Xu Hướng 3/2023 # Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong Cv Chuẩn Của Các Ngành 2022 # Top 10 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong Cv Chuẩn Của Các Ngành 2022 # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong Cv Chuẩn Của Các Ngành 2022 được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mục tiêu nghề nghiệp là gì (career objective là gì)

Mục tiêu nghề nghiệp là đoạn giới thiệu của ứng viên về những dự định. Và mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân.

Với Mục tiêu có thể được viết thành:

– Ngắn hạn

– Mục tiêu dài hạn

Đối với một người trưởng thành, mục tiêu nghề nghiệp là vô cùng quan trọng, nó được đánh giá là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại trong tương lai. Bởi vậy, trong CV, “mục tiêu nghề nghiệp” là không thể thiếu và ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có vượt qua “vòng lọc hồ sơ” hay không.

Những điều cần nhớ khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Với những bạn mới ra trường, lần đầu viết CV xin việc, nếu chưa xác định được mục tiêu ngắn hạn cho bản thân, thì một trong những cách tốt nhất để ‘né’ vấn đề này, chính là ‘tóm’ ngay vào yêu cầu tuyển dụng của công ty, công việc mà bạn đang được phỏng vấn.

Cụ thể, một nhà tuyển dụng khi tìm người, sẽ đưa ra các yêu cầu với người đó, yêu cầu với công việc, bạn có thể lợi dụng điều này và nói với họ bạn đang mong muốn phát triển ở công việc hiện tại, đồng thời thể hiện cho họ thấy khả năng của bạn trong công việc đó, khẳng định rằng bạn sẽ làm tốt và mang lại giá trị cho họ nếu bạn được nhận vào làm.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay trong CV

Cách viết mục tiêu ngắn hạn – Những lưu ý khi viết?

Mục tiêu ngắn hạn chính là những dự định, kế hoạch về công việc trong tương lai gần, dự định đó nên cụ thể và nằm trong tầm tay của bạn. Mục tiêu ngắn hạn của bản thân được đánh giá là khá đơn giản, dễ để đưa ra câu trả lời hợp lý.

Nếu bạn chưa xác định được mục tiêu ngắn hạn của bản thân thì một trong những cách rất hay chính là dựa vào mục yêu cầu công việc của công ty mà bạn đang ứng tuyển. Lý do là tại phần yêu cầu công việc, nhà tuyển dụng sẽ cho bạn thấy rõ họ cần gì ở bạn, dựa vào đây bạn sẽ đưa ra cách mà bạn đem lại lợi ích cho họ. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được viết rằng bản thân hoàn toàn chưa biết gì về những kỹ năng đó, nếu trả lời như vậy thì tỉ lệ bạn bị loại là 100%. Chúng tôi sẽ cho bạn một ví dụ về việc dựa vào phần yêu cầu công việc và mô tả công việc để tạo lên mục tiêu ngắn hạn.

Cách viết mục tiêu dài hạn – Những lưu ý khi viết?

Qua mục trên, chắc hẳn bạn đã biết xác định mục tiêu ngắn hạn cho bản thân. Ở phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn cách viết “mục tiêu dài hạn” trong CV. Mục tiêu dài hạn chính là những đích đến lớn mang tính quyết định và ảnh hưởng rất nhiều tới sự nghiệp của bạn trong tương lai, cùng với nó là lộ trình, hướng đi để bạn thực hiện được mục tiêu của mình.

Từ mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ thấy được động cơ của bạn khi ứng tuyển vào làm việc tại công ty, đánh giá xem bạn có tầm nhìn xa hay không thông qua con đường, lộ trình bạn vẽ ra cho bản thân mình.

Chính vì vậy, ở phần này, bạn nên trình bày những mục tiêu dài hạn phù hợp với mục tiêu chung của công ty, đưa ra điều mà bạn thấy sẽ giúp ích cho công ty trong tương lai.

Một câu hỏi đặt ra là khi viết về mục tiêu nghề nghiệp, không rõ ràng mục tiêu ngắn hạn hoặc mục tiêu dài hạn thì bạn nên trả lời thế nào. Trong trường hợp này, bạn cần phải ghi nhớ một điều “mục tiêu ngắn hạn là bàn đạp để trả lời mục tiêu dài hạn”, bạn cần nói về mục tiêu ngắn hạn trước và sau đó trình bày về mục tiêu dài hạn, như vậy câu trả lời của bạn sẽ rất đầy đủ và có chiều sâu.

Những Lỗi Thường Gặp Khiến Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Của Bạn Phản Tác Dụng

1. Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Mọi Vị Trí

Với những CV xin việc viết mục tiêu nghề nghiệp là phát triển bản thân hay viết muốn đóng góp cho công ty, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá CV xin việc đó thấp bởi họ chưa nhìn thấy điều gì ở bạn và không biết được khả năng làm việc của bạn.

2. Mục Tiêu Nghề Nghiệp Chỉ Đề Cập Tới Bạn

3. Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Xin Việc Không Rõ Ràng

Với mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ chỉ biết được kỹ năng làm việc của bạn mà chưa thấy được bạn có yêu thích công việc đó, muốn làm việc gì khi ở vị trí đó.

4. Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Dài Dòng

Bạn biết đấy, nhà tuyển dụng sẽ không dành nhiều thời gian để đọc từng CV ứng tuyển một nên việc viết mục tiêu nghề nghiệp dài dòng trong bản CV sẽ làm cho các nhà tuyển dụng không đọc hết và không biết bạn mong muốn cái gì, đôi khi, mục tiêu dài dòng còn gây ra cảm giác ức chế.

Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Của Các Ngành

Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng

Trong tương lai ngắn hạn, tôi muốn mình phải có được một công việc trong ngành Tài chính – Ngân hàng mà (ngân hàng X) là một lựa chọn mà tôi cho rằng là rất thích hợp. trong khoảng thời gian này, tôi sẽ cố gắng hoàn thiện mọi kiến thức, kĩ năng cũng như xây dựng các mối quan hệ cần có để đáp ứng nhu cầu đối với công việc.

Trong tương lai dài hạn, bằng sự phấn đấu và chứng tỏ khả năng của mình, tôi mong rằng bản thân sẽ được đề bạt lên vị trí quản lý, để từ đó có thể cống hiến hơn nữa cho ngân hàng cũng như coi đó là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp phấn đấu của tôi.

Mục tiêu nghề nghiệp marketing

Mục tiêu ngắn hạn: Mong muốn trở thành một nhân viên Marketing chuyên nghiệp, làm việc trong môi trường năng động nhiều thử thách có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu 5 năm tới của tôi là trở thành nhà Tư vấn và Quản trị cấp cao trong lĩnh vực Truyền thông Marketing (PR, Event, Xây dựng thương hiệu) dựa trên nền tảng Marketing Online. Mục tiêu không chỉ sở hữu thương hiệu cá nhân mạnh mà còn góp phần xây dựng các thương hiệu mạnh cho đất nước, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của thế giới,

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng

– Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm được công việc phù hợp khi ra trường, mục tiêu xa hơn là nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để có thể thăng tiến trong tương lai.

– Mục tiêu dài hạn: trở thành Giám đốc truyền thông

Mục tiêu nghề nghiệp xây dựng

Mục tiêu ngắn hạn là được làm việc trong một môi trường năng động, nhiều thử thách, nhiều cơ hội để học hỏi, phát triển bản thân. Tôi mong muốn được dùng kiến thức được học và kinh nghiệm đã tích lũy được nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, không ngừng tăng lợi nhuận chung cho công ty và thu nhập của bản thân.

Mục tiêu dài hạn: Muốn thành lập chính nhanh riêng của công ty phát triển khu vực miền trung

Mục tiêu nghề nghiệp du lịch

Lễ tân: Trở thành nhân viên lễ tân của khách sạn ABC để áp dụng những kỹ năng và hiểu biết của bản thân đã tích lũy được trong 3 năm qua giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và cung cấp đến khách hàng những dịch vụ tốt nhất, qua đó xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Sales: Tôi mong muốn được làm việc trong môi trường cạnh tranh, nhiều thử thách để nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm bán hàng, kỹ năng giao tiếp và các mối quan hệ trong ngành được tích lũy trong 5 năm qua để không ngừng tăng lợi nhuận chung cho khách sạn và tăng thu nhập cho bản thân.

Mục tiêu ngắn hạn: học lấy bằng hoặc một loại giấy tờ, một ngôn ngữ nào đấy,…; Mục tiêu dài hạn: trở thành Trưởng nhóm bán hàng/ trưởng bộ phận/ giám sát … sau X năm làm việc và cống hiến tại nhà hàng, khách sạn ABC.

Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật

Mong muốn áp dụng những kiến thức từ trường học và học hỏi những kiến thức từ thực tế để trở thành một kỹ sư chuyên nghiệp, mang đến giá trị cho khác hàng và các sản phẩm của Công ty. Từ đó mong muốn đóng góp nhiều giá trị cho Công ty.

+ Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn: – Làm việc hiệu quả đồng thời học tập trao dồi thêm hành trang nghề nghiệp – Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao – Học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với những đồng nghiệp đi trước + Mục tiêu dài hạn. – Tiếp tục hoàn thiện bản thân và tìm kiếm cơ hội để thăng tiến. – Xây dựng tốt các mối quan hệ, khẳng định thương hiệu cho bản thân và cho công ty

Mục tiêu nghề nghiệp dược sĩ

– Áp dụng những kiến thức đã học vào công việc, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, nâng cao hiểu biết nghề nghiệp bằng những trải nghiệm thực tế – Hết lòng phục vụ người bệnh, làm đúng chuẩn mực của người thầy thuốc – Tận tâm với công việc, giúp đỡ nhà thuốc nâng cao doanh số, mở rộng nguồn khách hàng – Rèn luyện thành thục các kĩ năng mềm trong quá trình làm việc

Mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng một số mẹo viết trong CV

Mục tiêu ngắn gọn và đơn giản:

Chung mục tiêu:

Một điều vô cùng quan trọng là mục tiêu của bạn phải phù hợp, gắn liền với mục tiêu chung của công ty. Khi bạn làm được điều này, nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn muốn làm việc lâu dài và đánh giá cao bạn hơn đó.

Chỉ ra rõ những công việc, nghề nghiệp bạn theo đuổi:

Ở mục tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp những cách trả lời chung nhất về mục tiêu nghề nghiệp để phục vụ cho bạn trong việc đưa ra ý tưởng và viết những mục tiêu riêng của mình.

Mẹo ghi mục tiêu nghề nghiệp trong 3 – 5 năm tới

Khi viết về mục tiêu nghề nghiệp trong 3-5 năm tới, điều đầu tiên bạn nên lưu ý là mục tiêu của bạn phải phù hợp, gắn liền với mục tiêu chung của công ty (như chúng tôi đã đề cập ở mục 5.2 ). Lý do là, nếu bạn viết mục tiêu nghề nghiệp trong 3-5 tới của bạn là trở thành một nhân viên ngân hàng thì làm sao để nhà tuyển dụng tin rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công việc bạn đang ứng tuyển là vị trí một phiên dịch viên.

Thực ra nếu bạn đã hiểu toàn bộ nội dung bên trên chúng tôi đã trình bày thì câu hỏi này sẽ rất dễ với bạn, bởi câu hỏi này bản chất muốn nói về mục tiêu của bạn trong dài hạn. Có điều, với một câu hỏi có yếu tố thời gian rõ ràng thì bạn cần phải đưa ra một lộ trình thực hiện mục tiêu rõ ràng hơn.

Cụ thể là:

Đầu tiên, bạn cần nêu ra mục tiêu tổng quát nhất trong dài hạn. Tiếp theo, nêu rõ mục tiêu nhỏ của bạn trong mỗi năm, nếu có yếu tố đo lường được thì càng tốt. Chằng hạn như: Trong 3-5 năm tới, mục tiêu của tôi là trở thành một…., sẽ thật may mắn nếu công ty cho tôi một cơ hội để thực hiện mục tiêu của mình. Và để đạt được mục tiêu đề ra, năm đầu tiên này tôi sẽ làm những gì…, năm thứ 2 tôi sẽ… Tôi sẽ cố gắng hết sức. Chúng tôi tin rằng nếu bạn làm được những điều này thì nhà tuyển dụng sẽ rất bất ngờ và “quan tâm” bạn hơn.

Chắc hẳn bạn cũng thắc mắc rằng nhà tuyển dụng muốn biết điều gì thông qua mục tiêu nghề nghiệp của mình, mục tiếp theo của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn điều này.

Mục Tiêu Nghề Nghiệp Lễ Tân

Công thức ViecLamVui trong viết CV và trả lời phỏng vấn

Bước 1: Phân tích bản mô tả công việc ➣ để tìm ra những yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn

Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng quản lí tài sản

Kĩ năng đàm phán

Kĩ năng xử lí tình huống, giải quyết vấn đề

Ngoại hình ưa nhìn, giọng nói chuẩn

Qua các yêu cầu công việc như trên, ta nhận thấy nhà tuyển dụng đặt ưu tiên tìm kiếm ứng viên có những kỹ năng phù hợp với vị trí lễ tân văn phòng để có thể xử lý tốt công việc. Việc nhấn mạnh vào các kỹ năng làm việc ngoài kiến thức chuyên môn sẽ rất hiệu quả trong phần mục tiêu nghề nghiệp.

Bước 2: So sánh mô tả công việc với năng lực (Kỹ năng nghề nghiệp) của bạn ➣ Hãy chọn ra những kỹ năng, giá trị của bạn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Như ví dụ ở bước 1, ta thấy nhà tuyển dụng quan tâm nhiều đến kỹ năng làm việc phù hợp của ứng viên. Do đó, nếu bạn là người có sự chủ động trong công việc, biết quản lý và giải quyết công việc cũng như có khả năng giao tiếp… đều có thể sử dụng khi viết mục tiêu nghề nghiệp.

“Là người chu đáo, cẩn thận và có khả năng giao tiếp cũng như ứng biến linh hoạt trong các tình huống, kiến thức chuyên môn chuyên ngành quản trị văn phòng. Tôi tìm kiếm công việc lễ tân văn phòng với môi trường làm việc chuyên nghiệp để có thể vận dụng và phát huy tốt những năng lực của bản thân và có cơ hội phát triển nghề nghiệp lên những vị trí công việc cao hơn trong lĩnh vực quản trị hành chính.”

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp các vị trí lễ tân

Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân khách sạn

Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân nhà hàng

Tốt nghiệp trung cấp quản trị nhà hàng khách sạn tại MBN Academy. Là người sôi nổi, khéo léo trong giao tiếp ứng xử, có khả năng kiềm chế cảm xúc bản thân, tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận trong công việc. Tôi mong muốn được phát triển nghề nghiệp của mình trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Tôi nghĩ lễ tân nhà hàng là vị trí công việc mà tôi nên bắt đầu để có thể vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế một cách hiệu quả, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm làm việc. Đây chính là tiền đề vững chắc cho những bước phát triển lên các vị trí công việc cao hơn trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn mà tôi muốn vươn đến trong tương lai.

Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân toà nhà

Tôi muốn ứng tuyển vị trí lễ tân toà nhà tại tập đoàn HHH để có thể vận dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành quản trị văn phòng đã học cùng kinh nghiệm 03 năm trong việc xử lý các vấn đề thuộc phạm vi công việc lễ tân toà nhà từng đảm nhiệm, thực hiện tốt vai trò của một lễ tân chuyên nghiệp. Có thêm nhiều kiến thức công việc cũng như việc củng cố những kỹ năng tương tác hiệu quả với mọi người, linh hoạt và khéo léo khi xử lý tình huống, tổ chức và quản lý công việc tốt sẽ là một đòn bẩy giúp tôi đạt được vị trí nhân viên cấp quản lý của công ty mà tôi hướng đến.

Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân công ty

Có kiến thức và kinh nghiệm làm việc, tôi tự tin mình có khả năng làm việc độc lập và thực hiện hiệu quả các công việc của một lễ tân công ty chuyên nghiệp như điều hành hệ thống tổng đài điện thoại, sắp xếp và quản lý hệ thống văn thư công ty, chủ động giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định hợp lý trong các công việc sự vụ hành chính được phân công. Tôi mong muốn được phát huy năng lực làm việc của mình, tiếp nhận và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm làm việc hữu ích cho nghề nghiệp trong mội môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều thử thách. Đây chính là cơ hội để tôi ngày càng hoàn thiện năng lực bản thân và đạt được những vị trí cao hơn trong lĩnh vực tổ chức quản trị hành chính công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân dành cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm

Em đã hoàn tất chương trình học quản trị du lịch – khách sạn tại MBN Academy. Là người hướng ngoại, kiên nhẫn, chịu khó, ham học hỏi, khả năng giao tiếp và ứng biến tình huống linh hoạt, em mong muốn được học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm làm việc thực tế để có thể phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Công việc lễ tân tại khách sạn ABC là vị trí mà em muốn ứng tuyển để có thể vận dụng những kiến thức đã học và kỹ năng bản thân thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Kiến thức thực tế có được trong quá trình làm việc là nền tảng vững chắc sẽ giúp em phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp mà em đã lựa chọn.

Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp lễ tân bằng Tiếng Anh

Competent individual seeking to work as a receptionist in XYZ Company, bringing experience in scheduling appointments, operating telephone switchboard , maintaining records, and performing administrative duties.

Seek employment as a receptionist, bringing in depth understanding of electronic word processor and circuit board, as well as excellent customer service, time keeping, and attention to detail skills.

An enthusiastic and committed receptionist seeking a position with XYZ company to bring professionalism and poise to their front line. Proven efficiency in operating a multi-line phone system, providing clerical support and dealing capably with customers and queries. Detail-orientated and highly organized with a desire to meet and exceed visitor expectations.

A confident and outgoing professional looking for a receptionist position at XYZ company. Over 5 years experience performing a wide range of administrative tasks while ensuring customers receive 5 star service in a busy corporate environment. Demonstrated ability to work with a high degree of independence while providing reliable and efficient support to office management.

Searching for a receptionist position that enables me to use my computer skills, written and oral communication, and organizational skills to create a smoother work environment.

Receptionist with certificate to work in a growing company, possessing great typing skills, basic knowledge of computer hardware and software, and outgoing personality needed to encourage staff and clients coming in.

Mục Tiêu Nghề Nghiệp Marketing Là Gì? Cách Viết Cv Hay Nhất

Trong những năm gần đây, ngành Marketing rất phát triển. Có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành này. Chính vì vậy, việc ứng tuyển vào các doanh nghiệp ở vị trí Marketing cũng yêu cầu hơn so với những ngành khác. Để ghi được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng qua CV, các bạn cần phải có mục tiêu nghề nghiệp Marketing rõ ràng, rành mạch và trọng tâm để nhà tuyển dụng có lý do để tuyển bạn.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing giúp CV “tỏa sáng”

Nếu bạn muốn ứng tuyển vào bộ phận content Marketing, tôi sẽ ví dụ bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp content Marketing như sau: “Là một người có niềm đam mê với những con chữ, tôi mong muốn luôn được thoả sức bay bổng cùng trí tưởng tượng của mình. Bên cạnh đó, với 2 năm kinh nghiêm từng viết cho trang báo chúng tôi tôi nghĩ rằng mình đủ tự tin để có thể đảm nhận những nhiệm vụ của Quý công ty đề ra. Mặt khác, tôi rất thích đọc sách và tìm tòi những điều mới mẻ qua những con chữ. Tôi nghĩ đó là thế mạnh của mình để có thể ngày càng phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này. Với những kiến thức về SEO cũng như kiến thức về Content Marketing. Tôi hi vọng sẽ có cơ hội đóng góp một phần năng lực của mình để giúp công ty ngày càng phát triển mạnh mẻ trong bộ phận Marketing nói riêng và cả công ty nói chung”.

Xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp Marketing

Dĩ nhiên, những CV cụ thể, rõ ràng sẽ chứng tỏ được bạn có am hiểu về ngành mình đang theo đuổi hay không. Đối với nghề marketing, bạn lại càng phải nghiên cứu kỹ mảng công việc này, nếu bạn muốn dự định ứng tuyển. Thì cần phải xác định mảng công việc mà mình muốn theo đuổi? Ví dụ như: Bạn muốn ứng tuyển vào bộ phận Giám đốc phòng Marketing, bộ phận quản lý thương hiệu, hay ứng tuyển vào bộ phận Brainning thương hiệu?

Phân tích điểm mạnh, yếu của bản thân

Đây là một phần khá quan trọng khi bạn viết CV. Nhưng nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc nhận ra được những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Hiểu rõ về bản thân sẽ giúp bạn vạch ra được mục tiêu trong tương lai lai dài hạn hoặc ngắn hạn cụ thể hơn. Ví dụ bạn không nhạy về những con số thì bạn có thể theo lĩnh vực tài chính, hoặc bạn không thích những con chữ, không thích viết thì rất khó để theo được ngành content marketing.

Để dễ hơn, bạn có thể dùng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nếu như bạn không biết hướng đi của mình như thế nào thì bạn có thể nhờ giáo viên tư vấn giúp bạn. Ví dụ: Khi mới ra trường, bạn có thể đặt mục tiêu nghề nghiệp marketing online (adwords, facebook…) hoặc phân tích dữ liệu… những công việc chưa cần đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm chinh chiến trong thực tiễn.

Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp bạn định ứng tuyển

Bước tiếp theo sau khi đã phân tích được bản thân thì bạn tiếp tục tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp dự định ứng tuyển. Đó có thể là địa chỉ làm việc, bộ phận bạn muốn ứng uyển, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh là gì, phân khúc khách hàng mà công ty này đang hướng tới… Nói chung là tất cả những gì cần thiết và quan trọng để bạn có thể hoàn thành bản mục tiêu nghề nghiệp Marketing.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp Marketing theo nguyên tắc SMART

SMART được xem là nguyên tắc “THÔNG MINH” giúp bạn có thể định hướng và xác định được rõ mục tiêu trong lương lai của mình. Bằng cách này, bạn sẽ biết được khả năng của mình có thể làm được những gì, từ đó xây dựng được kế hoạch cụ thể cho chúng.

Specific (cụ thể, rõ ràng)

Nếu bạn tự đặt mình vào cương vị người tuyển dụng thì bạn nghĩ rằng bạn sẽ tuyển một người có mục tiêu sống cụ thể, rõ ràng, hay những mục tiêu chung chung? Dĩ nhiên là những mục tiêu càng cụ thể hoá sẽ dễ dàng thu hút được nhà tuyển dụng hơn. Đó có thể là mục tiêu 1 năm, 5 năm, 10 năm…

Để dễ hiểu hơn, bạn có thể tham khảo ví dụ: Nếu ứng tuyển vào vị trí nhân viên content marketing bạn có thể nói rằng mục tiêu dài hạn của mình là trở thành một người content nổi tiếng nhất trong lĩnh vực ô tô. Tuy nhiên, khi viết ra mục tiêu này bạn cần phải cân nhắc kỹ mình có thể thực hiện được hay không. Và hiện tại bạn đã có những gì. Chứ đừng nói xuông, khi mình chư làm được gì thì hơi kỳ nha.

Measurable (đo lường được)

Attainable (khả thi, có thể đạt được)

Cũng giống như ý tôi nói ở trên, bạn phải biết mình đang ở đâu mà đưa ra mục tiêu nghề nghiệp Marketing cho phù hợp. Ví dụ như bạn chưa biết website của nhà tuyển dụng đang có bao nhiêu traffic mỗi ngày nhưng bạn lại đưa ra cam kết sẽ giúp tăng traffic lên 70000/1 ngày. Thật vô lí đúng không nào? Những mục tiêu hợp lý và cụ thể sẽ dễ thu hút nhà tuyển dụng hơn.

Timed (Giới hạn thời gian)

Một mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ thu hút và mang tính thuyết phục nhiều hơn đối với nhà tuyển dụng. Ví dụ như: Mục tiêu của bạn là biết cách viết một bài viết chuẩn SEO trong thời gian 2 tháng. Như vậy sẽ thuyết phục hơn so với việc bạn ghi là sẽ học hỏi và biết cách viết một bài viết chuẩn SEO.

Cách Viết Phần Giới Thiệu Bản Thân, Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong Cv Cho Người Có Kinh Nghiệm

Trong sơ yếu lý lịch gửi đến các nhà tuyển dụng hiện nay, mục tiêu nghề nghiệp luôn là phần quan trọng, không thể thiếu giúp nhà tuyển dụng biết được khả năng của bạn cũng như các định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Bởi vậy, cách viết giới thiệu bản thân và mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm trong CV xin việc như thế nào cho đúng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp (Career objective) trong CV/resume

Xác định cụ thể lĩnh vực/chuyên môn và định hướng mà bạn mong muốn phát triển đến (chuyên gia hoặc quản lý), có thể tách thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Tránh đưa ra các mục tiêu chung chung như “Tìm kiếm cơ hội phát triển trong môi trường chuyên nghiệp để nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp”. Đây là những thông tin không hề có giá trị với nhà tuyển dụng mà chỉ tốn không gian CV/resume của bạn.

Ngoài ra, trong phần mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm, bạn hãy thêm Tóm tắt sự nghiệp (Career summary) ở phần giới thiệu bản thân trong CV với những điểm nhấn trong chuyên môn và kinh nghiệm ấn tượng nhất vào phần này. Luôn nhớ, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm việc bạn đã làm được gì và sẽ đóng góp ra sao cho công ty hơn là việc bạn muốn và sẽ trở thành ai.

Tầm quan trọng của mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm

Khi đi tìm việc, nếu bạn có mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn, mục tiêu nghề nghiệp trong dài hạn rõ ràng, khoa học nhất thì con đường vươn tới nó sẽ dễ dàng hơn.

Nhà tuyển dụng luôn mong muốn ở ứng viên sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển, chính vì vậy chỉ cần thông qua mục tiệu ngắn hạn trong CV là họ có thể dễ dàng nhìn nhận được tính cách của bạn. Bên cạnh đó, mục tiêu dài hạn trong CV càng rõ ràng thì nhà tuyển dụng xác định được bạn có muốn gắn bó với công ty hay không và đương nhiên chẳng ai muốn thuê một người về để đào tạo rồi nhảy việc cả.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm

Những lưu ý để viết mục tiêu nghề nghiệp hay ở phần giới thiệu bản thân trong CV

Mục tiêu ngắn hạn trong CV chính là những dự định, kế hoạch về công việc trong tương lai gần, dự định đó nên cụ thể và nằm trong tầm tay của bạn. Mục tiêu ngắn hạn của bản thân được đánh giá là khá đơn giản, dễ để đưa ra câu trả lời hợp lý.

Nếu bạn chưa xác định được mục tiêu ngắn hạn của bản thân thì một trong những cách rất hay chính là dựa vào mục yêu cầu công việc của công ty mà bạn đang ứng tuyển.

Hoàn thành khóa học chứng chỉ Kế toán trưởng trong 2 năm tới

Có khả năng giao tiếp với khách nước ngoài trong 1 năm tới

Qua mục trên, chắc hẳn bạn đã biết xác định mục tiêu ngắn hạn cho bản thân. Ở phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn cách viết mục tiêu dài hạn trong cv.

Mục tiêu dài hạn trong cv chính là những đích đến lớn mang tính quyết định và ảnh hưởng rất nhiều tới sự nghiệp của bạn trong tương lai, cùng với nó là lộ trình, hướng đi để bạn thực hiện được mục tiêu của mình. Từ mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ thấy được động cơ của bạn khi ứng tuyển vào làm việc tại công ty, đánh giá xem bạn có tầm nhìn xa hay không thông qua con đường, lộ trình bạn vẽ ra cho bản thân mình. Chính vì vậy, ở phần này, bạn nên trình bày những mục tiêu dài hạn phù hợp với mục tiêu chung của công ty, đưa ra điều mà bạn thấy sẽ giúp ích cho công ty trong tương lai.

Một câu hỏi đặt ra là khi viết về mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm, nếu bạn đang không rõ ràng mục tiêu ngắn hạnhoặc mục tiêu dài hạn thì bạn nên trả lời thế nào. Trong trường hợp này, bạn cần phải ghi nhớ một điều “mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn là bàn đạp để trả lời mục tiêu dài hạn”, bạn cần nói về mục tiêu ngắn hạn trước và sau đó trình bày về mục tiêu dài hạn, như vậy câu trả lời của bạn sẽ rất đầy đủ và có chiều sâu.

Trở thành một Kế toán trưởng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cao để cống hiến tốt nhất cho sự phát triển của công ty.

Tự do về tài chính, làm chủ bản thân về tinh thần, thoải mái trong các hoạt động xã hội.

Xây dựng gia đình hạnh phúc trên nền tảng gia đình thành công, sức khỏe dồi dào.

Xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng, quan hệ đối tác vứng chắc và có được sự tín nhiệm của cấp trên, đồng nghiệp, nhân viên, khách hàng.

Mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm trong vòng 3 – 5 năm tới

Đầu tiên, bạn cần nêu ra mục tiêu tổng quát nhất trong dài hạn.

Tiếp theo, nêu rõ mục tiêu nhỏ của bạn trong mỗi năm, nếu có yếu tố đo lường được thì càng tốt.

Trong 3-5 năm tới, mục tiêu của tôi là trở thành một…., sẽ thật may mắn nếu công ty cho tôi một cơ hội để thực hiện mục tiêu của mình. Và để đạt được mục tiêu đề ra, năm đầu tiên này tôi sẽ làm những gì…, năm thứ 2 tôi sẽ… Tôi sẽ cố gắng hết sức.

Chúng tôi tin rằng nếu bạn làm được những điều này thì nhà tuyển dụng sẽ rất bất ngờ và “quan tâm” bạn hơn.

Những lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Viết mục tiêu nghề nghiệp chung chung, không rõ ràng

Viết mục tiêu nghề nghiệp quá dài dòng

Viết mục tiêu không nhấn mạnh những giá trị bạn mong muốn tạo ra cho công ty

Không có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

xuất hiện nhiều lỗi chính tả và diễn đạt lủng củng

Viết mục tiêu nghề nghiệp quá ảo tưởng, xa vời với thực tế

Viết mục tiêu nghề nghiệp thăng tiếng để ngồi vào vị trí các nhà phỏng vấn đang làm

Một số mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp cho người có kinh nghiệm

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cần ngắn gọn và đơn giản

Một điều vô cùng quan trọng là mục tiêu của bạn phải phù hợp, gắn liền với mục tiêu chung của công ty. Khi bạn làm được điều này, nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy bạn muốn làm việc lâu dài và đánh giá cao bạn hơn đó.

Chỉ ra rõ những công việc, nghề nghiệp bạn theo đuổi

Tham khảo Wow CV để download mẫu cv đẹp hoặc tạo cv xin việc kế toán theo cách riêng của bạn.

– HR Insider –VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Cập nhật thông tin chi tiết về Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong Cv Chuẩn Của Các Ngành 2022 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!