Viết Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Cách Viết Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp

Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.

Lưu ý: Bạn nên chọn một E-mail “nghiêm túc”, ví dụ như nguyenngocanh@gmail.com hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.

Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu deptraikhonglangnhang@… langtuvotinh@… Girlxinhvaratthongminh@… những E-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.

Kỹ năng giải quyết vấn đề.

Kỹ năng giao tiếp – kỹ năng thuyết trình.

Kỹ năng quản lý thời gian.

Kỹ năng quản lý dự án.

Kỹ năng làm việc nhóm…

Bạn hãy cố gắng dẫn dắt người đọc theo hướng khác bằng cách viết vào mẫu đơn xin việc của bạn những tấm bằng khen, bản điểm hoặc thành tích đạt được trong quá trình học tập tại nhà trường để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có năng lực. Nó sẽ là ưu thế lớn với bạn để nhà tuyển dụng có thể bỏ qua kinh nghiệm làm việc của bạn.

5. Chuẩn bị mục tiêu nghề nghiệp thật tốt

Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp thì mục tiêu kiếm được công việc đúng chuyên ngành luôn là mơ ước của các bạn. Khi mà sau quá trình học Đại học đã kết thúc, mọi sinh viên bắt đầu tìm kiếm thông tin tuyển dụng, tìm kiếm những công ty với những yêu cầu phù hợp với bản thân để nộp mẫu đơn xin việc ứng tuyển.

Mục tiêu nghề nghiệp là thông tin vô cùng quan trọng trong hồ sơ xin việc, cho biết định hướng và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn nên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần gì ở một ứng viên. Bạn cần viết mục tiêu thật rõ ràng, chi tiết.

Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp Mẫu đơn xin việc

Đăng bởi Ngọc Diệp

Tags: Cách viết đơn xin việc, đơn xin việc, đơn xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp

Bật Mí Cách Viết Mẫu Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên Chưa Tốt Nghiệp

Việc làm Sinh viên làm thêm

1. Tầm quan trọng của mẫu đơn xin việc cho sinh viên chưa tốt nghiệp

Có thể thấy, sinh viên chưa tốt nghiệp là những đối tượng còn khá non trẻ và chưa có đủ kinh nghiệm, kỹ năng cũng như các kiến thức chuyên môn để đáp ứng được các tiêu chí tuyển dụng ngày càng cao tại các doanh nghiệp hiện nay. Do đó, để có thể xin được một công việc theo đúng chuyên ngành là điều khá khó khăn, nhất là việc chưa biết cách để tạo một mẫu đơn xin việc sao cho đúng chuẩn và ấn tượng.

Cũng chính bởi điều đó mà hầu hết các bạn đều lựa chọn mua các bộ hồ sơ bán sẵn ngoài tạp hóa và điền các thông tin vào đơn xin việc theo khung có sẵn. Tuy nhiên, đây lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi việc chưa đáp ứng đủ các yêu cầu, tiêu chí về chuyên môn cùng với một mẫu đơn xin việc qua loa, kém hấp dẫn chắc chắn sẽ khó có thể giúp các bạn chinh phục được các nhà tuyển dụng.

Thực tế, việc bạn đi làm khi chưa tốt nghiệp, còn thiếu nhiều kinh nghiệm, kỹ năng là điều hết sức bình thường và nhà tuyển dụng có thể thông cảm về điều đó. Và cơ sở duy nhất để họ có thể đánh giá và quyết định có lựa chọn bạn vào làm việc hay không chính là mẫu đơn xin việc.

Biết cách viết một lá đơn xin việc chuẩn chỉnh và ấn tượng chính là một lợi thế giúp các bạn sinh viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thông qua đó, họ có thể phần nào nhìn nhận được hình ảnh của bạn, đánh giá bạn là người có tiềm năng, biết cách làm bản thân trở nên nổi bật, đẩy lùi những hạn chế và nâng những ưu điểm của mình lên. Điều đó khẳng định bạn rất thông minh và sẽ không có nhà tuyển dụng nào lại từ chối một ứng viên như vậy cả.

Chính vì vậy, mẫu đơn xin việc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các bạn sinh viên chưa ra trường, là vũ khí lợi hại giúp các bạn có thể chinh phục các nhà tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt nhất cho mình.

Việc làm sinh viên làm thêm tại Hà Nội

2. Sinh viên chưa tốt nghiệp nên lựa chọn cách thức viết đơn xin việc như thế nào?

Viết đơn xin việc bằng tay hay đánh máy có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bạn sinh viên khi có nhu cầu tìm việc làm cho mình. Tùy vào từng yêu cầu khi đăng tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, tổ chức mà bạn sẽ lựa chọn cách thức tạo mẫu đơn xin việc khác nhau và các bạn sẽ phải thực hiện theo đúng yêu cầu của họ.

Thực tế, mỗi hình thức thể hiện mẫu đơn xin việc đều mang những ưu điểm và hạn chế riêng, điều quan trọng là các bạn có nhận thấy và khắc phục được những điểm hạn chế đó hay không? Đối với mẫu đơn xin việc viết tay thì các bạn sẽ cần phải đầu tư, trau chuốt hơn và khá dễ “out” nêu như mắc phải những lỗi nhỏ khi không để ý. Còn với mẫu đơn xin việc đánh máy thì khá dễ dàng nhưng lại khó tạo được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

3. Nội dung mẫu đơn xin việc cho sinh viên chưa tốt nghiệp gồm những gì?

Một mẫu đơn xin việc cho sinh viên chưa tốt nghiệp sẽ cần thể hiện được đầy đủ các thông tin cần thiết mà các nhà tuyển dụng quan tâm, yêu cầu. Điều này các bạn sẽ thấy được ở phần yêu cầu tuyển dụng mà họ đưa ra trong các tin đăng tải tìm kiếm ứng viên. Do đó, hãy lưu ý để cung cấp đến cho họ những thông tin quan trọng nhất và trình bày theo bố cục 3 phần chính như sau:

3.1. Phần thứ nhất – mở đầu đơn xin việc

Phần mở đầu của mẫu đơn xin việc dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp nói riêng hay bất kỳ ai có nhu cầu xin việc nói chung đều phải thể hiện được các thông tin theo yêu cầu của một văn bản xin việc, lời chào hỏi đến nhà tuyển dụng.

– Quốc hiệu tiêu ngữ được trình này ở phía trên cùng, chính giữa đơn xin việc. Quốc hiệu sẽ được viết in hoa, cỡ chữ 14, còn tiêu ngữ sẽ viết chữ in thường và cỡ chữ 13 ở ngay dưới quốc hiệu.

– Tiếp đó là tên của lá đơn “ĐƠN XIN VIỆC LÀM” được viết in hoa, bôi đậm đặt chính giữa ngay dưới quốc hiệu, tiêu ngữ.

– Lời chào đến các nhà tuyển dụng thông qua cụm từ “Kính gửi” để thể hiện sự tôn trọng đến họ. Điều đặc biệt dành cho các bạn sinh viên đó là cần phải tìm hiểu thật kỹ về các nhà tuyển dụng và ghi rõ ràng, cụ thể thông tin của họ vào phần này.

Ví dụ, bạn cần viết như sau: “Kính gửi: Bộ phận nhân sự/bộ phận tuyển dụng Công ty Cổ phần Thời trang Quốc tế Yoshino”.

– Nội dung cuối cùng trong phần này chính là thông tin cá nhân của bạn bao gồm có họ và tên, số điện thoại liên lạc, địa chỉ nơi bạn đang sinh sống để nhà tuyển dụng nắm bắt được cũng như sử dụng đến khi cần gọi phỏng vấn hay thông báo kết quả.

3.2. Phần thứ hai – nội dung đơn xin việc

Phần thứ hai cũng là phần quan trọng nhất của một mẫu đơn xin việc dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp. Đây chính là những thông tin giúp bạn có thể thuyết phục được các nhà tuyển dụng và quyết định phần lớn đến kết quả cuối cùng là bạn có được nhận hay không? Do đó, hãy hết sức lưu ý và trình bày cẩn thận phần này.

Trong nội dung của mẫu đơn xin việc, các bạn cần phải thể hiện được những vấn đề cơ bản sau đây:

– Bạn biết đến tin tuyển dụng cũng như công ty qua đâu? Đây là điều mà các nhà tuyển khá quan tâm và muốn biết được bạn đã tìm hiểu về công ty như thế nào, có thực sự đam mê và muốn được làm việc ở công ty họ hay không?

Ví dụ, các bạn có thể viết như sau “Em biết đến thông tin tuyển dụng vị trí nhân viên Marketing của công ty qua website chúng tôi và nhận thấy đây là công việc phù hợp với chuyên ngành, lĩnh vực mình đang theo đuổi. Rất hy vọng sẽ có cơ hội được làm việc và cùng công ty phát triển trong tương lai”.

Ví dụ, bạn ứng tuyển vị trí nhân viên Marketing thì có thể đưa ra một số ưu điểm về tính cách như là năng động, nhiệt tình, đam mê với công việc, có khả năng đưa ra các ý tưởng độc đáo, có khả năng giao tiếp tốt, xử lý vấn đề nhanh chóng,…

– Lý do bạn ứng tuyển vào vị trí công việc là gì? Đây cũng là một phần rất quan trọng cần phải có trong đơn xin việc. Qua đây, nhà tuyển dụng muốn thấy được mục đích của bạn khi ứng tuyển vào vị trí công việc làm gì, vì đam mê, muốn thử sức bản thân trong công việc thực tế, rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm hay tăng thu nhập cá nhân? Tuy nhiên, để dễ dàng chinh phục được các nhà tuyển dụng, hãy nêu bật được niềm đam mê, nhiệt huyết của bạn đối với công việc, mong muốn được làm việc và gắn bó với công ty của họ.

3.3. Phần thứ 3 – kết thúc đơn xin việc

Kết thúc mẫu đơn xin việc, các bạn cần phải thể hiện được cam kết của mình nếu như được nhận vào làm việc như thế nào, sẽ cố gắng phấn đấu ra sao, đóng góp gì vào sự phát triển của công ty. Phần này các bạn cũng chỉ nên trình bày một cách ngắn gọn trong 1 – 2 dòng để khẳng định lại một lần nữa mong muốn, khát khao có được công việc như thế nào và gửi lời cảm ơn đến cho nhà tuyển dụng một cách chân thành.

Cuối cùng đó là ngày tháng làm đơn kèm chữ ký của bạn là đã hoàn thành một lá đơn xin việc cho sinh viên chưa ra trường chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp nhất rồi.

4. Một số lưu ý quan trọng đối với sinh viên khi viết đơn xin việc

Sinh viên chưa tốt nghiệp sẽ rất dễ mắc phải những sai lầm trong quá trình viết đơn xin việc bởi thực tế các bạn chưa từng có kinh nghiệm và không biết các quy tắc viết đơn ra sao. Do đó, để đảm bảo mẫu đơn xin việc của các bạn không bị lọt vào danh sách đen của nhà tuyển dụng, hãy lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

– Đơn xin việc cần được trình bày ngắn gọn, cô đọng, súc tích và chỉ nên gói gọn, tóm lược trong 1 trang A4 là đủ.

– Mẫu đơn xin việc cho sinh viên cần sử dụng các từ ngữ phù hợp, nghiêm túc, trong sáng, tuyệt đối không sử dụng 2 hay nhiều ngôn ngữ xen lẫn trong đơn xin việc.

– Tuyệt đối không được sai lỗi chính tả, trình bày cẩu thả, tẩy xóa, viết đè mực lên nội dung của đơn xin việc.

– Chú ý tìm hiểu kỹ và đúng thông tin về việc làm và nhà tuyển dụng để viết đơn xin việc một cách chính xác, tránh gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng,…

Cách Viết Cv Cho Sinh Viên Chưa Tốt Nghiệp

Ngày nay, với cuộc sống ngày càng hiện đại, các sinh viên ngay khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường, ngoài việc học nhiều bạn còn muốn kiếm một công việc làm thêm.

Tìm kiếm công việc làm thêm đôi khi không chỉ là để kiếm thêm tiền, kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống mà còn là cơ hội để tích lũy, học hỏi kinh nghệm để dễ dàng tìm kiếm được công việc yêu thích của bản thân sau này. Chính vì những lí do đó, mà sinh viên chưa tốt nghiệp rất nhiều bạn có nhu cầu tìm kiếm công việc.

Mà sinh viên còn đang đi học, chưa có nhiều kinh nghiệm thì bản CV sẽ như thế nào. Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị một số kiến thức như vậy.

Có ai đó đã nói rằng, khi tuyển dụng, các nhà tuyển dụng thường sẽ tuyển người có năng lực phù hợp với công việc, yêu cầu của họ, chứ không phải nhìn vào năng lực bạn có gì để tuyển. Vì vậy, lưu ý đầu tiên không chỉ dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp mà cho bất cứ những ai đi xin việc, đó là muốn ứng tuyển vào vị trí nào đó của một công ty thì trước hết phải dành thời gian tìm hiểu kĩ về công ty. Xem công ty mình đang định ứng tuyển là công ty như thế nào, văn hóa công ty ra sao, có phù hợp với bản thân hay không.

Tiếp theo, hay tìm hiểu xem công ty đang cần gì, họ tuyển dụng người vào vị trí nào, và ở vị trí đang tuyển dụng đó cần năng lực, kĩ năng gì, và nếu bạn có những kĩ năng phù hợp, thì hãy cho họthấy ưu thế của bạn.

Hiện nay, các nhà tuyển dụng khi tuyển dụng nhân sự, họ sẽ chú trọng nhiều hơn đến việc bạn có thể làm gì, bạn có những kĩ năng nổi bật nào để giúp cho công việc của công ty hoàn thành tốt nhất. Vì vậy, có một số công ty, doanh nghiệp, bằng cấp chỉ là thứ yếu. Vậy nên, nếu bạn chưa ra trường, và chưa được cầm tấm bằng trên tay, thì cũng hãy mạnh dạn, đừng lo lắng. Nếu bạn đã có cho mình những kĩ năng vượt trội, đã có một chút kinh nghiệm và tự tin về lĩnh vực của bản thân thì hãy mạnh dạn nộp đơn xin ứng tuyển.

Một lưu ý nữa đó là, đừngquá phô trương bản thân của bạn, thay vào đó hãy cho nhà tuyển dụng nhìn thấy ưu điểm vượt trội của bạn, bạn có thể cống hiến gì cho công việc hiện tại của nơi đó, và bạn sẽ không ngừng lỗ lực học hỏi như thế nào.

Các thành tích đạt được, tài liệu chứng minh các thành tích đó.

Về phần thư giới thiệu, nó đơn giản có thể là thư giới thiệu của các cán bộ Đoàn hội, hoặc thư giới thiệu của trưởng khoa, trưởng bộ môn, người có thể đánh giá được năng lực của bạn. Nếu có thư giới thiệu này, bạn sẽ có ưu thế hơn một chút. Khi viết CV, bạn nên chú ý đặc biệt để sửa các lỗi chính tả nếu có, và câu từ cần rõ ràng, mạch lạc.

Mẫu Đơn Xin Thực Tập Dành Riêng Cho Sinh Viên Sắp Tốt Nghiệp

Mẫu đơn xin thực tập là loại giấy tờ có ý nghĩa không thể thay thế đối với các sinh viên sắp tốt nghiệp. Nó giúp họ mở ra một giai đoạn mới – giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho quá trình đi làm sau này.

Thực tập là gì?

Thực tập là một nhiệm vụ bắt buộc của các sinh viên năm cuối, nó là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo cử nhân của các trường Đại học. Trong thời gian thực tập, các bạn trẻ sẽ không ngồi học bài hay nghe giảng trên giảng đường mà trực tiếp đến các công ty, doanh nghiệp để làm việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của một nhân viên cấp cao của doanh nghiệp ấy.

Thực tập là gì?

Quá trình thực tập là quãng thời gian rất quý giá đối với các bạn sinh viên, đặc biệt là những người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc bên ngoài.

Nó sẽ giúp họ làm quen với môi trường làm việc thực thụ; họ sẽ được thực hành trong môi trường thực tế chứ không phải học trong sách vở nữa.

Những sinh viên này phải dùng chính kiến thức và khả năng của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Làm tốt trong quá trình thực tập sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trẻ trên quãng đường sự nghiệp sau này.

Mẫu đơn xin thực tập Mẫu 1

Download mẫu đơn xin thực tập 1

Mẫu 2

Download mẫu đơn xin thực tập 2

Nội dung cần có của đơn xin thực tập

Bạn muốn người quản lý hiểu được mong muốn, nguyện vọng dành cho công việc của bạn thì đơn xin thực tập của bạn phải liệt kê được đầy đủ những thông tin sau đây:

Thông tin cá nhân của đối tượng xin đi thực tập: Các thông tin cần nêu ra bao gồm họ và tên, tên trường đang học, ngành học, hệ đào tạo, địa chỉ, số điện thoại, email…

Nội dung xin thực tập: Ở phần này, người viết đơn cần ghi rõ ngành nghề họ muốn làm việc, tên đơn vị và bộ phận/phòng mà họ mong muốn được thực tập; thời gian thực tập…

Nội dung cam kết

Xác nhận của nhà trường

Một số lưu ý khi viết mẫu đơn này

Khi viết đơn xin thực tập, người viết cần chú ý những điểm sau:

Phần trình bày

Mẫu đơn của bạn cần được trình bày chỉn chu, gọn gàng. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên thể hiện được sự ngăn nắp, chỉn chu ngay từ những điều nhỏ nhặt như lá đơn mà họ viết chẳng hạn.

Những điều cần lưu ý khi viết mẫu đơn xin thực tập

Đừng để bản thân mắc phải lỗi chính tả hay lỗi trình bày khác như: sai font chữ, không căn lề cho văn bản… Chúng sẽ khiến bạn trở thành một kẻ thiếu chuyên nghiệp trong mắt các nhà tuyển dụng và cơ hội để trở thành nhân viên chính thức của bạn chắc chắn sẽ xa tầm tay với!

Phần mục tiêu nghề nghiệp

Người viết đơn phải ghi rõ mục tiêu nghề nghiệp (đặc biệt là những sinh viên thiếu kinh nghiệm làm việc). Việc bạn thiếu kinh nghiệm là một “lỗ hổng” lớn, là bất lợi đối với chính bạn trong quá trình thực tập.

Tuy nhiên, bạn có thể bù đắp thiếu sót ấy bằng việc nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Một ứng viên không có nhiều kinh nghiệm nhưng lại xác định được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho công việc tương lai một cách rõ ràng, có định hướng thì vẫn có thể “ghi điểm” với nhà tuyển dụng.

✅ Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ấn tượng

Phần kỹ năng và hoạt động xã hội

Người làm đơn cũng cần chú trọng đến 2 mục này. Hãy thể hiện hết những kỹ năng mà bạn có, nhớ làm nổi bật chúng trong văn bản để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đọc được. Biết đâu các kỹ năng bạn có chính là kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm bấy lâu nay thì sao? Như vậy thì bạn đã có lợi thế hơn những người khác rồi.

Phần hoạt động xã hội sẽ thể hiện rằng bạn cũng là người năng nổ và tích cực. Nhà tuyển dụng sẽ có thêm niềm tin với năng lực cũng sự nhiệt huyết với công việc của bạn, cơ hội trở thành nhân viên chính thức của bạn cũng cao hơn!