Viết Mẫu Hoá Đơn Giá Trị Gia Tăng / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Hoá Đơn Vat Là Gì? Cách Viết Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Như Thế Nào

Hóa đơn VAT hay còn gọi là hóa đơn giá trị gia tăng. Đây là một trong những loại hóa đơn quan trọng và được sử dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây lắp, xây dựng,…

Hóa đơn VAT đòi hỏi tính chính xác cao. Nó cần được viết theo đúng nguyên tắc, nhằm đảm bảo phù hợp, không làm trái quy định Bộ tài chính.

Theo Thông tư 39 của Bộ Tài chính, việc lập hóa đơn VAT cần phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Bạn cần ghi trên hóa đơn những thông tin như:

Giá bán chưa bao gồm VAT

Phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có)

Thuế VAT và tổng giá thanh toán đã có thuế.

Tuyệt đối không được tẩy xóa, sửa chữa trên tờ hóa đơn VAT

Khi viết phải dùng cùng màu mực, không dùng mực đỏ

Phần chữ số hay chữ viết, bạn phải viết liên tục, không được ngắt quãng, không được phép viết hoặc in đè lên phần chữ in sẵn cũng như gạch chéo phần còn trống (nếu có).

Hoá đơn VAT phải được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung ghi trên hóa đơn phải có sự thống nhất và trùng một số trên các liên.

Hoá đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

Hàng hóa: Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa nhưng thời điểm viết hóa đơn giá trị gia tăng là lúc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Cung ứng dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn VAT là là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ và cũng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Có những trường hợp việc lập hóa đơn diễn ra cùng một lúc với ngày thu tiền.

Xây dựng, lắp đặt: Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng chính là lúc nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình.

Hóa đơn viết ra phải có cả đầy đủ thông tin của bên mua và bên bán. Bên xuất hóa đơn và bên nhận hóa đơn.

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không được phép sửa đổi, tẩy xóa.

Số tiền cụ thể trước và sau khi tính thêm VAT phải rõ ràng, ghi thành hai dòng khác nhau để tránh nhầm lẫn.

Đối với hóa đơn lần đầu:

Ngày lập hóa đơn Giá trị gia tăng là ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Đối với hóa đơn điều chỉnh, đổi trả hàng..:

Ngày lập hóa đơn sẽ trùng với ngày lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai và cũng là ngày trả lại hàng hóa.

Trong hóa đơn VAT, bạn cần phải ghi đầy đủ họ tên của người mua. Thường khách hàng là cá nhân sẽ không lấy hóa đơn nhưng nếu là đơn vị, doanh nghiệp thì bạn cần ghi rõ:

Tên đơn vị: chính là tên giấy phép đăng ký kinh doanh.

Mã số thuế của đơn vị

Địa chỉ đăng ký kinh doanh của công ty

Khi viết hóa đơn giá trị gia tăng bạn cần phải có bảng kê khai chi tiết hàng hóa, cụ thể như sau:

Số thứ tự các loại hàng hóa mua hàng

Chi tiết tên hàng hóa bao gồm: tên, mã, kí hiệu, số lượng

Một số hàng hóa đặc biệt có số hiệu, ký hiệu riêng cần phải ghi đầy đủ theo đúng đăng ký trên pháp luật.

Trường hợp điều chỉnh hóa đơn cần ghi rõ sai sót gì. Tăng hay giảm số lượng bao nhiêu, ngày tháng năm.

Đơn vị tính của hàng hóa bán ra

Đơn giá: Bao gồm giá chưa VAT + % VAT và tổng tiền đã bao gồm VAT

Lưu ý: Sau khi viết hoàn thiện, gạch chéo phần bỏ trống trong bảng

Hiện nay, mức thuế VAT của hàng hóa dịch vụ có 3 mức là: 0%, 5%, 10%.

Trong trường hợp, hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán. Dòng thuế suất thuế VAT không ghi và gạch bỏ ().

Nếu là hàng thuế suất 0% thì viết vào cột thuế VAT là “0”

Tổng tiền thanh toán sẽ bao gồm “Cộng tiền hàng” và “Tiền thuế GTGT”. Bạn phải viết cả tiền bằng số và bằng chữ. Tuyệt đối không được làm tròn số tiền lẻ trên hóa đơn GTGT. Ghi rõ là Việt Nam đồng hay tiền ngoại tệ. Sau khi hoàn tất thủ tục trên thì người mua và người bán kí tên, đóng dấu và gửi khách hàng.

Bây giờ bạn đã hiểu Hóa đơn VAT là gì? Hướng dẫn cách viết hóa đơn giá trị gia tăng. Hy vọng bạn có thể hoàn thiện nhanh chóng thủ tục và xuất hóa đơn cho khách hàng chuẩn xác nhất.

Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Là Gì

Hóa đơn giá trị gia tăng là gì và cách phân biệt hóa đơn GTGT đầu vào và hóa đơn GTGT đầu ra và những lưu ý quan trọng khi kế toán xuất hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) là hóa đơn chính thức do Bộ tài chính Việt Nam ban hành áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:

► Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa

► Hoạt động vận tải quốc tế

► Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu

► Xuất khẩu, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài

II/ Những quy định về ký hiệu hóa đơn giá trị gia tăng

Kế toán cần biết phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng

Đây là 2 loại hóa đơn dùng cho những đối tượng khác nhau. Hóa đơn VAT được cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp và đánh thuế GTGT.

Trên hóa đơn giá trị gia tăng có thuế suất VAT, giá trị thuế VAT và giá trị tính thuế VAT. 1 vấn đề không thể thiếu là hóa đơn VAT bắt buộc phỉ có xác nhận pháp lý bằng con dấu của doanh nghiệp, công ty đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ. Hóa đơn giá trị gia tăng gồm 3 liên trở lên ( giao khách, liên giữ lại lưu trữ đối chiếu thông tin và các liên phục vụ mục đích khác )

Ngược lại hóa đơn bán hàng chỉ dùng vào mục đích bán hàng hóa và dịch vụ giữa người bán và người mua. Hóa đơn bán hàng chỉ thể hiện giá trị hàng hóa dịch vụ bán giá chứ không thể hiện thuế xuất. Ngoài ra thành hóa đơn bán hàng không thể hiện duy nhất. Hóa đơn bán hàng có thể có 1 liên hoặc 2 liên. Liên 1 giữ khách hàng, liên 2 lưu trữ tại đơn vị bán.

III/ Phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra

Bạn chưa biết gì về hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào đầu ra thì cách đơn giản để nhận biết qua ví dụ sau

Trên là 2 tờ hóa đơn đầu vào đầu ra, Giả sử bạn đang làm kế toán cho công ty TNHH tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp Minh Việt

► Nếu là hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào : Thì đơn vị bán hàng trên hóa đơn là công ty khác cụ thể là công ty TNHH kinh doanh tổng hợp Phú Quý

► Nếu là hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra : Thì đơn vị bán hàng trên hóa đơn là công ty TNHH tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp Minh Việt

IV/ Những lưu ý quan trọng về hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng mà kế toán cần nhớ:

Để hóa đơn GTGT được chấp nhận tính vào chi phí và được khấu trừ thuế khi nhận hóa đơn đầu vào kế toán cần chú ý, quy định chung về hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ.

– Riêng hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế GTGT ,

– Kế toán cần kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hóa đơn : Tên, địa chỉ, MST của đơn vị mình và hóa đơn không được tẩy xóa…

+ Thời điểm thanh toán : Người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai vào thuế GTGT và khấu trừ bình thường ( Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng ), trường hợp đến thời hạn quyết toán, thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán phần tiền đã nợ thì phần thuế GTGT này sẽ bị loại ra và không được khấu trừ.

+ Phương thức thanh toán bù trừ : Dịch vụ/hàng hóa mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa/dịch vụ mua vào hay bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng.

– Sau khi kế toán đã bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.

+ Hóa đơn mua cùng trong một ngày: Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay không.

+ Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần: Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán.

– Nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.

+ Chuyển tiền qua ngân hàng: Quy định số tiền viết hóa đơn nếu từ 20 triệu đồng trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng ACB sang tài khoản ngân hàng SHB là nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản công ty khác hoặc chuyển tiền sang một tài khoản công ty người bán khác trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế GTGT trừ trường hợp phải có hợp đồng hoặc thư chỉ định thanh toán của các bên

– Chú ý khấu trừ đối với tài sản cố định : Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.

Lưu ý : Đối với những hóa đơn của Doanh nghiệp mà kế toán đã kê khai năm trước nhưng lại hạch toán vào năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.

– Các hóa đơn thuê văn phòng : Theo quy định thì bắt buộc phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng để phát hành hóa đơn và phải nộp các loại thuế bao gồm thuế GTGT. Đặc biệt loại hóa đơn này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên một số kế toán ở một số đơn vị nhìn thấy trong bảng tính thuế của cơ quan thuế thì có phần thuế giá trị gia tăng nên lập vào bảng kê chứng từ(phần này sẽ bị loại bỏ khi quyết toán)

– Hóa đơn đối với dự án : Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó. Cho nên, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.

– Khi viết nội dung trên hóa đơn GTGT kế toán cần phải lưu ý đến chữ khi viết nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao.

Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng GTGT cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%.

– Phải kiểm tra lại toàn bộ hóa đơn GTGT xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.

– Nếu trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm hàng hóa thành phẩm của mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. đều phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT.

– Nếu giám đốc thường xuyên đi công tác lâu ngày thì ủy quyền cho người bán hàng ký để tránh hóa đơn bị ký chậm trễ so với số hợp đồng.

– Các dòng thừa trên hóa đơn GTGT kế toán phải gạch chéo.

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Không có tin nào

Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Tiếng Anh Là Gì?

Hóa đơn giá trị gia tăng là một loại hóa đơn được dùng trong các tổ chức phải thực hiện khai và tính thuế về giá trị gia tăng bằng phương pháp là khấu trừ.

Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?

Hóa đơn giá trị gia tăng là một loại hóa đơn được dùng trong các tổ chức phải thực hiện khai và tính thuế về giá trị gia tăng bằng phương pháp là khấu trừ. Trong đó, các hoạt động được khấu trừ thuế bao gồm: cung ứng các dịch vụ ở nội địa, bán hàng hóa; vận tải trong khu vực quốc tế; thực hiện xuất khẩu hoặc cung ứng các dịch vụ ở nước ngoài,…

Hóa đơn giá trị gia tăng tiếng Anh là gì?

Hóa đơn giá trị gia tăng tiếng Anh là: Value added tax

Hóa đơn giá trị gia tăng tiếng Anh được định nghĩa như sau:

Value added tax is a type of invoice used by organizations that must declare and calculate the value-added tax by the deduction method. In particular, activities entitled to tax deduction include: provision of domestic services, sale of goods; transport in the international area; perform export or supply of services abroad, …

– Hóa đơn đỏ – tiếng Anh là: VAT invoice

– Hóa đơn VAT- tiếng Anh là: VAT bill

– Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng – tiếng Anh là: Sample of value added invoice

– Liên hóa đơn – tiếng Anh là: Inter bill

– Cơ quan thuế – tiếng Anh là: Tax authorities

– Phát hành hóa đơn – tiếng Anh là: Issue the invoice.

Truy thu thuế tiếng anh là gì

Ví dụ đoạn văn thường sử dụng khi nói đến cụm từ hóa đơn giá trị gia tăng tiếng Anh viết như thế nào?

Một số đoạn văn thường được nhắc tới cụm từ hóa đơn giá trị gia tăng tiếng Anh là:

– Cập nhật mẫu đơn hóa đơn GTGT update mới nhất năm 2021 – tiếng Anh là: Update the latest updated VAT invoice template in 2021

– Hóa đơn đỏ – hóa đơn VAT – hóa đơn giá trị gia tăng – tiếng Anh là: Red invoice – VAT invoice – VAT invoice

– Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng – văn bản pháp luật – tiếng Anh là: Laws on value-added invoices – legal documents

– Những quy định về hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất – tiếng Anh là: Latest regulations on VAT invoice

– Hướng dẫn cách viết hóa đơn giá trị gia tăng – tiếng Anh là: Instructions on how to write value-added invoices

– Thuế GTGT là gì? Các nội dung bắt buộc trong hóa đơn thuế giá trị gia tăng – tiếng Anh là: What is VAT? Compulsory contents of value added tax invoice

– Quy định về hóa đơn giá trị gia tăng – tiếng Anh là: Regulations on value-added invoices

– Tìm hiểu về hóa đơn giá trị gia tăng – tiếng Anh là: Find out about value added invoices

– Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng điện tử – tiếng Anh là: Electronic invoice form of value added

– Xuất hóa đơn giá trị gia tăng – tiếng Anh là: Issue VAT invoices

– Mua hóa đơn giá trị gia tăng – tiếng Anh là: Buy value added invoices

– Tổng hợp những điều cần biết về hóa đơn giá trị gia tăng – tiếng Anh là: Summary of things to know about value added invoices

– Các loại hóa đơn giá trị gia tăng bạn cần biết – tiếng Anh là: Types of value-added invoices you need to know

– Ý nghĩa hóa đơn giá trị gia tăng bạn cần biết – tiếng Anh là: Meaning the value-added invoice you need to know

– Sự khác nhau giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng – tiếng Anh là: Difference between sales invoice and value added invoice

– Một số lưu ý về thời điểm xuất hóa đơn kế toán nên biết – tiếng Anh là: A few notes on when to invoice the accounting should know

Tham khảo nghị định Số: 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất hiện nay.

Cách Viết Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Mới Nhất Năm 2022

Hóa đơn giá trị gia tăng được lập và sử dụng theo hướng dẫn tại Điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC và được hướng dẫn sửa đổi mới nhất tại Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC, ngày 27/2/2015 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Viết hóa đơn giá trị gia tăng kế toán cần chú ý đến các điểm sau:

– Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. – Đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền. – Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

(Đây là mẫu hóa đơn GTGT mới nhất theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC)

“: Chính là thời điểm lập hóa đơn đã nêu ở trên.” : ghi đầy đủ họ và tên người mua, trong trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn thì ghi là: “”: ghi tên công ty của khách hàng theo đúng như trên giấy phép đăng ký kinh doanh.”: Viết mã số thuế của công ty đó.” : ghi địa chỉ ĐKKD.” : ghi lần lượt số thứ tự các mặt hàng. Lưu ý: mặt hàng đầu tiên ghi là ” 01″, nếu mặt hàng 01 này có tên hàng hóa dài và phải ghi xuống dòng thứ 2 thì số thứ tự của mặt hàng số 02 sẽ ghi ở dòng thứ 3.” ghi đầy đủ tên mặt hàng như lúc nhập ( nếu là hàng hóa). Trường hợp người bán quy định mã hàng hoá, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hoá đơn phải ghi cả mã hàng hoá và tên hàng hoá. + Đối với hóa đơn lần đầu là ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, cung ứng dịch vụ. người mua không lấy hoá đơn” hoặc “ – Dòng “ – Dòng “

Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán. Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán. – Cột “ – Cột “ Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp. Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính. người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế“. – Dòng “ + Đôi với hóa đơn điều chỉnh, hàng bán bị trả lại… là ngày hiện tại. Thông thường sẽ trùng với ngày lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai, hay là ngày trả lại hàng hóa. – Dòng “

” : Nhập vào đơn vị tính là gì thì khi xuất phải viết đúng như vậy.

: Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”” ( Theo khoản 2 – điều 5 của TT 119/2014/TT-BTC)