Xuất Hóa Đơn Hàng Mẫu Xuất Khẩu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Ezlearning.edu.vn

Hướng Dẫn Xuất Hóa Đơn Cho Hàng Xuất Khẩu

Cũng giống như hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho khi bán hàng nội địa, thì khi doanh nghiệp bán hàng ra nước ngoài cũng cần thực hiện đầy đủ nội dung, yêu cầu theo đúng quy định của hóa đơn giá trị gia tăng. Hóa đơn xuất khẩu hàng hoá vẫn phải đảm bảo nguyên tắc lập và cách lập hóa đơn giá trị gia tăng. Vấn đề này được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước vàkhông cần lập hóa đơn GTGT chohoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.

Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.

– Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng khi bán vào nội địa, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”; khi bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam), doanh nghiệp C không cần lập hóa đơn bán hàng.

– Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng. Khi xuất hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D không cần lập hóa đơn bán hàng.

c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

1. Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra mẫu hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của tổ chức kinh doanh thể hiện bằng các hình thức hóa đơn hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

2. Tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư này.

a) Tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

b) Tổ chức kinh doanh được tạo hóa đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

c) Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

d) Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này và không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức và doanh nghiệp khác không thuộc trường hợp được tự in, đặt in hóa đơn mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.

e) Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.

g) Tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ.

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Giới thiệu chung

Đối tượng bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm

Quyền lợi bảo hiểm

Phí bảo hiểm

Giới thiệu chung

Bảo hiểm hàng hóa của VNI sẽ giúp bảo vệ hàng hóa của bạn trước rủi ro thiệt hại vật chất (mất mát / hư hỏng), trong quá trình vận chuyển từ nước ngoài về VN và ngược lại bằng đường thủy, đường hàng không, đường bộ và đường sắt.

Đối tượng bảo hiểm

Bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ Việt nam xuất khẩu đi các nước trên thế giới hoặc từ các nước trên thế giới nhập khẩu về Việt nam bằng đường biển, đường bộ hoặc đường hàng không.

Phạm vi bảo hiểm

Bồi thường cho những tổn thất vật chất bất ngờ không lường trước được do những rủi ro không bị loại trừ nêu trong đơn quy tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu như:

Điều kiện bảo hiểm

Rủi ro được bảo hiểm

ĐK “A”

ĐK “B”

ĐK “C”

1. Cháy, nổ

2. Tàu thuyền mắc cạn, nằm cạn, chìm, lật;

3. Phương tiện vận tải lật hay trật đường ray;

4. Ðâm va của tàu, thuyền, phương tiện vận tải với vật thể khác không phải là nước;

5. Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;

6. Hy sinh tổn thất chung;

7. Vứt hàng xuống biển;

8. Ðóng góp tổn thất chung;

9. Chi phí cứu hộ;

10. Trách nhiệm đâm va trên cơ sở đâm va hai tàu đều có lỗi;

11. Ðộng đất, núi lửa phun, sét đánh.

12. Nước biển, sông hồ tràn vào tàu, thuyền, phương tiện vận tải, container, nơi để hàng

13. Nước biển cuốn hàng khỏi boong tàu.

14. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào bị rơi mất khỏi boong tàu hoặc bị rơi trong quá trình xếp, dỡ hàng từ tàu hoặc xà lan.

15. Manh động, hành động manh tâm

16. Cướp biển

17. Các rủi ro đặc biệt: nhiễm bẩn, rò rỉ, hao hụt trong quá trình vận chuyển, …..

Quyền lợi bảo hiểm

Bồi thường những tổn thất, hư hỏng, mất mát xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm do hậu quả trực tiếp của những rủi ro được bảo hiểm gây nên hoặc các chi phí phát sinh khác của Người được bảo hiểm (chi phí giám định, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất …)

Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí

Số tiền bảo hiểm là giá trị của hàng hoá do người được bảo hiểm kê khai và được VNI chấp nhận. Thông thường tính bằng 110% CIF/CIP.

Tỷ lệ phí bảo hiểm được xác định dựa trên đối tượng, điều kiện, điều khoản tham gia và biểu phí vận chuyển hàng hóa của VNI.

HOTLINE BỒI THƯỜNG

097 276 5555

TỔNG ĐÀI CSKH

1900 969 690

CÔNG TY THÀNH VIÊN

MẠNG LƯỚI

Bản quyền thuộc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không

Chứng Từ Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, để giảm thiểu thiệt hại nếu phát sinh rủi ro, các đơn vị thường mua bảo hiểm hàng hóa, đồng thời phải chuẩn bị chứng từ bảo hiểm hàng hóa.

Vậy doanh nghiệp cần lưu ý về chứng từ bảo hiểm hàng hóa như sau: quản trị nguồn nhân lực là gì

1.Khái niệm về chứng từ bảo hiểm hàng hóa

Chứng từ bảo hiểm hàng hóa do công ty bảo hiểm (đơn vị cấp bảo hiểm) cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa cho hợp đồng bảo hiểm thể hiện các thông tin cần thiết về thực hiện bảo hiểm giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

Sau khi hai bên thỏa thuận và đồng ý đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm, bên bảo hiểm sẽ cam kết thực hiện bồi thường theo hợp đồng, và người được bảo hiểm sẽ phải có trách nhiệm nộp một khoản tiền để chi trả cho dịch vụ này được gọi là phí bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm không có giá trị bằng hợp đồng bảo hiểm. Đối với việc áp dụng điều kiện Incoterms là CIF va CIP, người bán phải mua bảo hiểm thì bắt buộc phải phải có hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.

2.Các loại chứng từ bảo hiểm

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm:

+ Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Đơn bảo hiểm gồm có: Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng,..) và việc tính toán phí bảo hiểm.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điề kiện bảo hiểm đã thảo thuận.

Ngoài ra còn có phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm. Đây là chứng từ mang tính chất tạm thời không có giá trị lưu thông và không có giá trị để giải quyết tranh chấp tổn thất xay ra nên Ngân hàng từ chối tiếp nhận phiếu bảo hiểm.

LC thể yêu cầu xuất trình Đơn bảo hiểm (insurance policy), Giấy chứng nhận bảo hiểm (Giấy chứng nhận bảo hiểm) nhưng hầu như không bao giờ yêu cầu xuất trình phiếu bảo hiểm (cover note). Thực tế cho thấy mẫu yêu cầu phát hành LC của các ngân hàng thường in sẵn yêu cầu chứng từ bảo hiểm như sau “Insurance policy/certificate…”. Nếu chọn mẫu này, thì Đơn bảo hiêm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm xuất trình đều được chấp nhận.

Lưu ý rằng Đơn bảo hiểm có thể được chấp nhận thay cho Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai theo bảo hiểm bao. Tuy nhiên, nếu LC yêu cầu xuất trình Đơn bảo hiểm thì việc xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao thay cho Đơn bảo hiểm không được chấp nhận. Tương tự, việc xuất trình Phiếu bảo hiểm (cover note) không được chấp nhận.

3.1. Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm: được ghi ở đầu trang của đơn bảo hiểm

3.2. Tiêu đề: Đơn bảo hiểm phải ghi tiêu đề là INSURANCE POLICY được in với cỡ chữ to nhằm phân biệt đơn bảo hiểm với các chứng từ khác đang lưu thông trên thị trường

3.3. Ngày tháng lập chứng từ bảo hiểm:

Ngày lập chứng từ được ghi ở góc gưới bên phải phía sau từ “on” trong cụng từ “Issued chúng tôi hoặc trước cụm từ “Date of issue”.

Ngày lập chứng từ không được muộn hơn ngày giao hàng trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng.

3.4. Số chứng từ bảo hiểm: là số chứng từ do người ký phát đơn bảo hiểm ghi ngay dưới tiêu đề trên đơn bảo hiểm. học kế toán thực hành tại hà nội

3.5. Người được bảo hiểm: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu L/C không có quy định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu)

3.6. Tên con tàu và số hiệu con tàu: Tên, số hiệu con tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác: được ghi sau chữ “Name of Vessel ỏ chúng tôi flight” hoặc “Name and/or No, of Vessel/Flight”. Tên con tàu hay phương tiện vận chuyển khác phải đồng nhất với L/C hay các chứng từ khác.

3.7. Giao hàng từ … đến….: Trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ nơi khỏi hành “From:”, nơi đến “To:” và nơi chuyển tải nếu có “Transhipment”

3.8. Điều kiện bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là điều kiện đã được thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm ghi theo yêu cầu của người được bảo hiểm đúng như ghi trong L/C, không thêm bớt nếu thanh toán bằng L/C. Điều kiện bảo hiểm được ghi sau chữ “Condition or special coverage”, “condition of insurance”. Trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm (A, B, C…).

3.9. Chữ ký: Chứng từ bảo hiểm phải được ký theo quy định, pahir thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý bảo hoặc của người người được ủy quyền của họ ký và phát hành. Chữ ký của đại lý hoặc người được ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là thay mặt cho công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ký.

4.Những lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm

4.1. Tính chuyển nhượng

Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể là một người còn người thụ hưởng bảo hiểm lại là người khác; để làm được điều này, chứng từ bảo hiểm phải yêu cầu được lập là chuyển nhượng được

Khi chứng từ bảo hiểm thuộc lại chuyển nhượng được, thì người mua bảo hiểm nhất thiết phải ký hận có như vậy thì mới đủ cơ sở pháp lý để người được chuyển nhượng đòi tiền bồi thường.

4.2. Chứng từ bảo hiểm đích danh: không thể chuyển nhượng được nên không linh hoạt, do đó nó được dùng hạn chế.

4.3. Chứng từ bảo hiểm theo lệnh: rất linh hoạt, phù hợp với tính chất thương mại quốc tế nên được dùng phổ biến. hop dong thue nha

4.4. Chứng từ bảo hiểm vô danh: là loại linh hoạt nhất, nghĩa là bất cứ ai nắm giữa nó đều trở thành người hưởng lợi bảo hiểm do đó nó dễ bị lạm dụng, nếu dùng thì phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tất cả các chứng từ bảo hiểm gốc.

4.5. Số tiền bảo hiểm: (Theo quy định của UCP)

– Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và phải cùng loại tiền với L/C

– Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hóa đơn. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn, do các bên thảo thuận, số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm cũng càng cao.

4.6. Xuất trình bản gốc:

Tất cả các bản gốc chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình. Về cơ bản, bản gốc chứng từ bảo hiểm cũng giống như bản gốc vận đơn đường biển là có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau.

4.7. Loại tiền và số tiền bảo hiểm phải thích ứng và đầy đủ.

4.8. Mô tả hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm phải đúng với thực tế hàng hóa được bảo hiểm. Bên và nơi khiếu nại đòi tiền bảo hiểm phải được người bảo hiểm chấp nhận.

6.những bất hợp lệ thường gặp đối với chứng từ bảo hiểm

Để giúp các thanh toán viên khỏi lúng túng khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm, người viết xin liệt kê lại những mục cần lưu ý kiểm tra đối với chứng từ bảo hiểm như sau:

– Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm phù hợp với yêu cầu của LC hoặc theo Điều 28(f) (ii) UCP 600.

– Mô tả hàng hóa: Mô tả hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trên hóa đơn, ký hiệu và số… giống với ký hiệu và số trên chứng từ vận tải và tất cả các thông tin khác thể hiện trên chứng từ phù hợp với thông tin trên các chứng từ khác.

– Các rủi ro: Chứng từ bảo hiểm thể hiện các rủi ro đúng với theo yêu cầu của LC.

– Bảo hiểm hàng hóa từ cảng bốc hàng hoặc nơi nhận để bốc đến cảng dỡ hàng hoặc nơi giao hàng theo quy định của LC.

Những bất hợp lệ thường gặp đối với chứng từ bảo hiểm bao gồm: chứng từ bảo hiểm xuất trình không đúng loại bảo hiểm theo yêu cầu của LC; chứng từ không thể hiện ngày phát hành hoặc ngày ngày phát hành sau ngày giao hàng; không được tiếp ký theo yêu cầu của chứng từ; không được ký hậu; mô tả hàng hóa mâu thuẫn với hóa đơn; số tiền bảo hiểm không đủ; tất cả các bản gốc nêu trên chứng từ không được xuất trình đầy đủ…

Nếu bạn muốn học nghiệp vụ xuất nhập khẩu để nâng cao kiến thức, bạn nên tìm kiếm các nguồn thông tin hoặc tham gia các khoá học xuất nhập khẩu tại các trung tâm uy tín.

Vấn Đề Ký Hậu Đơn Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Việc ký hậu Đơn bảo hiểm như một hình thức cam kết cho người nhập khẩu/bên khác được hưởng những bồi thường thiệt hại đã được đơn vị bảo hiểm thanh toán. Như đã biết, theo điều kiện bán hàng nhóm CIF, CIP thì người XK bắt buộc phải mua bảo hiểm cho lô hàng (các điều kiện bán hàng còn lại, ai muốn mua thì mua tuỳ lợi ích và rủi ro mà mình phải gánh chịu trên đoạn đường hàng hoá đi).

Người XK sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm (do người XK chọn hoặc do người NK chỉ định) và thực hiện việc đóng phí bảo hiểm (theo mức phí mà công ty bảo hiểm đưa ra). Sau đó người XK cộng mức phí này vào giá hàng bán như là một loại chi phí xuất khẩu. Vậy, về bản chất, cuối cùng, người NK cũng chính là người trả tiền cho việc bảo hiểm này. Nên, bằng cách này hay cách khác, Đơn bảo hiểm, khi đến tay người NK, phải thể hiện được rằng nếu có tổn thất xảy ra, người NK phải là người được thụ hưởng số tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm.

Trường hợp thứ 1: Không cần ký hậu đơn bảo hiểm

Việc ký hậu đơn bảo hiểm là không cần thiết vì tên người thụ hưởng đã được thể hiện.

Ở mục “The insured” – “Người được bảo hiểm” trên Đơn bảo hiểm sẽ ghi tên của người NK.

Trên tất cả nội dung còn lại trên Đơn bảo hiểm, không hề xuất hiện bất cứ thông tin nào của người XK. Đây là kiểu Đơn bảo hiểm thường được dùng nhất trong giao dịch mua bán hai bên. Người XK không cần ký hậu Đơn bảo hiểm vào mặt sau, người NK cũng hiển nhiên là người thụ hưởng tiền bồi thường thiệt hại (nếu có tổn thất xảy ra).

Trường hợp thứ 2: Cần ký hậu đơn bảo hiêm

Ở mục “The insured” – “Người được bảo hiểm” trên Đơn bảo hiểm sẽ ghi tên của người XK.

Trên tất cả nội dung còn lại trên Đơn bảo hiểm, không hề xuất hiện bất cứ thông tin nào của người NK.

Sau khi người XK nhận được Đơn bảo hiểm này từ công ty bảo hiểm, trước khi gửi cho người NK theo bộ chứng từ lô hàng, người XK phải lật mặt sau của Đơn bảo hiểm để ký tên, đóng dấu (ký hậu). {Nếu người bán không ký hậu đơn bảo hiểm, thì người NK/hoặc bất kỳ bên nào khác, đều không thể thụ hưởng tiền hồi thường thiệt hại (nếu có tổn thất xảy ra), và chỉ có người XK mới thụ hưởng được mà thôi.}

Việc ký hậu vào đơn bảo hiểm có thể được thực hiện theo 03 kiểu (ký hậu để trống, ký hậu theo lệnh và ký hậu đích danh) và 02 cách (ký hậu miễn truy đòi và ký hậu có truy đòi) tương tự như người viết đã trình bày trước đây ở phần vận đơn hay hối phiếu.

Nếu người XK ký hậu để trống, chỉ cần người XK gửi Đơn bảo hiểm này cho người NK, Người NK sẽ trở thành người thụ hưởng tiền bồi thường thiệt hại (nếu có tổn thất xảy ra). Người NK có thể tiếp tục việc ký hậu để chuyển nhượng Đơn bảo hiểm này theo các hợp đồng buôn bán sau đó.

Nếu người XK ký hậu đích danh (đích danh người NK), thì chỉ có người NK mới là người thụ hưởng tiền bồi thường thiệt hại (nếu có tổn thất xảy ra). Người NK không thể tiếp tục việc ký hậu để chuyển nhượng Đơn bảo hiểm này theo các hợp đồng buôn bán sau đó.

Nếu người XK ký hậu theo lệnh (thường là theo lệnh của người NK) thì người NK có quyền quyết định ai là người thụ hưởng tiền bồi thường thiệt hại (nếu có tổn thất xảy ra).

Người XK thông thường muốn kiểu Đơn bảo hiểm: ghi tên người được bảo hiểm là [tên của của XK] và sau đó người XK sẽ ký hậu để trống. Vì, trong trường hợp xấu nhất, nếu người NK không thanh toán hoặc không lấy hàng, thì người XK khi bán lại lô hàng này cho người khác sẽ rất dễ dàng, thông tin trên Đơn bảo hiểm sẽ không bị vướng mắc (vì ký hậu để trống là người nào cầm được Đơn Bảo hiểm là người đó được thụ hưởng tiền bồi thường).

Ký hậu trong trường hợp thanh toán bằng L/C

Thông thường khi thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ L/C thường yêu cầu một Đơn bảo hiểm phải “được mua bởi người nhập khẩu/người mua hàng = insurance bought/covered by the Buyer”, tức là mục The Insured trên Đơn bảo hiểm phải ghi [tên của người NK]. Hoặc, L/C cũng có thể yêu cầu Đơn bảo hiểm phải: (1) ghi the Insured là [tên của ngân hàng Mở] và (2) có ký hậu để trống/hoặc ký hậu theo lệnh của ngân hàng Mở, để ngân hàng này có thể khống chế bộ chứng từ trước khi giao cho người NK. Và cũng dễ dàng hơn cho ngân hàng trong việc bán lại chứng từ này trong trường hợp người NK từ chối thanh toán phần ký quỹ còn thiếu/hoặc từ chối nhận hàng.

Vậy để dung hoà lợi ích cho các bên, và không quan tâm đến việc sử dụng phương thức thanh toán nào, không quan tâm ô The Insured là ghi tên ai, kiểu Đơn bảo hiểm có ký hậu để trống xét ra là một cách dùng phù hợp nhất.

Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn có thể tham gia Khóa học xuất nhập khẩu tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!