Viết Đơn Xin Ra Khỏi Đảng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Đảng Viên Xin Ra Khỏi Đảng?

Có hai trường hợp ra khỏi Đảng:

– Đảng viên vi phạm quy định về Điều lệ Đảng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.

– Đảng viên không vi phạm quy định về Điều lệ Đảng, tự nguyện xin ra khỏi Đảng:

+ Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

+ Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.

+ Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.

Như vậy, Đảng uỷ ra quyết định xoá tên trong danh sách Đảng viên đối với Đảng viên làm đơn xin ra khỏi Đảng và sẽ thông báo cho Đảng viên đó.

sẽ có 02 trường hợp là bị cho ra khỏi Đảng và tự xin ra khỏi Đảng. Tương ứng với nó là 02 thủ tục khác nhau:

– Đối với trường hợp bị cho ra khỏi Đảng (Khai trừ Đảng): Ban thường vụ sẽ ra Quyết định cho ra khỏi Đảng đối với Đảng viên có vi phạm.

– Đối với trường hợp Đảng viên không có vi phạm, tự ý xin ra khỏi Đảng thì sẽ sử dụng mẫu đơn xin ra khỏi Đảng.

Trường hợp của bạn là không vi phạm, tự nguyện xin ra khỏi Đảng.

Nếu được chấp thuận thì Ban chấp hành sẽ ra 01 Quyết định chấp thuận đơn xin ra khỏi Đảng và cho phép Đảng viên đó ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nữ Đảng Viên V.c Xin Ra Khỏi Đảng

Biểu thị sự tự do. Ảnh được sự đồng ý của tác giả

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC RA KHỎI ĐẢNG Kính gửi: Đảng bộ XXX, Chi bộ XXX

Tôi tên: Nguyễn Ngọc Diễm Phượng; sinh ngày 16.10.1982 Quên quán: xã Bình Chánh huyện Bình Chánh, TP.HCM Nơi công tác: Ủy ban nhân dân XXX Ngày kết nạp Đảng: + Dự bị: 18.08.2012; + Chính thức: Nơi kết nạp: Chi bộ XXX

Trước khi trở thành đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS), tôi được tổ chức quan tâm giáo dục và bồi dưỡng về tư tưởng chính trị và tôi cũng tự nhận thức được rằng ĐCSVN là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, lấy dân làm gốc.

Đảng Cộng Sản Việt Nam là 1 tổ chức chặt chẽ, thống nhất giữa ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thương yêu, đoàn kết với nhau. Cương lĩnh chính trị và đường lối cách mạng đều phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

Thế nhưng, thực tế hiện nay, qua các sự việc diễn ra ngoài xã hội làm tôi phải suy nghĩ và nhận thấy rằng ĐCSVN hiện nay không còn thể hiện đúng giá trị và bản chất của mình nữa. Đảng ngày mất đi sự tín nhiệm của nhân dân, Đảng chưa phát huy hết quyền làm chủ của nhân dân, quyền lợi chính đáng của nhân dân chưa được Đảng bảo về và tôn trọng. Điển hình như quyền được phát biểu chính kiến của mình, quyền được cung cấp thông tin (đặc biệt là các thông tin trái chiều) đều bị hạn chế. Kể cả việc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm, thể hiện tinh thần yêu nước cũng bị cho là làm trái pháp luật và bị hạn chế.

Đảng chưa thể hiện hết vai trò lãnh đạo của mình, lời nói và hành động của Đảng chưa nhất quán với nhau, sự yếu kém trong quản lý gây ra biết bao hậu quả cho nhân dân gánh chịu, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đời sống nhân dân chưa được nâng cao (đặc biệt là các dân tộc miền núi), các công trình dự án ngày càng xuống cấp trầm trọng. Trong nội bộ Đảng lại có sự tranh giành quyền lực với nhau, và những vấn đề khác đang diễn ra ngoài xã hội khiến tôi phải nghi ngờ và phân vân về con đường cách mạng và lý tưởng của Đảng.

Đó là nhận định khách quan của tôi về xã hội. Còn về tổ chức, 06 tháng là đảng viên dự bị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, với tình hình hiện nay, tôi cảm thấy rằng tôi không còn nhiệt huyết, cũng như lý tưởng để phấn đấu trở thành đảng viên chính thức của Đảng Cộng Sản vì:

1- Khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, tôi nghĩ tôi sẽ có nhiều cơ hội để đóng góp nhiều hơn cho Đảng, cho nhân dân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh hơn, thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nhưng đến nay, tôi cũng chỉ làm tròn nhiệm vụ tối thiểu của 1 đảng viên là sinh hoạt và đóng Đảng phí đầy đủ. Chưa đóng góp được gì nhiều và vẫn chưa thể hiện hết vai trò của 1 đảng viên đối với nhân dân.

2- Sau sự việc đánh giá cán bộ đảng viên theo Nghị quyết TW4, và đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm, tôi nhận thấy hầu như việc đánh giá chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, theo khuôn mẫu định sẵn. Hầu như cán bộ đảng viên chỉ đánh giá 1 cách chung chúng, công tác phê và tự phê diễn ra xuề xòa, sợ mất lòng nhau. Tôi cho rằng đó cũng chính là căn nguyên giảm tính chiến đấu trong Đảng, góp phần cho những đảng viên thoái hóa, biến chất len lỏi tới những vị trí trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, gây xói mòn niềm tin trầm trọng trong nhân dân.

Do đó, để không làm ảnh hưởng và làm mất uy tín của Đảng, cũng như làm tổn thương danh dự của 1 người Việt yêu nước Việt, tôi tự nguyện làm đơn đề nghị được ra khỏi Đảng.

Tôi cũng xin thành thật cám ơn tổ chức và những đảng viên đã giới thiệu tôi vào Đảng trong thời gian qua đã quan tâm, giáo dục và tạo điều kiện cho tôi được trở thành đảng viên của Đảng Cộng Sản trong thời gian rất ngắn. Đồng thời, thông qua đơn đề nghị này, tôi thành tâm momg mỏi tổ chức Đảng ở cơ sở nói riêng và các đảng viên trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung hãy xem như 1 lời chia sẻ chân tình của tôi đối với Đảng, đối với những vấn đề xã hội. Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của người dân bình thường nhất, của những người không đảng phái để thấu hiểu, từ đó có những cách hành xử vị tha, nhân bản hơn đối với người khác quan điểm vì họ cũng là đồng bào, là anh em cùng chung sống trên đất mẹ Việt Nam.

Rất mong Chi bộ và Đảng bộ xem xét đơn đề nghị của tôi./.

XXX, ngày 04 tháng 3 năm 2013

Người làm đơn

Nguyễn Ngọc Diễm Phượng

Xin Ra Khỏi Đảng Csvn Có Dễ Không?

Việc đảng viên Cộng sản Việt Nam muốn ra khỏi Đảng dường như không đơn giản trong mọi trường hợp, theo lời người trong cuộc.

Sự việc GS Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương “đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật” do ‘tự diễn biến’ hôm 25/10 nhanh chóng kéo theo hàng loạt trí thức khác tuyên bố công khai ‘từ bỏ đảng’.

Đến nay đã có khoảng dưới 20 người ‘bỏ đảng’ theo danh sách cập nhật trên mạng xã hội.

Tuy nhiên bỏ Đảng có dễ hay không?

‘Nhiêu khê về thủ tục’

“Có một số người làm đơn. Tuy nhiên, việc này rất khó khăn.”

“Ví dụ như giáo sư Nguyễn Đình Cống nói ông đã làm đơn xin ra khỏi đảng nhưng cả năm không ai ra quyết định, họp lên họp xuống nhiều lần nhưng chẳng ai dám đồng ý để ông ấy ra khỏi đảng.”

“Cho nên nếu làm đơn ra khỏi đảng để được chuẩn y thì rất phức tạp, phiền phức.”

“Với những người vẫn đang sinh hoạt trong chi bộ, khi chưa duyệt đơn thì chi bộ có thể sẽ họp, kiểm điểm, nhưng người đó có thể không tới họp nữa, không quan tâm tới.”

“Tuy nhiên, nếu người đó vẫn đang công tác thì có thể sẽ bị hạ chức, cách chức. Bởi đây là đảng cầm quyền, anh được giao vị trí đó bởi anh là đảng viên. Cho nên khi anh không còn là đảng viên nữa thì anh có thể sẽ không được để giữ chức vụ, vị trí đó nữa.”

Tự bỏ thì dễ?

Chính vì thủ tục nhiêu khê, nhiều trường hợp đã tự ra khỏi đảng. “Đây là hình thức phổ biến,” theo chúng tôi Mạc Văn Trang.

“Rất nhiều người áp dụng hình thức tự ra khỏi Đảng. Nhiều người khi về hưu, thay vì chuyển sinh hoạt Đảng tới chỗ mới thì họ không nộp giấy tờ nữa, tự mình ra khỏi đảng.”

“Trường hợp của tôi, tôi không nộp đơn để khỏi gây phiền phức cho chi bộ, tôi tự tuyên bố ra khỏi Đảng để tỏ thái độ.”

Đây cũng là trường hợp của GS Chu Hảo.

“Tôi không xin [ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam], mà tự ý ra khỏi, thành ra chả cần thủ tục gì cả,” GS Chu Hảo viết trong email trả lời BBC ngày 30/10.

Về phản ứng của phía đảng bộ đối với quyết định của mình, ông Chu Hảo nói: “Tôi không còn là thành viên của tổ chức chính trị ấy nữa nên cũng không được họ thông báo động thái tiếp theo của họ là gì.”

Kỹ sư Hoàng Tiến Cường, người công khai ‘bỏ đảng’ hôm 27/10 sau 10 năm là thành viên của tổ chức này cũng nói với BBC rằng ông “tự tuyên bố bỏ đảng cho khỏi phiền toái”.

“Trường hợp của tôi thì tôi không xin ra, mà tuyên bố bỏ luôn.”

“Tôi từ lâu đã không sinh hoạt đảng, cũng không đóng đảng phí, nên họ không có biện pháp thu hồi thẻ. Trường hợp của tôi thì có khi trả lại thẻ họ cũng không dám nhận.”

“Tôi thấy cái khó nhất là thời gian cảm tình đảng. Khi đó đảng ủy nơi người đang được xem xét vào đảng sống sẽ họp bàn, nhật xét, xem thái độ và đi điều tra lý lịch ba đời. Nếu có vợ và chồng thì điều tra lý lịch ba đời nhà vợ và chồng.”

“Do đó, riêng trường hợp của tôi thì tôi thấy ra khỏi đảng dễ lắm. Tuyên bố là xong. Như vậy đỡ phải lăn tăn, và còn vớt vát được chút danh dự cho bản thân trước thực tế Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng tha hóa biến chất,” ông Cường nói với BBC từ Hà Nội.

Khó dễ tùy địa phương?

Việc xin ra khỏi đảng được cho là “nhìn chung khó, nhưng còn tùy địa phương,” theo ông Nguyễn Hữu Hiếu, 28 tuổi, trung úy quân đội phục viên.

“Trong quân đội, xin ra khỏi Đảng rất phức tạp,” ông Hiếu nói.

“Nhưng với trường hợp của tôi thì dễ. Ở quê mà. Thật ra hồi tôi mới xin ra quân ngũ năm 2023, trở về địa phương, cán bộ địa phương cũng nói tôi đi sinh hoạt đảng. Nhưng tôi từ chối.”

“Tôi thấy mình khác tư tưởng với họ. Tôi không thể ngồi nghe những lời sáo rỗng đó. Nên tôi xin ra khỏi đảng, trả lại thẻ. Họ đồng ý ngay”, ông Hiếu cho hay.

Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, việc xem xét xóa tên một đảng viên được thực hiện trong những trường hợp như: đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ; không đóng đảng phí ba tháng/năm; giảm sút ý chí phấn đấu, v.v…

Việc Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải được chi bộ xem xét, sau đó gửi đề nghị cấp cao hơn để ra quyết định có cho ra khỏi đảng hay không.

Hiện Việt Nam có khoảng hơn bốn triệu đảng viên Cộng sản.

Mẫu Đơn Xin Ra Khỏi Đảng Cập Nhật Mới Nhất

Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng được viết như thế nào? Quy trình xin ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam có khó không? Hiện nay, mặc dù để đủ điều kiện về lý lịch, tôn giáo, phẩm chất chính trị, thành tích công tác,… một Đoàn viên mới chính thức được công nhận trở thành Đảng viên của Đảng Cộng sản. Thế nhưng, lại có nhiều Đảng viên do gặp nhiều lý do khách quan và chủ quan, đã mong muốn làm thủ tục xin ra khỏi Đảng, và các bước tiến hành thủ tục này ra sao? Cách viết mẫu đơn xin ra khỏi đảng như thế nào. Cty Luật Quốc Huy xin giới thiệu tới bạn đọc mẫu đơn xin ra khỏi đảng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết tư vấn pháp luật của chúng tôi tại đây:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

……, ngày…..tháng…..năm…..

ĐƠN XIN RA KHỎI ĐẢNG

Kính gửi: Chi bộ đảng :……….Đảng bộ xã……………..huyện……………..tỉnh…………….

Họ và tên đảng viên:……………………………………………………………………………………….

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………………………….

Là đảng viên của chi bộ……………………..Đảng bộ xã……………………………………………

Ngày vào Đảng:……./……/…………; Ngày chính thức kết nạp Đảng:………/……./………..

Số thẻ đảng viên:…………………………………………………………………………………………….

Tôi xin trình bày với các cấp Đảng ủy nội dung như sau:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)

…………………………………………..

ĐẠI DIỆN CHI ỦY ĐẢNG BÍ THƯ CHI BỘ ĐẢNG

Xem thêm một số mẫu đơn thường được sử dụng:

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin ra khỏi đảng: Đảng viên điền đầy đủ thông tin cá nhân vào mẫu đơn xin ra khỏi đảng, họ tên ghi chữ in hoa có dấu, ghi chính xác ngày vào Đảng, ngày chính thức kết nạp đảng, số thẻ Đảng viên, nêu cụ thể lý do xin ra khỏi đảng.

Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng bạn có thể tự viết tay hoặc đánh máy, chỉ cần đảm bảo đầy đủ những nội dung theo quy định.

Quy trình xin ra khỏi đảng như thế nào?

– Viết đơn xin ra khỏi đảng nộp cho chi bộ có thẩm quyền chuẩn y quyết định kết nạp.

– Dựa trên đơn xin ra khỏi đảng của đảng viên, chi bộ Đảng xem xét đề nghị lên cấp trên có thẩm quyền ra Quyết định cho ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam.

– Chi bộ Đảng có thẩm quyền ra Quyết định cho ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kể từ thời điểm này, bạn không còn thuộc danh sách Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Click vào button “Download” bên dưới để tải toàn bộ file về máy.

Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi 1900 6590. Trân trọng cảm ơn!