Bạn đang xem bài viết Yêu Cầu Sửa Đổi, Bổ Sung Đơn Khởi Kiện Trong Trường Hợp Nào? được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Công ty luật FBLAW tư vấn cho quý khách về các trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện như sau:
Các trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng.
Trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Văn bản thông báo phải được ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi và có thể được:
Giao trực tiếp,
Gửi trực tuyến
Hoặc gửi cho người khởi kiện qua dịch vụ bưu chính
Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Các nội dung chính của đơn khởi kiện
Các nội dung chính của đơn khởi kiện được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đó là:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
Do đó, nếu người khởi kiện nộp đơn khởi kiện mà thiếu một trong các nội dung nêu trên thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
Hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án.
Trường hợp người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Mẫu số 26-DS:
THÔNG BÁO YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN KHỞI KIỆN
Mẫu số 26-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:…../TB-TA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày…… tháng …… năm……
THÔNG BÁO YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi:(2)
Địa chỉ: (3)
Nơi làm việc: (4)
Số điện thoại: ………….…………; số fax:……………………………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………………….…… (nếu có)
Tòa án nhân dân ………………………… đã nhận được đơn khởi kiện đề ngày ……. tháng ….. năm……….. của(5) nộp trực tiếp (hoặc do bưu điện chuyển đến hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án) ngày…. tháng….. năm
Về việc yêu cầu Toà án giải quyết (ghi tóm tắt các yêu cầu trong đơn khởi kiện)
Tòa án nhân dân…………………………………… đã tiến hành xem xét đơn khởi kiện và nhận thấy đơn khởi kiện của(6) ……………………………………….. chưa đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự
Căn cứ khoản 4 Điều 189, điểm a khoản 3 Điều 191 và Điều 193 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân ……… yêu cầu(7)……………………….. sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, cụ thể:(8) – – –
Trong thời hạn(9) ……….. ngày, kể từ ngày nhận được thông báo này, nếu(10)……………………………. không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì Tòa án nhân dân sẽ trả lại ………………….(11) đơn khởi kiện.
Nơi nhận: THẨM PHÁN – Người khởi kiện; (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) – Lưu hồ sơ vụ án.
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 26-DS:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân nhận đơn khởi kiện; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của người khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức khởi kiện (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).
(5), (6), (7), (10) và (11) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà;…); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
(8) Ghi nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
(9) Ghi thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng.
Công ty luật FBLAW – UY TÍN – TẬN TÂM – CHUYÊN NGHIỆP
Bằng vốn kinh nghiệm thực tế dày dặn khi đã giải quyết thành công nhiều vụ án dân sự, hình sự, kinh tế,… và hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, các luật sư của FBLAW cam kết sẽ giành được lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình tại Nghệ An cũng như các tỉnh thành trên cả nước.
Liên hệ qua các thông tin sau đây để được tư vấn kịp thời:
Tư vấn qua điện thoại: Tel:
038.595.3737
– Hotline:
0973.098.987
Tư vấn qua Email:
luatsu@fblaw.vn
Tư vấn trực tiếp tại địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Trân trọng cảm ơn./.
Mẫu Đơn Khởi Kiện Bổ Sung
Điều kiện để đương sự nộp đơn khởi kiện bổ sung
Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc đương sự có quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện thì điều kiện để đơn khởi kiện bổ sung được chấp nhận chia làm 02 trường hợp như sau:
Trường hợp đương sự bổ sung yêu cầu khởi kiện trước thời điểm Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải sẽ được chấp nhận.
Trường hợp đương sự bổ sung yêu cầu khởi kiện từ thời điểm Tòa mở phiên họp trở đi thì việc bổ sung yêu cầu khởi kiện của đương sự chỉ được chấp nhận nếu việc thay đổi này không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.
Mẫu đơn khởi kiện bổ sung
Nội dung đơn khởi kiện bổ sung
Thông tin người yêu cầu: Họ và tên, số CMND/số CCCD, địa chỉ liên hệ,…
Nội dung yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện
Lưu ý khi viết đơn khởi kiện bổ sung
Trường hợp nếu người khởi kiện là người đại diện, người được ủy quyền thì phải ghi rõ thông bên bên được đại diện, ủy quyền.
Trường hợp nếu người khởi kiện là tổ chức thì ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép, người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền, địa chỉ trụ sở chính,…
Nội dung yêu cầu bổ sung đơn khởi kiện bao gồm sửa đổi bổ sung các yêu cầu khởi kiện và lý do sửa đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện.
Quá trình giải quyết đơn khởi kiện bổ sung
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và đề nghị sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn được Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng trừ trường hợp đặc biệt có thể gia hạn thêm nhưng không quá 15 ngày. Văn bản này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiện qua bưu điện. Việc giao hoặc gửi này phải có số theo dõi.
Thời gian thực hiện việc sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện không được tính vào thời hiệu khởi kiện.
Sau khi người khởi kiện đã sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án tiếp tục thụ lý theo thủ tục. Nếu hết thời hạn do Thẩm phán ấn định mà người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Tòa án có quyềntrả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đính kèm cho đương sự.
Trường hợp nguyên đơn xin rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ đối với yêu cầu của nguyên đơn và trong quyết định phải thể hiện rõ việc thay đổi địa vị tố tụng: bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn.
Sửa Đổi, Bổ Sung Hộ Chiếu Phổ Thông
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo một trong 3 cách sau đây:
+ Trực tiếp nộp hồ sơ:
Người đề nghị cấp hộ chiếu trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh. Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.
+ Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:
Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cơ quan, tổ chức được ủy thác có công văn gửi cơ quan Công an đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.
+ Gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện:
Tờ khai phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh kèm theo bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng.
Địa điểm, cách thức gửi hồ sơ qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.
* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận giao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ và chủ nhật).
Bước 3: Nhận hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Người trực tiếp nhận kết quả đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền và xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để đối chiếu. Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nhận hộ chiếu của người ủy thác phải đưa giấy biên nhận, xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.
+ Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu người đến nhận hộ chiếu ký nhận, trả hộ chiếu cho người đến nhận hộ chiếu.
+ Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật).
* Nhận kết quả thông qua doanh nghiệp bưu chính:
Nhận kết quả tại địa chỉ đã đăng ký với doanh nghiệp bưu chính (thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp bưu chính).
Mẫu Đơn Rút Yêu Cầu Khởi Kiện
Quy định khi rút đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 18 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 3-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thì việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trước khi mở phiên tòa phải được làm thành văn bản.Trong thời hạn nguyên đơn có quyền kháng cáo, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện, thì tòa án cấp sơ thẩm cần phải giải thích cho họ biết hậu quả của việc bị đơn không đồng ý để họ quyết định việc kháng cáo hoặc rút đơn khởi kiện.
Trường hợp nguyên đơn vẫn quyết định rút đơn khởi kiện thì tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn biết và yêu cầu bị đơn phải trả lời bằng văn bản cho tòa án cấp sơ thẩm về việc họ có đồng ý hay không đồng ý trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án. Tùy thuộc vào kết quả trả lời của bị đơn mà giải quyết như sau:
a) Trường hợp tòa án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn không đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị không có đương sự nào kháng cáo, viện kiểm sát không kháng nghị thì việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn đương nhiên không được chấp nhận. Trong trường hợp này bản án sơ thẩm được coi là không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
b) Trường hợp tòa án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, thì không phân biệt trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị có đương sự nào kháng cáo hoặc viện kiểm sát kháng nghị hay không, tòa án cấp sơ thẩm đều phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị, văn bản rút đơn khởi kiện cho tòa án cấp phúc thẩm để tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 269 của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) mở phiên tòa giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Trường hợp đương sự có kháng cáo (bao gồm cả nguyên đơn) hoặc viện kiểm sát có kháng nghị, nhưng trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện, thì tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 269 của BLTTDS. (Khoản 1 Điều 269 của BLTTDS quy định:
Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật). Khi tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 269 của BLTTDS, thì căn cứ vào quyết định của tòa án cấp sơ thẩm về án phí trong bản án sơ thẩm bị hủy, tòa án cấp phúc thẩm quyết định đương sự nào phải chịu án phí và mức án phí sơ thẩm. Đối với trường hợp này các đương sự còn phải chịu một nửa án phí phúc thẩm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Yêu Cầu Sửa Đổi, Bổ Sung Đơn Khởi Kiện Trong Trường Hợp Nào? trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!