (nếu hồ sơ của bạn được chấp nhận).

Những trang web tạo CV tiện lợi miễn phí