Xuất Hóa Đơn Hàng Mẫu Trưng Bày / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Hướng Dẫn Xuất Hóa Đơn Cho Hàng Xuất Khẩu

Cũng giống như hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho khi bán hàng nội địa, thì khi doanh nghiệp bán hàng ra nước ngoài cũng cần thực hiện đầy đủ nội dung, yêu cầu theo đúng quy định của hóa đơn giá trị gia tăng. Hóa đơn xuất khẩu hàng hoá vẫn phải đảm bảo nguyên tắc lập và cách lập hóa đơn giá trị gia tăng. Vấn đề này được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước vàkhông cần lập hóa đơn GTGT chohoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.

Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.

– Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng khi bán vào nội địa, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”; khi bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam), doanh nghiệp C không cần lập hóa đơn bán hàng.

– Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng. Khi xuất hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D không cần lập hóa đơn bán hàng.

c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

1. Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra mẫu hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của tổ chức kinh doanh thể hiện bằng các hình thức hóa đơn hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

2. Tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư này.

a) Tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

b) Tổ chức kinh doanh được tạo hóa đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

c) Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

d) Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này và không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức và doanh nghiệp khác không thuộc trường hợp được tự in, đặt in hóa đơn mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.

e) Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.

g) Tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ.

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888

Xuất Hóa Đơn Trả Lại Hàng Nhập Khẩu

Trả lời văn bản số 01/06/2014/CV ngày 12/06/2014 của Công ty về chính sách thuế, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 2.8 Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ:

“Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).

Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập”.

Trường hợp của Công ty theo trình bày có nhập khẩu lưới đánh cá về để bán đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu nhưng phát hiện hàng bị lỗi Công ty phải tái xuất hàng hoá đã nhập khẩu để trả lại cho nhà cung cấp nước ngoài thì khi xuất khẩu trả lại hàng, Công ty sử dụng hoá đơn GTGT. Công ty căn cứ vào hoá đơn đã lập khi trả lại hàng để kê khai âm giá trị hàng hoá mua vào trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT của kỳ hiện hành. Về thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu, đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì không phải điều chỉnh lại .

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Khẩu

HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

1

 Đối tượng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:   Hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ và đường hàng không từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam.   Bảo hiểm này có hiệu lực từ khi đối tượng bảo hiểm rời kho hay nơi lưu chứa tại địa điểm được ghi trong đơn bảo hiểm này để bắt đầu việc vận chuyển, tiếp tục quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc.  

Khi giao tới kho của người nhận  hay tới kho lưu chứa cuối cùng ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

 

Vào lúc hết hạn 60 ngày sau khi kết thúc việc dỡ đối tượng bảo hiểm khỏi mạn tàu biển tại cảng dỡ cuối cùng, tùy theo trường hợp nào ở trên đến trước.

3

Các điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:    

Bồi thường cho trường hợp hai tàu đâm nhau cùng có lỗi thì người được bảo hiểm thông báo cho người bảo hiểm.

 

Tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm có thể quy định hợp lý do:

 

Cháy hoặc nổ, tàu thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước, dỡ hàng tại cảng lánh nạn, động đất núi lữa phun, sét đánh, hy sinh tổn thất chung, ném hàng xuống biển hoặc nước cuống trôi. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi mạn tàu.

 

Bồi thường cho tổn thất chung, hai tàu đâm va cùng có lỗi

 

Tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm có thể quy định hợp lý do: Cháy hoặc nổ, tàu thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước, dỡ hàng tại cảng lánh nạn, động đất núi lữa phun, sét đánh, hy sinh tổn thất chung, ném hàng xuống biển .

d

Điều khoản loại trừ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

 

Bảo hiểm PVI sẽ không bồi thường cho những loại trừ  sau:

 

Tổn thất chi phí do việc đóng gói, chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm không hợp lý.

 

Tổn thất do chi phí ẩn tỳ, nội tỳ của đối tượng bảo hiểm

 

Tổn thất thiệt hại chi phí do người sở hữu không đủ khả năng thanh toán hoặc khó khăn về tài chính.

 

Tổn thất hay thiệt hai do sữ dụng vũ khí chiến tranh.

 

Không đủ khả năng đi biển của tàu, do sự không phù hợp của tàu, máy bay, phương tiện vận chuyển.

 

Không bồi thường tổn thất do chiến tranh, nội chiến, đình công, bắt giữ…

4

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

 

Bản chính của hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.

 

Bản chính hoặc bản sao hóa đơn gửi hàng, kèm theo bản kê chi tiết hàng hóa và/hoặc phiếu ghi trọng lượng.

 

Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở các loại.

 

Biên bản giám định và chứng từ tài liệu khác ghi rõ mức độ tổn thất.

 

Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận thu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận cuối cùng.

 

Bản sao báo cáo hải sự  và/hoặc trích sao nhật ký hàng hải.

 

Công văn thư từ trao đổi với người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất.

 

Thư đòi bồi thường.

   

Các giấy tờ khác theo yêu cầu của (nếu có).

Cách Viết Phiếu Xuất Kho Hàng Hóa

Cách viết phiết xuất kho

Phiếu xuất kho được lập khi xuất hàng hóa, nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạnh toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.

    Phiếu xuất kho phải ghi đúng số lượng, còn về đơn giá thì tùy theo quy định hạch toán của từng doanh nghiệp mà ghi giá là giá vốn, giá bán là giá chưa có thuế.

Cụ thể cách viết  phiếu xuất kho:

    – Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu; họ tên người nhận hàng, tên đơn vị (bộ phận); số hóa đơn hoặc lệnh xuất kho, ngày, tháng, năm theo hóa đơn; lý do xuất kho, và tên kho xuất.    Cột A: Ghi số thứ tự vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (số vật tư,sản phẩm, hàng hóa ghi trên hóa đơn).    Cột B: Ghi tên vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (tên vật tư, sản phẩm, hàng hóa ghi trên hóa đơn).    Cột C: Mã số (nếu có ghi theo hóa đơn), (có thể bỏ qua).    Cột D: Đơn vị (ghi theo hóa đơn).    Cột 1: Ghi số lượng theo yêu cầu của người (bộ phận) sử dụng trên chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh xuất).    Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất (số lượng thực tế xuất kho có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).    Cột 3: Giá xuất kho là giá chưa có thuế cho một đơn vị hàng hóa.    Cột 4: Bằng đơn giá nhân với số lượng.    Dòng cộng: Cộng các giá trị trên phiếu xuất cho các cột số lượng, đơn giá, thành tiền.    Dòng số viết bằng chữ: Ghi diễn giải bằng chữ tổng số tiền ở cột thành tiền trên phiếu xuất kho.   Phiếu xuất kho do bộ phận kho hoặc bộ phận quản lý (tùy theo tổ chức, quản lý và quy định của từng loại doanh nghiệp), lập thành 3 liên. Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký và chuyển cho Giám đốc hoặc người  ủy quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận phiếu xuống kho nhận hàng.    Sau khi xuất kho thủ kho ghi rõ ngày, tháng, năm xuất kho, cùng người nhận hàng ký và ghi rõ họ tên vào phiếu.   Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.   Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán ghi vào sổ kế toán.   Liên 3: Giao cho người nhận hàng.     – Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.