Xu Hướng 3/2023 # Tư Vấn Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2013 # Top 5 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tư Vấn Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2013 # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Tư Vấn Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2013 được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là gì, trình tự thủ tục đăng ký gồm những bước nào? Đây là thắc mắc chung của nhiều cá nhân, tổ chức, những chủ thể đang có nhu cầu tìm hiểu về việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu. Bài viết  dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin quan trọng về nhãn hiệu và thủ tục đăng ký. Mời các bạn theo dõi bài viết.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền được hiểu như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là việc chủ thể nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để được xem xét cấp văn bằng bảo hộ. Khi được chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ, tức nhãn hiệu của bạn đã thỏa mãn các điều kiện bảo hộ. Khi đó, bạn sẽ được sử dụng độc quyền nhãn hiệu, khai thác lợi ích thương mại từ nó,…

Quy trình để đi đăng ký nhãn hiệu độc quyền hiện nay ra sao?

Theo Luật sở hữu trí tuệ 2013, khi đi đăng ký nhãn hiệu thì sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Gửi đơn tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Cách thức đăng ký nhãn hiệu độc quyền hiện nay ra sao?

Hiện tại, quý khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký sau:

Tự chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

Thuê dịch vụ đăng ký độc quyền thương hiệu

Trong hai hình thức trên sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu sử dụng dịch vụ, quý khách sẽ chỉ cần quan tâm đến chi phí. Còn nếu tự mình thực hiện, quý khách hàng sẽ cần phải nghiên cứu chi tiết những thông tin về cách đăng ký thương hiệu độc quyền mới nhất ở các mục tiếp theo.

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin về đăng ký nhãn hiệu độc quyền theo Luật sở hữu trí tuệ 2013. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn.

Tư Vấn Về Việc Muốn Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền

Hiện nay, khái niệm “thương hiệu” và “nhãn hiệu” được mọi người sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách chính xác hai thuật ngữ này.

Và có sự nhầm lẫn về hai khái niệm này, đánh đồng chúng là một. Nên việc các chủ thể hỏi đăng ký thương hiệu độc quyền như thế nào? Thì thực chất họ đang có ý hỏi đăng ký nhãn hiệu độc quyền ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu như thế nào?

Bạn cần phải hiểu rõ thương hiệu và nhãn hiệu là gì. Điều này giúp ích cho khá là nhiều. Ví dụ: Khi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bạn dùng thuật ngữ “thương hiệu” để hỏi họ cách đăng ký như thế nào. Họ sẽ chẳng biết ý của bạn là gì. Nhưng nếu dùng thuật ngữ “nhãn hiệu” thì nó sẽ là vấn đề khác.

Vậy thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?

Thứ nhất, trên phương diện pháp lý. Pháp luật nước ta chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu. Do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Nhãn hiệu có thể bị làm giả, làm nhái. Chính vì lẽ đó nên nhà nước ta mới phải bảo hộ. Còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận nên sẽ không thể làm nhái được.

Thứ hai, nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ: Khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì sang chảnh,… Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng,… giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

Thứ ba, thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng,…

Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền ra sao?

Như đã phân tích trên. Do sự nhầm lẫn về thuật ngữ mà mọi người đánh đồng thương hiệu và nhãn hiệu là một. Và thương hiệu chỉ là kết quả phấn đấu của doanh nghiệp, không được pháp luật bảo hộ nên không thể đi đăng ký thương hiệu độc quyền. Nhưng nhãn hiệu thì có thể đi đăng ký. Quy trình đăng ký như sau:

Thứ nhất, chủ thể đi đăng ký nộp một bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hình thức trong vòng 1 – 2 tháng kể từ ngày nhận đơn. Nếu không hợp lệ thì thông báo từ chối đơn đến người đăng ký. Còn hợp lệ thì thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Và tiến hành công bố đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận.

Thứ ba, Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung. Nếu không đáp ứng thì thông báo từ chối đăng ký. Nếu đáp ứng thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Cách thức để đăng ký thương hiệu độc quyền

Để tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký nhãn hiệu, trước khi đăng ký, chủ sở hữu nên nhờ sự trợ giúp của các tổ chức sở hữu trí tuệ thực hiện dịch vụ trọn gói:

Đầu tiên, tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Kết quả tra cứu sẽ có trong 7 ngày làm việc và tài liệu cần cung cấp là mẫu nhãn hiệu, hàng hóa dịch vụ người dùng cần đăng ký.

Sau đó, khi đã nhận được kết quả tra cứu, nếu kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ thể nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức để có ngày ưu tiên nộp đơn sớm nhất.

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là bao nhiêu?

Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí, gồm:

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu

Phí công bố đơn: 120.000 đồng

Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm) (từ sản phẩm thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm)

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm) (từ sản phẩm thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm)

Phí phân loại quốc tế hàng hóa: 100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm) (từ sản phẩm thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm)

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm đầu tiên) (từ nhóm sản phẩm thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)

Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề đăng ký thương hiệu độc quyền. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích cho các bạn. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn kỹ lương hơn thì vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài – Công Ty Luật Nvcs – Tư Vấn Doanh Nghiệp – Sở Hữu Trí Tuệ – Thuế – Kế Toán

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì ?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng. Quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân, gắn liền với vợ chồng, do vậy vợ chồng tự mình thực hiện mà không thể chuyển giao hay ủy quyền cho người khác.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là trường hợp ly hôn mà có đương sự là người nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài, cụ thể:

+ Ly hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài;

+ Ly hôn giữa hai người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

+ Ly hôn mà có con cái đang ở nước ngoài;

+ Ly hôn mà có tài sản ở nước ngoài;

+ Ly hôn mà có đương sự ở nước ngoài

Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 02/2013 – Hướng dẫn Bộ Luật tố dụng dân sự sửa đổi,

đương sự ở nước ngoài bao gồm:

“a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời gian Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời gian Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời gian Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời gian Tòa án thụ lý vụ việc dân sự:

Thẩm quyền xử lý vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

–  Thẩm quyền theo Quốc gia:

Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là ngước nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 469 Bộ luật tố dụng dân sự 2015

–  Thẩm quyền theo cấp Tòa án:

+ Theo khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

+ Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vụ việc ly hôn diễn ra giữa công dân nước tại Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng có cùng cư trú ở khu vực biên giới với nước Việt Nam thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.

– Thẩm quyền của Tòa án theo vùng lãnh thổ:

+ Trường hợp thuận tình ly hôn: Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc chồng:

+ Trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án nơi bị đơn cư trú

Trình tự và thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ, tài liệu đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:

Đối với ly hôn đơn phương:

+ Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương;

+ Bản chính giấy đăng ký kết hôn;

+ Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu;

+ Bản sao chứng thực CMND/CCCD/HC của vợ và chồng;

+ Bản sao giấy khai sinh của con;

+ Tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản yêu cầu phân chia như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

Đối với ly hôn thuận tình:

+ Đơn yêu cầu Tòa án nhân dân công nhận thuận tình ly hôn;

+ Bản chính giấy đăng ký kết hôn;

+ Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu;

+ Bản sao chứng thực CMND/CCCD/HC của vợ và chồng;

+ Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con;

+ Tài liệu, chứng cứ khác kèm theo.

Trình tự, thủ tục thực hiện nộp hồ sơ xin ly hôn:

Bước 1: Nộp hồ sơ, tài liệu hợp lệ về việc xin ly hôn tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

Bước 2: Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án mở phiên hòa giải đoàn tụ và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm.

Thời gian giải quyết đơn ly hôn có yếu tố nước ngoài:

+ Ly hôn đồng thuận có yếu tố nước ngoài: Từ 03 đến 04 tháng;

+ Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Cấp sơ thẩm khoảng từ 04 đến 06 tháng.

+ Trường hợp ly hôn vắng mặt người nước ngoài: Từ khoảng 24 tháng (do Toà án phải thực hiện thủ tục uỷ thác tư pháp)

Tuy nhiên, trên thực tế thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể kéo dài hơn nếu vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản và quyền nuôi con,…

Chi phí:

Với những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án Việt Nam giải quyết, quyền nuôi con được quy định tại khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:Quyền nuôi con khi ly hôn theo pháp luật của Việt Nam

“2. Vợ và chồng tự thỏa thuận về người sẽ trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con cái; trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án nhân dân giải quyết vụ án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 (bảy) tuổi trở lên thì khi quyết định phải xem xét nguyện vọng của con.

Trường hợp, con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp có chứng cứ chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác và phù hợp với lợi ích của con cái.”

Phân chia tài sản sau khi ly hôn.

Việc phân chia tài sản sau khi ly hôn dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Trong trườn hợp 2 bên không thể thỏa thuân được thì Tòa án sẽ giải quyết theo các nguyên tắc sau.

Thứ nhất, tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó, chỉ có tài sản chung của vợ chồng mới thực hiện phân chia tài sản khi ly hôn.

Thứ hai, các tài sản xá định chung là của vợ chồng được liệt kê trong mục 2 được phân chia theo nguyên tắc chia đôi, nhưng Tòa án khi giải quyết có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trang tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản này.

Thứ ba, lao động của vợ chồng trong gia đình được gọi là lao động có thu nhập.

Thứ tư, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên  có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

Thứ năm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chư thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi chính mình.

Thứ sáu, lỗi mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng

Thứ bảy, trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản ly hôn thì trong qua trình chia bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Nguyên tắc chịu trách nhiệm về nghĩa vụ chung tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết cụ thể:

Thứ nhất, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.

Thứ hai, nghĩa vụ do vợ chồng thực hiện nhằm đáp ứng như cầu thiết yêu của gia đình.

Thứ ba, nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Thứ tư, nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

Thứ năm, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gấy ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.

Tư Vấn Giá Đăng Ký Thương Hiệu Theo Đúng Quy Định Pháp Luật

Thực tế mọi người hay đánh đồng thương hiệu và nhãn hiệu là một. Thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp, không được nhà nước bảo hộ.

Còn nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng,…, giúp khách hàng nhận diện bên ngoài và được nhà nước bảo hộ. Dẫn đến thương hiệu không thể đi đăng ký mà chỉ có nhãn hiệu được đi đăng ký.

Vì vậy, bài viết tư vấn giá đăng ký thương hiệu thực chất là nói tới giá đăng ký nhãn hiệu.

Giá đăng ký thương hiệu bao nhiêu?

Thông tư 263/2016 của Bộ tài chính có ban hành kèm theo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Theo đó:

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu

Phí công bố đơn: 120.000 đồng

Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí phân loại quốc tế hàng hóa: 100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên) (từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)

Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)

Tổ chức thu giá đăng ký thương hiệu là cơ quan nào?

Tại Điều 3 Thông tư 263/2016 của Bộ tài chính, có quy định về cơ quan thực hiện việc thu giá đăng ký thương hiệu. Cụ thể đó là Cục Sở hữu trí tuệ.

Cục sở hữu trí tuệ sẽ dựa vào mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016 của Bộ tài chính.

Cách thức thanh toán giá đăng ký thương hiệu ra sao?

Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp có thể bằng tiền mặt hoặc qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức thu phí, lệ phí hoặc chuyển khoản vào tài khoản của tổ chức thu phí, lệ phí.

Đối với phí thu qua Văn phòng quốc tế của WIPO: Phí được chuyển khoản vào tài khoản của tổ chức thu phí mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng Việt Nam.

Qua bài viết tư vấn giá đăng ký thương hiệu. Mong sẽ giúp cho các bạn một phần nào đó trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Để được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Tự tin là nơi cung cấp dịch vụ tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp với những luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2013 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!