Viết Đơn Xin Việc Làm Lễ Tân / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Làm Thêm Cho Vị Trí Lễ Tân

Hồ sơ xin việc là một tập văn bản tài liệu trong đó là các thông tin về bản thân, quá trình giáo dục, đào tạo và các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm.

Hiện nay, một bộ hồ sơ xin việc sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

01 tờ sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu.

01 mẫu đơn xin việc.

01 CV xin việc.

01 giấy khám sức khỏe (trong vòng 6 tháng).

Các loại bằng cấp, chứng chỉ (nếu có).

Chứng minh thư, sổ hộ khẩu công chứng.

Cách viết hồ sơ xin việc làm thêm cho vị trí lễ tân

1. Sơ yếu lý lịch tự thuật

Sơ yếu lý lịch là loại giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc

Đây là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc làm. Đây là bản bạn sẽ khai các thông tin cá nhân, gia đình, tóm tắt quá trình công tác.

Cách điền sơ yếu lý lịch:

Chuẩn bị: Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, bằng cấp, ảnh 4x6cm.

Điền thông tin bản thân:

Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG HOA Nam/Nữ: Nữ

Sinh ngày: 08/03/1999

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: Số nhà 120, ngõ 22 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Chứng minh thư nhân dân số: 095 787 8921 Nơi cấp: Hà Nội

Ngày cấp: 03/08/2009

Số điện thoại liên hệ: 036 786 6701

Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Bố Nguyễn Ngọc Nam

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Hoa Bí danh:

Sinh ngày: 08/03/1999 Tại: Hà Nội

Nguyên quán: Số nhà 120, ngõ 22 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Nơi đăng ký thường trú hiện nay: Số nhà 120, ngõ 22 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp): Công nhân viên chức

Thành phần bản thân hiện nay: Công nhân viên chức

Trình độ văn hóa: Đại học Ngoại ngữ: Trung cấp

Trình độ chuyên môn: Sinh viên năm 3 Ngôn ngữ Anh Loại hình đào tạo: Chính quy

Chuyên ngành đào tạo: Ngôn ngữ Anh

Kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam ngày… tháng… năm……

Nơi kết nạp:………………………………………………………

Ngày vào Đoàn TNCSHCM ngày… tháng… năm……………

Nơi kết nạp: Hà Nội

Tình hình sức khỏe: Tốt Cao 1,6m Cân nặng: 47kg

Hoàn cảnh gia đình

Họ và tên bố: Nguyễn Ngọc Nam Tuổi: 45 tuổi Nghề nghiệp: Nhân viên

Trước cách mạng tháng 8 làm gì? Ở đâu? Chưa sinh ra

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp làm gì? Ở đâu? Còn nhỏ, ở quê Nam Định

Từ năm 1995 đến nay làm gì? Ở đâu? (Ghi tên cơ quan, xí nghiệp hiện nay đang làm)

Tham gia kháng chiến tại chiến trường B, xuất ngũ, học kinh tế quốc tế tại Hà Nội. Công tác tại công ty Dầu khí Hà Nội.

Họ và tên mẹ: Hoàng Thị Lan Tuổi: 40 tuổi Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 3

Trước cách mạng tháng 8 làm gì? Ở đâu? Chưa sinh ra

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp làm gì? Ở đâu? Còn nhỏ, ở Hà Nội.

Từ năm 1995 đến nay làm gì? Ở đâu? Học trường đại học Sư phạm Hà Nội, nay là giáo viên cấp 3 trường THPT Kim Liên Hà Nội.

Anh chị em ruột

Lưu ý: Ghi rõ tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp và trình độ chính trị của từng người.

Anh trai:

Tốt nghiệp trường:

Họ và tên vợ hoặc chồng:

Quá trình hoạt động của bản thân

Từ tháng năm đến tháng năm Làm công tác gì? Ở đâu? Giữ chức vụ gì?

2002 – 2007 Học trường Tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội

2007 – 2011 Học trường THCS Marie Curie, Hà Nội

2012 – 2015 Học trường THPT Kim Liên, Hà Nội

2015 – đến nay Đại học Ngoại ngữ Hà Nội

Khen thưởng và kỷ luật

Khen thưởng: Không

Kỷ luật: Không

2. Mẫu đơn xin việc

Đơn xin việc giúp bạn thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty

Mẫu đơn xin việc cũng giống như một bức thư gửi tới nhà tuyển dụng, trong đó thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty, khả năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân. Ngoài ra, trong mẫu đơn xin việc bạn cần bày tỏ mong muốn được làm công việc này, thuyết phục nhà tuyển dụng được trao đổi cơ hội gặp mặt, phỏng vấn.

“Kính gửi: Ms. Hương – Phòng nhân sự – Nhà hàng Món Huế Qua Website tuyển dụng của chúng tôi tôi biết quý nhà hàng đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên lễ tân, thời gian nộp hồ sơ là…. Tôi thấy đây là công việc phù hợp với khả năng của mình. Hiện tôi là sinh viên năm 3 trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh. Tôi hiểu ngoài yêu cầu về ngoại hình thì quý nhà hàng còn yêu cầu nhân viên lễ tân cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan sát khả năng làm việc kết nối mọi người, khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao. Tôi tự tin với những gì đã học tập sẽ giúp nhà hàng phát triển hơn nữa. Tôi cam đam chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định của nhà hàng và hoàn thành tốt công việc được giao. Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ xin việc này, xin hãy vui lòng liên lạc với số điện thoại 036 876 9660 Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào. Hà Nội, ngày… tháng… năm… Người làm đơn Nguyễn Hoàng Hoa

3. Cách viết CV xin việc

CV xin việc là văn bản không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc

CV xin việc là một văn bản không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc trong đó người xin việc trình bày các mục:

Nhà tuyển dụng có lựa chọn bạn vào vòng phỏng vấn hay không chính là sự thể hiện của bạn trong bản CV xin việc. Do đó, bạn cần chuẩn bị thật tốt bản CV xin việc.

4. Giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe là một giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ khi xin việc vị trí lễ tân. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào đó xem bạn có đủ sức khỏe để làm việc hay không.

Lưu ý: Giấy khám sức khỏe có thời hạn 6 tháng.

5. Chứng minh thư photo công chứng, sổ hộ khẩu công chứng

Cần photo chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu nộp trong bộ hồ sơ xin việc

Bạn cần mang chứng minh, sổ hộ khẩu đi công chứng tại địa phương nơi mình ở.

Ảnh hồ sơ 4x6cm

Bạn cần chuẩn bị tối thiểu là 4 ảnh hồ sơ 4x6cm nộp kèm trong bộ hồ sơ xin việc, lưu ý ảnh chụp trong vòng 6 tháng.

Tổng Hợp Về Cách Viết Đơn Xin Việc Lễ Tân Chuẩn Nhất 2022 Cho Bạn

Lễ tân luôn được cho là vị trí quan trọng thể hiện cho “bộ mặt” của doanh nghiệp trong vấn đề kinh doanh và xây dựng hình hành. Bởi vậy mà nhà tuyển dụng luôn có sự chọn lọc rất kỹ càng để có thể chắt lọc ứng viên chuyên nghiệp thể hiện được chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp.

Ngoài ra, chính lá đơn đó giúp bạn tăng sức thuyết phục đối với nhà tuyển dụng để mời bạn tới buổi phỏng vấn trực tiếp. Do đó trước khi viết đơn xin việc lễ tân thì bạn cần xác định về mục tiêu nghề nghiệp bạn đảm nhận chắc chắn đó là gì. Tất nhiên khi bạn đã lựa chọn được vị trí ứng tuyển mong muốn thì việc lựa chọn một đơn vị với các điều kiện phù hợp cho môi trường, mức lương,…cũng là vô cùng quan trọng.

Việc lựa chọn này bạn có thể tham khảo với website chúng tôi và cần đọc thật kỹ về các thông tin, yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra. Nếu bạn thật sự thấy bản thân đáp ứng đủ về hầu hết các tiêu chí đó thì hãy bắt đầu viết hồ sơ xin việc kèm đơn xin việc dành cho chính mình.

2. Đơn xin việc lễ tân cần tới những đặc điểm gì?

2.1. Luôn đơn giản và súc tích

Đương nhiên về một lá đơn xin việc sẽ luôn cần tới việc tập trung vào các nguyện vọng chính không có sự lan man hay lược giản gây lên sự sáo rỗng. Biết cách về tránh các lỗi cho việc lặp từ, sai lỗi chính tả vì đó là sự đánh giá về việc bạn có là một người cẩn thận hay không.

Cạnh đó thì việc không nên quá viết chi tiết như khi bạn thực hiện kê khai về một lý lịch trong CV hay hồ sơ cá nhân điều đó sẽ gây nên sự rối mắt. Một nhân viên lễ tân ngay trong chính công việc cũng vậy luôn cần tới sự chi tiết, sắp xếp đơn giản để có thể tăng được về hiệu quả công việc.

2.2. Đơn xin thể hiện tính chủ quan

Việc bạn trình bày trực tiếp và diễn đạt rõ ràng về mong muốn tránh việc viết chung chung điều này khiến nhà tuyển dụng không hiểu được điều bạn đang hướng tới là gì. Một lễ tân sẽ luôn cần tới sự linh hoạt và chủ quan trước mọi vấn đề để có thể giải quyết, khi bạn thể hiện quá chung như vậy thì sẽ không làm nổi bật được kỹ năng của bạn.

Cùng như tính chủ quan đó còn biểu thị cho yếu tố tác động tới việc tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty của họ để làm việc. Việc mà bạn tìm kiếm thông tin về việc làm ra sao, tại đâu vậy.

Dù là đơn xin việc có được viết dựa theo tham khảo form mẫu nhưng qua đó cũng là cách gián tiếp để thể hiện về cá tính của bản thân. Bởi vậy đối với một lá đơn xin việc lễ tân thì bạn cần bộc lộ được mình là một người chỉn chu và chuyên nghiệp. Nếu bạn thể hiện mình là một cá nhân quá mạnh mẽ, tinh nghịch, yêu thích sự tự do thì đó có lẽ là sự đánh giá về không hợp với một lễ tân từ nhà tuyển dụng.

Một lá đơn đánh gục được nhà tuyển dụng là khi có cách hành văn gọn gàng, lối viết thể hiện sự sinh động. Cũng như qua chính lối viết hoàn hảo đó bạn vẫn không làm mất đi bản sắc của cá nhân.

2.4. Hình thức văn bản của đơn xin việc lễ tân

Đơn xin việc thực hiện viết của bạn dù là đánh máy hay viết tay thì việc cần tuân thủ theo các quy tắc được đề ra cơ bản nhất của một mẫu văn bản hành chính thông thường là điều cần thiết. Đó cũng chính là cách mà bạn thể hiện mình là một người cần thận và tuân thủ quy định, một lễ tân tiếp xúc với khách hàng thì tuân thủ được kỹ năng, quy định chuyên môn sẽ thể hiện về chất lượng cung cấp.

Hãy đưa ra các thông tin cần thiết nhất từ họ tên, số điện thoại cũng như địa chỉ của hộp thư để liên lạc là vô cùng quan trọng. Đôi khi có sự thiếu sót hay khúc mắc thông báo nhà tuyển dụng sẽ có cách liên hệ nếu không đơn xin việc của bạn sẽ lại được “gạt” về một phía không ai đụng tới.

3. Một mẫu đơn xin việc lễ tân cần tới nội dung gì?

Mẫu đơn xin việc lễ tân không hề khác biệt quá nhiều so với các ngành nghề khác. Nội dung thiết yếu cần tới sẽ luôn là 3 phần chính (mở đầu, phần thân và kết) cùng các chi tiết cần đảm bảo cơ bản cung cấp như sau.

Đó là việc bạn giới thiệu sơ lược và đầy đủ nhất về bản thân để qua đó nhà tuyển dụng biết rằng bạn là ai. Tuy nhiên, trước đó bạn vẫn cần nêu tên công ty bạn tuyển dụng và bộ phận tiếp nhận đơn xin việc làm sau đó mới tới thông tin cá nhân.

Ngày/ tháng/ năm sinh của bạn.

Địa chỉ hiện tại sinh sống.

Số điện thoại hay Email nhận liên hệ.

Bên cạnh đó tại phần này bạn cũng cần nêu rõ về nguồn thông tin tìm việc, ví dụ “Tôi tìm việc vị trí lễ tân này để ứng tuyển thông qua website timviec365.com”. Cùng đó việc bạn cần bày tỏ về mong muốn được ứng tuyển cho vị trí lễ tân và biết cách khẳng định có thể đáp ứng được chính các yêu cầu công việc để tạo nên sự ấn tượng ban đầu.

Đối với phân trọng tâm là nội dung chính này thì bạn cần đưa ra sự thuyết phục với nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí lễ tân. Thể hiện về các kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm thực tế từng có trước đây hoặc đang đảm nhận.

Ví dụ như một số thông tin bạn có thể đưa ra như:

+ Tôi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị khách sạn đại học…

+ Bản thân đã từng có 2 năm kinh nghiệm làm nhân viên lễ tân cho công ty…địa chỉ tại…

+ Việc thành thạo sử dụng về các kỹ năng tin học văn phòng cùng với các phần mềm quản lý, quản trị.

+ Trình độ tiếng Anh với số điểm cụ thể…cùng các chứng chỉ quốc tế nhận được…

+ Ngoài ra về các kỹ năng mềm như giao tiếp, sư lãnh đạo, sắp xếp công việc, xử lý các tình huống,…tôi luôn đảm nhận tốt.

Tuy nhiên, nội dung đưa ra vẫn nên có sự ưu tiên cho ngắn gọn và dễ hiểu bởi nhà tuyển dụng sẽ luôn mong chờ điều đó từ một ứng viên tiềm năng hơn.

Về phần kết đơn của đơn xin việc lễ tân thì bạn sẽ cần khẳng định lại về mong muốn của mình cho việc tham gia làm việc tại spa và đề nghị cho việc sớm nhận được phản hồi. Dù chỉ là một yếu tố nhỏ nhưng đó là cách mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá là xếp lịch phỏng vấn cho bạn.

4. Một đơn xin việc lễ tân sẽ có các tiêu chí trình bày ra sao?

Ngay sau khi hoàn thiện được nội dung của một mẫu đơn xin việc lễ tân thì việc tiếp theo của bạn đó là chú ý tới phần hình thức của lá đơn đó. Vì chính hình thức này cũng thể hiện cho sự chuyên nghiệp của bạn đặc biệt khi lễ tân một nghề coi trọng về yếu tố cái nhìn thể hiện gương mặt đại diện doanh nghiệp với khách hàng.

Khi bạn thực hiện việc viết đơn xin việc lễ tân thì việc lưu ý tới một số chi tiết sau là điều cần thiết:

+ Một lá đơn xin việc lễ tân viết tay hay đánh máy theo form mẫu sẵn sẽ luôn được trình bày gọn gàng trên một khổ A4 một mặt sạch sẽ. Không nên thực hiện viết quá dài sang mặt giấy thứ 2.

+ Font chữ phổ biến nhất cùng cỡ chữ thông dụng đó là “Times New Roman” và Cơ chữ là 13. Hai cơ chữ và font chữ này sẽ là sự xuyên suốt theo mẫu đơn từ đầu tới cuối không gây sự xáo trộn thay đổi.

+ Chinhs tả luôn là điều không nên sai hay thiếu dấu, sai dấu và màu mực sử dụng cũng là một màu cho toàn bộ lá đơn.

+ Cách về việc bạn xuống dòng hay cách dòng đều cần theo các mẫu đơn hành chính được quy định không có sự sai sót gây mất cách nhìn tổng quan.

+ Thông tin gửi mẫu đơn sẽ cần điền đủ và đúng thông tin về phòng ban được nhắc tới tránh việc gửi nhầm địa chỉ.

+ Đoạn cho việc mở đầu hay thân bài, kết bài của đơn sẽ cần có sự tách bạch rõ ràng nhất để nhà tuyển dụng có thể đọc nhanh và nắm bắt được các ý chính. Dài dòng luôn là điều cần tránh dành cho bạn.

+ Cùng đó bản thân bạn cũng cần tránh về lối viết hoa mỹ cần chân thành hơn, nghiêm trang để thể hiện về sự nghiêm túc.

Ngoài ra thì các ứng viên sẽ cần có sự hình dung cụ thể hơn cho chính đơn việc của bản thân khi ứng tuyển vị trí lễ tân này, việc tham khảo mẫu tại website chúng tôi là một gợi ý tốt. Hơn nữa đối với các mẫu đơn này nếu bạn thật sự am hiểu về đồ họa cũng có thể sáng tạo chi tiết tinh tế để gây nên ấn tượng mạnh hơn với nhà tuyển dụng cho việc xét duyệt hồ sơ.

Mẫu Cv Xin Việc Lễ Tân Hạ Gục Mọi Nhà Tuyển Dụng

Muốn được nhà tuyển dụng đánh giá cao và mời đến phỏng vấn thì chắc chắn bạn phải có một CV xin việc ấn tượng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn hoàn thành mẫu CV xin việc Lễ tân một cách hoàn thiện nhất, chiếm được tình cảm của các nhà tuyển dụng. Đảm bảo nếu áp dụng cho CV của mình, bạn sẽ được mời đến phỏng vấn ngay lập tức!

Lễ tân là gì?

Lễ tân là người phụ trách quầy lễ tân, đón tiếp khách khi tới và rời khỏi công ty. Ngoài ra, lễ tân còn phụ trách giải đáp các thắc mắc của khách khi tới doanh nghiệp và làm một số thủ tục check-in.

Công việc chính của nhân viên Lễ tân là:

Bàn giao đồ đạc, kiểm tra các ổ khóa, cơ sở vật chất trước khi ra về hoặc chuyển ca cho người ca sau.

Chuẩn bị đón khách, Check-in cho khách Sử dụng điện thoại để thông báo cho các phòng/cá nhân trong công ty về khách sắp tới và hướng dẫn khách về sơ đồ của doanh nghiệp, giúp cho khách có thể tìm đúng người, đúng nơi quy định

Nhận các cuộc gọi tới đường dây nóng của công ty

Kiêm phòng thông tin sơ bộ về doanh nghiệp khi có người tới hỏi ở doanh nghiệp

Tiếp khách chờ khi chưa tới hẹn

Làm thủ tục Check-out cho khách

Lễ tân là người phụ trách quầy lễ tân, đón tiếp khách khi tới và rời khỏi công ty. (Nguồn ảnh: Internet)

Mẫu CV xin việc Lễ tân hạ gục nhà tuyển dụng

Bất kỳ một ứng viên nào muốn đi xin việc thì chắc chắn phải có hồ sơ xin việc. Trong hồ sơ xin việc ngoài sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ, giấy khám sức khỏe thì CV là một yếu tố quan trọng. Để có một CV xin việc Lễ tân hạ gục được nhà tuyển dụng, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước làm cụ thể, dù có thiết kế hình thức như thế nào thì nội dung bắt buộc vẫn phải có những mục sau để có một mẫu CV ấn tượng nhất.

Thông tin cá nhân

Đây là bước đầu tiên trong CV xin việc Lễ tân của bạn, thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại và email liên lạc để nhà tuyển dụng biết sơ qua về bạn.

Dù mẫu CV xin việc Lễ tân có thiết kế hình thức như thế nào thì nội dung bắt buộc vẫn phải có 5 mục cơ bản (Nguồn ảnh: Internet)

Trình độ học vấn

Kinh nghiệm làm việc

Kỹ năng và trình độ chuyên môn

Chắc chắn bạn phải biết trình độ chuyên môn của mình ở mức nào rồi, bởi đi xin việc Lễ tân thì bạn phải có trình độ chuyên môn của nghề này. Bên cạnh đó, bạn cần liệt kê các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, xử lý công việc, năng động, nói được mấy ngoại ngữ… Điều đó rất quan trọng trọng mẫu CV chuẩn.

Bạn cần liệt kê các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, xử lý công việc, năng động, nói được mấy ngoại ngữ… (Nguồn ảnh: Internet)

Mục tiêu nghề nghiệp

Làm bất kỳ nghề nào cũng phải hướng tới một mục tiêu cụ thể thì mới có thể thành công được. Với nghề Lễ tân, mục tiêu công việc có thể là sự hài lòng của khách hàng hoặc bất kỳ điều gì mà bạn cảm thấy phù hợp. Hãy viết trong CV những mục tiêu của bạn và bạn sẽ làm gì để thực hiện mục tiêu đó. Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với CV của bạn đó.

➣➣ Tham khảo CV xin việc nhà hàng khách sạn: https://news.timviec.com.vn/8-dieu-can-biet-ve-cv-xin-viec-nha-hang-khach-san-4685.html

Tố chất và kỹ năng cần có của một Lễ Tân

Đẹp từ cái nhìn đầu tiên: Đẹp thể hiện ở gương mặt tươi tắn, nụ cười thân thiện, trang phục đẹp, gọn gàng…

Khéo léo trong giao tiếp: Bộ phận Lễ tân mỗi ngày phải giao tiếp rất nhiều người nên kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng. Giao tiếp tốt, khéo léo, nhẹ nhàng sẽ dễ dàng để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách. Kỹ năng này rất cần thiết khi viết trong mẫu CV xin việc Lễ tân.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giúp bạn có thể giải quyết ổn thỏa mọi phàn nàn, thắc mắc và những sự cố phát sinh từ khách hàng, tạo thiện cảm với khách.

Biết lắng nghe: Tập trung lắng nghe khi khách hàng trình bày thắc mắc/vấn đề. Điều này thể hiện sự tôn trọng khách và giúp bạn chỉ dẫn cho khách một cách đầy đủ và chính xác.

Nếu bạn là người thô lỗ, đừng bao giờ chọn nghề Lễ tân (Nguồn ảnh: Internet)

Bình tĩnh nhưng vẫn linh hoạt: Cần bình tĩnh ngay cả khi khách hàng nổi nóng, bởi chỉ một câu nói nóng giận của lễ tân qua điện thoại cũng đủ để khách hàng có thể từ chối hợp tác. Bên cạnh đó cần phản ứng nhanh nhạy và khả năng giải quyết các tình huống phát sinh thật tốt.

Kỹ năng tổ chức: Ngoài sắp xếp, tổ chức những công việc được giao một cách hợp lý, một nhân viên lễ tân còn phải biết cách sắp xếp, tổ chức các giấy tờ quan trọng để bất cứ khi nào cần có thể tìm được ngay và luôn.

Thành thạo máy tính: Đôi khi nhân viên lễ tân có thể lấn sân sang công việc của một nhân viên hành chính. Vì vậy ngoài các kỹ năng trên, một nhân viên lễ tân còn phải thành thạo máy tính, máy in, máy scan, soạn thảo, xử lý văn bản…

Thành thạo ngoại ngữ: Lễ tân có thể tiếp xúc với các khách hàng nước ngoài, nghe điện thoại, giới thiệu doanh nghiệp, dịch vụ cho khách hàng quốc tế chính vì thế nếu biết nhiều ngoại ngữ là một lợi thế lớn.

Lễ tân cần nhẹ nhàng bình tĩnh, bởi chỉ một câu nói nóng giận qua điện thoại cũng đủ để khách hàng có thể từ chối hợp tác. (Nguồn ảnh: Internet)

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn Lễ tân

Bạn hãy giới thiệu một chút về bản thân được chứ?

Tại sao bạn lại chọn nghề lễ tân khách sạn, trong khi đó bên ngoài còn có rất nhiều công việc khác?

Tại sao bạn lại ứng tuyển vào khách sạn của chúng tôi?

Bạn hãy cho chúng tôi biết những kỹ năng, yêu cầu quan trọng của một người làm lễ tân khách sạn?

Nếu khách hàng không hài lòng một vấn đề nào đó trong khách sạn, bạn sẽ giải quyết thế nào?

Bạn thành thạo mấy ngôn ngữ?

Bạn có thoải mái khi làm việc theo ca, nếu phải tăng ca thì bạn có làm được không?

Điểm mạnh của bạn trong lĩnh vực này là gì?

Công việc này thường xuyên lặp đi lặp lại, liệu bạn có chán không?

Bạn có cần hỏi thêm về vấn đề gì nữa không?

Cần nắm rõ các câu hỏi khi đi phỏng vấn để tăng cơ hội được nhận vào làm nhân viên chính thức (Nguồn ảnh: Internet)

Những công ty đang tuyển dụng Lễ tân

Công ty TNHH Không Gian VN

Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ Sa Ki

Công Ty TNHH Cao Phong – Hệ Thống Siêu Thị Điện Máy Nội Thất Chợ Lớn

Tập đoàn Long Beach

Công ty Cổ phần Gamuda Land

Công Ty Cổ phần Công Nghệ và Truyền thông GCO

Cty CP Đổi Mới Và Phát Triển INDE

Công Ty Quản Lý Nợ Và Khai Thác Tài Sản – Ngân Hàng TMCP Quân Đội

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (SAVICO)

ABBANK – Ngân Hàng TMCP An Bình

Nếu đang xin việc Lễ tân, hãy ứng tuyển vào các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng này (Nguồn ảnh: Internet)

Minh Anh

Các Mẫu Câu Tiếng Anh Cho Lễ Tân Khách Sạn Phải Nắm Rõ

Những từ ngữ tiếng anh cho lễ tân khách sạn cần biết

Các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chuyên dụng

Lúc chào đón khách

Tiến hành thủ tục Check – in

Những câu hỏi phổ biến của khách hàng

Thực hiện thủ tục Check – out

Những đoạn hội thoại tiêu chuẩn của lễ tân và khách hàng

Những lưu ý đặc biệt khi nhân viên Lễ tân sử dụng tiếng Anh

Những năm gần đây, tình hình du lịch Việt Nam phát triển vô cùng mạnh mẽ và có những bước lột xác chuyên nghiệp đến không ngờ. Kéo theo đó là chất lượng phục vụ ngành khách sạn cũng không ngừng được nâng cao. Và nghề Lễ tân – được biết đến như một phần hình ảnh của khách sạn cũng có tiêu chuẩn quốc tế hóa. Với lượng du khách nước ngoài khổng lồ mỗi năm thì yêu cầu Lễ tân có thể nói thông thạo ngoại ngữ, đơn cử là tiếng Anh cũng là điều dễ hiểu.

Những từ ngữ tiếng anh cho lễ tân khách sạn cần biết

Từ vựng tiếng anh cho lễ tân khách sạn về các loại phòng khách sạn

Từ vựng về những đồ dùng khách sạn

Các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chuyên dụng

Trên thực tế, không có bất kỳ mẫu câu tiếng Anh nào có thể dùng cho mọi trường hợp. Nghề lễ tân là một nghề cực kỳ thú vị, khi đều có hình thức phục vụ gần giống nhau ở mỗi khách sạn. Thế nhưng mỗi người sẽ gặp phải một tình huống khác nhau.

Tuy nhiên nếu anh/chị yêu thích công việc lễ tân hấp dẫn này nhưng lại không có quá nhiều vốn tiếng Anh thì sau đây là những mẫu câu xã giao tiếng anh cho lễ tân khách sạn đơn giản trong các trường hợp thường gặp mà anh/chịcó thể áp dụng khi mới gặp khách. Một điều luôn đúng với mọi tình huống, đó là hãy luôn lịch sự mà nhiệt tình, nhiệt tình mà vẫn lịch sự.

Lúc chào đón khách

Hello Ms/Mrs/Mr/Sir/Madame…Welcome to my hotel(/name of hotel): một câu chào tưởng chừng hình thức nhưng nên kèm theo nụ cười và sự nồng nhiệt vừa phải sẽ tạo ấn tượng tốt cho người được chào đón.

Good morning/afternoon/evening Ms/Mrs/Mr/Sir/Madam. Can I help you?: câu chào thiết thực, bày tỏ được sự chân thành vừa đủ.

Tiến hành thủ tục Check – in

Do you have a reservation? (Quý khách đã đặt phòng trước chưa?) Được xem như câu hỏi đầu tiên dành cho khách. Anh/chị cần xác định trước đây là khách đã đặt phòng hay chưa thì mới có thể tiến hành các thủ tục khác.

What name is the reservation under? (Quý khách đã dùng tên gì để đặt phòng?) Câu hỏi dành cho các khách hàng đã đặt phòng trước.

Could I have your ID/ passport and credit card, please? (Tôi có thể xem thẻ căn cước/hộ chiếu hay thẻ tín dụng của quý khách không) Dùng Could đầu câu với sự trân trọng. Thủ tục xuất trình hộ chiếu hoặc thẻ căn cước để đăng kí tạm trú. Credit card không phải khách sạn nào cũng bắt buộc xuất trình.

Your number room is…,on the…floor (Phòng của quý khách là số…, ở tầng…) Chẳng hạn anh/chị có thể nói: “You number room is 907, on the 9th floor.”

Breakfast/Lunch/Dinner is served from … to … every day at/in … (Bữa sáng/trưa/tối được phục vụ mỗ ngày vào lúc…) Tùy theo quy định của khách sạn mà sẽ có thêm bữa ăn trong ngày.

Những câu hỏi phổ biến của khách hàng

Không đơn giản như lễ tân, mà khách hàng luôn có thể đặt ra 1080 câu hỏi khác nhau. Thế nhưng nếu chúng ta chỉ tập trung vào nội dung phục vụ chính, những câu giao tiếp có thể gói gọn trong các mẫu câu đơn giản sau:

Do you have any vacancies? (Còn phòng trống không ạ?)

I’d like a room for 5 nights, please? (Tôi muốn đặt một phòng trong vòng 5 đêm).

I’d like a Deluxe Double room. (Tôi muốn đặt phòng đôi hạng Deluxe)

Can I see the room, please? (Tôi xem qua phòng được chứ?)

Is this room have balcony? (Phòng này có ban công không nhỉ?)

Do you have a room with a bath? (Anh/chị có phòng có bồn tắm chứ?)

Are meals included? (Đã bao gồm bữa ăn chưa?)

What time is check out?/ What time we can check out? (Trả phòng trong khung thời gian nào?)

Is there any room cheaper? (Có phòng nào khác rẻ hơn không nhỉ?)

Và mẫu câu anh/chị sẽ nghe nhiều nhất đó là: (Tôi cần… có được không?) Bởi vì khách hàng luôn là đối tượng cần được phục vụ và giúp đỡ. Nên hãy luôn chuẩn bị trả lời trong tư thế hăng hái nhất có thể và đặc biệt phải chuẩn bị vốn Can I have … please?tiếng anh cho lễ tân khách sạn.

Thực hiện thủ tục Check – out

Thủ tục Check out lễ tân sẽ nhận lại phòng. Trước tiên tiến hành nhận khóa phòng, sau đó kiểm tra phòng và tiền hành xuất hóa đơn cho khách hàng. Với những câu hội thoại.

Can I have your number room and key? Câu hỏi lịch sự để nhận lại chìa khóa phòng

Here is your total. How will you pay for it, Sir/Madame? Xuất trình hóa đơn cho khách hàng

Sau khi thực hiện hầu hết các thủ tục. Lễ tân tạm biệt khách hàng bằng những câu thoại như: Thank you for your visiting! Hope to see you again soon.

Những đoạn hội thoại tiêu chuẩn của lễ tân và khách hàng

Những lưu ý đặc biệt khi nhân viên Lễ tân sử dụng tiếng Anh

Có một điều chúng ta nên nhớ rằng, bất cứ vị trí nào trong khách sạn đều nhằm mục đích phục vụ khách hàng tốt nhất có thể. .Ngôn ngữ đôi khi chỉ là công cụ giao tiếp chứ không phải là tất cả. Điều quan trọng nhất luôn nằm ở thái độ phục vụ. Có những điều quan trọng khi cần sử dụng tiếng Anh.

Luôn trong tư thế sẵn sàng giúp đỡ với những câu nói như: Can I help you?/ Do you need some help…

Sử dụng điện thoại để chào hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng nói lên rất nhiều điều về độ chuyên nghiệp của khách sạn anh/chị đang làm. Một câu chào chuẩn mực luôn bao gồm các thành phần như: Chào (kèm theo buổi) – Tên khách sạn – Tên Lễ tân (có thể lược bỏ) + Câu đề nghị giúp đỡ.

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam

Factory: Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP: Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Email: kinhdoanh@vinapad.com

Phone: 091.468.2106