Xuất Hóa Đơn Đối Với Hàng Mẫu / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Quy Định Về Xuất Hóa Đơn Đối Với Hàng Khuyến Mãi Như Thế Nào ?

1. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn

Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng

2. Nội dung tư vấn:

luật sư cho mình hỏi hóa đơn đầu vào người ta ghi chi tiết ký hiệu từng loại hàng giờ mình muốn để thuận tiện lúc xuất ra ghi gộp lại có được không ạ?

Điểm c Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

“c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.

Trường hợp người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hóa đơn phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa.

Các loại hàng hóa cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi trên hóa đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ…

Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm…được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.”

Như vậy, khi bạn xuất hóa đơn bạn phải ghi rõ mã hàng hóa và tên hàng hóa.

Công ty bên em có bán hàng nhưng trước giờ đều không xuất hóa đơn, vậy giờ em xuất hóa đơn cho KH lẻ nhưng với số lượng nhiều khoảng 500 triệu thì có vấn đề gì không ạ, mà khách hàng thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt ạ

Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

“Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.”

Như vậy, ttheo quy định pháp luật trên thì có thể bạn đã vi phạm về ngày lập hóa đơn do vậy trong trường hợp này bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Em chào Anh/Chị, Bên em có đăng ký với sở công thương về chương trinh:phát tặng miễn phí mỗi thai phụ 01 hũ sudocrem. Vì số lượng phát nhiều 71.000 hũ. Bên em muốn xuất một hóa đơn tổng 71.000 hũ vào 01 hóa đơn được k ạ?

Bạn hoàn toàn có thể xuất hóa đơn cho tổng số hàng hóa này theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, cụ thể:

Nội dung và thuế suất hóa đơn đầu ra Hiện tại Công ty đang kinh doanh thương mại hàng hóa siêu thị, và mở thêm kinh doanh cà phê. Vậy Nội dung và thuế suất hóa đơn đầu ra

Đối với hoạt động thương mại hàng hóa siệu thị, tùy từng mặt hàng bạn có thể áp dụng thuế suất riêng biệt theo quy định tại Điều 4, 9, 10 và Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Đối với hoạt động kinh doanh cà phê bạn phải chịu thuế suất là 3%.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty Luật Pháp luật trực tuyến. Luật sư Hà Trần

Tính Thuế Và Xuất Hóa Đơn Đối Với Taxi Công Nghệ

Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải theo mô hình taxi công nghệ đã khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Một số startup công nghệ trong nước đã tham gia vào lĩnh vực này cùng với một vài doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Bài viết này đề cập đến việc tính thuế và xuất hóa đơn, chứng từ đối với mô hình kinh doanh taxi công nghệ theo quy định hiện hành tại Việt Nam

Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa, bằng các phương tiện vận tải như xe ô tô, xe gắn máy (2 bánh), xe ba gác (3 bánh),… thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Kinh doanh theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ không đầu tư, sở hữu phương tiện vận tải, không tuyển dụng và trả lương cho người điều khiển phương tiện, và thường thì các doanh nghiệp này sẽ ứng dụng công nghệ trong việc tìm kiếm và kết nối khách hàng. Để ngắn gọn, ta gọi chung mô hình kinh doanh này là taxi công nghệ.

Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình này, một vài công ty đã quen thuộc với người dùng như Công ty Grab và những công ty cung cấp dịch vụ giao hàng hóa hay bưu phẩm. Cũng đã có nhiều startup kinh doanh theo mô hình này mà chúng ta đã từng được nghe tên một vài lần nhưng rồi sau đó không bao giờ còn được thấy tên họ đâu nữa!

Thực tế thì mô hình kinh doanh này đã có từ rất lâu ở Việt Nam, chỉ có điều những doanh nghiệp trước đây kinh doanh theo cách truyền thống, chưa ứng dụng công nghệ kết nối khách hàng thuận tiện như những doanh nghiệp mới ngày nay. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo cách truyền thống này nhưng vẫn phát triển tốt ở những ngách thị trường khác nhau mà ở đó mức độ cạnh tranh không cao, thậm chí còn gần như độc quyền ở địa bàn hay tuyến đường họ kinh doanh. Ví dụ những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, họ có thể chỉ đầu tư hay thuê mướn kho bãi rồi nhận hàng gửi đi một vài tuyến đường của khách và sau đó công việc vận chuyển sẽ giao cho các chủ xe tải, một ví dụ khác quen thuộc với nhiều người là các công ty cho thuê xe du lịch tự lái hoặc kèm theo người lái.

Xuất hóa đơn, tính thuế và khai thuế

Khi kinh doanh theo mô hình taxi công nghệ, doanh nghiệp có trách nhiệm xuất HÓA ĐƠN GTGT, tính thuế, khai và nộp thuế GTGT theo thuế suất 10% và chịu thuế TNDN theo quy định hiện hành cho phần doanh thu được chia theo hợp đồng.

Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai và nộp thuế GTGT, thuế TNCN thay cho chủ phương tiện theo tỷ lệ % trên doanh thu của chủ phương tiện được chia. Theo quy định, tỷ lệ thuế GTGT là 3% trên doanh thu và tỷ lệ thuế TNCN là 1,5% trên doanh thu.

Doanh nghiệp cũng đồng thời có trách nhiệm xuất HÓA ĐƠN BÁN HÀNG thay cho chủ phương tiện cho phần doanh thu của chủ phương tiện. Sau khi lập hóa đơn thì doanh nghiệp giao cả HÓA ĐƠN GTGT, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG và BẢNG KÊ BÁN HÀNG cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

Trường hợp doanh nghiệp có những khoản chi khác hỗ trợ cho chủ phương tiện thì doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai và nộp thuế thay cho chủ phương tiện như sau:

Đối với các khoản tiền hỗ trợ khuyến khích trực tiếp theo doanh thu: không tính thuế GTGT, tính thuế TNCN theo tỷ lệ 1%.

Doanh nghiệp khai và nộp thuế GTGT, thuế TNCN (khai theo quý) thay cho chủ phương tiện theo Tờ khai mẫu 01/CNKD và Bảng kê mẫu 01-1/BK-CNKD Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài Chính. Ghi thêm cụm từ “Khai thay” vào trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời ký tên đóng dấu doanh nghiệp. Tờ khai thuế được nộp cho Cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp. Chứng từ nộp thuế vẫn thể hiện người nộp thuế là chủ phương tiện.

Đảm bảo chặt chẽ hồ sơ chứng từ

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh, ngoài việc nêu rõ các điều khoản thỏa thuận, cần phải ghi đầy đủ thông tin cá nhân chủ phương tiện, bao gồm họ tên; địa chỉ; số, ngày và nơi chấp CMND / CCCD / hộ chiếu; mã số thuế cá nhân và tài khoản ngân hàng.

– Đính kèm hợp đồng là hồ sơ của chủ phương tiện, bao gồm bản sao CMND / CCCD / hộ chiếu; giấy tờ đăng ký phương tiện.

– Bảng kê bán hàng đính kèm với mỗi hóa đơn xuất cho khách hàng, liệt kê theo từng chuyến vận chuyển và theo từng tài xế, chủ phương tiện. Bảng kê này cần được thiết kế hay lập trình sao cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tổng hợp được doanh thu theo từng đối tượng khách hàng, từng đối tượng tài xế và theo từng khoảng thời gian (tháng, quý, năm,…).

– Bảng kê các khoản tiền hỗ trợ cho chủ phương tiện, liệt kê theo từng tài xế, chủ phương tiện.

– Doanh nghiệp nên thanh toán khoản tiền doanh thu được chia sau khi đã khấu trừ thuế cho chủ phương tiện theo hình thức chuyển khoản từ tài khoản của doanh nghiệp đến tài khoản cá nhân của chủ phương tiện.

Quy Định Về Hóa Đơn, Chứng Từ Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu

– Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT – BTC – BCT – BCA ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Công an hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

– Liên Bộ Tài chính, Công Thương, Công an, Quốc phòng vừa ban hành Thông tư liên tịch 64 quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015. – Thông tư quy định rõ về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa. Theo đó, đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu do cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi vận chuyển từ cửa khẩu vào nội địa phải có hóa đơn, chứng từ theo từng trường hợp. Cụ thể, trường hợp hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan khi vận chuyển phải có tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng. – Trường hợp hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm hàng hóa nhập khẩu đưa về bảo quản, hàng hóa nhập khẩu vận chuyển về nơi làm thủ tục hải quan khác với cửa khẩu nhập thì khi vận chuyển từ cửa khẩu nhập vào nội địa phải có tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan chấp thuận theo quy định. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải thực hiện đúng theo những nội dung phê duyệt của cơ quan Hải quan. – Đối với hàng hóa nhập khẩu là hành lý của người nhập cảnh vào Việt Nam vượt quá tiêu chuẩn được miễn thuế thì phải khai hải quan và thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu. Khi vận chuyển hàng hóa vào nội địa phải có bản chính tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan và bản chính biên lai nộp thuế nhập khẩu. – Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu thì phải có tờ khai hàng hóa nhập khẩu được cơ quan Hải quan xác nhận thông quan hàng hóa. – Nếu hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng nhà nước quy định phải dán tem hàng nhập khẩu thì ngoài các hóa đơn, chứng từ áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể, các hàng hóa nhập khẩu này phải có tem hàng nhập khẩu dán vào hàng hóa theo quy định.

– Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường (TTLT 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA), cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu cần nắm rõ quy định về: cách xác định hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường; loại hóa đơn, chứng từ kèm; thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ; xử lý vi phạm.

1. Thế nào là hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường?

– Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường bao gồm hàng hóa nhập khẩu trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm khác.

– PLF lưu ý một số loại hàng hóa nhập khẩu tuy đang trong quá trình vận chuyển hoặc để tại một địa điểm khác, nhưng không thuộc đối tượng được đề cập đến trong bài viết này, như: hàng hoá tạm nhập – tái xuất, hàng hoá tạm xuất – tái nhập; hàng hoá nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư; hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện các hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu; hàng hoá chuyển cảng; hàng quá cảnh đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan,…

2. Loại hóa đơn, chứng từ đi kèm hàng hóa nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường.

– Đối với cơ sở kinh doanh trực tiếp nhập khẩu hàng hóa, khi bày bán tại cửa hàng hoặc lưu kho phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ trong trường hợp hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh, thành phố; hoặc thêm hóa đơn trong trường hợp hạch toán độc lập. Trường hợp hàng hóa chỉ lưu kho thì cần Phiếu nhập kho.

– Đối với cơ sở kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu hàng hóa, khi bày bán, vận chuyển hoặc lưu kho phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh điều chuyển hàng hóa nhập khẩu cho các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu,… ở ngoại tỉnh, thành phố hoặc giữa các chi nhánh với nhau thì phải có hóa đơn hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động.

– Trường hợp mua hàng hóa nhập khẩu tại cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu hoặc cơ quan Dự trữ quốc gia thì phải có hóa đơn bán hàng của các cơ quan này.

3. Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ

– Cơ sở kinh doanh đối với hàng hóa nhập khẩu đang bày bán, để tại kho, bến, bãi thuộc quyền sở hữu, sử dụng của cơ sở đó thì trong 72 giờ kể từ thời điểm kiểm tra hàng hóa phải xuất trình hóa đơn, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

4. Xử lý vi phạm đối với hóa đơn, chứng từ

– Cơ sở kinh doanh sẽ bị xử lý vi phạm nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ; hóa đơn, chứng từ giả, chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng hoặc lập khống hóa đơn; không xuất trình được hóa đơn, chứng từ trong thời hạn luật định. Cơ sở kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính về quyết định xử lý vi phạm. Tuy nhiên, trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc chờ quyết định của Tòa án, cơ sở kinh doanh vẫn phải thực hiện theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

II. Hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa. Quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa Theo Điều 5 thông tư liên tịch Số: 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08 tháng 05 năm 2015 có quy định: 1. Đối với hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại các cửa hàng hoặc lưu kho thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán độc lập hoặc không cùng địa bàn với trụ sở chính), Phiếu nhập kho (đối với trường hợp hàng hóa lưu kho). 2. Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây viết tắt là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP). 3. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chuyển hàng hóa nhập khẩu cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở kinh doanh đó đóng trụ sở hoặc điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc; xuất trả hàng từ đơn vị phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng đi chào hàng; xuất hàng tham gia hội chợ, triển lãm thì phải có hóa đơn hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động. 4. Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ; nguyên, phụ liệu của các hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc các hợp đồng nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu được phép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì hóa đơn, chứng từ thực hiện như sau: a) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố phải có bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; b) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng trực thuộc khác địa bàn hoặc cửa hàng trực thuộc cùng địa bàn hạch toán độc lập thì phải có bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn theo quy định; c) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu bán cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác thì phải có hóa đơn theo quy định. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công bán vào nội địa theo chỉ định của đối tác thuê gia công thì phải có tờ khai hải quan đã xác nhận thông quan theo quy định. 5. Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì phải có Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động. 6. Đối với hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu thì phải có hóa đơn do cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu lập trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, giá trị từng loại hàng hóa. 7. Đối với hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan Dự trữ quốc gia phải có hóa đơn bán hàng của cơ quan Dự trữ quốc gia. 8. Đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng miễn thuế; hàng hóa miễn thuế bán trong các khu kinh tế cửa khẩu, nếu thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa thì hàng hóa khi lưu thông trên thị trường cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có chứng từ chứng minh hàng hóa đã được kê khai, bản chính biên lai thu thuế nhập khẩu. 9. Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ – Về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ, Thông tư liên tịch quy định, đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định ngay tại thời điểm kiểm tra. – Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhưng cơ quan kiểm tra có căn cứ xác định nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu không hợp pháp thì cơ quan kiểm tra thực hiện việc tạm giữ hàng hóa, đối chiếu hồ sơ, xác minh làm rõ nguồn gốc hàng hóa đó để xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu. * Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015.

Hướng Dẫn Xuất Hóa Đơn Cho Hàng Xuất Khẩu

Cũng giống như hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho khi bán hàng nội địa, thì khi doanh nghiệp bán hàng ra nước ngoài cũng cần thực hiện đầy đủ nội dung, yêu cầu theo đúng quy định của hóa đơn giá trị gia tăng. Hóa đơn xuất khẩu hàng hoá vẫn phải đảm bảo nguyên tắc lập và cách lập hóa đơn giá trị gia tăng. Vấn đề này được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước vàkhông cần lập hóa đơn GTGT chohoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.

Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.

– Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng khi bán vào nội địa, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”; khi bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam), doanh nghiệp C không cần lập hóa đơn bán hàng.

– Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng. Khi xuất hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D không cần lập hóa đơn bán hàng.

c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

1. Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra mẫu hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của tổ chức kinh doanh thể hiện bằng các hình thức hóa đơn hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

2. Tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư này.

a) Tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

b) Tổ chức kinh doanh được tạo hóa đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

c) Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

d) Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này và không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức và doanh nghiệp khác không thuộc trường hợp được tự in, đặt in hóa đơn mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.

e) Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.

g) Tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ.

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888