Xu Hướng 6/2023 # Ủy Quyền Cho Con Nhận Di Sản Thừa Kế # Top 7 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ủy Quyền Cho Con Nhận Di Sản Thừa Kế # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Ủy Quyền Cho Con Nhận Di Sản Thừa Kế được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

08/09/2020

Nông Hồng Nhung

Con có thể đại diện cho mẹ nhận di sản thừa kế hay không? Phạm vi đại diện theo ủy quyền như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Uỷ quyền cho con nhận di sản thừa kế được không?

Nội dung tư vấn: Kính chào luật sư! Tôi có một vấn đề kính mong luật sư giải đáp giúp tôi. Ông bà ngoại tôi đã mất và có 6 người con trong đó có mẹ tôi, ông bà có để lại một mảnh đất nhưng chưa ủy quyền thừa kế cho bất kỳ ai. Theo luật thì mảnh đất đó sẽ chia cho 6 người con. Mẹ của tôi đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại bác và cậu của tôi xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất và muốn mẹ tôi phải về Hà Nội để giải quyết. Nhưng vì lý do sức khỏe mẹ tôi không về Hà Nôi giải quyết được.

Vậy mẹ tôi muốn ủy quyền lại cho tôi có được không? Kính mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Theo như những gì bạn trình bày, nếu ông bà ngoại bạn mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Việc phân chia di sản thừa kế có thể tiến hành theo thỏa thuận của những người đồng thừa kế hoặc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.“1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:c) Nội dung ủy quyền;

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể đại diện thay mẹ bạn nhận thừa kế trong phạm vi văn bản ủy quyền đã xác lập theo điểm a Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2023:

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:a) Người được đại diện đồng ý;b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.“

Nếu bạn thực hiện các hoạt động vượt quá phạm vi đại diện của mình theo thỏa thuận thì hoạt động vượt quá phạm vi thỏa thuận đó sẽ không phát sinh hiệu lực theo Điều 143 Bộ luật Dân sự 2023:

Thủ Tục Lập Di Chúc Cho Con Thừa Kế Tài Sản Tại Việt Nam?

06/04/2010 07:01:01 AM

Thủ tục lập di chúc cho con thừa kế tài sản tại Việt Nam?

Hỏi: “Xin hướng dẫn giúp thủ tục về việc cha mẹ lập di chúc cho con thừa kế tài sản tại Việt Nam. Nếu người con mang quốc tịch VN, có hộ chiếu VN và đang sinh sống ở nước ngoài thì thủ tục có khác gì không?”

Trả lời:

A. Di chúc để lại tài sản cho con cái tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 653 của Bộ Luật Dân sự hiện hành (BLDS), di chúc để lại di sản thừa kế cho con cái được coi là hợp pháp khi có đủ các nội dung sau:

Ngày, tháng, năm lập di chúc;

Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

Di sản để lại và nơi có di sản;

Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Sau khi lập di chúc, người lập có thể nhờ người kí làm chứng hoặc có thể thực hiện thủ tục công chứng tại các Phòng Công chứng đang hoạt động hoặc thực hiện thủ tục chứng thực tại UBND địa phương nơi người lập di chúc cư trú.

Lưu ý:

1. Theo Điều 659 BLDS, trong trường hợp nhờ người làm chứng trong di chúc thì phải bảo đảm người đó không thuộc những người sau đây:

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

2. Điều 658 BLDS quy định trường hợp di chúc được lập tại cơ quan công chứng hoặc UBND, thủ tục thực hiện như sau:

Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân ký vào bản di chúc;

Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

B. Di chúc để lại tài sản cho con cái quốc tịch Việt Nam nhưng sống ở nước ngoài:

Việc di chúc để lại cho con cái hoàn toàn phụ thuộc vào ý nguyện của cha hoặc mẹ, không cần có ý kiến của người được hưởng di sản. Việc người hưởng di sản có quốc tịch Việt Nam ở trong hay ngoài nước không hề ảnh hưởng đến quyền lợi thừa kế của họ và nếu họ đang sinh sống ở nước ngoài, thủ tục lập di chúc không có gì khác biệt so với những nội dung đã được đề cập ở phần trên.

Mở Thừa Kế Ở Đâu Và Các Bước Cần Thực Hiện Để Nhận Di Sản Thừa Kế

 1.Trình tự thủ tục mở thừa kế

Theo quy định tại Điều 633 Bộ luật dân sự 2005 thì thời điểm, địa điểm mở thừa kế được quy định như sau:

– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản, có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính do người chết để lại…. Vì vậy việc xác định thời điểm mở thừa kế cực kỳ quan trọng, thời điểm này được xác định dựa trên giấy chứng tử của người đã chết hoặc nếu người bị Tòa án tuyên bố đã chết thì thời điểm ghi trong bản án, quyết định đó sẽ là thời điểm mở thừa kế.

– Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. Địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng vì đó là nơi người được nhận di sản thừa kế thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để được thừa kế di sản.

2.Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

– Chủ thể tiến hành: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản.

– Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.

– Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng tử;

+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

+ Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em; giấy chứng tử của ông bà nội; giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ …).

– Thủ tục:

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

#1 Mẫu Giấy Ủy Quyền Thừa Kế

Giấy ủy quyền thừa kế là gì?

Việc ủy quyền thừa kế thực hiện dưới dạng văn bản gọi là giấy ủy quyền thừa kế.

Giấy ủy quyền thừa kế là văn bản ghi nhận việc người thừa kế chỉ định cho người khác được ủy quyền thay mặt mình thực hiện các quyền của người thừa kế trong phạm vi được ghi nhận trong giấy ủy quyền.

Mẫu giấy ủy quyền thừa kế tài sản

Có nhiều trường hợp thừa kế tài sản có thể thực hiện thông qua việc ủy quyền, hình thức có thể là giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.

Mẫu giấy ủy quyền

Mẫu hợp đồng ủy quyền thừa kế

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN THỪA KẾ

Cách điền thông tin giấy ủy quyền nhận thừa kế

Từ mẫu ủy quyền thừa kế tài sản cần hoàn thiện các thông tin để giấy ủy quyền hợp pháp, không gây hiểu lầm dẫn đến phát sinh tranh chấp.

Về thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền: cần ghi rõ các thông tin bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú,… nhằm mục đích định danh cá nhân.

Về thông tin người để lại di sản thừa kế: ngày mất, di sản để lại

Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành, … Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….

Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm…

Về nội dung ủy quyền: phải ghi rõ nội dung ủy quyền bao gồm các thủ tục trong thừa kế như ủy quyền khai nhận di sản thừa kế, ủy quyền phân chia di sản thừa kế, khởi kiện yêu cầu chia di sản, các thủ tục trước trong và sau khi nhận thừa kế như sang tên quyền sử dụng đất,…

Cập nhật thông tin chi tiết về Ủy Quyền Cho Con Nhận Di Sản Thừa Kế trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!