Xin Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản, Đơn Xin Nghỉ Làm Hưởng Chế Độ Thai Sản

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản? Mẫu đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản? Vấn đề bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản? Thời hạn nghỉ thai sản trước khi sinh? Lao động nghỉ thai sản, doanh nghiệp có phải trả lương? Giảm lương của lao động sau khi nghỉ thai sản đúng không?

Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu đơn xin nghỉ thai sản, đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được tư vấn – hỗ trợ!

Theo như số liệu về dân số năm 2017 thì Việt Nam chúng ta đón khoảng 1.563.911 trẻ em được sinh ra. Với con số như vậy cũng tương đương hơn 500.000 bà mẹ mang thai vào năm này. Mỗi người mẹ lại làm những ngành nghề khác nhau, ở những vị trí công việc khác nhau nên khi mang thai có mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng được số tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng cũng có một số thai phụ vì tính chất công việc lúc đó không đảm bảo được số tháng đóng bảo hiểm luật định thì lại không được hưởng chế độ này.

Luật quy định thời gian nghỉ thai sản là 06 tháng, trước và sau khi sinh. Như vậy, để đảm bảo trật tự quản lý công ty và đi đúng tiến độ công việc thì trước khi nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai phải tiến hành viết đơn xin nghỉ thai sản hoặc đơn xin nghỉ hưởng chế độ thai sản. Vậy hai mẫu đơn này khác nhau chỗ nào, đối tượng nào được áp dụng trong từng trường hơn, cách trình bày đơn ra sao sẽ được Luật Dương Gia giải đáp dưới bài viết sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…, ngày…tháng…năm…

Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…

Chức vụ:… Vị trí công tác…

Nơi đăng ký thường trú:..

Chỗ ở hiện tại:…

Hiện nay, tôi đang mang thai tại thai kì…Để đảm bảo được sức khỏe cho tôi và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nay. Nay tôi viết đơn này để mong ban giám đốc cho tôi nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.

Thời gian xin nghỉ từ… đến…

Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.

Mong Ban giám đốc xem xét và chấp nhận yêu cầu này của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…, ngày…tháng…năm…

Ngày tháng năm sinh:…

Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…

Chức vụ:… Vị trí công tác…

Nơi đăng ký thường trú:…

Chỗ ở hiện tại:…

Hiện tôi đang mang thai tại thai kì thứ…Để đảm bảo sức khỏe và chuản bị tốt nhất cho quá trình sinh con. Nay tôi viết đơn này để đề nghỉ nghỉ làm có hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Tôi đã bàn giao lại công việc cho … tại vị trí…

Thời gian sinh nghỉ từ…đến…

Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.

Mong Ban giám đốc và phòng nhân sự xem xét và hỗ trợ cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo

– Cách viết đơn xin nghỉ thai sản

Trước khi viết đơn xin nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:

– Tính số tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng được trong vòng một năm trước ngày dự tính sinh để xét mình có được hưởng chế độ thai sản hay không?

( Ví dụ: thai phụ dự tính sinh vào tháng 10/2019, thì kiểm tra từ 10/2018-10/2019 đóng được bao nhiêu tháng đóng bảo hiểm xã hội)

– Thông thường, phải đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngoại lệ, đóng đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh khi có yêu cầu dưỡng thai của bác sĩ, cơ quan y tế có thẩm quyền.

+ Phần kính gửi: gửi cấp trên quản lý nơi mình làm việc;

+ Thông tin cá nhân: tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ nơi ở, vị trí, chức vụ bản thân đang phụ trách;

+ Trình bày về nguyện vọng xin nghỉ làm để đảm bảo sức khỏe và tinh thần trước khi sinh con.

+ Nếu được hưởng chế độ thai sản thì cần ghi rõ là đã đóng được bao nhiêu tháng, lưu ý cho phòng nhân sự biết trước để chuẩn bị hồ sơ cho người lao động;

+ Ký, ghi rõ họ và tên.

Trường hợp của tôi như sau, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Tôi nghỉ chế độ sai thản 6 tháng theo đúng quy định của Bộ luật lao động 2012. Sau đó, tôi đi làm thì được công ty bố trí một công việc khác với cùng mức lương như lúc tôi nghỉ thai sản. Vậy tôi muốn hỏi công ty làm như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không? Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật lao đông quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi lao động nữ nghỉ thai sản quay trở lại làm việc theo đúng quy định như sau:

Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy, pháp luật quy định khi người lao động trở lại làm việc khi hết thời gian nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm việc làm cũ cho người lao động nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp việc làm cũ không còn nữa thì người sử dụn lao động phải bố trí việc làm khác cho lao động nữ với điều kiện đó là mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Chào luật sư, tôi có một câu hỏi mong luật sư giải đáp. Tôi đang mang thai, tôi muốn hỏi trước khi sinh bao lâu thì được phép nghỉ?

Căn cứ vào Điều 157 BLLĐ 2012 quy định về việc nghỉ thai sản như sau:

“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng …. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Điều 28 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, theo các quy định trên thì thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Chào luật sư! Doanh nghiệp của tôi có một trường hợp lao động bị thai 5 tháng chết lưu. Vậy thưa Luật sư, trường hợp này người lao động đó có được hưởng chế độ thai sản không? Và phía doanh nghiệp của tôi có phải trả lương cho người lao động không ạ? Mong sớm nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Xin cám ơn Luật sư!

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người lao động nữ mang thai sẽ được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, trong trường hợp này người lao động có thai chết lưu tại doanh nghiệp của bạn đương nhiên được hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, theo quy định tại Điều 30, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người lao động nữ đó sẽ được nghỉ 40 ngày làm việc (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 35, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì mức hưởng chế độ thai sản là 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 157, Bộ luật Lao động 2012 thì khi người lao động nữ nghỉ thai sản thì người đó sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tức là người lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp trong thời gian nghỉ thai sản từ Quỹ Bảo hiểm xã hội mà phía doanh nghiệp của bạn không có nghĩa vụ trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ thai sản.

Chào công ty luật Dương Gia, mình có điều muốn hỏi: mình nghỉ thai sản và quay trở lại làm vào tháng 11/2016. Tuy nhiên đến tháng 1 năm 2017, do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống (kể cả giám đốc). Nhưng mình có người bạn nói lại là trong luật lao động có quy định không được giảm lương của người vừa quay trở lại làm sau khi nghỉ sinh. Mà ít nhất phải sau 1 năm. Điều này có đúng không ạ? Mình cảm ơn!

– Trường hợp công ty bạn lấy lý do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống phải tiến hành phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới”.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

– Điều 158 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản như sau:

“Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản”.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, công ty vẫn được giảm lương nếu như được sự đồng ý của bạn cũng như nhân viên trong công ty. Trường hợp đối với lao động nữ nghỉ thai sản sau khi trở lại công ty làm việc, trong trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Vương Lâm Oanh

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản, Đơn Xin Nghỉ Sinh Đẻ

Đơn xin nghỉ thai sản là thủ tục bắt buộc của tất cả các lao động nữ trước khi xin thôi việc tạm thời để nghỉ sinh, đây cũng là giấy tờ nằm trong bộ hồ sơ xin các chế độ và trợ cấp thai sản sẽ được cơ quan nơi bạn công tác xem xét và giải quyết. Hiện nay nhà nước và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có những chính sách ưu tiên đặc biệt cho các lao động nữ nghỉ thai sản, chẳng hạn như việc thay đổi thời gian nghỉ sinh từ 4 tháng sang 6 tháng, tăng mức tiền bảo hiểm trợ cấp thai sản…

Download Đơn xin nghỉ thai sản

Đơn xin nghỉ thai sản là giấy tờ quan trọng

Đơn xin nghỉ thai sản là giấy tờ quan trọng giúp cán bộ, công chức, giáo viên, cán bộ công nhân viên là nữ có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục để được nghỉ thai sản theo đúng quy định chung, qua đó, doanh nghiệp, đơn vị giải quyết các thủ tục liên quan đến bảo hiểm và chế độ thai sản dành cho đối tượng nghỉ thai sản.

Theo Luật lao động, lao động nữ mang thai, sinh con, mang thai hộ và nhờ mẹ mang thai hộ, người lao động nữ nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con,… sẽ được hưởng chế độ thai sản, vì vậy, các bạn sẽ làm đơn xin nghỉ thai sản để gửi lên đơn vị lao động để được xem xét, giải quyết thủ tục để hưởng chế độ thai sản phù hợp nhất.

Đơn xin nghỉ thai sản cần đáp ứng một số thông tin cụ thể như tên, ngày sinh, chức vụ, vị trí công tác, số CMND (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp), địa chỉ hiện tại, ghi rõ lý do nghỉ, đối tượng bàn giao công việc,… Đơn xin nghỉ thai sản sẽ có xác nhận của thủ trưởng, giám đốc đơn vị người lao động đang làm việc. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản là một mẫu được áp dụng chung cho người lao động có thể hoàn tất được thủ tục xin nghỉ thai sản, ngoài ra, các bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế tại cơ quan hoặc công ty đang làm việc.

Đơn xin nghỉ thai sản trong nhiều trường hợp còn được gọi là mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh bởi sau khi sinh, các lao động nữ còn yếu và còn phải nuôi con nhỏ không thể đi làm ngay được và mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh là đơn bắt buộc phải làm để gửi lên lãnh đạo doanh nghiệp xét duyệt việc nghỉ sinh.

Một số quy định về nghỉ thai sản

Hiện nay, quy định nghỉ thai sản dành cho người lao động được được rõ ràng, cụ thể và phù hợp với thực tế chung, tạo điều kiện tối đa giúp người lao động có thể yên tâm để lao động. Toàn bộ chế độ thai sản cho người lao động được quy định rõ ràng trong Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó, thời gian nghỉ thai sản sẽ được tính 6 tháng kể từ ngày xác nhận trong đơn xin nghỉ thai sản, người lao động sẽ được nhận trợ cấp một lần và tiền chế độ thai sản được quy định trong Luật.

Còn với các chị em đang trong chế độ nuôi con nhỏ sẽ phải làm đơn xin phép về sớm 30 phút để được cơ quan cho phép về sớm vì việc gia đình, trong đơn xin phép về sớm 30 phút cũng cần có những cam kết về tiến độ, đảm bảo công việc cơ quan.

Đơn xin nghỉ thai sản sẽ là căn cứ để đơn vị sử dụng lao động thanh toán các khoản trợ cấp thai sản theo chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất. Người lao động có thể chủ động sắp xếp thời gian nghỉ của mình là gửi đơn xin nghỉ thai sản lên đơn vị sử dụng lao động trước khi chính thức nghỉ sinh và hưởng chế độ thai sản. Trước khi nghỉ thai sản, người lao động có thể tự làm đơn hoặc điền vào các mẫu có sẵn của công ty, cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin liên quan có sẵn trong mẫu.

Cùng với đơn nghỉ thai sản, các giáo viên trong thời gian hay sắp nghỉ thai sản cần tìm hiểu chế độ nghỉ thai sản của giáo viên các cấp để xem mình thuộc đối tượng được nhận chế độ nào, trong chế độ nghỉ thai sản của giáo viên các cấp sẽ quy định thời gian cũng như mức bảo hiểm hỗ trợ trong thời gian nghỉ thai sản.

Thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản sẽ được quy định từ bên người sử dụng lao động, tuy nhiên, không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, vì vậy, người lao động sẽ có thể nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản mà không cần phải đợi hết thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản. Bên sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản lên các cơ quan bảo hiểm xã hội để được quyền lợi của người lao động được giải quyết sớm.

Đơn xin nghỉ thai sản, mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sẽ giúp người lao động có thể giải quyết được thủ tục xin nghỉ thai sản, qua đó, các doanh nghiệp, công ty, đơn vị sử dụng lao động sẽ có căn cứ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động theo quy định của pháp luật. Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là mẫu đơn dành cho nữ lao động đang mang bầu, thuộc đối tượng nghỉ thai sản theo quy định Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, thời gian nghỉ thai sản sẽ không quá 6 tháng, nếu nghỉ tiếp, người lao động sẽ không được hưởng lương và các chế độ bảo hiểm xã hội.

Thời điểm nộp đơn xin nghỉ thai sản phù hợp?

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2017, Lao động nữ khi chuẩn bị sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.. Trong đó mẹ được nghỉ trước sinh không quá 2 tháng, và 4 tháng sau sinh, vì vậy thời điểm nộp đơn xin nghỉ thai sản tối thiểu 2 tháng trước sinh. Hiện nay một số doanh nghiệp cũng khuyến khích nhân viên đi làm sớm do yêu cầu công việc, tuy nhiên vì lý do sức khỏe hay bận con nhỏ, mẹ nuôi con có thể sắp xếp để đi làm sớm hay muộn hơn so với dự định.

Trong 30 ngày làm việc đầu tiên sau khi đi làm, tức là lúc chế độ nghỉ thai sản đã kết thúc, mẹ vẫn có thể xin nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe, tuy nhiên chỉ nhận 30% lương cơ sở. Số ngày nghỉ thêm này là 5 ngày/ năm khi sinh thường, 7 ngày/ năm khi sinh mổ và 10 ngày/ năm nếu mẹ mang đa thai. Hầu hết các doanh nghiệp đều có chế độ riêng cho các mẹ đang có con nhỏ, như về sớm hơn so với giờ hành chính, xin nghỉ con ốm đâu, nghỉ vì lý do sức khỏe sau thai sản…

Một số mẫu đơn xin nghỉ phép thai sản

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho của bộ công chức và nhân viên văn phòng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:……………………………………………………………………

Tên tôi là:…………………………………………………….Sinh ngày……………………..

Chức vụ:………………………………………… Vị trí công tác:………………………………………

Số CMND:………………………….Ngày cấp:…………………. Nơi cấp……………………………..

Địa chỉ hiện tại:…………………………………………………………………………………………………………

Hiện nay, bản thân tôi đang mang thai gần đến ngày sinh con. Để đảm bảo sức khỏe, tôi mong Ban Giám đốc Công ty phê duyệt để nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian nghỉ từ ngày…../…./20…..đến ngày……/…../20…..

Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho……………..hiện đang công tác tại………………….

Tôi cam kết trở lại làm việc đúng thời gian kể trên và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

…………, ngày…..tháng…..năm……

Người làm đơn

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản của giáo viên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Kính gửi : – Phòng giáo dục và đào tạo huyện/ thành phố. – Ban giám hiệu Trường……………………………..

Tên tôi là: ……………………………………………..Sinh ngày: ………………………..

Nghề nghiệp : Giáo viên.

Nơi công tác: Lớp……….Trường……………………..

Hiện nay tôi đang mang thai, sắp đến thời gian sinh con. Vì vậy, tôi xin phép Ban lãnh đạo phòng GD & ĐT huyện/ thành phố……………..và Ban giám hiệu trường……………………… được nghỉ hưởng chế độ thaisản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian nghỉ từ ngày…../…./20…..đến ngày……/…../20…..

Tôi cam kết trở lại làm việc đúng thời gian kể trên và chấp hành đúng mọi quy định của ngành, của nhà trường.

Kính mong lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu Trường……………………. xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…………..,ngày …. tháng …. năm……. Người viết đơn

Đơn xin nghỉ thai sản cho chồng khi vợ sinh con

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:……………………………………………………………………

Tên tôi là:…………………………………………………….Sinh ngày…………………….. Chức vụ:………………………………………… Vị trí công tác:……………………………………… Số CMND:………………………….Ngày cấp:………………………….. Nơi cấp…………………………….. Địa chỉ hiện tại:…………………………………………………………………………………………………………

Vợ tôi vừa sinh con vào ngày…………………. Để chăm sóc cho vợ và con mới sinh, tôi mong Ban Giám đốc Công ty phê duyệt để nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian nghỉ từ ngày…../…./20…..đến ngày……/…../20…..

Tôi cam kết trở lại làm việc đúng thời gian kể trên và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

…………, ngày…..tháng…..năm…… Người làm đơn

Tải Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Chuẩn Nhất

TẢI ĐƠN XIN NGHĨ THAI SẢN

Đơn xin nghỉ thai sản

Đơn xin nghỉ thai sản tên gọi đầy đủ là đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, thai kỳ. Đây là một loại đơn rất cần thiết dành cho các bà mẹ đang mang thai gần đến quá trình sinh em bé. Là một chế độ rất ưu đãi cho thai sản, các bà mẹ sẽ được nghỉ phép là 6 tháng nếu là trước kia, hiện nay khi luật mới đã được ban hành đã rút ngắn thời gian nghỉ chỉ còn 4 tháng.

Mẫu đơn này hướng đến đối tượng là các công nhân, nhân viên các công ty, cán bộ, công chức nhà nước đang mang thai. Sau khi nộp lá đơn này cùng hồ sơ cần thiết thì các bà mẹ sẽ được nghỉ dài ngày chăm sóc cho bé. Trong thời gian nghỉ vẫn được hưởng lương đầy đủ và các chế độ khác của cơ quan Nhà nước. Hết thời gian nghỉ, các bà mẹ sẽ đến cơ quan làm việc với chức vụ cũ của mình như thường, không có sự thay đổi gì cả.

Đơn xin nghỉ thai sản gửi đến cho ai???

Câu hỏi này được khá nhiều người quan tâm đến, Lá đơn này nộp cho ai?? Thông thường, lá đơn này được gửi đến giám đốc hoặc thủ trưởng đơn vị nơi mà các bạn đang làm việc. Sau khi xem xét, đánh giá độ trung thực và thời gian nghỉ phép có hợp lí hay chưa, giám đốc sẽ cho lời nhận xét vào phần cuối bên trái của lá đơn. Dòng nhận xét này sẽ quyết định bạn có được nghỉ đúng với thời gian như dự kiến hay không. Qua 3-4 ngày nộp đơn lên giám đốc, bạn sẽ nhận lại được lá đơn phản hồi lại.

Một số bà mẹ có thời gian xin nghỉ khá là hay, gần đến thời gian sinh nở khoảng nửa tháng họ mới xin nghỉ, và dành thời gian còn lại của kì nghỉ cho việc chăm sóc bé sau sinh. Thực sự cách phân chia thời gian này rất hợp lí vì thời gian nghỉ là có hạn và bé sau sinh chưa được cứng cáp.

Cách viết mẫu đơn nghỉ thai sản chuẩn nhất

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản này gồm có 3 phần: phần chung, phần thông tin cá nhân, phần trình bày mong muốn bản thân và kí tên.

Phần chung

Phần này gồm những thông tin rất cơ bản như quốc hiệu tiêu ngữ góc trên bên phải, tên cơ quan góc trên bên trái, tên đơn: Đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, gửi đến Ban giám đốc hoặc thủ trưởng đơn vị. Phần này nên lưu ý viết tên đơn cho đúng vì một số người quen gọi với cái tên tắt là đơn xin nghỉ thai sản, như thế là không chính xác.

Phần thông tin cá nhân

Phần trình bày và kí tên

Phần này được coi là nội dung chính của toàn bộ lá đơn khi nó trình bày được lí do viết đơn của các bà mẹ. Bên cạnh đó, người viết đơn cần ghi rõ thời gian xin nghỉ của mình từ ngày nào đến ngày nào. Mục đích viết thời gian này để sản phụ được nghỉ theo đúng thời gian trong chế độ dự kiến của mình, bên cạnh đó là thông tin cần thiết để ban giám đốc cũng như thủ trưởng đơn vị sắp xếp phần công việc đó cho người khác trong thời gian nghỉ sinh. Sau đó là lời cảm ơn của người viết và lời hứa sẽ đi làm lại theo đúng thời gian quy định. Cuối cùng là chữ kí của người viết ở góc dưới bên phải, góc dưới bên trái dành cho ban giám đốc và thủ trưởng đơn vị.

TẢI ĐƠN XIN NGHĨ THAI SẢN

Đơn Xin Nghỉ Dưỡng Thai Hưởng Chế Độ Thai Sản

Đơn xin nghỉ dưỡng thai là văn bản được cá nhân người lao động sử dụng để đề nghị người sử dụng lao động xem xét và tổ chức cho người này được nghỉ dưỡng thai theo quy định nội dung bảo hiểm (chế độ thai sản), căn cứ vào tình trạng sức khỏe của cá nhân.

Căn cứ để xin nghỉ dưỡng thai hưởng chế độ thai sản, thai yếu

Các trường hợp động thai, thai yếu theo chẩn đoán của bác sĩ sẽ là căn cứ đảm bảo để nộp kèm đơn này và giúp người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm, chế độ thai sản hoặc chế độ khác nếu có.

Mẫu Đơn xin nghỉ dưỡng thai hưởng chế độ thai sản

Tư vấn soạn thảo – Gọi ngay 1900.0191

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc————-

 ………., ngày…. tháng…. năm…….

ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG DƯỠNG THAI

(V/v: Đề nghị nghỉ không hưởng lương dưỡng thai do………………)

Kính gửi: – Công ty……………….

– Ông……………… – (Tổng) Giám đốc công ty……………..

 (Hoặc những chủ thể có thẩm quyền khác trong từng trường hợp cụ thể)

– Căn cứ  Bộ luật lao động năm 2012;

– Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Căn cứ Nghị định 15/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

– Căn cứ…;

– Căn cứ Hợp đồng lao động số……… ký kết giữa…. và…… ngày…/…./…..;

– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.

Tên tôi là:……………………………             Sinh ngày…. tháng…… năm……………

Giấy CMND/thẻ CCCD số:…………………… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay ………………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ: …………………………

Là:……………… (tư cách đưa ra đề nghị nghỉ dưỡng thai, ví dụ: là người lao động nữ của Quý công ty theo Hợp đồng lao động số…………… ngày…/…./……..)

Hiện đang làm việc tại: Phòng/Ban……………………… Văn Phòng/Chi nhánh/Trụ sở công ty

Chức vụ:…………………………

Sổ bảo hiểm xã hội số:…………………. Ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm:………………

Tôi xin trình bày với Quý công ty sự việc sau:

……………………………………………

……………………………………………

(Bạn trình bày cụ thể lý do, hoàn cảnh dẫn đến việc bạn làm đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai, đó có thể là do chỉ định của bác sĩ, do nhu cầu của bản thân bạn (khi được người sử dụng lao động đồng ý),…)

Hiện nay, tôi có nhu cầu nghỉ dưỡng thai trong thời gian dài mà không yêu cầu được hưởng lương.

Do vậy, tôi làm đơn này để đề nghị Quý công ty xem xét và chấp nhận cho tôi được nghỉ không hưởng lương dưỡng thai từ ngày…./…../…….. đến hết ngày…/…/…..

Sau khi kết thúc thời gian này, tôi xin hứa sẽ…………….. (đưa ra lời hứa của bạn với chủ thể giải quyết, nếu có)

Tôi xin cam đoan với Quý công ty những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nguyện vọng của bản thân.

Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý công ty:

1./……

2./…………….. (bạn liệt kê số lượng, tình trạng các văn bản, tài liệu, chứng cứ mà bạn gửi kèm,  như …. Bản….Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai,…)

Kính mong Quý công ty xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

5

/

5

(

1

bình chọn

)