Bạn đang xem bài viết Tư Vấn Sinh Con Ngoài Giá Thú Đối Với Viên Chức Nhà Nước ? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thưa Luật sư. em trình bày vấn đề như sau và rất mong được nhận hồi âm sớm từ luật sư ạ : Cách đây 3 năm, bạn trai em là người nước ngoài, có quen 1 cô gái. Vì cô gái này chỉ cố tình muốn lấy tiền của bạn trai em, bạn trai em phát hiện và tuyên bố chia tay. Nhưng cô gái này biết trước việc chia tay nên cố tình để có thai.
Bạn trai vì là người tốt, nên lúc đó có yêu cầu cô gái cứ làm giấy khai sinh cho con. Bạn trai em đề cập 3 lần trong vòng 1 năm, nhưng cô gái không chịu. Tuy nhiên, suốt thời gian qua, bạn trai em luôn gửi tiền chu cấp cho cô gái để nuôi con, mặc dù không muốn quay lại với cô gái. bây giờ, khi phát hiện bạn trai em sắp cưới em, thì lại muốn bạn em phải làm giấy khai sinh cho đứa con… Em đang rất lo trong tương lai, cô gái này sẽ xen vào cuộc sống của vợ chồng em, luật sư cho em hỏi như sau:
1. Bạn trai em có quyền từ chối làm giấy khai sinh cho đứa con hay không ? mặc dù bạn trai em vẫn chu cấp cho đứa con đến khi 18 tuổi?
2. Nếu tụi em quy ra số tiền nuôi đứa bé đến 18 tuổi, rồi gửi 1 lần duy nhất. Sau đó, tụi em sẽ không liên lạc gì với cô gái kia và đứa con, thì việc này có khả thi không ? Bạn em thường xuyên đi công tác nước ngoài, và cũng chưa chắc sẽ sống luôn ở Việt Nam. Nếu không tìm được tụi em, thì cô gái kia có nhờ Pháp luật can thiệp để tìm cho ra người cha của đứa bé để ép làm giấy khai sinh? Vì cô gái đó không biết em và bạn trai em đang ở đâu, làm gì.
3. Trong trường hợp gia đình em lúc đó đang sống ở nước ngoài, thì có bị Ủy Ban Nhân Dân Viet Nam triệu tập về để hoàn thành thủ tục giấy khai sinh?
4. em biết rằng, khi đứa bé 18 tuổi có quyền làm giấy tờ để bắt người cha nhận con. Nhưng nếu trước đó, người mẹ ép làm giấy khai sinh thì, bạn trai em vẫn có quyền từ chối để kéo tới năm 18 tuổi, kéo dài thời gian ra được không ?
5. Nếu sau này, tài sản của bạn trai em là chồng em, làm giấy tờ tặng cho hợp pháp cho gia đình em (em, và con chung), thì khi anh mất đi, tài sản có bị chia cho đứa con và cô gái kia?
6. Ngoài ra, còn cách nào để đảm bảo quyền lợi cho em, và các con em một cách tốt nhất không?
7. Thật sự, việc đứa bé ra đời là bạn trai em đang bị lừa, nên hoàn toàn không muốn dính líu gì đến họ, và rất muốn bảo vệ quyền lợi của gia đình em và anh ấy.
8. Tại Việt Nam, có những quy định nào bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài, khi bị lừa như vậy không?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Người gửi : T. X. T
Sinh Con Ngoài Giá Thú Đối Với Viên Chức Nhà Nước Có Vi Phạm Luật Và Được Hưởng Đầy Đủ Quyền Lợi?
Câu hỏi:
Hiện tôi 31 tuổi và là một giáo viên, Tôi kết hôn và có một con gái 7 tuổi nhưng vì lí do riêng nên chúng tôi đã li hôn năm 2012 và hiện nay tôi đang nuôi con. Và tôi muốn xin đơn thân ( Có con ngoài giá thú) sinh thêm một con nữa. Vậy tôi hỏi : Tôi có được sinh thêm nữa con không? Tôi có bị vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm phápluật không? Con tôi ( ngoài giá thú) được hưởng những quyền lợi gì? Tôi phải làm những thủ tục gì để được hưởng theo chế độ.
Trả lời:
– Pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm việc sinh con mà không đăng ký kết hôn. Đứa trẻ sinh ra mà người cha và người mẹ không có quan hệ hôn nhân, không được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật được coi là con ngoài giá thú.
– Trường hợp của bạn, bạn đã ly hôn và muốn đơn thân sinh thêm con nữa ( con ngoài giá thú ). Là giáo viên thuộc viên chức nhà nước để không vi phạm pháp luật thì bạn không được vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng , nếu bạn vi phạm thì bạn buộc phải chịu xử lý kỉ luật đối với viên chức. Theo Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định Điều 147 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
” 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Và, hiện nay chưa quy định xử lý kỷ luật trong trường hợp viên chức độc thân sống chung hoặc có con ngoài giá thú với người độc thân khác.
Mặt khác, Theo Điều 4 Luật số 25/2004/QH11 của Quốc hội : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em về Không phân biệt đối xử với trẻ em quy định :” Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.”.
Như vậy , ngay từ khi sinh ra, con ngoài giá thú cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con trong giá thú, được hưởng đầy đủ các quyền khác về nhân thân được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự như quyền về cư trú, hộ tịch, giám hộ, các quyền về tài sản, thừa kế…
Pháp luật về bảo hiểm xã hội không có quy định nào hạn chế quyền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con mà không có đăng ký kết hôn, vì vậy bạn sẽ vẫn được hưởng chế độ thai sản như những phụ nữ khác nếu bạn đáp ứng đủ 2 điều kiện về đối tượng được hưởng chế độ thai sản và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Trân trọng.
Công Ty Luật Future Lawyers.
Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Ngoài Giá Thú
Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền trẻ em, trên nguyên tắc bình đẳng, không có sự phân biệt giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú. Đăng ký khai sinh là quyền lợi của đứa trẻ và con ngoài giá thú cũng được đăng ký khai sinh theo thủ tục mà pháp luật quy định.
Con ngoài giá thú là gì?Có nhiều cách hiểu khác nhau về con ngoài giá thú. Tuy nhiên, một cách hiểu khái quát nhất, con ngoài giá thú là con được sinh ra mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật. Tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng.
Con ngoài giá thú thường được sinh ra trong các trường hợp:
(i) Người mẹ không có chồng mà sinh con (ii) Người mẹ có chồng nhưng ngoại tình có con với người khác (iii) Con được sinh ra trong thời gian nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn, bao gồm cả trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại
Thẩm quyền đăng ký khai sinh con ngoài giá thúNhiều người thắc mắc, không biết đăng ký khai sinh cho con ở đâu? Thủ tục làm giấy khai sinh cho con như thế nào? Với trường hợp sinh con ngoài giá thú thì việc đăng ký khai sinh lại càng gặp nhiều khó khăn.
Về thẩm quyền đăng ký khai sinh, tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”
Như vậy, ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ sẽ có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con, bao gồm cả trường hợp làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2023/NĐ-CP
Thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thúNgười thực hiện thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú cần chuẩn bị hồ sơ sau:
(i) Tờ khai theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BTP. (ii) Giấy chứng sinh của cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. (iii) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
Cụ thể, căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2023/TT-BTP theo đó căn cứ bao gồm một trong các giấy tờ sau:
(i) Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. (ii) Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Bên cạnh những giấy tờ phải nộp nêu trên, khi đi đăng ký khai sinh cho con, bạn cần xuất trình Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người thực hiện đăng ký khai sinh con ngoài giá thú nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ tiến hành đăng ký khai sinh cho con. Bên cạnh việc trực tiếp nộp hồ sơ, người có quyền đăng ký khai sinh cho con có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân nơi cư trú của cha, mẹ của con.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ khai sinh cho con ngoài giá thú kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và có căn cứ theo quy định của pháp luật thì tiến hành việc vào sổ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh cho con ngoài giá thú.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân gia đình được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Thủ Tục Nhận Con Và Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Ngoài Giá Thú?
1. Thủ tục nhận con và làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú?
Xin chào luật sư, tôi đang gặp rắc rối và cũng chưa nắm rõ về những quy định về thủ tục cha nhận con.Tôi và anh quen nhau nhưng anh đã có vợ và chưa ly hôn. Chúng tôi hiện đã có con được hơn một tháng. Tôi đi làm giấy khai sinh cho con và có anh đi cùng để làm thủ tục nhận con. Nhưng ủy ban nhân dân xã nơi tôi sinh sống đòi hỏi anh phải làm đơn viết tay và xin chữ kí của bố mẹ đẻ và vợ của anh chấp nhận đứa con, nếu không thì không tiến hành thủ tục nhận con cho anh và bắt buộc con tôi phải mang họ mẹ và phần cha để trống. Xin hỏi như vậy là đúng hay sai? Cảm ơn luật sư.
Thứ nhất, về thủ tục cha nhận con:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
“Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”
Trường hợp của bạn, nếu bố của con bạn muốn nhận con thì không cần phải có sự đồng ý của vợ. Tuy nhiên khi tiến hành thủ tục nhận con, cần thực hiện đúng quy định tại Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP và điều 9 Nghị định 06/2012/NĐ-CPsửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực:
Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)
2. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
Thứ hai, về việc khai sinh cho con.
Việc đăng ký khai sinh cho con sẽ được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người mẹ cư trú (nơi cư trú bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú). Nếu không xác định được nơi thường trú của người mẹ thì mới đăng ký khai sinh tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người cha. Cụ thể, khoản 1, Điều 13, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh”.
Theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch:
“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha mẹ có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay thế bằng giấy xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người làm giấy khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha ghi trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp việc nhận con và đăng ký khai sinh”.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Yêu cầu tư vấn hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Pháp luật trực tuyến.
2. Thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú?Xin chào luật sư! Tôi xin hỏi do trước dây vợ chồng tôi cưới chưa đủ tuổi dăng ký kết hôn, đã sinh cháu và chưa khai sinh dược cho cháu. Nay cháu đã được 3 tuổi chúng tôi mới đăng ký kết hôn, vậy giờ chúng tôi muốn đăng ký khai sinh cho cháu thi cần những thủ tục gì? Xin cảm ơn luật sư.
Theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội thì:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Theo quy định này, con của các bạn được sinh ra trước khi đăng ký kết hôn thì vẫn được xác định là con chung của vợ chồng. Và thủ tục khai sinh cho con trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật số 60/2014/QH13 của Quốc hội: LUẬT HỘ TỊCH như sau:
“Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.”
Vì vậy, theo quy định này, khi đi khai sinh cho con, bạn cần mang theo Giấy chứng sinh của con, trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh con là xác thực; Giấy đăng ký kết hôn, Nếu không có chồng bạn đi cùng thì cần phải có văn bản của vợ chồng bạn về việc thừa nhận đứa bé là con chung của vợ chồng. Và bạn cần phải mang theo Chứng minh nhân dân để xuất trình khi công chức tư pháp yêu cầu xuất trình để kiểm tra. Sau khi nhận và kiểm tra giấy tờ hợp lệ thì sẽ ghi vào sổ hộ tịch và cấp Cấp Giấy khai sinh của con cho bạn.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch thì:
“Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em “
Trong trường hợp này, con của bạn được hơn 3 tuổi mới đi đăng ký khai sinh thì vợ chồng bạn sẽ bị xử phạt hành chính trước khi đăng ký làm giấy khai sinh cho con.
3. Khai sinh cho con ngoài giá thú không xác định được mẹ?Tôi có thắc mắc về vấn đề đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú (đặc biệt là không biết mẹ là ai), rất mong muốn nhận được ý kiến tư vấn của các anh chị. Mong anh chị giúp đỡ!
Trường hợp xảy ra như sau: Một người đàn ông trong khi đã có vợ và con, lại có quan hệ với một số người phụ nữ khác ngoài vợ trong những lần đi công tác tại một số quán bar, vũ trường; không biết bất kỳ một thông tin cá nhân nào của những người phụ nữ đó như: tên, tuổi, địa chỉ, quê quán, nơi làm việc,… và không sử dụng biện pháp tránh thai. Hệ quả là một trong số những người phụ nữ đó có thai và sinh con, nhưng anh ta đó không hề biết (vì chỉ gặp gỡ 1 vài lần rồi không liên lạc nữa). Sau khi sinh con, có thể vì không có điều kiện nuôi dưỡng nên người phụ nữ kia đã cất công dò hỏi và tìm đến được nhà của người đàn ông đó để trao đứa trẻ cho anh ta nuôi dưỡng. Có thể vì một số lý do tế nhị nào đó mà người phụ nữ đó không muốn gặp mặt trực tiếp người đàn ông, nên cô ta đã lén bỏ con ở trước cửa nhà anh ta và bỏ đi biệt tích.
Trân trọng cảm ơn các anh chị luật sư!
Bộ luật Dân sự 2005 (văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2023) quy định: cá nhân sinh ra có quyền được khai sinh, người cha hoàn toàn có thể làm giấy khai sinh cho con. Có thể đăng ký khai sinh cho con tại ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ, do trường hợp này không xác định được người mẹ là ai nên người cha phải đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú của mình tại nơi cư trú của mình, phần ghi thông tin người mẹ có thể để trống. Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014:
“Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.”
Điều 15 Nghị định 123/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:
“3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Người cha có thể tiến hành đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2023/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và nghị định 123/2023/NĐ-CP, theo đó người cha phải chuẩn bị hồ sơ gồm: tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch; Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con(kết quả giám định ADN của cơ sở y tế) và nộp đến ủy ban nhân dân xã nơi minh cư trú để tiến hành khai sinh cho con.
4. Khai sinh cho con ngoài giá thú có phải giám định ADN?Gửi Pháp luật trực tuyến! Em có một vấn đề muốn được quý công ty tư vấn. Tháng 5/2023 em sinh một con gái nhưng cháu thuộc diện con ngoài giá thú vì bố cháu đang có gia đình và chưa ly hôn.
Em đã tìm hiểu về thủ tục làm khai sinh và nhận cha con, nhưng em qua UBND phường thì họ bắt bố cháu bé phải qua làm thủ tục nhận con đồng thời với khi làm khai sinh, bên cạnh đó phải nộp kết quả giám định ADN. Vì bố cháu chưa thể nhận con ngay thời điểm này nên em muốn làm khai sinh cho con theo họ mẹ trước và đành phải để trống tên cha. Vậy em làm khai sinh cho con rồi về sau làm thủ tục nhận cha con được không hay phải làm cùng một lúc? Có bắt buộc phải làm giám định ADN không?
Mong quý công ty tư vấn cho em. Em xin cảm ơn!
Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CPngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch về Thủ tục đăng ký khai sinh
“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.”
5. Tư vấn thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú?Thưa luật sư! Thủ tục người cha làm giấy khai sinh cho con mà không có giấy đăng ký kết hôn thì như thế nào? Rất mong luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn!
Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:
“Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn…
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.”
Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật trên nếu hai người không có đăng ký kết hôn thì sẽ khai sinh cho con theo trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú. Nếu người cha nhận con thì phải tiến hành tại Ủy ban nhân dân xã.
Đối với trường hợp này, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:Thủ tục thay đổi họ & tên cho con ngoài giá thú?
6. Hướng dẫn thay đổi tên họ của cha trên giấy khai sinh của con ngoài giá thú?Thưa luật sư, Tôi có một đứa con ngoài giá thú và khi làm giấy khai sinh tôi có nhận là cha cháu bé và cháu mang họ của tôi. Nay vì lý do tế nhị nên tôi muốn rút lại họ của cháu bé cũng như tên của tôi trên giấy khai sinh của cháu. Xin luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục phải tiến hành như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:
“Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm: 1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự. 2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký. 3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự. 4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. 5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. 6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.”
Theo đó thì việc thay đổi, cải chính không bao gồm nội dung xóa tên của người cha trong giấy khai sinh. Việc thay đổi, cải chính hộ tịch phải có lý do chính đáng Theo quy định của bộ luật dân sự. Theo đó, Điều 27 Bộ luật dân sự 2005 (Bộ luật dân sự năm 2023) quy định như sau:
“Điều 27.Quyền thay đổi họ, tên 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại; đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính; g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”
Trong trường hợp này, khi khai sinh cho con ngoài giá thú, anh đã có một văn bản nhận con lưu lại trong sổ hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp anh muốn xóa tên của mình trong giấy khai sinh của con thì anh phải có quyết định của Tòa án. Kể từ ngày anh có văn bản nhận con được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận, thì đã phát sinh quyền và nghĩa vụ của anh đối với con anh rồi. Trường hợp mà anh không thừa nhận con thì phải cung cấp được chứng cứ, cụ thể là phiếu xét nghiệm AND Theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình như sau:
“2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.
Theo đó, khi anh không thừa nhận con thì anh phải làm đơn xác định cha con gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà con anh có hộ khẩu thường trú. Kèm Theo đơn là các chứng cứ chứng minh đó không phải là con anh.
Như vậy, khi anh gửi đơn ra Tòa án nhân dân, sẽ có hai trường hợp xảy ra:
-Trường hợp 1: Anh là cha của đứa bé đó thì anh sẽ không thể xóa tên mình khỏi giấy khai sinh của con được, vì quan hệ cha con đã được xác lập và không có gì sai sót.
-Trường hợp 2: Nếu anh không phải là cha của đứa bé đó, theo quyết định của Tòa án thì anh có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã (con dưới 14 tuổi) hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (con từ đủ 14 tuổi trở lên) nơi đăng ký khai sinh cho con trước đây nộp hồ sơ thay đổi, cải chính hộ tịch kèm theo quyết định của Tòa án, sau đó cán bộ hộ tịch sẽ thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch cho con anh.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần
Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Huyện Xin Sinh Con Ngoài Giá Thú
Một phụ nữ dân tộc Tày, đang là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện vùng cao Bắc Mê (Hà Giang), viết đơn xin sinh con ngoài giá thú. Đó là câu chuyện có thật, cảm động về niềm khát khao được thực hiện thiên chức làm mẹ của người phụ nữ…
Lá đơn lúc nửa đêm
Lặn lội cả trăm cây số đồi núi quanh co, tôi mới gặp được người phụ nữ có khuôn mặt hiền lành chân chất, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Bắc Mê (Hà Giang), chị Nguyễn Thị Thanh Bình.
Chị chủ động mở đầu câu chuyện về quyết định sinh đứa con ngoài giá thú: “Không biết phải mất bao nhiêu đêm trắng, tôi mới có thể quyết định việc trọng đại nhất trong đời mình. Mình đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho công tác Đoàn, Hội. Tưởng rồi cứ sống một mình với công việc cũng qua ngày đoạn tháng nhưng nào ngờ, càng có tuổi mình càng cảm thấy cô đơn”.
Tháng 8/2006, chị được bầu giữ chức Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Bắc Mê. Trước đó, chị là Phó chủ tịch HĐND huyện. Trước đó nữa, chị là Phó chủ tịch Hội. Nhậm chức Chủ tịch Hội được ít ngày thì sự trống trải trong chị càng tăng. Dù đã 45 tuổi, chị quyết định sinh một đứa con.
Sau bao giằng xé, chị quyết định viết đơn: Bản thân tôi năm nay đã 45 tuổi, công tác được 25 năm liên tục. Trong quá trình công tác, tôi luôn phấn đấu, vừa công tác vừa học tập, luôn hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Đến nay, do điều kiện công tác và nhiều yếu tố khác nên tôi vẫn chưa xây dựng gia đình được.
Nguyện vọng của tôi trong lúc này là chỉ mong muốn được thực hiện quyền lợi của người phụ nữ, với thiên chức làm mẹ. Tôi muốn sinh một đứa con để động viên, an ủi tinh thần và để có nơi nương tựa sau này, nhất là lúc tuổi già sức yếu…
Đơn được gửi đến Huyện ủy Bắc Mê, Ban thường vụ Hội LHPN Hà Giang, Ban nữ công Liên đoàn lao động huyện Bắc Mê, Ban nữ công Liên đoàn lao động tỉnh Hà Giang…
Trong đơn, ngoài việc đề nghị các cơ quan trên bảo vệ quyền lợi cho mình, chị còn rất cẩn trọng hứa rằng sẽ không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình người khác…
Lá đơn của chị tạo ra một cú sốc. Thị trấn Bắc Mê nhỏ bé nhiều lúc như vỡ tung…
Dòng sông của giờ Ngọ hôm Rằm
Ngày 3/3/2007, đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa) hôm Rằm (Rằm tháng 2), các bác sĩ đã can thiệp thành công ca đẻ mổ, mẹ tròn con vuông. Bé gái nặng ba cân rưỡi chào đời.
Với chị lúc đó mọi lời dèm pha đều không còn quan trọng. Cuộc đời chị đã mang một ý nghĩa khác.
Đã mường tượng ra niềm hạnh phúc khi làm mẹ nhưng đúng là đến lúc mẹ tròn con vuông mới cảm thấy hết thiên chức làm mẹ của một người phụ nữ. Chị đặt tên con là Nguyễn Thị Thiên Hà. Chị lý giải Thiên Hà là dòng sông của trời đất. Người Tày quan niệm, hạnh phúc bắt đầu từ dòng sông, dòng sông do trời đất sinh ra. Vì thế, dù ở đâu, người Tày vẫn bám trụ quanh các dòng sông, khe suối để sinh sống và lan tỏa…
Bà Lò Thị Mỷ – Bí thư Tỉnh Đoàn Hà Giang: “Chị Bình thể hiện là một người phụ nữ viết hoa”
Quyết định của chị Bình khiến những người Phụ nữ như chúng tôi rất cảm động. Từng có thời gian học cùng chị Bình nên tôi hiểu chị. Đó là người rất có trách nhiệm trong công việc; trung thực, thẳng thắn và đàng hoàng trong cuộc sống. Việc chị quyết định sinh con (dù không có chồng) càng thể hiện chị là người Phụ nữ viết hoa.
Việc làm của chị rất chính đáng. Và đó cũng là quyền của chị, của một người phụ nữ.
Tiền Phong
Tư Vấn Làm Work Permit Cho Giáo Viên Nước Ngoài
Giấy phép lao động Việt Nam Work Permit cho phép lao động người nước ngoài được phép làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Work Permit được cấp bởi Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội, có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh. Giấy phép lao động có thời hạn tối đa là 24 tháng (2 năm).
Khi gần hết hạn Work Permit khoảng 45 ngày, người lao động nước ngoài hoặc doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động mới.
Bước 1 : Xin công văn chấp thuận tại Sở/ Tỉnh/ Thành phố cấp , trong vòng 3 tuần ( 21 ngày ).
Bước 2 : Sau khi có công văn chấp thuận nộp hồ sơ xin giấy phép lao động trong 7 ngày.
Trong thời gian xử lý công văn chấp thuận cần chuẩn bị:
Hồ sơ xin cấp Work Permit cho giáo viên nước ngoài bao gồm
Giấy khám sức khỏe 1 trong 2 loại sau :
Giấy khám sức khỏe nước ngoài có hạn từ 6 tháng , 12 tháng ( phải được hợp pháp hóa lãnh sự )
Giấy khám sức khỏe Việt Nam
Một số bệnh viện tại Việt Nam đủ điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài muốn xin cấp giấy phép lao động tại Hồ Chí Minh như: Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện quận Thủ Đức , Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh, Bệnh viện đa khoa An Sinh , Bệnh viện Trưng Vương, PKĐK QT Columbia Asia Sài Gòn.
Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai , Bệnh viện Đại Học Y, bệnh viện Trung ương quận đội 108, bệnh viện Đại học quốc gia, bệnh viện quân y 103, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.
Lý lịch tư pháp Việt Nam :
Lý lịch tư pháp nước ngoài: Do chính quyền nước sở tại cấp cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự
Lý lịch tư pháp Việt Nam: Do Sở tư pháp tỉnh/thành phố/ Cấp.
Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc cần được hợp pháp hóa lãnh sự để chứng minh rằng nhân viên đó có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam.
Bằng cấp Đại Học hoặc chứng chỉ Đại Học cần được công chứng, dịch thuật.
Bản sao công chứng, dịch thuật tất cả các trang của hộ chiếu.
02 ảnh 3×4 cm nền trắng mới chụp.
Chú ý
Trong trường hợp giáo viên nước ngoài không có bằng Đại Học, họ phải có chứng chỉ chuyên môn để thay thế, như chứng chỉ Tiếng Anh Tesol ,…
Nơi nộp hồ sơ làm giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoàiHồ sơ có thể nộp tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh nơi gần nhất, hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh hai thành phố lớn của Việt Nam sau:
Cục quản lý Xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ tại 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh.
Cục quản lý xuất nhập cảnh TP Hà Nội
Địa chỉ: 44-46 phố Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
Thông thường sau khoảng 30 ngày là có kết quả.
Trong trường hợp thiếu hồ sơ cần bổ sung bạn sẽ nhận được thông báo để hoàn thiện. Thời gian sẽ tính từ lúc người nước ngoài có đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định.
Cách làm work permit cho giáo viên nước ngoài nhanh chóng và hiệu quả
Đối với các trường quốc tế, hoặc trung tâm ngoại ngữ, chuẩn bị hồ sơ xin work permit cho người nước ngoài tương đối khó khăn và vất vả, do người nước ngoài thường không có bằng cấp đúng chuyên môn.
Giải pháp nhanh chóng và hiệu quả mà chúng tôi khuyên bạn đó là nhờ tới đơn vị có đủ tư cách pháp nhân đứng ra làm thay.
Vì sao nên sử dụng dịch vụ làm Work Permit chuyên nghiệp?
Sau đó nhận kết quả và trả về cho bạn đúng hẹn, nhanh chóng với thời gian rút ngắn chỉ từ 15-30 ngày.
Chi phí không cao hơn so với làm tự túc là bao nhưng sớm có kết quả, tiết kiệm thời gian chi phí cho trường, doanh nghiệp.
Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu.
Giấy chấp thuận lao động được UBND tỉnh cấp.
Giấy khám sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận giáo viên nước ngoài không phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Giấy cử sang công tác của đối tác bên nước ngoài hoặc Hợp đồng lao động,..
Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ viết bằng tiếng nước ngoài
Cần tư vấn và giải đápNếu bạn cần tư vấn làm work permit cho giáo viên tiếng anh nước ngoài về mọi vấn đề thủ tục, hồ sơ, giấy tờ và các thắc mắc cần giải đáp. Visa Greencanal Travel luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn nhiệt tình, miễn phí theo thông tin liên hệ sau:
Công ty TNHH Thương Mại và Du Lịch Greencanal Travel Việt Nam.
Hotline : 0917 163 993 – 0904 386 229.
Tel : 024 3724 5292 – 028 3824 8838.
Email : visa@greencanal.com – saigon@greencanaltravel.com.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn Sinh Con Ngoài Giá Thú Đối Với Viên Chức Nhà Nước ? trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!