Xu Hướng 6/2023 # Tứ Đại Cổ Điển Hí Kịch (P.2): Mẫu Đơn Đình, Thiên Tình Sử Lãng Mạn Thiên Thu # Top 9 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tứ Đại Cổ Điển Hí Kịch (P.2): Mẫu Đơn Đình, Thiên Tình Sử Lãng Mạn Thiên Thu # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Tứ Đại Cổ Điển Hí Kịch (P.2): Mẫu Đơn Đình, Thiên Tình Sử Lãng Mạn Thiên Thu được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mẫu Đơn Đình hay còn gọi là Hoàn hồn ký hay Đỗ Lệ Nương mộ sắc hoàn hồn ký là một trong những vở kịch nổi tiếng trong lịch sử sân khấu Trung Quốc, do nhà soạn kịch nổi tiếng thời kỳ nhà Minh là Thang Hiển Tổ viết năm 1598 mà đến nay vẫn được người Trung Hoa nghiên cứu dựng lại và diễn xướng.

Tại sao Mẫu Đơn Đình lại làm lu mờ đi Tây Sương Kí, phải chăng tính li kì và cảnh giới cũng như thông điệp của Mẫu Đơn Đình mang theo là giá trị to lớn choáng ngợp đi Tây Sương hí kịch?

Mẫu Đơn Đình cũng là một thiên tình sử lãng mạn thiên thu

Đỗ Lệ Nương là con gái độc nhất của quan thái thú Nam An Đỗ Bảo. Nàng vừa xinh đẹp, dịu hiền, vừa thông minh, nhanh ý. Ngay từ nhỏ được đọc Kinh Thi và được tiếp cận với nền giáo dục nghiêm khắc. Lệ Nương suốt ngày chỉ quanh quẩn trong khuê phòng, không dám rời nửa bước.

Nhan sắc, thông minh lại rất mực ngoan ngoãn nên được vợ chồng Đỗ Bảo rất yêu quý. A hoàn là Hương Xuân cũng theo nàng cùng học, nhưng Hương Xuân rất ham chơi, thường trốn học đi ra ngoài.

Một hôm, Hương Xuân rủ Lệ Nương ra vườn hoa sau nhà chơi. Sắc xuân khắp vườn đã khiến cho Lệ Nương vô cùng say đắm. Khi vào đình Mẫu đơn trong vườn nghỉ chân, Lệ Nương chợp mắt ngủ thiếp đi, mộng thấy mình gặp một chàng thư sinh tài mạo là Liễu Mộng Mai trò chuyện tâm tình rất tương đắc. Từ đó Lệ Nương về nhà ốm tương tư Liễu Mộng Mai. Bệnh tương tư càng ngày càng nặng, Lệ Nương vẽ một bức chân dung tự hoạ và đề một bài thơ bảo Xuân Hương đem giấu dưới ngọn giả sơn rồi lặng lẽ qua đời. Vợ chồng Đỗ Bảo theo di nguyện của con, an táng nàng dưới một gốc mai ở vườn hoa sau nhà. Sau đó Đỗ Bảo được thăng làm An phủ sứ ở Hoài Dương, trước khi đi ông cho dựng Mai Hoa quán ở trong vườn rồi sai Trần Tối Lương và Thạch Đạo Cô ở lại trông nom phần mộ của Lệ Nương.

Liễu Mộng Mai lên kinh đi thi, trên đường qua Nam An bị cảm ốm phải xin ở nhờ Mai Hoa quán. Một hôm Mộng Mai ra sau vườn dạo chơi nhặt được bức chân dung tự hoạ và bài thơ trước khi chết của Lệ Nương, liền đem về phòng. Mộng Mai vừa thấy chân dung Lệ Nương tưởng như mình đã quen biết khi nào, tình cảm vô cùng sâu nặng, cũng đề một bài thơ lên tranh, rồi suốt ngày ngồi bên bức vẽ, “cùng chơi, cùng hỏi, cùng gọi, cùng đùa”. Cảm tấm chân tình của Liễu Mộng Mai, Lệ Nương đã ra khỏi bức tranh và hẹn hò ước nguyện với người tình trong mộng năm xưa. Sau khi biết căn nguyên câu chuyện, Mộng Mai năn nỉ Thạch Đạo Cô cho mở nắp quan tài lên. Lệ Nương sống lại, hai người nên duyên vợ chồng, cùng với Thạch Đạo Cô lên kinh ứng thí. Trần Tối Lương phát hiện ra bèn đến Hoài Dương tố cáo với Đỗ Bảo tội trộm mộ của Liễu Mộng Mai.

Liễu Mộng Mai ứng thí ở Lâm An (tức Hàng Châu) thì gặp lúc quân Kim vào cướp phá. Việc yết bảng bị đình lại, Hoài Dương bị vây hãm. Lệ Nương liền bảo Mộng Mai đến Hoài Dương dò la tin tức cha mẹ. Mộng Mai đến Hoài Dương cũng vừa lúc quân Kim lui binh. Nhưng Đỗ Bảo cho rằng Liễu Mộng Mai là kẻ dối trá nên đánh cho một trận rồi áp giải về Lâm An thẩm vấn. Ngày yết bảng, Liễu Mộng Mai đỗ trạng nguyên, nhưng Đỗ Bảo cố chấp vẫn không chịu nhìn mặt cả con gái lẫn con rể. Đến khi Hoàng thượng hỏi rõ câu chuyện liền giáng chỉ cho nhà họ Đỗ: “Cha con vợ chồng nhận nhau, về phủ đệ thành thân”. Cuối cùng cả gia đình đoàn viên sum họp, Đỗ Lệ Nương và Liễu Mộng Mai sống với nhau vô cùng hạnh phúc.

Tính li kì và cảnh giới tư tưởng với thông điệp ẩn sau Mẫu Đơn Đình khiến người đời chỉ nhớ tới vở diễn khi nhắc tới mối tình thiên thu.

Vở kịch Mẫu đơn đình gồm 55 màn thường được chia làm ba hồi: Kinh Mộng, Hồi Sinh và Viên Giá, thời gian diễn xuất tổng cộng lên tới hơn 20 giờ. Gần đây có nhà Côn kịch cải biên thành 12 đề mục như Du Viên, Kinh Mộng, Tầm Mộng, Ly Hồn, Minh Phán, Thập Hoạ, Khiếu Hoạ, U Cấu, Minh Thệ, Hồi Sinh, Hôn Tẩu.

Trong vở kịch này, thông điệp nhân sinh về luân hồi và định ước của tình duyên khiến vở kịch trở nên hấp dẫn mới lạ. Nếu như đời con người được coi như là một sự an bài khéo léo của đấng tạo hóa. Thì nhân tình thế thái ở đời cũng vì đó mà thuận theo.

Nhân duyên được định đoạt là những món nợ tơ hồng của nhiều đời nhiều kiếp. Giấc mộng làm thức tỉnh kí ức đã có tự nhiều đời, món nợ nhân duyên tưởng chừng bị thời gian vùi lấp nay được đánh thức trong mơ. Đó phải chăng là lời lí giải cho việc mộng gặp Liễu Mộng Mai mà ôm ấp tơ lòng, mà tương tư nhớ nhung để rồi sầu muộn chôn vùi của Lệ Nương.

Nhân duyên đưa lối cho chàng thư sinh họ Liễu được tâm tình bầu bạn với bức họa của Lệ Nương như mối lương duyên sâu bền từ thủa nào. Rồi sợi dây tơ hồng cứ như được bện chặt hơn. Có tình tiết được xem là hay nhất trong Mẫu Đơn Đình chính là chi tiết Lệ Nương chết đi rồi lại hồi sinh sống lại bởi tâm chân tình của Liễu Mộng Mai.

Chính vì vậy mà nàng Lệ Nương cứ như chiếc bóng đợi chờ sự xuất hiện Liễu Mộng Mai và mối tình cảm hóa sự hồi sinh của nàng. Đó là sợi dây nhân duyên của cả hai đã gắn chặt từ nhiều đời thì kết cục của vở kịch là hạnh phúc viên mãn lứa đôi. Thế nhưng nếu sợi tình chẳng kịp thắt chặt, liệu rằng Mộng Mai có đến kết duyên? và liệu rằng Lệ Nương có được sống trọn vẹn với mối tình hay chỉ là cái bóng nhớ thương trong nuối tiếc.

Phải chăng đây là chi tiết và cảnh giới tư tưởng trong kiếp nhân sinh mà Mẫu Đơn Đình mang lại cho người xem. Những màn diễn ẩn chứa phía sau thông điệp về lí giải của những sợi dây nhân tình thế thái. Có lẽ đó là lí do mà vở diễn Mẫu Đơn Đình choáng ngợp và làm lu mờ đi Tây Sương Kí.

Giá trị nghệ thuật của Mẫu Đơn Đình

Mẫu Đơn Đình cũng là một vở diễn mang ý nghĩa ca ngợi tình yêu tự do của nam nữ thanh niên, chống lại những khuôn phép ràng buộc của chế độ hôn nhân phong kiến. Cái kết có hậu của tác phẩm đã thể hiện ước mơ về tình yêu tự do trong xã hội phong kiến.

Lời kịch được viết và dàn dựng rất công phu. Ngôn từ có giá trị sâu sắc Màn 10 Kinh mộng:

Nguyên lai xá tử yên hồng khai biến Tự giá bàn đô phó đoạn tỉnh đồi viên Lương thần mỹ cảnh nại hà thiên Thử tâm lạc sự thuỳ gia viện Triêu phi mộ nguyện, vân hà thuý hiên Vũ ty phong phiến, yên ba hoạ thuyền Cẩm bình nhân thắc khán đích giá thiều quang tiện. Màn 12 Tầm mộng: Giá bàn hoa hoa thảo thảo do nhân luyến Sinh sinh tử tử tuỳ nhân nguyện Tiện toan toan sở sở vô nhân oán

Nếu đem so sánh về góc độ nghệ thuật được xây dựng từ những ngôn ngữ hội thoại trong vở diễn thì Mẫu Đơn Đình được đánh giá là xuất sắc hơn so với Tây Sương Kí.

Nhưng có lẽ sự thành công của vở diễn chính là cảnh giới thông điệp truyền tải khiến người đời phải nghĩ suy chiêm nghiệm. Cái đắt giá trong nghệ thuật chính là nội hàm ẩn ý bên trong mỗi màn diễn.

Mẫu Đơn Đình là một vở kịch xứng tầm xuất sắc của Thang Hiển Tổ, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm đã đạt đến chuẩn mực. Người đương thời thường nói: “Mẫu đơn đình” nhất xuất, gia truyền hộ tụng, kỷ lệnh “Tây sương ký” giảm giá. Đây là một vở kịch làm xúc động lòng người khiến chấn động một kiếp người và được lưu truyền bảo tồn mãi về sau.

Tịnh Tâm

Tứ đại cổ điển hí kịch (P.1): Tây Sương ký, tình yêu và thước đo địa vị giàu sang là hai phạm trù tách biệt

Quốc Sắc Thiên Hương: Vì Sao Chỉ Có Mẫu Đơn Mới Xứng Là Hoa Thật Trong Thiên Hạ?

Trong các loài hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu trên thế gian, có một loài hoa mà người Phương Đông rất mê, tôn là “Vương của các loài hoa”, là “Quốc sắc thiên hương”. Đấy chính là Mẫu Đơn. Có nơi gọi là Mộc Thược Dược. Có rất nhiều bài thơ viết về hoa Mẫu Đơn, trong đó ấn tượng nhất là câu thơ: “Thiên hạ chân hoa độc Mẫu Đơn” – chỉ có hoa Mẫu Đơn mới xứng là thật hoa trong thiên hạ.Mẫu Đơn được người đời xúc động ngắm nhìn bởi vẻ đẹp nồng nàn, sang trọng huyền bí và lộng lẫy của nó. Mẫu Đơn có dáng như bông hồng, hoa bông to, cánh lượn sóng rất duyên dáng, hương thơm quyến rũ. Vẻ đẹp khôn tả của Mẫu Đơn khiến nó từ lâu trở thành nguồn cảm hứng rất lớn trong nghệ thuật thi ca, hội họa, điêu khắc, ….

Hoa mẫu đơn (Ảnh: pinterest.com)Hoa Mẫu Đơn nở từ đầu Xuân đến đầu Hạ. Cho nên mọi người gọi ” Phú quý hoa“, thường thưởng ngoạn bông trong suốt cả mùa xuân, suốt cả Thiều quang 90 ngày hạnh phúc của năm. Loại hoa có màu sắc sặc sỡ, đẹp một cách kiêu sa, biểu hiện cho sự giàu có này, nếu là màu vàng quý phái thì được gọi là Diêu Hoàng. Bởi, họ Diêu đã tìm được màu độc đáo này.Mẫu đơn có nguồn gốc từ Phương Đông, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm. Nó theo những người tu Phật đến nhiều nơi và nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới.

Mẫu đơn đẹp một cách kiêu sa, biểu hiện cho sự giàu có (Ảnh: pinterest.com)Tên tiếng Việt: Hoa Mẫu Đơn

Tên Hồng Kông: Sho-Yo (hay Shao-Yao)

Tên tiếng Anh: Peony

Tên tiếng Pháp: Pivoine officinale

Tên tiếng Đức: Pfingstrose

Tên Latin: Paeonia officinalis

Tên khoa học: Paeonia lactiflora

Họ: PaeoniaceaePeony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp. Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sinh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa Mẫu đơn.Một tích khác của Phương Tây kể rằng, Đức mẹ Maria khi nghe tin Chúa bị đóng đinh, bà đã khóc nhỏ hàng nghìn giọt nước mắt lên một bụi hoa hồng. Kỳ diệu thay vào khoảng lễ Ngũ tuần từ bụi hoa hồng này nở những hoa thật to lớn, đẹp đẽ và không có gai …Từ đó ta có hoa Mẫu đơn.Có nhiều giai thoại về loài hoa “Quốc sắc thiên hương” gắn với các đại mỹ nhân trong lịch sử Phương Đông.

(Ảnh: pinterest.com)Một số tích truyện điển hình có gắn với Hoa Mẫu Đơn và các nhà thơ Đường nổi tiếng, trong đó có hai người được ví có số mệnh gắn với hoa Mẫu Đơn: Chân thi Bạch Cư Dị và thi nhân Lưu Tích Vũ.Sự tích Hoa Mẫu Đơn và câu chuyện về người mẹ kiên trung bất khuất Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở một làng miền núi có một bà mẹ. Bà mẹ sinh được mười người con trai. Làng của mẹ bị giặc chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết ngay từ ngày đầu tiên, khi chúng tiến vào làng. Mười người con trai của bà vào đội quân chống giặc ở trong núi. Người con trai cả là chủ tướng của đội quân. Đội quân nay đã làm cho bọn giặc thất điên bát đảo. Đã nhiều lần giặc mở những trận càn quét mà không sao tiêu diệt được đội quân của cái làng bé nhỏ ấy.Tên tướng giặc sai quân bắt bà mẹ đến, hắn bảo: “Này mụ già, mụ hãy khuyên các con mụ trở về. Ta sẽ cho con mụ làm tướng. Bằng không, ta sẽ giết mụ”.Bà mẹ nhìn thẳng vào mắt tên tướng giặc, nói lớn: “Hỡi quân độc ác! Hẳn nhà ngươi cũng có một bà mẹ. Mẹ ngươi chắc không bao giờ dạy người phản bội lại quê hương. Là một người chân chính, ta cũng không thể dạy các con ta phản bội lại quê nhà”.Bọn giặc trói mẹ trên một ngọn đồi rồi cho quân mai phục hòng bắt được những người con của mẹ đến cứu. Chúng bảo bà mẹ hãy đứng dậy mà gọi con, chúng sẽ tha. Tiếng người mẹ: “Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho các con không được vì ta mà phản bội quê hương“.Mệnh lệnh của người mẹ là mệnh lệnh trái tim, mệnh lệnh của tình yêu vĩ đại. Mệnh lệnh đó lan khắp núi rừng. Bọn giặc run sợ. Những người con của mẹ thì thêm sức mạnh chiến đấu. Giặc bịt miệng bà mẹ. Chúng đổ nhựa thông và nhựa trám lên đầu bà và châm lửa đốt. Ngọn lửa cháy sáng cả một vùng…Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi tìm chỗ bà mẹ bị hành hình, người ta thấy trái tim của người mẹ vẫn nguyên vẹn và nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi. Đêm đêm, từ ngôi mộ, trái tim mẹ vẫn phát sáng cả một vùng trời.

(Ảnh: pinterest.com)Mùa xuân đến. Từ ngôi mộ, trái tim ấy mọc lên một cái cây. Cây ra hoa. Bông hoa đỏ chót hình ngọn lửa bốc lên từ trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy có một loại hoa mang tên Mẫu Đơn. Cây hoa tượng trưng cho người mẹ đã chiến đấu bằng một trái tim…Tích truyện Hoa Mẫu Đơn bị “đi đày” – chỉ có Mẫu Đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên hạSách “Tùng song tạp lục” có chép rằng:Vua Ðường Minh Hoàng ngự thưởng hoa Mẫu đơn trong nội điện, hỏi thị thần: Thơ vịnh hoa Mẫu đơn của ai hay nhất? Thị thần tâu: Thơ của Lý Chính Phong có câu rằng:Thiên hương dạ nhiễm yNghĩa là:Người quốc sắc ban mai hay say rượu (ý nói hoa đỏ)

Mùi thiên hương đêm nhuốm áo khăn (nói về hương thơm)

Người quốc sắc ban mai hay say rượu. (Ảnh pinterest.com)Mẫu đơn là một thứ hoa thơm, đẹp quý nhất trong các loại hoa, được gọi là Vương hoa. Cho nên có thể cho rằng khi nói “Quốc sắc thiên hương” để chỉ một tuyệt sắc giai nhân với hoa Mẫu đơn – Võ Tắc Thiên.Nhà Ðường gặp thời suy mạt, vua Cao Tông nhu nhược, đắm say Võ hậu (Võ Tài Nhân). Vua chết, Võ hậu tiếm quyền, đoạt ngôi lên làm vua, đổi nhà Ðường ra nhà Châu (690- 678), xưng hiệu Tắc Thiên Hoàng đế.Bà Hoàng đế này rất thông minh nhưng cũng rất ác bạo. Ðể củng cố địa vị, Võ Tắc Thiên thẳng tay triệt hạ phe đối lập. Họ Tiết vốn dòng dõi công thần nhà Ðường đều bị tru di ba họ. Nhưng bà cũng biết thích yêu hoa. Truyện “Kim cổ kỳ quan” có chép:

(Ảnh: dailo.vn)Một chiều đông lạnh lẽo, Võ Tắc Thiên đến chơi vườn Thượng uyển, thấy cảnh vật quạnh quẽ, liễu đào ủ rũ, liền nổi giận lấy viết đề 4 câu thơ:Lai triều du Thượng uyển

Mạc đãi hiếu phong xuyTạm dịch (Bản dịch của Vô Danh):Bái triều du Thượng uyển

Ðừng chờ cơn gió sớm

Võ Tắc Thiên (Ảnh pinterest.com)Thế là trăm hoa không dám trái lệnh. Chỉ trong một đêm, hoa bừng nở khắp vườn, ngào ngạt mùi hương. Hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn, thấy muôn hồng ngàn tía rực rỡ như những vầng mây sắc phủ cả vòm trời xanh nên lấy làm hớn hở vui tươi… nhưng đột nhiên cau mày lại. Vì chỉ có hoa Mẫu đơn bướng bỉnh, không chịu phụng mạng bạo chúa, nên trên cành khẳng khiu, không một lá non.

Mẫu đơn bướng bỉnh không chịu khuất phục (Ảnh pinterest.com)Cuồng giận kẻ cứng đầu, rồi để trả thù một cách ti tiện, Tắc Thiên giáng chiếu đày hoa Mẫu đơn xuống Giang Nam. Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh cao:Danh hoa sước ước đông phong lý

Chiếm đoạn thiều hoa đô tại thử

Lao tâm nhứt phiến khả nhân lâu

Xuân sắc tam phân sầu vũ tẩy

Ngọc nhân tận nhựt yêm yêm địa

Khước bị sinh ca kinh phá thuỵ

Sạ lâm trang kính tự kiều tu

Cận nhựt thương xuân thâu dữ nhỉ.

THà chịu lưu đày còn hơn sống khom mình làm vương giả (Ảnh pinterest.com)Phỏng dịch (Bản dịch của Trần Thanh Ðạm và Nguyễn Tố Nguyên):Mẫu đơn mơn mởn cánh hồng

Ðẹp tươi say cả đông phong thuở giờ

Gió mưa xuân đã gầy ba bốn phần

Sớm hôm nét ngọc tần ngần

Sinh ra tỉnh giấc mộng trần bâng khuâng

Thương xuân hồ ngã bóng vàng như hoa.Khẳng khái, Mẫu đơn bị đày. Nhưng đây là một dịp, Mẫu đơn đã tự giải thoát mình ra khỏi vườn hoa ô nhục của bạo chúa. Tuy dấn thân vào bước phong trần nhưng “dự được phần thanh cao” là đem sắc đẹp và hương thơm cống hiến cho đời.

(Ảnh: dkn.tv)“Quốc sắc thiên hương”, lấy hoa Mẫu đơn làm tiêu biểu.Về sau người ta dùng từ “quốc sắc thiên hương” (sắc nước hương trời) để hình dung hoa mẫu đơn. Hoặc có cách phác họa khác là: “Thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn” (chỉ có mẫu đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên hạ).Hết phần 1La VinhVăn hóa kinh doanh của người Đức: Bất kể hành vi phi đạo đức nào cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới thất bạiLý Công Uẩn, quân vương vĩ đại, khai sáng nghìn năm hưng thịnh nước Nam (P.3): Văn võ oai hùng, uy chấn bốn phươngCô giáo trẻ biến ‘cả lớp cá biệt’ ở một trung tâm giáo dục thường xuyên thành trò ngoan

Nguồn Gốc Của ‘Quốc Sắc Thiên Hương’ Và Vì Sao Chỉ Có Mẫu Đơn Mới Xứng Là Hoa Trong Thiên Hạ?

Trong các loài hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu trên thế gian, có một loài hoa mà người Phương Đông rất mê, tôn là “Vương của các loài hoa”, là “Quốc sắc thiên hương”. Đấy chính là Mẫu Đơn. Có nơi gọi là Mộc Thược Dược. Có rất nhiều bài thơ viết về hoa Mẫu Đơn, trong đó ấn tượng nhất là câu thơ: “Thiên hạ chân hoa độc Mẫu Đơn” – chỉ có hoa Mẫu Đơn mới xứng là thật hoa trong thiên hạ.

Mẫu Đơn được người đời xúc động ngắm nhìn bởi vẻ đẹp nồng nàn, sang trọng huyền bí và lộng lẫy của nó. Mẫu Đơn có dáng như bông hồng, hoa bông to, cánh lượn sóng rất duyên dáng, hương thơm quyến rũ. Vẻ đẹp khôn tả của Mẫu Đơn khiến nó từ lâu trở thành nguồn cảm hứng rất lớn trong nghệ thuật thi ca, hội họa, điêu khắc, ….

Hoa Mẫu Đơn nở từ đầu Xuân đến đầu Hạ. Cho nên mọi người gọi ” Phú quý hoa “, thường thưởng ngoạn bông trong suốt cả mùa xuân, suốt cả Thiều quang 90 ngày hạnh phúc của năm. Loại hoa có màu sắc sặc sỡ, đẹp một cách kiêu sa, biểu hiện cho sự giàu có này, nếu là màu vàng quý phái thì được gọi là Diêu Hoàng. Bởi, họ Diêu đã tìm được màu độc đáo này.

Mẫu đơn có nguồn gốc từ Phương Đông, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm. Nó theo những người tu Phật đến nhiều nơi và nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới.

Tên tiếng Việt: Hoa Mẫu ĐơnTên Hồng Kông: Sho-Yo (hay Shao-Yao)Tên tiếng Anh: PeonyTên tiếng Pháp: Pivoine officinalePfingstroseTên Latin: Paeonia officinalisTên khoa học: Paeonia lactiflora

Tên tiếng Đức:

Họ: Paeoniaceae

Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp. Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sinh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa Mẫu đơn.

Một tích khác của Phương Tây kể rằng, Đức mẹ Maria khi nghe tin Chúa bị đóng đinh, bà đã khóc nhỏ hàng nghìn giọt nước mắt lên một bụi hoa hồng. Kỳ diệu thay vào khoảng lễ Ngũ tuần từ bụi hoa hồng này nở những hoa thật to lớn, đẹp đẽ và không có gai …Từ đó ta có hoa Mẫu đơn.

Có nhiều giai thoại về loài hoa “Quốc sắc thiên hương” gắn với các đại mỹ nhân trong lịch sử Phương Đông.

Một số tích truyện điển hình có gắn với Hoa Mẫu Đơn và các nhà thơ Đường nổi tiếng, trong đó có hai người được ví có số mệnh gắn với hoa Mẫu Đơn: Chân thi Bạch Cư Dị và thi nhân Lưu Tích Vũ.

Sự tích Hoa Mẫu Đơn và câu chuyện về người mẹ kiên trung bất khuất

Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở một làng miền núi có một bà mẹ. Bà mẹ sinh được mười người con trai. Làng của mẹ bị giặc chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết ngay từ ngày đầu tiên, khi chúng tiến vào làng. Mười người con trai của bà vào đội quân chống giặc ở trong núi. Người con trai cả là chủ tướng của đội quân. Đội quân nay đã làm cho bọn giặc thất điên bát đảo. Đã nhiều lần giặc mở những trận càn quét mà không sao tiêu diệt được đội quân của cái làng bé nhỏ ấy.

Tên tướng giặc sai quân bắt bà mẹ đến, hắn bảo: “Này mụ già, mụ hãy khuyên các con mụ trở về. Ta sẽ cho con mụ làm tướng. Bằng không, ta sẽ giết mụ”.

Bà mẹ nhìn thẳng vào mắt tên tướng giặc, nói lớn: “Hỡi quân độc ác! Hẳn nhà ngươi cũng có một bà mẹ. Mẹ ngươi chắc không bao giờ dạy người phản bội lại quê hương. Là một người chân chính, ta cũng không thể dạy các con ta phản bội lại quê nhà”.

Bọn giặc trói mẹ trên một ngọn đồi rồi cho quân mai phục hòng bắt được những người con của mẹ đến cứu. Chúng bảo bà mẹ hãy đứng dậy mà gọi con, chúng sẽ tha. Tiếng người mẹ: “Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho các con không được vì ta mà phản bội quê hương “.

Mệnh lệnh của người mẹ là mệnh lệnh trái tim, mệnh lệnh của tình yêu vĩ đại. Mệnh lệnh đó lan khắp núi rừng. Bọn giặc run sợ. Những người con của mẹ thì thêm sức mạnh chiến đấu. Giặc bịt miệng bà mẹ. Chúng đổ nhựa thông và nhựa trám lên đầu bà và châm lửa đốt. Ngọn lửa cháy sáng cả một vùng…

Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi tìm chỗ bà mẹ bị hành hình, người ta thấy trái tim của người mẹ vẫn nguyên vẹn và nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi. Đêm đêm, từ ngôi mộ, trái tim mẹ vẫn phát sáng cả một vùng trời.

Mùa xuân đến. Từ ngôi mộ, trái tim ấy mọc lên một cái cây. Cây ra hoa. Bông hoa đỏ chót hình ngọn lửa bốc lên từ trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy có một loại hoa mang tên Mẫu Đơn. Cây hoa tượng trưng cho người mẹ đã chiến đấu bằng một trái tim…

Tích truyện Hoa Mẫu Đơn bị “đi đày” – chỉ có Mẫu Đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên hạ

Sách “Tùng song tạp lục” có chép rằng:

Vua Ðường Minh Hoàng ngự thưởng hoa Mẫu đơn trong nội điện, hỏi thị thần: Thơ vịnh hoa Mẫu đơn của ai hay nhất? Thị thần tâu: Thơ của Lý Chính Phong có câu rằng:

Người quốc sắc ban mai hay say rượu (ý nói hoa đỏ)Mùi thiên hương đêm nhuốm áo khăn (nói về hương thơm)

Mẫu đơn là một thứ hoa thơm, đẹp quý nhất trong các loại hoa, được gọi là Vương hoa. Cho nên có thể cho rằng khi nói “Quốc sắc thiên hương” để chỉ một tuyệt sắc giai nhân với hoa Mẫu đơn – Võ Tắc Thiên.

Nhà Ðường gặp thời suy mạt, vua Cao Tông nhu nhược, đắm say Võ hậu (Võ Tài Nhân). Vua chết, Võ hậu tiếm quyền, đoạt ngôi lên làm vua, đổi nhà Ðường ra nhà Châu (690- 678), xưng hiệu Tắc Thiên Hoàng đế.

Bà Hoàng đế này rất thông minh nhưng cũng rất ác bạo. Ðể củng cố địa vị, Võ Tắc Thiên thẳng tay triệt hạ phe đối lập. Họ Tiết vốn dòng dõi công thần nhà Ðường đều bị tru di ba họ. Nhưng bà cũng biết thích yêu hoa. Truyện “Kim cổ kỳ quan” có chép:

Một chiều đông lạnh lẽo, Võ Tắc Thiên đến chơi vườn Thượng uyển, thấy cảnh vật quạnh quẽ, liễu đào ủ rũ, liền nổi giận lấy viết đề 4 câu thơ:

Tạm dịch (Bản dịch của Vô Danh):

Thế là trăm hoa không dám trái lệnh. Chỉ trong một đêm, hoa bừng nở khắp vườn, ngào ngạt mùi hương. Hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn, thấy muôn hồng ngàn tía rực rỡ như những vầng mây sắc phủ cả vòm trời xanh nên lấy làm hớn hở vui tươi… nhưng đột nhiên cau mày lại. Vì chỉ có hoa Mẫu đơn bướng bỉnh, không chịu phụng mạng bạo chúa, nên trên cành khẳng khiu, không một lá non.

Cuồng giận kẻ cứng đầu, rồi để trả thù một cách ti tiện, Tắc Thiên giáng chiếu đày hoa Mẫu đơn xuống Giang Nam. Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh cao:

Phỏng dịch (Bản dịch của Trần Thanh Ðạm và Nguyễn Tố Nguyên):

Khẳng khái, Mẫu đơn bị đày. Nhưng đây là một dịp, Mẫu đơn đã tự giải thoát mình ra khỏi vườn hoa ô nhục của bạo chúa. Tuy dấn thân vào bước phong trần nhưng “dự được phần thanh cao” là đem sắc đẹp và hương thơm cống hiến cho đời.

“Quốc sắc thiên hương”, lấy hoa Mẫu đơn làm tiêu biểu.

Về sau người ta dùng từ ” quốc sắc thiên hương” (sắc nước hương trời) để hình dung hoa mẫu đơn. Hoặc có cách phác họa khác là: ” Thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn” (chỉ có mẫu đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên hạ).

Nam Định: Ngôi Nhà Mẫu Đơn Lãng Mạn Hơn Phim Hàn Giữa Thành Nam

Không tốn nhiều tiền bạc, tự tay thiết kế và ươm trồng, một lão nông ở Nam Định đã xây dựng cho mình một không gian sống lãng mạn hơn cả phim Hàn Quốc với những chậu hoa mẫu đơn rực rỡ.

Loading…

Đó là ông Đỗ Duy Môn, SN 1959, xóm 2, xã Nam Xá, huyện Nam Trực, Nam Định. Cả đời gắn bó với mảnh vườn, cây cối, nhưng may mắn hơn những người nông dân quê mình, ông Môn ngoài tình yêu cây còn có con mắt nghệ thuật tinh tế.

Tự tay ông đã kiến tạo ngôi nhà hai tầng nhỏ nhắn, được trang điểm bằng những chậu hoa mẫu đơn rực rỡ. Ngôi nhà được xây theo kiểu nhà sàn, hai tầng nằm bên cạnh con sông đào của quê ông. Một cây cầu xi-măng cong cong, có tay vịn bắc qua con sông trong vắt dẫn vào nhà, hai bên là những chậu hoa mẫu đơn nở tưng bừng.

Theo ông Môn: những chậu hoa mẫu đơn của ông có tuổi đời vài chục năm. Tất cả là mẫu đơn ta (khác với mẫu đơn Trung Quốc), lá to, thưa nhưng hoa to, dày và đỏ rực, trổ hoa quanh năm.

Khoảng sân nhỏ nhắn trước nhà, ông Môn trang hoàng bằng bốn chậu hoa mẫu đơn cao gần 2m, thân cây to bằng bắp tay người lớn, tán xòe rộng như một cái ô. Chiếc ô bằng hoa đỏ rực với hàng ngàn bông hoa mẫu đơn đang xòe nở.

Một hàng mẫu đơn khác trải dài theo con đường nhỏ dẫn ra vườn. Những gốc mẫu đơn này để tự nhiên, không uốn tỉa, tạo dáng. Thân cây cao, khá đều nhau, kết lại thành từng khóm cực đẹp mắt.

Mùa hè là mùa mẫu đơn nở hoa nhiều nhất. Trời càng nắng, hoa mẫu đơn càng đỏ. Thời điểm này, lúc nào ngôi nhà của ông Môn cũng rực rỡ, nhìn lãng mạn hơn cả phim Hàn Quốc.

Không cần đến tiền tỷ, nhưng lão nông ở vùng thôn quê Nam Định đã tự tay tạo dựng cho mình một cơ ngơi vạn người mê, và không phải cứ có tiền là có được.

Theo: Vietnamnet

Cập nhật thông tin chi tiết về Tứ Đại Cổ Điển Hí Kịch (P.2): Mẫu Đơn Đình, Thiên Tình Sử Lãng Mạn Thiên Thu trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!