Viết Đơn Xin Việc Thì Kính Gửi Ai / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Đơn Xin Việc Kính Gửi Ai Để Tờ Đơn Được Gửi Đúng Địa Chỉ?

1. Viết đơn xin việc kính gửi ai? 1.1. Kính gửi người quản lý bộ phận tuyển dụng

Trong quá trình viết đơn xin việc, khi không biết rõ được cá nhân chính xác sẽ nhận tờ đơn của mình thì kính gửi người quản lý tuyển dụng là một cách thay thế hợp lý và trang trọng. Mặc dù, có thể chưa chắc là họ sẽ đọc lá đơn của bạn, nhưng đây cũng là một cách đáng để thử. Tên của họ đã được cập nhật chính xác trên website của công ty, doanh nghiệp đó thì chứng tỏ họ cũng có địa vị nhất định. Vậy nên, việc kính gửi tới người quản lý là rất phù hợp.

Ví dụ, bạn định ứng tuyển vào vị trí nhân sự của công ty A thì đơn xin việc của bạn sẽ là: “Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A – Trưởng phòng nhân sự công ty ABC”.

1.2. Kính gửi trưởng nhóm phụ trách tuyển dụng

Bên cạnh người quản lý bộ phận tuyển dụng nhân sự thì trưởng nhóm thực hiện phụ trách công việc tuyển dụng cũng là một sự lựa chọn khá phù hợp. Bởi họ có lẽ chính là những người sẽ mở hồ sơ của bạn và thực hiện việc lọc cũng như lựa chọn các hồ sơ ứng viên có tiềm năng để hẹn đi phỏng vấn.

Một cách khác để có thông tin của trưởng nhóm tuyển dụng đó chính là gọi điện đến công ty. Mặc dù cách này có vẻ không khả thi cho lắm nhưng các bạn cũng vẫn có thể thử, biết đâu lại cơ hội.

1.3. Kính gửi bộ phận chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự

Đây có lẽ là cách nhanh và an toàn nhất với các ứng viên khi các bạn không biết chính xác rõ tên, chức vụ và quá lười để tra cứu trên website. Bộ phận tuyển dụng sẽ là nói chung và dù ai nhận được lá đơn của bạn đều sẽ có quyền quyết định, vì thế, kính gửi “Bộ phận tuyển dụng” là một sự lựa chọn khá hoàn hảo.

Với cách này bạn sẽ không bao giờ có thể sai được địa chỉ hay bị các nhà tuyển dụng bắt lỗi ở những bước cơ bản này.

Mặt khác, với cách ghi như thế này thì bạn có thể được nhà tuyển dụng cảm thấy khá thông minh khi đã bao quát được họ. Bởi cho dù bạn ý thức được rằng khi đã không biết chính xác thì sẽ không thể gửi một cách bừa bãi được.

1.4. Kính gửi tên bộ phận mà bạn ứng tuyển 1.5. Kính gửi tới tên chuyển tiếp của các bộ phận

Đây được coi là một cách tận dụng mạng lưới liên kết của công ty. Nếu may mắn nhờ các mối quan hệ hay sự tình cờ nào đó mà bạn có được địa chỉ email chuyển tiếp từ các bộ phận nội bộ trong công ty, doanh nghiệp mà mình ứng tuyển thì hãy tận dụng cơ hội này.

Với việc này thì email bạn gửi chắc chắn sẽ được đọc bởi các bộ phận khác nhau, biết đâu người đầu tiên lại chính là người chịu trách nhiệm tuyển dụng thì sao? Ít nhất đây cũng là một cơ hội đáng để thử với bạn.

Đây là các cách mà bạn có thể thực hiện khi viết đơn xin việc mà chưa biết rõ nên kính gửi ai. Mặc dù đây chỉ là những điều đơn giản và khá nhiều ứng viên không coi trọng cho lắm. Nhưng nếu chỉ cần mở đầu bạn đã viết sai phần kính gửi thì khả năng có thể trở thành một sự lựa chọn của nhà tuyển dụng là khá thấp. Đơn giản nhưng lại khá quan trọng, bởi với nhà tuyển dụng, nếu bước cơ bản mà bạn còn phạm sai lầm thì những điều quan trọng lại càng khó được đảm bảo chắc chắn hơn.

2. Những sai lầm nào thường gặp khi viết đơn xin việc?

Đơn xin việc kính gửi ai chỉ là một phần nhỏ trong một lá đơn xin việc mà thôi. Vậy, có những lưu ý hay các lỗi sai nào thường gặp trong quá trình ứng viên viết đơn xin việc? Việc nắm bắt các lỗi sai cơ bản là điều rất quan trọng và cần thiết bởi qua đó, ứng viên sẽ có thể xác định được cách viết đúng của mình hơn và tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc này.

2.1. Các lỗi sai về chính tả và ngữ pháp

Đây được coi là lỗi sai khá phổ biến và thường gặp ở ứng viên hiện nay khi viết đơn xin việc. Lỗi sai này có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là do bạn viết, đánh máy quá nhanh và không chú ý, việc này dẫn đến một vài từ bị sai chính tả, ngữ pháp câu chưa đúng và câu văn khá lủng củng, chưa thoát ý.

Nhiều ứng viên hiện nay khi viết đơn xin việc thường viết luôn, không hề xác định các phần, bố cục và cách triển khai ra sao. Vì vậy, các phần thường khá thiếu sự logic, chưa rõ ý và không tạo được điểm nhấn. Hơn hết, việc chủ quan trong việc viết đơn xin việc cũng là điều có khả năng gây ra các lỗi cơ bản này.

Do đó, mỗi khi viết một lá đơn xin việc các bạn cần phải xác định được sẽ viết cái gì và sau khi viết xong cần rà soát lại thật kỹ lỗi chính tả cũng như ngữ pháp sử dụng trong câu. Đặc biệt là với những lá đơn xin việc bằng tiếng Anh.

2.2. Các lỗi sai về quá dài dòng, lan man

Lỗi sai này cũng khá dễ xảy ra ở các ứng viên. Khi viết đơn xin việc bạn quá bị cuốn theo luồng suy nghĩ của mình, do vậy, đến khi nhận thức được thì tờ đơn xin việc của bạn đã là mấy trang giấy rồi. Bạn nên nhớ một điều rằng đây là đơn xin việc chứ không phải bạn viết một bức thư. Vì thế, cần viết ngắn gọn, đầy đủ ý, tập trung vào những phần chính. Bởi nhà tuyển dụng sẽ không dành quá nhiều thời gian vào lá đơn xin việc của bạn đâu.

Nghe có vẻ không thực sự dễ mắc lắm nhưng thực sự đây là một trong những lỗi mà các ứng viên mắc phải khi viết đơn xin việc của mình. Có một điều chính là sự tự tin với bản thân là điều tốt, tố chất này giúp chúng ta có thể thực hiện được các công việc của mình tốt nhất cũng như sẵn sàng với các trải nghiệm để phát triển bản thân. Tuy nhiên, tự tin một cách thái quá đôi khi không phải là cách hay.

Việc thể hiện khả năng của mình một cách thái quá trong đơn xin việc không giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà đôi khi nó lại gây ra tác dụng ngược. Bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu và không được tôn trọng. Bởi những người quá tự tin vào mình thường khá bảo thủ, khó lắng nghe ý kiến của người khác cũng như chưa chắc đã thực sự có tài mà chỉ là “khua môi múa mép” mà thôi.

2.4. Lỗi sai vì quá khiêm tốn

Nếu quá tự tin là một lỗi sai thì quá khiêm tốn cũng không nằm ngoại lệ. Có người quá tự tin thì cũng sẽ có người quá khiêm tốn, và đây cũng là một lỗi sai mà khá nhiều người gặp phải.

Nếu bạn quá khiêm tốn thì nhà tuyển dụng sẽ rất khó biết được khả năng của bạn đến đâu thông qua đơn xin việc, và liệu những thông tin mà bạn đưa ra có thực sự đảm bảo được kết quả công việc yêu cầu đề ra hay không. Điều này sẽ chỉ khiến cơ hội được chọn của bạn giảm đi rất nhiều mà thôi.

Bạn không nên quá tự tin nhưng cũng không cần phải quá khiêm tốn. Nếu bạn có năng lực và thấy mình phù hợp với vị trí đó thì hãy thể hiện với nhà tuyển dụng.

2.5. Lỗi về sự thiếu trung thực

Hiện nay, có rất nhiều ứng viên vì muốn có được công việc mà trong quá trình viết đơn xin việc da Pr bản thân quá đà, đưa ra những thông tin không đúng để làm nổi bật được bản thân với nhà tuyển dụng.

Thực tế là những người chịu trách nhiệm tuyển dụng sẽ không đánh giá cao những ứng viên mà ngay lần đầu tiên đã dối trá và thiếu trung thực. Điều này rất dễ gây ra ác cảm với họ và thậm chí nó sẽ là bóng đen có thể kéo dài về sau này, thậm chí có thể trở thành vết nhơ của bạn trong quá trình tìm kiếm công việc của mình.

Hết Hạn Hợp Đồng Thì Có Cần Viết Đơn Xin Nghỉ Việc Không ?

Dạ. Cho em hỏi khi hết hợp đồng lao động em không kí hợp đồng lại,phải viết đơn thôi việc nhưng người sử dụng lao động không phê duyệt cho em nghỉ, em phải làm gì trong trường hợp này ạ ? Cảm ơn.

Căn cứ theo quy định tại điều 36 Bộ luật lao động 2012 thì hợp đồng lao động chấm dứt khi hết thời hạn được ghi nhận trong hợp đồng lao động mà hai bên ký kết với nhau. Cụ thể:

Căn cứ theo quy định trên thì thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa bạn và người sử dụng lao động đã hết, do đó, trường hợp này hợp đồng của bạn đương nhiên chấm dứt và bạn không bắt buộc phải viết đơn xin nghỉ việc theo quy định tại điều 37 Bộ luật lao động 2012. Theo đó, trước khi hết hạn hợp đồng thì công ty phải thông báo cho bạn biết về việc hợp đồng sẽ chấm dứt và yêu cầu bạ bàn giao công việc, nếu công ty có nhu cầu tiếp tục giao kết hợp đồng với bạn thì hai bên có thể thỏa thuận ký tiếp hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn.

Như vậy, trong trường hợp của bạn có viết đơn xin nghỉ việc mà công ty không đồng ý thì bạn vẫn có quyền nghỉ việc sau thời điểm hết hạn hợp đồng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có sự thông báo và bàn giao công việc trước khi nghỉ việc và yêu cầu công ty thanh toán những khoản tiền lương trong thời gian bạn đi làm và đề nghị công ty chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ công ty giữ của bạn trong thời gian làm việc.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động về thời hạn hợp đồng trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: để được giải đáp.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật Minh Khuê

Cách Viết Mẫu Đơn Xin Việc Gửi Qua Mail Ấn Tượng!

Tìm việc

1. Đơn xin việc gửi qua email là gì?

Rất rất nhiều ứng viên đã tự tay vứt bỏ đi cơ hội việc làm của mình chỉ vị xem nhẹ mẫu đơn xin việc gửi qua mail. Làm thế nào để mẫu đơn xin việc 4.0 này đến tay nhà tuyển dụng một cách ấn tượng và thu hút nhất? Đó là một câu hỏi không chỉ của riêng bạn!

Đơn xin việc gửi qua email hiểu một cách đơn giản chính là phần nội dung bên trong email mà bạn viết khi gửi CV xin việc trong quá trình ứng tuyển. Xin việc qua email khác với những phương thức truyền thống khác ở chỗ, nó chỉ đơn tối giản hóa về mặt nội dung, truyền tải những thông điệp súc tích nhất chứ không quá dài dòng văn tự.

Theo đó, ứng viên không nên đưa vào những thông tin quá chi tiết và cụ thể về mình. Hãy để dành phần đó ở hồ sơ hay CV xin việc. Tựu chung, mẫu đơn xin việc gửi qua mail đóng vai trò như “màn dạo đầu” mà ứng viên làm cho mình trở nên “nóng bỏng” trong mắt nhà tuyển dụng, gây ấn tượng và thúc đẩy việc nhà tuyển dụng xem CV của bạn nhanh hơn đó.

2. Viết mẫu đơn xin việc gửi qua mail chuẩn nhất

Một nguyên tắc cần nằm lòng trước khi bắt tay vào viết đơn xin việc gửi email đó chính là địa chỉ email. Cần đảm bảo tính nghiêm túc và chuyên nghiệp cho địa chỉ email, đây cũng là một trong những yếu tố minh chứng bạn là một ứng viên cẩn thận và nghiêm túc trong công việc.

Về chi tiết cách viết mẫu đơn xin việc email, ứng viên cần lưu ý những điểm quan trọng như sau:

– Thứ hai, đừng quên đính kèm biểu mẫu CV xin việc của bạn: Mẫu đơn xin việc được gửi qua email như thay công tác ứng tuyển trực tiếp của bạn vậy. Do đó, đừng quên đính kèm CV của bạn và đề cập đến nó trong nội dung của email. Với mẫu đính kèm, bạn cũng cần lưu ý về định dạng và tên của file, tránh gây khó khăn trong lúc nhà tuyển dụng mở mẫu CV ra. File đính kèm nếu không muốn lỗi, hãy chọn định dạng Pdf. Tên của file nên đặt không dấu, có dấu gạch ngang và theo một công thức tùy chọn. Chẳng hạn như: CV xin viec-HaLinh-Chuyen vien marketing.

– Thứ ba, nếu muốn được nhà tuyển dụng liên hệ sau đó, hãy cố gắng trong việc bày tỏ nguyện vọng của bạn trong mẫu đơn xin việc. Trong đoạn cuối cùng của nội dung đơn xin việc email, hãy bày tỏ nguyện vọng của bạn về công việc, đừng quên nhắc đến mẫu CV được đính kèm. Hơn hết, hãy ra một lời ngỏ rằng bạn mong muốn được gặp gỡ nhà tuyển dụng ở buổi phỏng vấn để trao đổi rõ hơn về những thế mạnh của bạn, những giá trị phù hợp cho vị trí mà họ đang tuyển dụng.

– Thứ tư, đừng gửi email đi tức thì, hãy cố gắng đọc và kiểm tra lại tổng thể đơn xin việc bằng email. Xem xét những yếu tố về chính tả, tiêu đề, hành văn, bố cục, giọng điệu,…. Nếu tất cả dường như đã ổn, bạn có thể sẵn sàng gửi đi thông điệp của mình cho nhà tuyển dụng biết!

3. Những lưu ý khi viết mẫu đơn xin việc gửi qua email

Tỷ lệ cạnh tranh trong thị trường việc làm ngày càng trở nên gay gắt. Vì bạn biết đấy, vấn đề thất nghiệp vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để ở nước ta. Nói điều này để thấy rằng, các ứng viên cần làm cho bản thân sở hữu những thế mạnh mà người khác không có, để xây dựng một giá trị, một thương hiệu mà nhà tuyển dụng bước đầu cảm thấy sẽ bị chinh phục bởi bạn. Đối với một công việc mà bạn đam mê từ lâu, điều này lại càng thêm quan trọng. Hãy cho nó trở thành động lực để thúc đẩy việc bạn giành lấy cơ hội cho chính mình.

Trong quá trình viết đơn xin việc gửi bằng email, chính tả là lỗi sai cơ bản nhưng lại là lỗi thường gặp nhất. Do đó, trước khi gửi email đi, hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra lỗi chính tả lặp đi lặp lại, thậm chí là gửi cho một người thứ hai đọc nó, chẳng hạn như người thân hay bạn bè. Họ sẽ giúp bạn chỉ ra những lỗi khách quan, không đơn giản là một lỗi chính tả.

3.2. Lưu ý về thông tin nhà tuyển dụng

Đa số các ứng viên đều tự tin rằng, sẽ chẳng bao giờ họ nhầm lẫn hay viết tên nhà tuyển dụng sai cả. Tuy nhiên, công tác ứng tuyển không hề dễ dàng, đặc biệt với những người chưa có kinh nghiệm. Một hành trình khá dài, với nhiều công đoạn phải chuẩn bị, đôi khi sẽ khiến các ứng viên cảm thấy chán nản và mết mỏi. Ứng tuyển một lúc nhiều công việc, ở nhiều nhà tuyển dụng khác nhau, cũng là lý do dẫn đến sai lầm này của bạn.

Việc làm nhân viên kinh doanh

3.3. Lưu ý về trọng tâm của nội dung email

Trong quá trình viết đơn xin việc bằng email, lỗi sai dễ mắc phải đó chính là khoe khoang về bản thân quá nhiều. Nhà tuyển dụng mong muốn tìm được những ứng viên có thể cung cấp những giá trị bản thân trong việc cống hiến để đạt được mục đích chung của tập thể. Hơn cả, nhà tuyển dụng muốn biết được ứng viên có thể làm được những gì cho công ty của họ.

3.4. Độ dài và tiêu đề email

Về độ dài của email đơn xin việc, hãy cố gắng giữ chúng đứng quá dài nhưng cũng đừng quá ngắn. Chẳng hạn như nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không hứng thú và nghiêm túc lắm với công việc họ đang tuyển vì đơn xin việc của bạn là quá ngắn. Bên cạnh đó, một mẫu đơn xin việc gửi bằng email quá dài cũng sẽ gây cảm giác nhàm chán, mất thời gian của nhà tuyển dụng,… email xin việc quá dài cũng minh chứng cho độ thiếu chuyên nghiệp, suy nghĩ không logic của ứng viên.

3.5. Lưu ý về việc đính kèm CV xin việc

Qua những thông tin chia sẻ về bí kíp viết mẫu đơn xin việc gửi qua mail, chúng tôi tin rằng bạn sẽ tự tin hơn trong hành trình theo đuổi công việc của mình đấy!

Tạo cv online

Người Lao Động Viết Đơn Xin Nghỉ Việc Thì Có Được Hưởng Trợ Cấp Thôi Việc Không?

Hiện nay theo quy định của pháp luật từ ngày 01.01.2009 công ty phải đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc cho người lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao đồng công ty không phải trả trợ cấp thôi việc.

Tôi làm việc tại HTX Bình Nhì đã được hơn 8 năm. Nay tôi xin thôi việc. Theo Luật lao động thì tôi được nhận trợ cấp thôi việc ít nhất là 4 tháng lương nhưng Giám đốc tôi nói tại tôi làm đơn xin nghỉ chứ không phải họ cho tôi nghỉ nên không chi trả trợ cấp thôi việc c cho tôi. Tôi muốn hỏi quy định thế nào? Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình. (Lê Huyền Nhi – Yên Bái)

Luật gia Lương Thị Anh Thư – Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp ở trên thì chúng tôi có thể hiểu là bạn viết đơn xin và đã được bên phía công ty đã đồng ý cho bạn nghỉ việc và trả lời của Giám đốc bạn trả lời như vậy là không đúng với quy định của pháp luật. Căn cứ về điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc tại Điều 48 Luật Lao động quy định như sau:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc “.

Trường hợp bạn viết đơn xin nghỉ việc được công ty chấp nhận hoàn toàn đủ điều kiện của pháp luật để hưởng trợ cấp thôi việc. Bạn có thể căn cứ vào quy định trên để yêu cầu bên phía công ty phải trả tiền trợ cấp thôi việc cho bạn.

Ngoài ra, hiện nay theo quy định của pháp luật từ ngày 01.01.2009 công ty phải đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc cho người lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao đồng công ty không phải trả trợ cấp thôi việc.

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]

Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.