Viết Đơn Xin Nghỉ Ốm / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Ốm, Đơn Xin Nghỉ Làm Vì Ốm Đau

Nếu không may bạn bị ốm, bạn phải điều trị hoặc muốn nghỉ ngơi một thời gian, bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ ốm để xin cơ quan, công ty của mình cho phép nghỉ thời gian mà mình mong muốn.

Bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến các bạn mẫu đơn xin nghỉ ốm được soạn thảo theo đúng quy định của pháp luật được sử dụng trong trường hợp bạn muốn xin nghỉ ốm, trong đó, bạn ghi rõ các thông tin về bạn, thời gian mà bạn muốn nghỉ ốm, người bạn đã bàn giao công việc.

Mẫu đơn xin nghỉ ốm sử dụng để xin phép lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp cho phép người lao động được nghỉ ốm trong một khoảng thời gian nhất định theo nguyện vọng của người làm đơn. Bạn có thể viết đơn xin nghỉ ốm bằng tay hoặc đánh máy theo mẫu, trong đó, cách đơn giản và tiết kiệm thời gian là bạn tải trực tiếp mẫu đơn xin nghỉ ốm về và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của mẫu.

Bạn sẽ sử dụng mẫu đơn xin nghỉ ốm trong trường hợp bạn bị ốm và bạn không thể đến cơ quan, doanh nghiệp để làm việc một thời gian, đơn sẽ giúp bạn xin phép được Ban lãnh đạo được nghỉ một thời gian cụ thể để nghỉ ngơi hoặc điều trị bệnh. Mẫu đơn xin nghỉ ốm là mẫu đơn được sử dụng nhiều hiện nay, các bạn có thể tham khảo để có được những gợi ý giúp mình có thể hoàn thiện đơn một cách đầy đủ theo đúng yêu cầu.

Bên cạnh đó với các giáo viên làm việc trong ngành giáo giục theo hợp đồng thì mẫu đơn xin hợp đồng giảng dạy chắc chắn sẽ rất hữu ích cho các cá nhân khi cần xin hợp đồng giảng dạy trong nhà trường. Đơn xin hợp đồng giảng dạy là biểu mẫu do các giáo viên lập ra để gửi đến ban giám hiệu nhà trường.

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Ốm Làm Sếp Siêu Lòng Nhất

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/04/08/Mau-Don-xin-nghi-om_0804140540.doc Ốm đau, bệnh tật là bất khả kháng dù không một ai mong muốn điều đó xảy đến với mình. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, trong một số trường hợp, người lao động muốn nghỉ ốm vẫn phải có đơn có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Mẫu Đơn xin nghỉ ốm mới nhất

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………. Quê quán (4): ……………………………………………………………………………

Do (9) ……………………………………………………………………………..

Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty cho tôi được nghỉ ốm từ ngày……tháng …… năm……. đến ngày……tháng …… năm…….

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ ốm lại cho ông (bà) (10):………………………………………. là đồng nghiệp của tôi. Ông (bà) (11) ………………………….. sẽ thay tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng mặt. Kính mong công ty xem xét chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ ốm

(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…

(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(3) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(4) Ghi cụ thể xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Ghi cụ thể nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo xã/phường/ thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(6) Nơi người lao động làm việc: phòng, ban, bộ phận, nhóm…

(7) Chức danh, chức vụ người lao động đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

(8) Số điện thoại của chính người lao động xin nghỉ ốm, hoặc có thể là số điện thoại của người thân chăm sóc người lao động khi ốm đau. Trường hợp này bổ sung thêm thông tin của người đó về tên, mối quan hệ.

(9) Nêu chi tiết lý do dẫn đến việc xin nghỉ ốm, có thể do thay đổi thời tiết, do bệnh cũ tái phát hoặc theo chỉ định của bác sĩ,…

(10) (11) Ghi rõ họ tên, chức vụ của người đảm nhiệm phần việc trong thời gian người lao động nghỉ ốm.

Chế độ cho người lao động nghỉ ốm

Tùy thuộc vào chế độ chính sách của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mà người lao động có thể được hưởng những quyền lợi nhất định khi bị ốm.

Với những doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt, trong thời gian nghỉ ốm, người lao động không chỉ được động viên thăm hỏi bằng tinh thần mà còn được hỗ trợ bằng vật chất.

Ngoài các chế độ từ người sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH còn được hưởng chế độ ốm đau khi:

– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;

– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

(Điều 25 Luật BHXH hiện hành)

Theo đó, tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH và điều kiện làm việc, người lao động sẽ được nghỉ ốm từ 30 đến 70 ngày. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì được nghỉ nhiều nhất 180 ngày, nếu hết thời gian này vẫn tiếp tục điều trị thì được nghỉ tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Trong thời gian nghỉ ốm này, người lao động được hưởng chế độ với mức hưởng hàng tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.

(Điều 27 và Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Thủ tục hưởng chế độ khi nghỉ ốm

Ngay sau khi khỏi bệnh, trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau cho người sử dụng lao động để giải quyết chế độ:

– Giấy ra viện nếu điều trị nội trú;

– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú;

– Giấy khám, chữa bệnh dịch ra tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

(Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Trên đây là Mẫu Đơn xin nghỉ ốm dễ làm sếp siêu lòng nhất với những thông tin hữu ích về chế độ quyền lợi dành cho người ốm do LuatVietnam cung cấp.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/04/08/Mau-Don-xin-nghi-om_0804140540.doc

Để tham khảo thêm các mẫu đơn khác, bạn đọc có thể xem chi tiết tại đây.

Đơn Xin Trở Lại Công Tác Dành Cho Người Nghỉ Thai Sản, Nghỉ Ốm

Đơn xin trở lại công tác được áp dụng trong trường hợp nào?

Đơn xin trở lại công tác hay đơn xin đi làm lại được sử dụng cho các đối tượng như: công nhân viên chức nghỉ thai sản, công nhân viên chức đã nghỉ làm một thời gian dài do vấn đề sức khỏe hoặc lý do cá nhân nào khác… có nguyện vọng quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp mà trước đó họ đã gắn bó. Mẫu đơn này được sử dụng trong hầu hết các cơ quan, công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam.

Việc quay trở lại công việc của người lao động đã được quy định rất rõ trong Luật lao động. Các doanh nghiệp sẽ dựa vào những nguyên tắc ấy để xem xét nguyện vọng quay lại của những đối tượng này.

Nếu xét thấy họ đủ điều kiện để tiếp tục làm việc tại đơn vị thì cá nhân đó sẽ được cho phép đi làm trở lại tại doanh nghiệp. Bậc lương và chế độ đãi ngộ dành cho họ vẫn được giữ nguyên như thời kỳ công tác trước đó của họ.

Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động đã xin nghỉ không lương trong thời gian dài vì lý do cá nhân (chính đáng) nhưng sau đó lại gửi đơn xin trở lại doanh nghiệp làm việc bởi vì hoàn cảnh quá khó khăn, họ cần có thu nhập để trang trải cuộc sống. Khi đó, lãnh đạo công ty sẽ xem xét năng lực và thái độ của nhân viên đó trong thời điểm làm việc trước khi nghỉ dài hạn của họ để quyết định xem có cho phép cá nhân ấy quay lại đơn vị hay không.

Nhìn chung, dù nhân viên công ty trước đó nghỉ làm tạm thời với lý do gì thì khi muốn trở lại làm việc họ đều phải viết mẫu đơn xin đi làm lại để chờ lãnh đạo xét duyệt. Trong mẫu đơn của mình, họ phải liệt kê đầy đủ các thông tin quan trọng như: họ tên, địa chỉ cư trú, chức vụ, bộ phận, thời gian nghỉ không lương, thời gian mong muốn được quay lại làm việc…

Trường hợp một nhân viên muốn chuyển sang chỗ làm mới thì phải nộp đơn đề nghị chuyển công tác cùng với một số giấy tờ cần thiết khác để ban lãnh đạo công ty hiện thời xem xét và phê duyệt. Người viết phải nêu được lý do thuyết phục thì việc chuyển công tác của họ mới có thể được thông qua.

Mẫu đơn xin trở lại công tác Mẫu đơn xin trở lại công tác

Tải mẫu đơn xin trở lại công tác

Đơn xin được tiếp tục làm việc

Tải mẫu đơn xin được tiếp tục làm việc

Mẫu đơn xin trở lại công tác sau sinh

Tải mẫu đơn xin trở lại công tác sau sinh

Nội dung cần có của mẫu đơn này?

Người làm đơn phải ghi rõ thông tin cá nhân, bao gồm: họ tên, chức vụ của bản thân, đơn vị mà họ công tác, địa chỉ/hộ khẩu.

Ngoài ra, họ phải liệt kê thêm các thông tin quan trọng khác như: số công văn cho phép họ nghỉ không lương, thời gian nghỉ, thời gian mong muốn được quay lại làm việc…

Với những trường hợp có nguyện vọng ra nước ngoài làm việc thì phải soạn mẫu đơn xin đi công tác/học tập, tu nghiệp… ở nước ngoài; sau đó nộp cho lãnh đạo công ty để được xét duyệt và nhận được chính sách và chế độ thích hợp dành riêng cho nhân sự của công ty làm việc ở ngoại quốc. Trong mẫu đơn nộp lên cấp trên, người viết đơn phải nói rõ thời gian tu nghiệp là bao lâu, mục đích của họ là gì…

Đối với trường hợp nhân viên được đơn vị cử đi công tác ở một đơn vị khác muốn được xác nhận hoàn thành việc công tác để nộp văn bản cho cơ quan chủ quản của họ thì họ cần làm đơn xin xác nhận công tác rồi gửi lên cho lãnh đạo tại nơi họ đã đến công tác để người đó phê duyệt.

✅ Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin chuyển công tác chuẩn cho mọi ngành nghề

Nhân sự làm đơn xin trở lại làm việc cũng cần nhớ rằng lá đơn của họ phải có được chữ ký và xác nhận (đôi khi là cả ý kiến nhận xét) của các lãnh đạo như: trưởng bộ phận, trưởng phòng, Giám đốc… thì mới được coi là văn bản hợp lệ!

Khi viết đơn xin đi làm lại sau sinh cần chú ý điều gì?

Chắc hẳn bạn đã nắm được những điều cần biết về mẫu đơn xin trở lại công tác, tiếp theo đây chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về những lưu ý khi viết mẫu đơn đi làm lại sau thai sản dành cho lao động nữ. Nếu bạn là nữ giới và đang có nhu cầu quay lại làm việc dù chưa đến thời điểm quy định để đi làm thì hãy nhớ kỹ những điều sau:

Hãy ghi rõ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe của bản thân một cách chính xác và đầy đủ nhất có thể.

Có như vậy thì lá đơn xin đi làm lại sau thai sản của bạn mới dễ dàng được các lãnh đạo phê duyệt. Dĩ nhiên kết quả sau cùng sẽ phụ thuộc vào các lãnh đạo này nên việc bạn có được như ý nguyện hay không, bạn chỉ có biết sau khi nhận được thông báo từ phía công ty.

#1 Không Viết Đơn Xin Nghỉ Phép Có Được Hưởng Chế Độ Ốm Đau Không?

Không có quy định nào bắt buộc NLĐ phải viết đơn xin nghỉ phép thì mới được hưởng chế độ ốm đau.

Không viết đơn xin nghỉ phép thì vẫn được hưởng chế độ ốm đau.

Chào luật sư, tôi làm việc tại công ty A từ năm 2023 đến nay. Ngày 12/05/2019 tôi bị sốt xuất huyết phải nhập viện và điều trị trong vòng 1 tuần. Tức tôi nghỉ việc từ ngày 12/05/2019 đến ngày 19/05/2019. Ngày 20/05/2019, tôi đi làm lại và nộp giấy ra viện cho công ty. Tuy nhiên công ty bảo rằng do tôi không viết đơn nghỉ phép nên công ty không nộp hồ sơ của tôi cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết cho tôi. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi không viết đơn xin nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau không?

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo trường hợp của bạn, bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Theo quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội, khi làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người lao động, người sử dụng lao động cần chuẩn bị đủ các giấy tờ sau:

Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động trong trường hợp điều trị nội trú. Với trường hợp điều trị ngoại trú thì phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. (Người lao động phải nộp cho người sử dụng lao động giấy tờ này khi trở lại làm việc). (1)

Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì giấy tờ trên được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp. (2)

Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của người lao động và người sử dụng lao động như sau:

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động cần phải nộp giấy tờ đã nêu tại mục (1) hoặc (2) cho người sử dụng lao động.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập bộ hồ sơ đã nêu ở trên nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Không viết đơn xin nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau không?

Theo như quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau và hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau đã nêu ở trên, không có quy định nào bắt buộc người lao động phải viết đơn xin nghỉ phép thì mới được hưởng chế độ ốm đau như công ty bạn nói. Mặt khác, việc ốm đau không thể lường trước được nên việc viết đơn xin nghỉ phép trong mọi trường hợp là không thể. Do đó, khi bạn nghỉ ốm, không cần thiết phải viết đơn xin nghỉ phép thì mới được hưởng chế độ ốm đau. Như vậy, việc công ty từ chối nộp là sai quy định của pháp luật. Đồng thời, trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm nhận giấy ra viện từ bạn, công ty bạn có trách nhiệm nộp hồ sơ đã nêu ở trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết thủ tục hưởng chế độ ốm đau cho bạn.

Trân trọng./.