Viết Đơn Xin Học Bổng Du Học / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Cách Viết Cv Xin Học Bổng Du Học

Không giống như các hồ sơ nhập học thông thường, hồ sơ đăng ký xin học bổng đòi hỏi các thí sinh phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Ngoài những giấy tờ chứng từ như bảng điểm, thư giới thiệu (reference letter), bài tự luận ( personal statement) thì một phần quan trong nhất trong hồ sơ mà các hội đồng xét tuyển quan tâm đó là CV (viết tắt của Curriculum Vitae – bản lý lịch học tập và làm việc).

CV là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ vì thông qua CV hội đồng xét tuyển sẽ nắm được thông tin về tất cả các hoạt động, thành tích và những khả năng nổi trội của bạn. Những thông tin này sẽ quyết định bạn có được vượt qua vòng tuyển hồ sơ hay không. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn có thể thể hiện hết được những hoạt động, thành tích nổi trội của bạn trong một bản CV ngắn gọn nhằm thuyết phục được hội đồng xét tuyển?

Cùng với thư giới thiệu, bài luận, bảng điểm, sơ yếu lý lịch tự thuật, CV là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên một bộ hồ sơ đăng ký học bổng. Cũng như một bản CV xin việc đối với những người đã đi làm, CV xin học bổng là phương tiện để bạn PR, giới thiệu về bản thân, từ đó từng bước gây ấn tượng và chứng tỏ được rằng bạn xứng đáng được trao suất học bổng của trường. Thông qua CV, hội đồng xét duyệt sẽ biết bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn có thành tích, sở trường gì,… và cân nhắc xem bạn có phù hợp với tiêu chí của họ không.

Vậy, CV xin học bổng là gì? Mặc dù được viết tắt từ cụm tiếng Anh ‘Curriculum Vitae’, có nghĩa là lý lịch học tập và làm việc nhưng trên thực tế, một bản CV còn có nhiều yêu cầu hơn thế. Với CV xin học bổng, đây là một loại giấy tờ mà ở đó, bạn được yêu cầu điền vào phom sẵn có hay tự soạn thảo để trình bày về quá trình, kinh nghiệm, thành tích học tập hoặc nghiên cứu của mình theo trình tự thời gian nhằm thuyết phục hội đồng xét duyệt trao học bổng cho mình.

Có chất riêng : CV thể hiện bản sắc cá nhân của mỗi người, CV xin học bổng cũng thế. Vì vậy, hãy tự do thể hiện cá tính, tố chất và năng lực của mình để gây ấn tượng với hội đồng xét duyệt

Chú trọng lỗi chính tả: CV xin học bổng sẽ được khen chuyên nghiệp và dĩ nhiên là sẽ có thêm cơ hội trúng tuyển nếu không mắc phải những lỗi cơ bản như chính tả, ngữ pháp, phông chữ, căn lề,… Đừng chọn size chữ quá to hoặc quá nhỏ, hãy trình bày sáng sủa, dễ nhìn, giãn dòng 1.5. Trước khi dán bì thư, hồ sơ, hãy kiếm tra lại lần cuối để thật chắc chắn CV của bạn không ‘dính’ bất cứ một sai sót nào. Cẩn thận không bao giờ là thừa

Tuân thủ trình tự thời gian: CV có nhiệm vụ tổng hợp lại quá trình học tập, nghiên cứu của một cá nhân, nên nếu có thể, hãy liệt kê theo trình tự thời gian, theo một hệ thống để hội đồng xét tuyển dễ theo dõi và nắm bắt được thông tin về bạn. Một CV có các dấu mốc lộn xộn, mô tả tự do, tùy tiện chắc chắn sẽ mất cơ hội trúng tuyển.

Nhìn chung CV thường có những phần chính như:

Thông tin cá nhân – Personal information : giới thiệu về tên tuổi, quê quán, thông tin liên lạc… Lời khuyên của mình là chọn địa chỉ email có kèm theo tên/họ của bạn nhằm giúp nhân viên nhận hồ sơ dễ dàng tìm kiếm thông tin về bạn nếu có bất cứ sự cố hay yêu cầu nào. Hơn nữa điều này cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của người nộp đơn.

Trình độ học vấn – Education Background: Ở mục này, bạn hãy viết một đoạn giới thiệu ngắn gọn để thể hiện được trình độ học vấn, bằng cấp và quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Đừng quên khâu liệt kê chính xác tên trường lớp, chuyên ngành, niên khóa bạn từng theo học để tăng tính xác thực cho CV nói chung và toàn bộ hồ sơ xin học bổng nói riêng.

Kinh nghiệm làm việc – Work Experirence: giới thiệu về các công việc đã từng làm, thời gian…

Kinh nghiệm nghiên cứu – Research Experience: giới thiệu về các dự án thực tế, chương trình nghiên cứu mà bạn đã từng tham gia và kết quả… Nội dung này đặc biệt quan trọng nếu bạn xin học/học bổng các chương trình mang tính nghiên cứu.

Hoạt động ngoại khóa – extracurricular activities : Khi cảm thấy phần kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu của bạn chưa đủ dày, hãy đầu tư cho mục hoạt động ngoại khóa. Chắc hẳn từ thời sinh viên, ai cũng từng có một vài cơ hội tham gia các hoạt động xã hội như hoạt động Đoàn, hoạt động ở các câu lạc bộ, hoạt động thanh niên tình nguyện,… Một ứng viên sở hữu bảng thành tích hoạt động ngoại khóa dày dạn sẽ chứng tỏ được sự năng động, nhiệt tình và sôi nổi của mình. Đây là điều được không ít trường Đại học trong nước và quốc tế yêu thích.

Các giải thưởng, bằng khen – Awards and honours: Đây là lúc để bạn chứng tỏ năng lực của mình trong học tập và hoạt động ngoại khóa thông qua các chứng nhận, giấy khen, bằng cấp,… Các chứng chỉ về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, công nghệ thông tin,… cũng là điểm cộng cho CV của bạn.

Các kỹ năng – Skills: Các kỹ năng mền ví dụ, ngoại ngữ, máy tính, sử dụng các phần mềm máy tính, làm việc nhóm… Nội dung này không cần quá chú trọng trong hồ sơ xin học trừ những trường hợp xin học/học bổng về những ngành nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt như làm việc nghiên cứu độc lập, làm việc nhóm, làm việc trong phòng thí nghiệm…

Người giới thiệu/xác nhận – References : Những người này thường là giảng viên hay cấp trên của bạn…

Những phần trong một bản CV tuy giống nhau nhưng cách bạn khai thác và xây dựng mỗi phần là lựa chọn của bạn, vì thế nên dành thời gian để tạo nên một bản CV của riêng mình trong đó lột tả được hết những thế mạnh của bạn. Bạn cũng nên viết CV một cách trung thực vì những gì bạn viết trong đó thường sẽ là những câu hỏi đặt ra cho bạn trong quá trình phỏng vấn (nếu hồ sơ của bạn được chấp nhận).

Những trang web tạo CV tiện lợi miễn phí

Cách Viết Bài Luận Xin Học Bổng Du Học

1. Nên bắt đầu bài luận xin học bổng du học như thế nào?

Một bài luận thường khoảng 500 từ. Khi dùng từ và ngữ pháp, bạn không nên nói chung chung mà nên đề cập thẳng đến một đối tượng cụ thể. Cách tốt nhất để tăng sức thuyết phục là bạn nên dùng những từ khẳng định bạn là người phù hợp để nhận được học bổng đó.

Cấu trúc

– Mở bài:

Giới thiệu sơ lược về bản thân như tên, tuổi, xuất xứ,…

Đề cập về lý do bạn muốn nhận học bổng.

– Thân bài:

Đưa ra các luận cứ để bảo vệ quan điểm của mình.

Nêu những dẫn chứng thật tế để tăng sức thuyết phục.

– Kết bài:

Đưa ra kết luận

Khẳng định lại một lần nữa quan điểm của mình của mình.

Nêu những lý do vì sao bạn nên là người nhận học bổng.

Những yêu cầu cơ bản

Khoảng cách giữa các dòng là 2.0

Phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12.

Cách lề 1 inch (trên cùng, dưới cùng và bên cạnh).

Bắt đầu mỗi đoạn nên lùi vào 1 khoảng.

Chèn họ và số trang ở phía trên bên trái.

3. Những điều nên và không nên khi viết bài luận xin học bổng du học

Nên:

Lập dàn bài cho bài luận. Đặc biệt, bạn nên sử dụng các từ khoá chính cho mỗi phần để tăng sự chuyên nghiệp, rõ ràng cho nội dung.

Nghiên cứu kỹ về nơi bạn muốn nhận học bổng và cần chắc chắn ràng bạn phù hợp với những yêu cầu của nơi đó.

Câu chuyện về nghị lực của chính bản thân – Tại sao không? Hãy đề cập đến những điểm yếu của bản thân và cách bạn khắt phục, vượt qua nó.

Hãy sử dụng các chương trình kiểm tra lỗi chính tả trên máy tính hoặc tốt hơn bạn nên nhờ nhiều người đọc giúp bạn bài luận để chắc chắn nó không mắc những lỗi nhỏ nhặt.

Hãy sử dụng các ví dụ thực tế trong bài luận của bạn để đưa đến mục đích chính của bạn là tại sao bạn nên nhận được học bổng.

Viết rõ ràng và súc tích. Dùng những câu đơn giản và những ý tưởng của chính bạn. Tuyệt đối không nên đạo văn, copy một bài mẫu nào đó.

Viết chung chung. Càng cụ thể hoá bao nhiêu thì bài luận của bạn càng tốt bấy nhiêu.

Đề cập số tiền mà bạn muốn nhận được ngay từ đầu, việc này rất thô lỗ và sẽ làm bạn bị loại khi mới bắt đầu. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng những từ không được lịch sự hoặc có ý nghĩa chửi thề.

Trình bày lại sơ yếu lý lịch của bản thân. Chủ đề này thường rất nhàm chán và chẳng ai có kiên nhẫn để đọc nó cả.

Dùng câu có ý nghĩa bạn muốn có số tiền đó. Rất nhiều người cũng muốn nhận được số tiền đó hơn bạn. Bạn chỉ nên thuyết phục vì sao bạn xứng đáng với suất học bổng du học đó.

4. Những chia sẻ từ người có kinh nghiệm

Trong bài luận về học bổng của bạn nên có các từ khóa hoặc từ đồng nghĩa của từ khoá được sử dụng trong bài luận học bổng.

Đưa ra một bài học khi bắt đầu với bài luận của bạn

Hiểu các tiêu chí được sử dụng bởi ủy ban học bổng để đánh giá các bài tiểu luận về ý tưởng.

Chỉ nên sử dụng ý tưởng của chính bản thân.

Theo duhoc.online tổng hợp

Hướng Dẫn Viết Cv Xin Học Bổng Du Học Chuẩn

Khi bạn làm hồ sơ xin học bổng, bên cạnh các giấy tờ như bảng điểm, thư giới thiệu hay bài luận, thì có một phần không thể thiếu đó là một bản CV xin học bổng thật tốt để lấy được điểm từ hội đồng xét tuyển.Mẫu CV xin Học bổng trên TopCV.vn

Trước hết cẩn phải khẳng định rằng một bản CV tốt là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thành bại của bạn vì hội đồng xét tuyển sẽ dựa vào đó để nắm được trình độ học vẫn, hoạt động, công trình nghiên cứu cũng như các thành tích mà bạn đã đạt được. Bên cạnh nội dung, việc trình bày CV một cách khoa học và cách hành văn cũng ảnh hưởng đến kết quả của bạn.

Thông thường mỗi trường Đại học sẽ có thể có những yêu cầu khác nhau, bạn cỏ thể phải điền vào một mẫu có sẵn hoặc phải tự chuẩn bị tất cả. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm viết CV thì cũng không cần phải lo lắng quá. Dưới đây, TopCV cũng sẽ cung cấp cho bạn một mẫu CV đã được tối ưu cho việc ứng tuyển học bổng du học kèm theo bài hướng dẫn tổng quan để bạn có thể tự làm được CV cho mình.

Để thực hành các bạn hãy truy cập vào link sau để sử dụng mẫu CV ví dụ: https://www.topcv.vn/mau-cv-tieng-anh/schoolarship_standard

Personal Information (Thông tin cá nhân) Là phần đầu tiên và nằm ở phía trên cùng của CV nhằm cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, email, số điện thoại để nguời tiếp nhận có thể liên hệ với bạn.

Mục thông tin cá nhân trong CV xin học bổng

Lưu ý:

Tên: Viết đầy đủ họ tên, viết không dấu (nếu là CV tiếng Anh).

Email: Sử dụng email có kèm theo họ tên của bạn giúp cho người tiếp nhận có thể dễ dàng nhận diện, tìm kiếm thông tin của bạn khi cần thiết cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp.

Education Background (Lý lịch học tập) Trình bày quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA), ngành học, thành tựu đã đạt được. Vì đặc điểm là CV xin học bổng nên phần thành tích học tập rất được coi trọng. Bạn có thể tham khảo ví dụ và lưu ý dưới đây

Mục lý lịch học tập trong CV xin học bổng

Lưu ý:

Nên đưa điểm trung bình (GPA) nếu cao hoặc khi được yêu cầu.

Đưa thông tin về các cấp học từ Đại Học trở lên, và thông tin về cấp 2 cấp 3 nếu bạn học trường chuyên.

Nếu bạn giữ vị trí quan trọng hoặc có thành tích nổi bật hay xếp thứ hạng cao ở trường, hãy ghi vào vì nó đều ghi điểm với người xét duyệt.

Nếu có nhiêu hơn một thông tin học tập thì bạn ghi thông tin gần nhất lên đầu và các thông tin cũ hơn ở dưới.

Work Experience (Kinh nghiệm làm việc) Dù là CV ứng tuyển vào chương trình học tập nhưng bạn cũng không nên bỏ qua phần kinh nghiệm làm việc thực tế. Bên cạnh thành tích học tập, kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn, nhất là khi công việc đó liên quan trực tiếp tới chuyên ngành đang ứng tuyển.Mục kinh nghiệm làm việc trong CV xin học bổng

Lưu ý:

Mô tả rõ những công việc bạn đã làm để người duyệt hiểu được rõ hơn về các kinh nghiệm bạn đã đạt được.

Nếu bạn từng được khen thưởng, đừng ngần ngại ghi vào CV, nó sẽ làm một điểm cộng lớn cho bạn.

Nếu bạn làm ở vị trí thực tập và được trả lương, hay ghĩ rõ việc bạn thực tập có lương vào trong CV.

Research Experience (Kinh nghiệm nghiên cứu) Giới thiệu về các dự án hoặc công trình nghiên cứu bạn đã tham gia cũng như kết quả và thành tựu bạn đã đạt được. Phân này sẽ đặc biệt quan trọng nếu bạn ứng tuyển vào các chương trình mang tính nghiên cứu.

Mục kinh nghiệm nghiên cứu trong CV xin học bổng

Lưu ý:

Ghi rõ tên tổ chức, vai trò cũng như những thành tựu đã đạt được.

Có thể ghi rõ các công việc bạn làm trong quá trình nghiên cứu để người tiếp nhận có thể đánh giá chính xác hơn khả năng của bạn.

Extracurricular Activities (Hoạt động ngoại khoá) Hoạt động ngoại khoá cũng là một phần rất quan trọng trong CV xin học bổng. Hoạt động ngoại khoá là tất cả các hoạt động bạn tham gia ngoài giờ học ở trường, khi tham gia nhiều hoạt động, ban tuyển sinh sẽ đánh giá bạn là một người năng động, có tính xã hội cao. Trong hàng loạt thí sinh có thành tích học tập tốt, việc đánh giá thí sinh sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động, vậy nên các bạn hãy thật chú ý phần này.

Mục hoạt động ngoại khoá trong CV xin học bổng

Lưu ý:

Ghi rõ tên tổ chức, bạn tham gia cũng như vai trò của bạn.

Nên mô tả rõ các hoạt động của cá nhân bạn khi tham gia tổ chức và các thành tích bạn đạt được trong quá trình tham gia.

Certifications (Chứng chỉ, bằng cấp) Các chứng chỉ, bằng cấp bạn đã đạt được là một phần cơ sở để đánh giá năng lực chuyên môn cũng như ngoại ngữ của bạn.

Mục bằng cấp, chứng chỉ trong CV xin học bổng

Lưu ý:

Ghi chính xác tên chứng chỉ, nếu không phải chứng chỉ quốc tế nổi tiếng hãy ghi cả tên đơn vị cấp chứng chỉ

Ghi rõ số cấp độ hoặc điểm bạn đạt được nếu chứng chỉ phân loại theo cấp độ hoặc điểm

Những mục khác Bên cạnh những mục đã nêu trên bạn có thể cung cấp thêm các thông tin dưới đây nếu có.

Adwards and honours (Giải thưởng, bằng khen): Nếu bạn tham gia các cuộc thi và được giải, đừng ngần ngại ghi nó vào CV, đó sẽ là một điểm cộng dành cho bạn.

Skills (Các kỹ năng): Bạn cũng có thể cung cấp thông tin về các kỹ năng sử dụng máy tính, các kỹ năng lập trình và kỹ năng mềm. Nếu bạn ứng tuyển vào các chương trình dành cho kỹ sư lập trình thì đây cũng là một phần quan trọng cần phải có.

References (Người giới thiệu/xác nhận): Đây thường là giáo viên hoặc cấp trên của bạn ở trong công ty bạn đã làm hoặc trong các tổ chức xã hội bạn đã tham gia.

Additional infomation (Thông tin thêm): Bạn cũng có thể cung cấp thêm bất kỳ điều gì bạn muốn người xét duyệt biết về bạn, bạn có thể cung cấp ở phần này.

Hãy viết CV một cách trung thực, không thể hiện sai sự thật trong CV của bạn vì có thể nó sẽ có tác dụng ngược vì CV chỉ là bước khởi đầu, bạn còn vòng phỏng vấn phía sau nữa, những gì bạn ghi trong CV sẽ có thể là căn cứ để người phỏng vấn đặt ra câu hỏi dành cho bạn.

Hãy đọc lại thật kỹ sau khi viết, rà soát lỗi chính tả để tránh những lỗi nhỏ làm mất điểm của bạn.

Bạn có thể nhờ thầy cô, bạn bè đọc thử CV của bạn trước khi bạn gửi đi biết đâu họ sẽ có những góp ý tốt cho bạn.

Tải về CV xin học bổng tham khảo trong bài viết: Tải về máy

Để thực hành các bạn hãy truy cập vào link sau để sử dụng mẫu CV ví dụ: https://www.topcv.vn/mau-cv-tieng-anh/schoolarship_standard

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA. Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Mách Bạn Bí Quyết Viết Đơn Xin Học Bổng Du Học Thành Công

Đơn xin học bổng (Application form/Admission application) là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên xin học bổng du học thành công. Thông qua lá đơn này, hội đồng xét tuyển có thể đánh giá năng lực của ứng viên về các vấn đề: trình độ ngoại ngữ, khả năng suy luận, logic, khả năng viết luận, tố chất… của sinh viên, bên cạnh những yếu tố sinh viên đã thỏa đủ điều kiện trên các giấy tờ, chứng chỉ kèm theo.

Vậy làm thế nào để có được một đơn xin học bổng chất lượng viết tốt, đảm bảo vừa trình bày được những mong muốn, nguyện vọng đồng thời thể hiện được cá tính, điểm mạnh của bản thân?

1. Ngoại ngữ

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trong các lá đơn xin học bổng, nếu bạn du học tại các quốc gia nói Tiếng Anh hoặc theo học chương trình dạy Tiếng Anh. Để có thể tạo ra một lá đơn xin học bổng thật hoàn hảo, từ ban đầu bạn cần rèn luyện trình độ ngoại ngữ cho bản thân. Điều này không chỉ giúp bạn viết ra được một lá đơn thành công, nó còn giúp bạn có được kỹ năng viết tốt nhất, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình học sau này.

Một lá đơn xin học bổng sẽ thể hiện được chính con người bạn, do vậy đừng bao giờ nhờ những cá nhân có năng lực viết tốt làm thay. Bởi dù bạn có vượt qua vòng hồ sơ, thì khả năng thất bại cũng sẽ đến nhanh khi bạn tham gia vòng phỏng vấn do thiếu năng lực.

Rèn luyện ngữ pháp, học từ vựng và kỹ năng viết thường xuyên. Đầu tư thời gian, công sức cho lá đơn xin học bổng của bản thân thật cẩn thận.

2. Những phần quan trọng của đơn xin học bổng

Trong một lá đơn xin học bổng, những phần sau đây sẽ là những yếu tố bạn cần cung cấp cho Hội đồng xét tuyển học bổng:

– Bản giới thiệu bản thân (Personal statement)

Giới thiệu chung thông tin cá nhân.

Thể hiện ưu điểm về học lực, thành tích nổi bật, kinh nghiệm ở những lĩnh vực cụ thể.

Trình bày những kế hoạch, dự định về việc học tập tại trường, cũng như những dự định phát triển sự nghiệp về sau.

Ngôn ngữ cần súc tích, rõ ràng, thể hiện được quan điểm, mục đích và mong muốn của bản thân với những hành động thực tiễn, không phải chỉ là những lời nói sáo rỗng.

– Hồ sơ cá nhân (Curriculum Vitae)

Thông tin cá nhân.

Học vấn đến thời điểm hiện tại.

Kinh nghiệm làm việc

Các kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa (nên có).

Thành tích cá nhân trong các lĩnh vực, hoạt động xã hội…

Những kỹ năng bản thân có được.

Trình độ ngoại ngữ.

Sở thích, tài năng…

Thông tin đề cập cần ngắn gọn, đơn giản nhưng đảm bảo tính xác thực và chỉ thể hiện trên một trang giấy. Cách trình bày cần đẹp mắt, đơn giản nhưng không nhàm chán, không mắc những sai phạm như gõ sai chính tả…

– Thư giới thiệu (Recommendation Letter)

Cần được thực hiện bởi 1-2 cá nhân có uy tín trong lĩnh vực giảng dạy mà cá nhân người được giới thiệu đã từng tiếp xúc, làm việc. Một số học bổng còn yêu cầu cụ thể về trình độ của người giới thiệu phải từ bậc Phó Giáo sư trở lên.

Đối với học bổng du học Thạc Sỹ, ứng viên cũng có thể xin thư giới thiệu từ những cá nhân, lãnh đạo trong lĩnh vực đã làm việc.

– Bài luận cá nhân (Essay)

Đây là phần quan trọng nhất mà ứng viên cần lưu ý khi thực hiện. Một bài luận cá nhân có thể thực hiện dựa trên đề tài mà bên Hội đồng xét cấp học bổng yêu cầu, hoặc chủ đề tự do hoặc bao gồm cả 2, với 2 bài luận cần thực hiện.

Những trường danh tiếng như Havard thường yêu cầu ứng viên tự thể hiện quan điểm cá nhân thông qua bài luận, với những trải nghiệm đặc biệt, có ý nghĩa và cách thể hiện cần đặc biệt, độc đáo nhất.

Với những bài luận được yêu cầu theo chủ đề, cần có những quan sát, nghiên cứu cụ thể. Luận điểm thể hiện rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng xác thực và hơn hết là giọng văn xuất sắc.

3. Lưu ý khi viết đơn xin học bổng

– Ngôn ngữ trình bày trong đơn cần súc tích, mạch lạc. Cách viết đơn giản không cầu kì về cấu trúc như rõ ràng, rành mạch, đúng ngữ pháp.

– Chú trọng đến những thành tích học tập, hoạt động xã hội, kinh nghiệm làm việc trong đơn xin để thể hiện được năng lực của bản thân. Đối với chương trình Thạc sỹ, Tiến sỹ hãy thể hiện những thành tích về những hoạt động nghiên cứu đã từng thực hiện nếu có, điều này sẽ là những yếu tố nổi bật khiến Hội đồng chú ý đến hồ sơ của bạn.

– CV ngắn gọn, súc tích, thông tin chính xác, trình bày rõ ràng, đẹp mắt.

Trên đây là một số đặc điểm bạn có thể tham khảo để hoàn thiện đơn xin học bổng của bản thân tốt hơn. Việc đầu tư nghiêm túc cho đơn xin học bổng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của người thực hiện. Bên cạnh đó, tham khảo thường xuyên các kinh nghiệm xin học bổng của những du học sinh đi trước sẽ giúp bạn tăng thêm cơ hội thành công cho lá đơn xin học bổng của bản thân hơn. Hãy bắt tay vào thực hiện một lá đơn xin học bổng thật hoàn hảo cho bộ hồ sơ du học của bản thân nhé.

Theo duhoc.online tổng hợp