Viết Đơn Xin Học Kỹ Năng Sống / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Hỏi Đáp: Chương Trình Học Kỹ Năng Sống

Chương trình học kỹ năng sống POKI 2023-2020 có phải chủ trương của sở giáo dục tỉnh không. Và có phải là chương trình bắt buộc phải học đối với học sinh tiểu học không?

BBT xin giải đáp cụ thể như sau:

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là chủ trương chung của Bộ GD&ĐT nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, giúp học sinh trở thành công dân toàn cầu, hội nhập quốc tế. Riêng cấp Tiểu học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy, cách ứng xử trong đời sống, kỹ năng xử lý tình huống,… để trẻ có thể tự phát triển về nhận thức cũng như nhân cách bản thân sau này.

Tiết dạy kỹ năng sống là tiết dạy ngoài giờ chính khóa, không bắt buộc học sinh học. Việc dạy kỹ năng sống ngoài giờ chính khóa phải đảm bảo trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, phụ huynh và học sinh và đảm bảo an toàn, thiết thực giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng, thái độ tích cực theo định hướng phát triển toàn diện về phẫm chất và năng lực học sinh.

Trước khi triển khai dạy kỹ năng sống cho học sinh, các nhà trường phải trình hồ sơ đăng kí hoạt động dạy kỹ năng sống để Phòng GD&ĐT xác nhận. Các nhà trường có thể liên kết với các đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống để dạy kỹ năng sống cho học sinh theo đúng quy định tại Khoản 4, Điều 14 của Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GD&ĐT. Như vậy Chương trình của Poki chỉ là một trong những đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống mà nhà trường lựa chọn để liên kết.

Vũ Trí Ngư – chúng tôi phòng GDTH

Kỹ Năng Viết Bài Tự Luận Xin Học Bổng

Kỹ năng viết bài tự luận xin học bổng 

Với những gợi ý của Tập đoàn giáo dục và đào tạo quốc tế ISC, bạn có thể bắt đầu tự viết cho mình một bài giới thiệu bản thân và có cơ hội giành học bổng cao.

Thế nào là một bài tự luận?

Đúng như tên gọi (personal statement), bài tự luận về cơ bản là một bài viết về chính bản thân bạn. Bất cứ một trường Đại học nổi tiếng nào khi cho sinh viên học bổng đều có thể hỏi: “Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào học? Tại sao bạn xứng đáng được nhận học bổng hoặc lý do tại sao bạn chọn học ngành này?” hoặc viết về những kinh nghiệm và thành công mà bạn đạt được, nhưng không được nhắc tới trong đơn xin học bổng. Giới hạn một bài luận thông thường khoảng 500 từ.

Làm thế nào để đạt được mục đích truyền tải của một bài tự luận?

– Luyện tập là điều kiện tiên quyết. Nếu bạn đã viết được một vài bài luận, bạn sẽ có kinh nghiệm và kỹ năng khi bắt tay vào viết bài luận chính thức của mình. – Viết ngắn gọn. Hầu hết các bài luận chỉ giới hạn khoảng 300 – 600 từ. Giới hạn đó không phải là nhiều để bạn có thể chuyển tải được thông điệp của mình đến hội đồng xét học bổng. Vì thế tránh sử dụng những từ hoặc cụm từ thừa, rườm rà, không cần thiết. – Tránh lối viết nhàm chán. Hãy cho Hội đồng xét học bổng thấy bạn không phải là một thí sinh nhàm chán và mờ nhạt trong nhóm đông số sinh viên khác. Đừng ngần ngại khi thể hiện tính cách của mình. – Hãy thật cụ thể. Đừng viết một cách đại khái – sử dụng dẫn chứng cụ thể, có thật sẽ hay hơn rất nhiều so với một dẫn chứng chung chung. – Tránh sử dụng ngôn từ quá hoa mĩ. Hội đồng xét học bổng sẽ không thích nếu phong cách viết của bạn quá khoa trương hay gò bó. Hãy để bài viết thật tự nhiên và trôi chảy. – Tránh sáo rỗng. Hãy sáng tạo – thể hiện các ý tưởng bằng từ ngữ của chính mình. – Viết đoạn kết luận thật ấn tượng. Trong khi phần mở đầu là phần đáng chú ý nhất của bài luận thì phần kết luận cũng không kém phần quan trọng. Một đoạn kết không phải là tổng kết lại 400 từ mình đã viết trước đó. Đoạn kết phải như sợi dây gắn kết các ý thật chặt chẽ với nhau. – Kiểm tra lại bài viết. Sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả trên máy tính hoặc nhờ người khác đọc và góp ý cho bài của mình.

Kỹ Năng Viết Email Chuyên Nghiệp

Trong môi trường làm việc, có nhiều hình thức trao đổi thông tin liên lạc giữa các CBCNV với nhau, trong đó không thể thiếu việc soạn thảo email. Làm cách nào để thực hiện 1 email với đầy đủ các nội dung, có hình thức chuyên nghiệp mà không mắc phải những sơ sót thông thường. Kỳ này, Bản tin Văn hóa doanh nghiệp xin gửi đến các anh, chị những lưu ý cơ bản để mỗi chúng ta có thể tham khảo, bổ sung thêm vào kỹ năng viết email của mình:

Hiện tại mỗi chúng ta đều sử dụng email của công ty, tuy nhiên nếu có nhu cầu sử dụng email cá nhân, các anh, chị lưu ý tên email sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của mọi người. Đừng bao giờ đặt những email như: cobemuadong2010@… hay canhbuomphieudu@… Như thời còn đi học không phù hợp với công việc công sở. Hãy chọn cho mình một địa chỉ email nghiêm túc, lịch sự. Anh, chị có thể đặt tên email với cấu trúc là: Ten.hotendem@ Ví dụ: minh.nguyen@ chúng tôi

Không phải tất cả các vấn đề đều có thể được giải quyết bằng email. Anh, chị hãy suy nghĩ thật kỹ hiệu quả của email mình sẽ gửi. Có những vấn đề cần trao đổi trực tiếp và cụ thể với đồng nghiệp hoặc Sếp. Đừng dùng email để giải quyết những vấn đề thực sự cấp bách.

Tùy nội dung email là tiếng Việt hay tiếng Anh nhưng anh, chị lưu ý khi viết tiêu đề cũng như nội dung email cần viết chữ tiếng Việt có dấu, viết hoa/ thường đúng chỗ. Kiểm tra lỗi chính tả tiêu đề và cả nội dung email là điều cần thiết trước khi gửi.

Anh, chị nên gửi những file có định dạng chung dễ mở cho tất cả máy tính. Sử dụng .Pdf , .Doc. hoặc JPEG (đối với file ảnh).

Nếu có nhiều file anh, chị muốn nén lại thì nên dùng .zip không nên dùng .rar.

Hoàn thiện đầy đủ nội dung file mới gửi kèm, không nên đã đính kèm rồi vẫn chỉnh sửa.

Chú ý khi đặt tên file đính kèm: Việc đặt tên file cũng cần đảm bảo rõ ràng, ngắn gọn. Không nên viết tiếng Việt có dấu khi đặt tên file.

Cần lưu ý chữ ký là nơi để lại thông tin, chức danh, số điện thoại, địa chỉ… của anh, chị. Hãy thể hiện đó là những thông tin chính xác và thực sự cần thiết để đối phương có thể liên lạc ngay với anh, chị lúc cần.

Tuyệt đối không sử dụng “này”, “ê”… đó là cách sử dụng thân mật trong nói chuyện nhưng không hề phù hợp trong môi trường công sở.

Anh, chị có thể cân nhắc những lời chào sau cho từng đối tượng phù hợp: Dear, Anh/ Chị… thân mến, Kính gửi…

Vì email sử dụng cho mục đích công việc nên anh, chị hạn chế sử dụng các yếu tố hài hước, thậm chí là tức giận, phẫn nộ trong email của mình. Nó có thể gây nên những hậu quả khó lường.

Những vấn đề cần được xác định rõ nên liên lạc trực tiếp hoặc gọi điện thoại.

Tuyệt đối không sử dụng các từ ngữ “mang tính khiêu khích” như “Tại sao bạn lại…”, “Bạn phải…..”, “Tôi chắc chắn là bạn sẽ đồng ý với việc …”, và “Tôi không hiểu tại sao bạn …”. Những câu hỏi này cho thấy sự thất bại trong giao tiếp mà chắc chắn là email không thể sửa chữa những thất bại này được.

Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng dấu câu đúng vị trí, đúng theo tiêu chuẩn quy tắc đặt dấu câu khi soạn thảo văn bản cụ thể như sau:

Đầu dòng luôn viết hoa chữ đầu tiên. Chú ý, viết hoa chứ không phải viết in hoa.

Sau dấu chấm câu (.) luôn phải viết hoa. Tên riêng, địa danh phải viết hoa.

Tất cả các dấu câu đều viết sát vào chữ trước, khoảng trống và đến chữ sau.

Dấu ngoặc đơn, ( ); nháy kép ” ” viết sát vào ký tự ngay trước và sau chúng.

Hai chữ nối tiếp nhau chỉ cách nhau một khoảng trống.

Viết đủ ý rồi hãy chấm câu, sử dụng dấu phẩy khi câu có nhiều ý.

Chia đoạn nếu viết dài.

Hãy lưu ý việc dùng dấu cảm thán quá nhiều.

Khi email vô tình gửi nhầm cho anh/ chị, đặc biệt là nếu người gửi đang mong hồi đáp thì mọi người nên trả lời lại. Việc trả lời không cần thiết nhưng đó là một hành xử tốt, đặc biệt là nếu người này làm việc cùng công ty hay cùng lĩnh vực với anh/ chị.

Một nguyên tắc bất di bất dịch là email của anh, chị nên để font chữ mà người khác có thể đọc dễ dàng nhất. Nhìn chung, chúng ta có thể chọn cỡ chữ 13 và chọn font dễ đọc như Arial hay Times New Roman. Còn với màu sắc, màu đen luôn là lựa chọn an toàn nhất.

Mọi tin nhắn hoặc thư điện tử đều để lại dấu vết. Hãy luôn nhớ điều đó.

Hãy luôn giả sử rằng người khác sẽ nhìn thấy những gì anh, chị viết, vì thế đừng viết bất cứ điều gì mà mọi người sẽ không muốn người khác nhìn thấy. Đừng viết bất cứ điều gì không có lợi cho mình hay khiến người khác tổn thương. Vì sau cùng, email rất dễ “forward”, nên tốt nhất là an toàn, hơn là phải nói lời xin lỗi.

Anh, chị sẽ không muốn vô tình gửi thư đi khi chưa hoàn thành. Ngay cả khi mọi người đang trả lời thư, tốt nhất là anh, chị nên xóa địa chỉ người nhận, sau đó chèn vào khi chắc chắn rằng đã hoàn thành tin nhắn. Hãy đặt mình vào vị trí của đối phương nếu phải nhận 1 email chưa hoàn chỉnh nội dung hoặc chưa đính kèm file dữ liệu cần thiết.

Nếu anh, chị thường liên lạc qua e-mail, anh, chị nên dọn dẹp hộp thư của mình thường xuyên để tránh đọc sót hoặc tồn đọng quá nhiều email không cần thiết.

Nếu cần viết một e-mail dài để trả lời nhưng lại chưa có thời gian, hãy gửi một e-mail cho người gửi, thông báo anh, chị đã nhận được e-mail của họ, đồng thời cho biết thời gian anh, chị sẽ trả lời họ một cách chính thức.

Khi không thể check e-mail trong một ngày hay nhiều hơn, anh, chị cần thiết lập chế độ gửi e-mail trả lời tự động để thông báo anh, chị tạm thời không có trong văn phòng hoặc đang nghỉ ốm chẳng hạn…

1. Quy tắc 48h: Trả lời e-mail trong vòng 48h từ khi anh, chị nhận được e-mail của một ai đó.

2. Không gửi “last minute e-mail”: Ví dụ: Anh, chị có một việc cần nhờ đồng nghiệp giải quyết trước 16h. Anh, chị gửi e- mail lúc 14h nhưng việc đấy cần 3 – 4h mới làm xong. Người đồng nghiệp nhận được e-mail trong trường hợp đó sẽ cảm thấy rất khó chịu vì giống như người đó nhận lệnh của anh, chị và là lệnh làm một việc không thể không làm.

3. Không bao giờ gửi spam – thư điện tử không có giá trị và gửi 1 cách vô tội vạ đến nhiều người.

5. Không bao giờ gửi e-mail khi anh, chị đang giận dữ.

. Không sử dụng e-mail công việc/cơ quan cho mục đích cá nhân.

(Tư Vấn) Kỹ Năng Viết Hồ Sơ Xin Học Bổng Ấn Tượng, Hiệu Quả

Trước tiên, bạn phải tìm hiểu thật kỹ để quyết định một ngành học, trường học và một chương trình học bổng phù hợp với bản thân mình. Hiện nay có rất nhiều ngôi trường với mức học phí vừa phải nhưng lại có chất lượng tốt và hơn hết là họ đào tạo những ngành nghề có cơ hội việc làm rộng mở.

Để có một bộ hồ sơ gây chú ý, thì trước hết bạn phải nỗ lực học tập để có được GPA cao. Đối với các bạn học sinh trung học phổ thông muốn săn học bổng bậc Đại Học, các bạn nên có một bảng điểm thật đẹp từ năm lớp 9 đến lớp 12, và điểm tổng kết ở những năm học này nên đạt ở mức từ từ 8.0 – 9.0 để tạo điểm nhấn và gây ấn tượng cho hồ sơ xin học bổng của các bạn.

Đối với các bạn sinh viên xin học bổng cho chương trình sau đại học, để gia tăng tính cạnh tranh và tỷ lệ xin học bổng du học cao hơn, các bạn nên cố gắng duy trì GPA của mình ở mức trên 7.0. Tuy nhiên, điểm GPA chỉ là điều kiện cần có để bạn nhận học bổng mà thôi. Điểm GPA cao không có nghĩa là bạn đã chắc có được suất học bổng. Những điều kiện còn lại đòi hỏi một quá trình không hề dễ dàng.

Tiếng Anh rất quan trọng cho việc đi du học, vậy nên việc bạn cần làm là cải thiện trình độ Tiếng Anh. Bởi đây không chỉ là ngôn ngữ bạn sẽ nghe giảng, giao tiếp hàng ngày, mà còn là điều kiện để bạn xin Visa du học, và hơn hết là điều kiện để bạn xin học bổng. Đây là những chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến và thường sử dụng ở các điều kiện học bổng ở các trường.

Tham gia hoạt động ngoại khóa

Tham gia các hoạt động ngoại khóa để trau dồi thêm nhiều kỹ năng cũng là một việc hết sức cần thiết. Bởi ngoài các con số tuyệt vời thì bạn phải có cho mình rất nhiều kỹ năng mềm để thu hút được hồi đồng tuyển sinh.

Cách Viết Hồ Sơ – Kỹ Năng Viết Hồ Sơ Xin Học Bổng

Nếu bạn là một người có nguyện vọng du học ở những nước tiên tiến, trước tiên bạn cần phải biết bộ hồ sơ gồm những gì và yêu cầu của trường mà bạn muốn được nhận học bổng. Thông thường thì bộ hồ sơ bao gồm: Bảng điểm (lớp 11 & 12 dành cho những bạn du học Đại học), Bằng cấp, Bảng điểm IELTS, Bài luận cá nhân, Thư giới thiệu của thầy cô giáo, Hoạt động ngoại khóa.

Trước hết bạn phải chuẩn bị bài viết luận cá nhân của mình. Các trường khi xét tuyển thường yêu cầu ứng cử viên phải viết một bài luận tầm 500 từ. Đây là cơ hội để bạn giới thiệu về bản thân, thể hiện cá tính của mình cũng như cho họ biết bạn là ứng cử viên sáng giá và vượt trội.

Tiếp đến phải kể đến thư giới thiệu, điều này không bắt buộc nhưng thật tuyệt vời nếu bạn có được nó. Bởi hội đồng xét tuyển thường cho rằng, các thầy cô giáo là những người hiểu khó rõ về bạn. Họ là những người biết hầu hết tính cách và các điểm nổi bật trong học tập. Nhưng cũng đừng nên dùng nhiều lời hoa mỹ để làm quá lên những thành tích bởi điều đó sẽ làm giảm đi độ tin cậy của bức thư.

Chú ý: Nếu đất nước bạn hướng tới là Úc, thì bức thư giới thiệu này lại cực kỳ quan trọng. Bởi ngoài thành tích học tập vượt trội, việc bạn tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa là một điều rất tuyệt vời. Đó là nơi bạn có thể thể hiện được các kỹ năng cần thiết như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm…Nhưng những hoạt động đó phải mang tính lâu dài và phải có ý nghĩa nổi bật để thấy được tính tích cực của bạn.

Một phần không thể thiếu chính là Bảng điểm Ielts. Ngoài những con số ấn tượng trong học bạ hay những thành tích nổi bật trong các hoạt động hoạt khóa, thì kĩ năng tiếng anh là một phần cực kì quan trọng khi bạn đi du học nước ngoài.

Bạn phải cố gắng để đạt được số điểm bắt buộc mà ngôi trường bạn muốn hướng tới đề ra. Những trung tâm luyện thi Tiếng Anh sẽ giúp bạn đạt được điều này hoặc bạn có thể tự học thông qua các khóa học Ielts trên Internet.

Kỹ năng viết hồ sơ xin học bổng cần có

Hồ sơ thể hiện bản sắc cá nhân của mỗi người, hồ sơ xin học bổng cũng thế. Vì vậy, hãy tự do thể hiện cá tính, tố chất và năng lực của mình để gây ấn tượng với hội đồng xét duyệt. Có thể tham khảo một số mẫu hồ sơ của những tấm gương thành công trong học tập, nghiên cứu nhưng tuyệt đối không được copy, sao chép, đạo nhái hồ sơ của họ. Sự thông minh, sáng tạo và nét riêng biệt sẽ là điểm cộng giúp bạn trở nên nổi bật giữa nhiều ứng viên sáng giá.

Mỗi đợt xét duyệt học bổng đều có hàng trăm, thậm chí cả hàng ngàn thí sinh đăng ký. Vì vậy, giữa một núi hồ sơ, hội đồng không thể có đủ thời gian để xem kỹ sản phẩm của từng cá nhân. Khi đó, những bản hồ sơ rõ ràng, rành mạch và súc tích sẽ giành được nhiều thiện cảm hơn. Chẳng ai có đủ kiên nhẫn ngồi đọc những hồ sơ dài dòng, lan man hoặc thậm chí họ còn sẵn sàng bỏ chúng qua một bên.

Hồ sơ xin học bổng sẽ được khen chuyên nghiệp và dĩ nhiên là sẽ có thêm cơ hội trúng tuyển nếu không mắc phải những lỗi cơ bản như chính tả, ngữ pháp, phông chữ, căn lề,… Đừng chọn size chữ quá to hoặc quá nhỏ, hãy trình bày sáng sủa, dễ nhìn, giãn dòng 1.5. Trước khi dán bì thư, hồ sơ, hãy kiểm tra lại lần cuối để thật chắc chắn hồ sơ của bạn không ‘dính’ bất cứ một sai sót nào.

Tuân thủ trình tự thời gian

Hồ sơ có nhiệm vụ tổng hợp lại quá trình học tập, nghiên cứu của một cá nhân, nên nếu có thể, hãy liệt kê theo trình tự thời gian, theo một hệ thống để hội đồng xét tuyển dễ theo dõi và nắm bắt được thông tin về bạn. Một hồ sơ có các dấu mốc lộn xộn, mô tả tự do, tùy tiện chắc chắn sẽ mất cơ hội trúng tuyển.

Những Điều Cần Tránh Khi Làm Hồ Sơ Trả lời sai/ Không có đáp án chính xác cho phần bài luận xin học bổng

Đây là lỗi của rất nhiều bạn khi xin học bổng. Trường hợp, có nhiều bạn xin học bổng nhiều trường cùng một lúc, thường phần này các bạn sẽ trả lời tương tự nhau hoặc bỏ trống. Các bạn nên lưu ý đặc thù của từng trường để nêu ra câu hỏi phù hợp thay vì làm như thế.

Trễ hạn nộp đơn xin học bổng

Các chương trình học bổng đều đưa ra deadline rõ ràng nhưng nhiều bạn thường lơ là và nộp trễ hạn. Các bạn nên theo dõi thường xuyên và thời hạn tốt nhất chuẩn bị là 1 năm.

Mắc những sai sót trong việc trình bày đơn xin học bổng

Hãy rà soát thật kỹ các lỗi chính tả trước khi nộp đơn. Bởi các bạn thường cảm thấy không quan trọng, nhưng các lỗi đánh máy dù là rất nhỏ cũng sẽ làm phần trình bày của bạn giảm giá trị. Hơn nữa hội đồng tuyển sinh sẽ đánh giá ý thức và sự chuẩn bị của bạn.

Không tạo được sự chú ý cho người đọc

Tạo được ấn tượng cho người đọc là một việc rất quan trọng. Bởi lẽ, nếu bạn hoàn toàn trả lời đúng các câu hỏi và không có lỗi lầm nào thì cơ hội thành công cũng không thuộc về bạn. Bạn cũng giống như hàng trăm hồ sơ khác và không có gì nổi bật thì tất nhiên không có lý do nào để hội đồng tuyển sinh phải chọn bạn.

Xin học bổng mà bản thân không đủ điều kiện