Cách Viết Đơn Xin Thôi Việc Ở Nhật Bản

Đơn xin thôi việc tiếng Nhật là gì ?

退職願 (Taishoku-negai) là đơn yêu cầu hay đơn trình bày nguyện vọng muốn thôi việc của bạn. Việc nộp đơn 退職願 là không bắt buộc nhưng luật lao động của từng công ty khác nhau nên khi có nguyện vọng thôi việc bạn hãy hỏi đồng nghiệp hoặc cấp trên của mình để biết chính xác.

退職届 (Taishoku-todoke) là đơn báo cáo rằng bạn đã quyết định thôi việc ở công ty. Sau khi đã tìm được công việc mới hay bạn muốn thôi việc hẳn luôn thì phải nộp đơn này cho bộ phận nhân sự hoặc cấp trên của bạn để thông báo.

辞表 (Ji-hyou) là đơn xin từ chức ở Nhật. Trường hợp bạn là quản lý (経営層), cán bộ cấp cao(役職), hay bạn là nhân viên Nhà nước(公務員) thì bạn phải trình nộp đơn này cho bộ phận nhân sự của công ty.

Quy tắc viết đơn xin thôi việc ở Nhật

Hiện nay nhiều doanh nghiệp,hay công ty đã cho phép viết và nộp đơn xin thôi việc qua internet,nhưng mình sẽ nói qua một số quy tắc chung như sau.

Giấy: Khổ B5 hoặc A4. Nếu là đơn viết tay, bạn bắt buộc phải sử dụng giấy trắng để tăng phần lịch sự.

Phong bì: Sử dụng phong thư trắng trơn, không có bất cứ khung viền nào của bưu điện. Tùy theo kích cỡ của giấy viết mà chọn phong thư có độ lớn phù hợp. Bên ngoài của phong thư bạn chỉ nên viết tên đơn là 退職届 hoặc 退職願 . Mặt sau của phong bì hãy viết phòng ban, bộ phận, tên đầy đủ góc trái bên dưới.

Bút : Sử dụng bút màu đen (dạng nước hoặc dạng dầu đều được).

Chiều viết: có thể viết theo chiều dọc hoặc chiều ngang nhưng đa số viết theo chiều dọc.

Cách viết đơn xin thôi việc ở Nhật

Cấu trúc của một tờ đơn xin thôi việc ở Nhật gồm có 8 phần, mình sẽ giải thích chi tiết từng bộ phận ở dưới.

Trong văn bản tiêu đề là việc cần phải viết đầu tiên,nên đơn xin thôi việc cũng vậy. Nếu bạn ghi theo chiều ngang thì hãy ghi vào trung tâm phần đầu trang giấy ,nếu ghi theo chiều dọc thì ghi phía ngoài cùng bên tay phải. Nên ghi kích thước chữ của tiêu đề lớn hơn các phần còn lại để dễ nhìn.

Kế sau dòng tiêu đề là phần mở đoạn,hãy ghi mở đoạn bằng các từ “私儀 =Watakushigi” hoặc “私事=Watakushigoto”. Nó chỉ mang ý nghĩa “Tôi…” nhưng đâylà cách nói thi thôi việc hoặc khi được nhận chức ở Nhật.

Trong bất kỳ một lá đơn nào thì lý do hay nguyện vọng là nội dung bắt buộc phải có và nó rất quan trọng. Bạn có thể viết:“Vì lý do cá nhân (身上の都合=いっしんじょうのつごう)”.

Nếu là đơn nguyện vọng muốn thôi việc 退職願 thì hãy viết năm,tháng,ngày mà bạn muốn thôi việc. Nếu là đơn báo cáo thôi việc 退職届 hãy viết năm,tháng,ngày mà bạn đã trực tiếp báo cáo với cấp trên của mình hay bộ phận nhân sự trước đó. ※ Lưu ý: Năm,tháng,ngày hãy tuân thủ theo quy định của Nhật(ví dụ 2023 là 伌和2).

Cũng giống như trong tiếng Việt,phần kết luận này sẽ nêu lên nguyện vọng hay quyết định thôi việc của bạn.

Ví dụ: Nếu là đơn nguyện vọng thôi việc退職願 thì hãy ghi 退職いたしたくお願い申し上げます= Tôi muốn thôi việc. Còn đơn báo cáo xin thôi việc thì hãy ghi 「退職いたします=Tôi sẽ thôi việc」.

Đây là phần mà bạn cần ghi đầy đủ tên bộ phận mà hiện tại bạn đang công tác và họ tên của bạn. Khi viết xong tên nhớ đóng dấu vào phía sau tên của bạn.

Ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của người có chức vụ cao nhất trong công ty của bạn(ví dụ như 社長/会長). Bạn có thể sử dụng “dono 殿” hoặc “sama 様” để xưng hô.

Mẫu đơn xin thôi việc ở Nhật

退職届:このたび、一身上の都合により、勝手ながら、二〇二〇年四月二十日をもって退職いたします。退職願:このたび、一身上の都合により、勝手ながら、二〇二〇年四月二十日をもって退職いたしたく、ここにお願い申し上げます。

Mình đã chuẩn bị sẵn 2 file word ở phía dưới,các bạn có thể tải về và dùng được luôn.◆ Tải mẫu 退職願◆ Tải mẫu 退職届

Cách gấp đơn và cho vào bì thư

Căn và chia tờ đơn thành 3 phần(phần tiêu đề nằm bên tay phải).

Gấp 1 phần 3 từ dưới lên trên.

Gấp phần còn lại từ trên xuống dưới.

Hướng phần đầu của lá đơn xin nghỉ việc (đánh dấu sao đỏ như hình bên dưới) sát gần phía mặt sau phong bì. Điều này giúp cho người mở thư không cầm ngược bức thư.

Tổng kết

Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Ở Nhật

Ở Nhật có nhiều cách tiếp cận khác nhau để viết hồ sơ xin việc. Có hai mùa tuyển dụng lớn tại Nhật vào đầu mùa xuân và cuối mùa hè, nhưng không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị hồ sơ xin việc.

Khi viết hồ sơ xin việc ở Nhật, hầu hết các công ty đều thích hồ sơ viết tay. Nếu bạn cảm thấy kỹ năng viết kanji của bạn chưa đủ, thì sẽ có website sau http://resumemaker.jp/ cho phép bạn điền thông tin, sau đó in ra và gửi qua email.

Ảnh

Quy tắc chung khi chụp ảnh cho hồ sơ xin việc là một bức ảnh giống như ảnh hộ chiếu. Trông bạn sẽ chuyên nghiệp và chỉn chu hơn khi nhìn vào bức ảnh, mang lại nhiều cơ hội được gọi tới phỏng vấn hơn. Ảnh phải được dán vào góc trên bên phải (4) của hồ sơ xin việc.

Nam giới thường mặc một vest đen cùng với cà vạt đơn giản. Có rất nhiều buồng chụp ảnh (không giống buồng chụp ảnh purikura) chuyên chụp ảnh với kích thước phù hợp hồ sơ xin việc và hộ chiếu. Buồng chụp ảnh này thậm chí còn có thể tự động loại bỏ bất cứ vết đỏ hay nhược điểm trên da ra khỏi ảnh mà bạn không cần làm thêm bất cứ thao tác nào.

Bạn có thể tìm thấy các buồng chụp ảnh này ngay trên đường phố ở các khu thương mại hoặc ở các ga tàu hoả và tàu điện ngầm chính. Trong thực tế nhiều máy chụp ảnh cho phép bạn thanh toán bằng thẻ đi tàu. Để chụp ảnh tại các buồng chụp ảnh này, bạn chỉ cần bước vào bên trong, đóng rèm và bắt đầu chọn các tuỳ chọn chụp ảnh. Tất nhiên, không phải máy nào cũng giống nhau, nhưng thông thường tuỳ chọn đầu tiên cần lựa chọn là chụp ảnh đen trắng hay ảnh màu.

Sau đó, máy sẽ hỏi bạn về kích thước ảnh bạn muốn in. Đối với hồ sơ xin việc, bấm vào nút “Rirekisho” (履 歴 書). Những việc bạn phải làm tiếp theo là chỉnh trang và nhìn vào máy ảnh. Nếu ghế quá thấp hoặc quá cao, thì bạn có thể điều chỉnh bằng cách quay sang phải hoặc sang trái. Máy hạn chế số lần chụp, vì vậy tốt nhất là cố gắng chụp được ngay lần đầu tiên. Sau khi chọn được bức hình ưng ý, ảnh sẽ được rửa ra trong vòng chưa đầy 1 phút.

Hồ sơ xin việc

Phần còn lại của hồ sơ xin việc rất dễ dàng, bạn chỉ cần làm theo mẫu từng bước một. Bắt đầu với các thông tin cơ bản như: Ngày tháng hiện tại (1), Họ tên (2), Con dấu (3), ngày tháng năm sinh, giới tính (5), số điện thoại (7), và địa chỉ (6). Viết họ tên của bạn (Họ và tên) bằng chữ furigana vào dòng đầu tiên ở phía trên. Bạn nên viết giống như trong chữ hiragana. Sau đó, ở phần dưới đây, ghi rõ họ tên của bạn trong tiếng Nhật. Đối với tên người nước ngoài, chấp nhận viết bằng chữ katakana.

Ngày sinh có thể gây nhầm lẫn vì phải sử dụng cách tính tuổi của người Nhật. Sẽ có một vài chữ kanji để ban lựa chọn cho thời điểm bạn sinh ra. Nhiều khả năng bạn sẽ lựa chọn giữa 昭和 (Showa) cho khoảng thời gian từ năm 1926- năm 1988 và 平 成 (Heisei) từ năm 1989 – nay. Ví dụ, nếu bạn sinh 1991 bạn sẽ khoanh tròn chữ 平 成 và viết số 3 vì năm 1991 là năm thứ ba của thời kỳ đó. Sau đó, bạn cũng nên viết tuổi của bạn vào bên phải. Dưới phần đó là viết số điện thoại và địa chỉ hiện tại của bạn. Chỗ này cũng yêu cầu viết chữ furigana ở dòng trên. Điểm cuối cùng ở phần thứ nhất – thông tin các nhân là khoanh tròn 男đối với nam và 女 đối với nữ.

Phần thứ hai trên trang đầu tiên là quá trình học tập (10) và Kinh nghiệm làm việc (11). Ở phần quá trình học tập, phải ghi rõ tên trường theo thứ tự thời gian, ngày nhập học, ngày tốt nghiệp. Đối với các trường đại học thì tên trường, tên khoa, chuyên ngành học cần viết đầy đủ, cùng với giấy chứng nhận hoặc giải thưởng đặc biệt mà bạn đạt được khi học ở trường đại học đó. Kinh nghiệm làm việc cũng viết theo trình tự thời gian tương tự quá trình học tập. Không giống các hồ sơ ở phương Tây, bạn không cần phải nói thêm về nhiệm vụ và yêu cầu của các công việc trước đây hay cố gắng giải thích nó hữu ích cho công việc này như thế nào. Nếu bạn đã thôi việc ở công ty nào đó thì ghi là 伍上, nhưng nếu bạn đang còn làm việc thì hãy viết 現在 に 至 る.

Tiếp theo, hãy ghi tên bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đã được cấp trong những năm qua (12), thậm chí bao gồm cả giấy phép lái xe. Ở Tokyo có nhiều người không lái xe, tuy nhiên một số “paper driver” (chỉ những người có bằng lái nhưng ko lái xe bao giờ) có giấy phép chỉ để làm đẹp hồ sơ mà thôi.

Tiếp theo là phần quan trọng nhất, bao gồm các lý do tại sao bạn muốn được làm công việc này (13). Đây là cơ hội để bạn sáng tạo và gây ấn tượng với các công ty bằng cách ghi ra các kỹ năng đặc biệt (特技) hay thế mạnh (好 き な 学科) của mình. Nếu bạn đang nộp đơn ở nhiều công ty cùng một lúc và muốn sử dụng các hồ sơ tương tự, thì các cụm từ phổ biến cho hồ sơ như “営 業 経 験 を 活 か し て, の 伇事 に て 活躍 し た い” với nghĩa cơ bản là bạn muốn sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm từ công việc trước để làm việc trong một lĩnh vực nhất định. Phần còn lại của phần này là yêu cầu về thông tin mang tính cá nhân như: thời gian đi làm (14), số người phụ thuộc (15), và tình trạng hôn nhân (16).

Phần cuối cùng là mong muốn, nguyện vọng của bạn như: mức lương mà bạn muốn (18). Nếu không muốn đưa ra mức lương một các trực tiếp bạn có thể viết “ご 相 談 さ せ て 頂 き た い と 思 っ て お り ま す”, còn không hãy viết ra con số cụ thể.

Cuối cùng là ghi thông tin về người giám hộ hợp pháp của bạn nếu có (19). Vậy là hồ sơ của bạn đã hoàn tất.

Và dù bạn tự tin vào kỹ năng tiếng Nhật của mình như thế nào, thì nhờ bạn/người thân là người bản xứ có kinh nghiệm viết hồ sơ xin việc cũng không thừa!

Theo Gaijinpot

Cách Viết Cover Letter Khi Xin Việc Ở Nhật Bản

Cho dù là người Nhật hay người Mỹ. Là nhà tuyển dụng họ sẽ quan tâm đến những ứng viên đặc biệt. Cùng đọc bài viết sau để hiểu về Cách Viết Cover Letter Nhật Bản gây ấn tượng.

1. Định dạng Font chữ

Bạn nên dùng font chữ Times New Roman hay Arial với cỡ chữ là 12 và bạn nên viết theo khổ thư A4. Có nhiều bạn muốn sáng tạo cách trình bày lá thư xin việc của mình, điều này không ảnh hưởng gì đến hiệu quả của bức thư, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên trình bày theo cách đơn giản nhất và dễ đọc nhất.

Vì những nhà tuyển dụng họ không có nhiều thời gian đễ đọc kỹ càng lá thư xin việc của bạn. Bạn nên tập trung vào phần nội dung thay vì tập trung vào phần trình bày.

2. Độ dài

Để có một bức thư xin việc lý tưởng thì độ dài của lá thư là khoảng ½ đến 2/3 trang A4. Bạn đừng viết quá ngắn cũng như quá dài.

Nếu bạn viết quá ngắn, điều này sẽ làm cho thư của bạn cụt lủn, thiếu thông tin và gây ấn tượng xấu đến nhà tuyển dụng. Nếu bạn viết quá dài, nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian để đọc hết thư của bạn.

3. Hãy mở đầu phần thư xin việc thật ấn tượng

Nếu bạn bắt đầu lá thư xin việc của mình bằng cách nói về việc bạn đã thấy thông tin tuyển dụng ở đâu thì lá thư xin việc của bạn sẽ rất bình thường, bạn hãy làm khác đi !. Bạn có thể mở đầu bức thư bằng 2 cách như sau:

Bạn hãy trả lời câu hỏi “tại sao công việc này lại hấp dẫn đối với bạn? và lý do bạn phù hợp với công việc này? (từ 1-3 câu)

Ví dụ: Khi tôi đang là một sinh viên đại học, thầy giáo của tôi đã cho chúng tôi xem một đoạn phim ngắn về Steve Jobs khi ông đang phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp của ông ở đại học Stanford.

Và tôi đã rất ấn tượng về câu nói của ông, đó là: ” Công việc sẽ chiếm nhiều thời gian trong cuộc đời của bạn và điều duy nhất khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi làm việc là bạn hãy làm công việc mà bạn cho là tuyệt vời đối với bạn. Và để cảm thấy tuyệt vời khi làm việc thì bạn phải yêu công việc đó. Nếu bạn vẫn chưa tìm được công việc bạn yêu thích thì hãy mạnh dạn từ bỏ công việc hiện tại và tìm kiếm công việc mà bạn yêu thích nhất, đừng nản chí, hãy tiếp tuc tìm kiếm…..”

4. Nội dung

Cấu trúc căn bản của một lá thư xin việc gồm có 5 phần:

* Mở đầu: bạn hãy trả lời ngắn gọn 2 câu hỏi: Tại sao công việc này lại hấp dẫn đối với bạn? lý do tại sao bạn cảm thấy phù hợp với công việc này? Hoặc bạn có thể kế một câu chuyện, một câu nói của người nổi tiếng mà bạn tâm đắc nhất

* Phần 2: Bạn hãy tóm tắt những kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn có và bạn phải chứng minh những kinh nghiệm kỹ năng ấy phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển.

* Phần 3: Bạn hãy trả lời câu hỏi rằng bạn có thể đóng góp gì cho công ty.

* Phần 4: Bạn phải nhấn mạnh trong thư rằng bạn rất mong muốn được làm công việc này và mong muốn có một cuộc hẹn phỏng vấn sớm nhất với nhà tuyển dụng.

* Phần 5: Cảm ơn nhà tuyển dụng và ký tên của bạn

5. Sự chân thành

Bạn nên viết làm sao để nhà tuyển dụng thấy được sự chân thành từ trái tim của bạn, họ có thể cảm nhận được bầu nhiệt huyết, khao khát được làm việc tại vị trí này của bạn.

Không một nhà tuyển dụng nào muốn đọc một lá thư trống rỗng và hời hợt. Bạn càng thể hiện được tình cảm chân thành của bạn thì bạn càng ghi điểm cộng đối với nhà tuyển dụng.

6. Hãy tránh những lỗi cơ bản nhất

Lá thư xin việc là đại diện cho hình ảnh của bạn. Vì vậy một lá thư xin việc càng chỉn chu bao nhiêu thì bạn càng được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng bấy nhiêu. Khi bạn viết xong thư xin việc, bạn cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần để tránh những lỗi về ngữ pháp hay câu cú không ngắn gọn trong thư.

Phải viết chính xác vị trí bạn ứng tuyển, tên người gửi, tên công ty, ngày tháng viết thư và kiểm tra lỗi chính tả kỹ càng.

Mẹo Xin Việc Ở Nhật: Cách Viết Động Cơ Xin Việc (志望動機)

Động cơ xin việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xin việc của bạn. Vì khi người chịu trách nhiệm tuyển dụng hỏi về động cơ xin việc của bạn, họ đang muốn biết “Anh/Chị hiểu được, biết được những gì về công ty chúng tôi”, “Nhân vật đại diện của chúng tôi là ai?”, “Sau khi vào công ty, anh/chị sẽ làm việc cho chúng tôi như thế nào?”. Phần việc động cơ xin việc được gửi đến đến doanh nghiệp thông qua việc làm đơn xin việc, lý lịch cá nhân, hoặc qua câu trả lời khi phỏng vấn.

Phải truyền tải được rằng nếu điều bạn muốn không phải là doanh nghiệp đó thì không làm được. Nếu bạn cho thấy rằng doanh nghiệp khác cũng ổn thì không tốt lắm.

Chỉ nói về điểm tốt của doanh nghiệp cũng không hay. Bạn cần phải kết nối được bản thân bạn với công việc trong doanh nghiệp.

Cho doanh nghiệp thấy bạn muốn và sẽ làm việc thật tích cực trong doanh nghiệp.

Để tăng sức thuyết phục, bạn nhớ đưa ra căn cứ.

Nếu làm không tốt những điều này, thì động cơ nguyện vọng sẽ không có sức thuyết phục.

Viết ra những động cơ cơ bản

Sau khi nắm được những điều căn bản, hãy xem thử cụ thể thì những nội dung nào có thể chuyển thành động cơ xin việc được.

Những yến tố là nền tảng của động cơ nguyện vọng (Ví dụ)

Công việc muốn thực hiện

Nguyện vọng muốn đạt được

Kế hoạch sự nghiệp trong tương lai

Cảm nghĩ khi đến tham quan học tập ở cửa hàng, công ty

Cảm xúc muốn làm khi đến thực tập

Được tạo cảm hứng nhờ việc giới thiệu công ty của senpai

Kiến thức, bằng cấp chuyên môn muốn sử dụng tại công ty

Nền tảng của động cơ nguyện vọng:

Ví dụ:

Tôi muốn làm công việc bán hàng cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn là trong bộ phận hỗ trợ marketing, tôi muốn làm về mảng đề án bán hàng, hỗ trợ cho hoạt động marketing cho các doanh nghiệp là đối tác lâu dàu.

Khi ngài … đảm nhiệm mảng bán hàng cho doanh nghiệp, trong buổi giới thiệu của cựu sinh viên hỏi về những điều mình muốn thực hiện, tôi nhận thấy mình muốn làm việc ở công ty vì những tương đồng trong ý tưởng về bán hàng và tiếp cận khách hàng của mình.

Để đúc kết được động cơ xin việc, nghiên cứu doanh nghiệp rất quan trọng~

Bạn sẽ không thể viết được động cơ nguyện vọng nếu không biết nhiều về doanh nghiệp. Nghiên cứu doanh nghiệp là phần không thể thiếu của động cơ nguyện vọng . Hãy đọc bài viết về nghiên cứ doanh nghiệp tại địa chỉ: https://isenpai.jp/meo-xin-viec-o-nhat-phuong-phap-phan-tich-doanh-nghiep/

Ví dụ như sau:

Những yếu tố liên kết bản thân bạn và công ty (Ví dụ)

Những điều đã trải nghiệm

Nỗ lực của bản thân

Thành quả đạt được

Quan điểm về giá trị

Tính cách

Đặc trưng

Kĩ năng, Bằng cấp

Cụ thể có thể viết như sau:

Sau khi vào công ty bạn muốn làm việc như thế nào

Sau khi đã làm rõ động cơ rồi thì tiếp theo bạn cần xác định “Sau khi vào công ty, cụ thể bạn muốn làm gì”. Điều người chịu trách nhiệm tuyển dụng của doanh nghiệp muốn biết nhất là bạn có tố chất trưởng thành ở công ty này hay không và liệu bạn sẽ thể hiện tốt hay không.

Do đó, không chỉ dừng lại ở việc bộc lộ cảm xúc muốn được gia nhập công ty, mà bạn còn phải truyền tải “Nếu bản thân được gia nhập vào công ty thì tôi muốn hoạt động như thế này”.

Ví dụ tốt: Sau khi vào công ty bạn muốn hoạt động như thế nào

Tôi sẽ cố gắng thu thập thông tin học hỏi về cách thức marketing mới nhất, suy nghĩ kĩ hơn về các quyết sách giải quyết các vấn đề để tiếp cận gần hơn khách hàng, và hướng đến nâng cao kĩ năng bán hàng cùng với năng lực giải quyết vấn đề và năng lực đề xuất phương án.

Tôi muốn thông qua sự trưởng thành của bản thân sẽ hỗ trợ sự trưởng thành của công ty

Nếu bạn cho thấy “Chính vì có tôi nên mới có thể làm được như thế này” sẽ làm tăng sức thuyết phục.

Tóm tắt động cơ

Trước tiên đưa ra một điểm về động cơ xin việc

Nói cụ thể hơn

Lý do là gì (Nguyên nhân nguyện vọng, liên hệ với bản thân)

Sau khi vào công ty bạn muốn làm việc như thế nào

Tóm tắt về động cơ xin việc(ví dụ cụ thể)

Nói gì đó về động cơ nguyện vọng: “Tôi muốn thử làm việc ở bộ phận hỗ trợ marketing trong doanh nghiệp”

Cụ thể hơn: Nói một cách cụ thể tôi mong muốn làm công việc đề xuất kinh doanh hỗ trợ các hoạt động marketing cho các doanh nghiệp khách hàng.

Sau khi vào công ty bạn muốn làm gì: Tôi sẽ cố gắng thu thập thông tin học hỏi về cách thức marketing mới nhất, suy nghĩ kĩ hơn về các quyết sách giải quyết các vấn đề để tiếp cận gần hơn khách hàng, và hướng đến nâng cao kĩ năng bán hàng cùng với năng lực giải quyết vấn đề và năng lực đề xuất phương án. Tôi muốn qua sự trưởng thành của bản thân sẽ kéo theo sự trưởng thành của công ty.

Dựa trên tài liệu xin việc của MyNaviDịch: Tường

Hướng Dẫn Làm Hồ Sơ Xin Việc Ở Nhật

Để xin việc tại một công ty hay xí nghiệp thì hồ sơ xin việc là một điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Để xin việc làm tại Nhật Bản thì mọi người cần phải sở hữu một bộ hồ sơ cho mình. Hồ sơ xin việc ở Nhật là một trong những điều khá khó khăn với những người lần đầu tiên xin việc làm. Bộ hồ sơ xin việc sẽ là yếu tố quan trọng để quyết định bạn có được làm việc hay không.

Vì sao nên chú trọng hồ sơ xin việc ở Nhật?

Hồ sơ xin việc ở Nhật cần những giấy tờ gì?

Điểm nhấn khi viết hồ sơ xin việc để gia tăng cơ hội đậu 100%

Nộp hồ sơ xin việc ở Nhật như thế nào?

Hồ sơ xin việc là gì? Tại sao phải chăm chút cho hồ sơ xin việc

Một bộ hồ sơ xin việc như một cách để người khác có thể hiểu được về bản thân của người xin việc cũng như tính cách của người đó. Thông qua bộ hồ sơ xin việc người tuyển dụng sẽ đánh giá được những mặt tích cực và điểm tiêu cực của người đó. Trong vòng 3 giây, một bộ hồ sơ ấn tượng sẽ được các nhà tuyển dụng chú ý và xem xét kỹ lưỡng hơn. Chính vì vậy mà việc chăm chút cho hồ sơ xin việc cực kỳ quan trọng. Đặc biệt tại Nhật Bản thì nhà tuyển dụng luôn khắt khe hơn trong vấn đề xin việc.

Hồ sơ xin việc làm thêm

– Sơ yếu lý lịch: sơ yếu lý lịch là một phần không thể thiếu để nhà tuyển dụng có được những thông tin cơ bản của một người. Mọi người có thể tải các mẫu sơ yếu lý lịch trên mạng và in ra hoặc mua tại các cửa hàng combini tại Nhật Bản.

– Ảnh thẻ: sử dụng ảnh 3 x 4 trong trang phục nghiêm túc. Mọi người nên sử dụng ảnh thẻ mặc vest hoặc các trang phục lịch sự.

Hồ sơ xin việc làm chính thức

Đối với những người sinh sống và xuất khẩu lao động tại Nhật Bản thì khi xin việc cần phải có một bộ hồ sơ. Cũng giống như khi xin việc làm thêm, hồ sơ xin việc chính thức cũng không hề khác biệt. Thủ tục hồ sơ xin việc ở Nhật bao gồm các loại giấy tờ:

– Sơ yếu lý lịch: bảng sơ yếu lý lịch là phần thể hiện những thông tin cơ bản của người xin việc. Phần viết sơ yếu lý lịch sẽ bao gồm nhiều mục khác nhau, mọi người cần lưu ý viết đúng theo từng mục.

– Bảng tường thuật chi tiết kinh nghiệm làm việc: bảng tường thuật này dành cho những người có kinh nghiệm làm việc trước đây.

– Ảnh thẻ: cũng giống như phần xin việc làm thêm, mọi người nên sử dụng ảnh thẻ với trang phục lịch sự để tạo ấn tượng.

– Bằng cấp và bảng điểm: photo các loại bằng cấp và bảng điểm bạn có.

Ngày gửi hồ sơ xin việc

Ngày gửi hồ sơ xin việc cần viết gần ngày xin việc hoặc sát ngày xin việc, không thể ghi cách đó quá xa hoặc bỏ trống. Khi viết ngày gửi hồ sơ xin việc cần lưu ý chuyển sang lịch của Nhật Bản.

Ảnh cá nhân

Ảnh cá nhân là một phần để nhà tuyển dụng nhận định ai là người xin việc. Khi sử dụng ảnh cá nhân trong hồ sơ xin việc thì cần lưu ý sử dụng những ảnh có thời gian chụp gần đây trên phông nền trắng. Lưu ý vấn đề trang phục khi chụp hình, tốt nhất nên sử dụng trang phục công sở và không trang điểm quá lòe loẹt.

PR bản thân và lý do xin việc

Đối với phần thể hiện bản thân cần thể hiện một cách tinh tế, không quá đề cao bản thân mình vì người Nhật rất coi trọng sự khiêm tốn. Khi viết đến phần lý do xin việc thì mọi người cần phải viết một cách nghiêm túc và tỉ mỉ trong từng câu văn. Lý do xin việc cần phải thể hiện được điểm mạnh và các kỹ năng đối với công việc này. Phần này sẽ được các nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý nhất.

Bằng cấp và chứng chỉ

Đây là một phần để thể hiện các kỹ năng và điểm mạnh của mình để nhà tuyển dụng đánh giá cao. Phần này mọi người có thể liệt kê hết những loại bằng cấp mà mọi người đang sở hữu như: bằng tiếng Anh, bằng tiếng Nhật, chứng chỉ tin học, các loại bằng cấp khác…

Kinh nghiệm công việc đã từng làm

Đối với phần quá trình làm việc mọi người cũng liệt kê tên công ty đã làm việc, thời gian công tác, vị trí làm việc và lý do nghỉ việc. Khi viết phần này cần làm nổi bật những ưu điểm của mình trong công việc này và viết một cách tinh tế về lý do nghỉ việc tại công ty đó.

Nộp trực tiếp tại công ty bạn muốn ứng tuyển

Khi hoàn thành xong bộ hồ sơ xin việc mọi người cần kiểm tra lại lần cuối cùng và cho tất cả vào một bìa thư. Sau khi hoàn thành xong mọi người có thể gọi điện thoại trước đến công ty để hẹn thời gian đến nộp hồ sơ hoặc đến trực tiếp tại công ty để nộp hồ sơ xin việc của mình. Việc nộp hồ sơ trực tiếp tại công ty sẽ giúp bạn tham khảo được công ty như thế nào và biết được địa chỉ chính xác trong ngày phỏng vấn.

Hồ sơ xin việc là một trong những yếu tố quan trọng khi đi xin việc tại bất kỳ công ty nào. Hồ sơ xin việc ở Nhật là yếu tố ban đầu để người tuyển dụng sẽ chú ý đến hồ sơ của bạn hay không. Cần lưu ý những vấn đề trong lúc viết hồ sơ xin việc và tạo được ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Chuẩn bị một bộ hồ sơ tỉ mỉ và tạo dấu ấn sẽ giúp cho bạn có được khả năng đậu cao hơn.